Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2020/03/07/than-to-lich-long-do-bach-ma-va-thiet-lam/
Truyện sông Tô Lịch trong Lĩnh Nam chích quái có một dị bản mở đầu như sau:
Nước ta có người họ Tô tên Lịch xưa ở Long Đỗ, nay là mé ven sông, ba đời sống nhân nhượng với nhau. Đời Tấn được cử làm chức hiếu liêm, cắm cờ ở trước cổng xóm, vì vậy người đời bèn gọi xóm ấy là xóm Tô Lịch.
Sau đó truyện nói: Thần chính là vị đại vương của cả quốc gia vậy.
Thử xem trong lịch sử nước ta, vị nào ở Long Đỗ, sống đức độ, khoảng đời Tấn làm chức hiếu liêm và được coi là “đại vương” của cả quốc gia. Vị quan chủ quản có đức độ thời Tấn là Đào Hoàng. Tuy nhiên, khả năng cao hơn thần Tô Lịch ở đây là Sĩ Nhiếp, người đã nhiều đời (từ thời cha là Sĩ Tứ đã là thái thú quận Nhật Nam) sống có đức, lại giỏi về văn (chức hiếu liêm). Đặc biệt Sĩ Nhiếp từng được nhà Ngô phong là Long Độ đình hầu, Long Độ sau đổi thành Long Đỗ (do kỵ húy). Vị “hầu tước” này được sử Việt gọi là Sĩ Vương, đúng là bậc “đại vương của cả quốc gia” vậy.
Truyện sông Tô Lịch chép tiếp:
Đời Đường Mục Tông Lý Nguyên Gia làm quan đô hộ, giữ đất Long Biên. Lý cho rằng phía Bắc thành có dòng nước chảy ngược, sợ dân hay sinh lòng phản nghịch nên chọn đất khác định chuyển La Thành sang vời sông Tô Lịch, bèn khấn mời Tô Lịch làm thần chủ giữ thành rồi xin lập đền thờ cúng.
Nửa đêm, Lý Nguyên Gia nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Ta vâng mệnh sứ quân làm chủ thành này, nếu như ta có thể giáo hóa được dân chúng trong thành trở nên có trung hiếu thì xin hãy lập đền thờ”. Nguyên Gia xin vâng.
Từ đó dân không có lòng phản nghịch. Lý bèn xây thành nhỏ để ở lại lập đền thờ phụng.
Đoạn truyện trên cung cấp một thông tin rất quan trọng: La Thành vốn ban đầu không ở vị trí sông Tô Lịch ngày nay. Tới thời Đường Mục Tông thành mới được chuyển về và xây một thành nhỏ bên sông Tô Lịch. Vậy La Thành trước đó nằm ở đâu?
Thông tin trong chính sử về La Thành thời Sơ Đường rất rối rắm. Đại Việt sử ký toàn thư lúc thì chép năm 767 thời Đường Túc Tông Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đánh tan quân Chà Và và Côn Lôn đến cướp châu thành, rồi đắp lại La Thành. Nhưng lại chú là theo sách Nguyên Hòa quận huyện chí thì năm này Trương Bá Nghi bỏ thành cũ mà xây lại thành ở chỗ mới ở phía Bắc cách sông Tô Lịch 200 thước. Nhưng đúng hơn thì việc La Thành được chuyển về sông Tô Lịch xảy ra vào thời Lý Nguyên Gia sau đó.
Đoạn sau Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lý Nguyên Gia:
Đường Nguyên Hòa năm thứ 4 (819) mùa đông tháng 10 đô hộ là Lý Tượng Cổ vì tham bạo mà mất lòng dân chúng. Tướng của Tượng Cổ là Dương Thanh đời đời làm tù trưởng Man ở Hoàng Động. Thanh nhân thấy lòng người oán giận Tượng Cổ ban đêm quay về đánh úp lấy châu, giết Tượng Cổ (Thanh là người Giao Châu, Tượng Cổ là người tôn thất nhà Đường). Đường Đế chiếu cho Quế Trọng đánh Thanh không được. Thanh vào trong người Man Lão để làm loạn, cướp phá phủ thành. Đô hộ là Lý Nguyên Gia đánh không được, dụ không đến. Do đấy người Man Hoàng Động dẫn người Hoàn Vương vào cướp.
Hoàng Động nơi người Man nổi loạn, giết quan độ hộ nhà Đường là ở đâu không rõ, nhưng rõ ràng rằng nơi này không xa châu thành (La Thành) vì Dương Thanh “ban đêm quay về đánh úp” Lý Tượng Cổ. Rất có thể Hoàng Động là ở vùng Sơn Tây ngày nay.
Người Man Lão ở Sơn Tây đã liên kết với người nước Hoàn Vương, tức là với người ở phía Nam (Hoàn Vương là tên nước của vùng phía Nam sau khi Lâm Ấp bị nhà Tùy tiêu diệt). Nhà Đường cử một vị tôn thất khác là Lý Nguyên Gia (Lý là họ của vua Đường) sang làm đô hộ, nhưng cũng không dẹp được.
Việc nổi loạn của người Man và sự tấn công của Hoàng Vương chính là lý do mà Lý Nguyên Gia buộc phải rời bỏ trị sở cũ Tống Bình – La Thành sang nơi mới gần sông Tô Lịch. Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đóng ở thành ngày nay.
Mộ gạch cổ dưới đình Quán La.
Dòng “nước chảy ngược” này không phải là sông Tô Lịch, mà là sông Thiên Phù, xưa là một nhánh sông Hồng chảy từ quãng khu vực Phú Thượng qua vùng phía Tây Bắc hồ Tây. “Nước chảy ngược” là ý chỉ việc ngập lụt, nước dâng cao. 2 sự việc ngập lụt và loạn dân được “thần thoại hóa” thành chuyện Long Quân dâng nước tiêu diệt con cáo chín đuôi ở Hồ Tây trong Truyện Hồ Tinh của Lĩnh Nam chích quái. Di tích của truyện này nằm ở khu vực Xuân La, Nhật Tảo bên Hồ Tây là đình Quán La (nơi có “hang cáo” – mộ cổ thời Lục triều), chùa Khai Nguyên (nơi thờ Đường Huyền Tông) và chùa Thiên Niên (nơi Huyền Thiên Trấn Vũ lập đàn diệt Cửu vĩ hồ). Như vậy, rõ ràng là châu thành trị sở thời Sơ Đường của An Nam nằm chính ở đây, bên dòng sông Thiên Phù (sông Già La), phía Tây Bắc của Hồ Tây. Tới Lý Nguyên Gia do nạn lụt lội và loạn người Man nên mới dời về vị trí mới ở phía Nam Hồ Tây bên sông Tô Lịch.
Khi Lý Nguyên Gia dời thành đã lấy Tô Lịch làm vị thần phù trợ cho La Thành. Ban đầu La Thành vốn mới là một thành nhỏ. Tới năm Hàm Thông đời Đường Ý Tông, quân Nam Chiếu làm loạn. Vua Đường sai Cao Biền sang dẹp, đặt ra quân Tĩnh Hải, sai Biền làm Đô hộ sứ. Biền xưng vương, đóng quân trong phủ.
Thần Tô Lịch sau đó hiển linh khi Cao Biền xây thành lớn hơn ở đây. Lý do xây thành lớn, gọi là Đại La là vì Cao Biền đã thắng lợi trong việc đánh dẹp người Man – Nam Chiếu, việc mà các tôn thất nhà Đường như Lý Nguyên Gia, Lý Trác không làm được. Cao Biền khi đó đã tôn thần Tô Lịch – Long Đỗ làm đô phủ thành hoàng của thành mới Đại La.
Đình Trích Sài.
Như thế tên thần Tô Lịch là vị thần do Lý Nguyên Gia tôn thờ khi dời thành. Còn thần Long Đỗ là tên thời Cao Biền. Sau đó tới thời Lý xuất hiện thêm một tên gọi nữa là thần Bạch Mã:
Đến đời Lý Thái Tổ, khi vua dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, muốn mở rộng phủ thành nhưng đắp thành xong đều bị lở, bèn cử người tới cầu thần. Đêm đó, vua nằm mộng thấy thần đến chúc mừng rồi dặn nhà vua cứ theo dấu vó ngựa đắp. Có con ngựa trắng từ đền đi ra, đi theo hướng Tây, vòng về hướng Đông, trở về điểm xuất phát rồi biến vào đền. Nhà vua y lời thần, bèn cho đắp thành xây lũy theo vết chân ngựa để lại, xây đến đâu chắc đến đấy. Lý Thái Tổ sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng đại vương, tức Thành hoàng của cả thành Thăng Long. Ngôi đền này vì thế cũng được gọi là đền Bạch Mã.
Đền Bạch Mã nay nằm ở trong khu phố cổ Hà Nội trên phố Hàng Buồn, là ngôi đền trấn Đông của Thăng Long. Việt Điện u linh chép:
Đến đời Lý Thái Tông, cho mở phố chợ về Cửa Đông, dân cư buôn bán tấp nập, chen chúc huyên náo sát tới tận bên đền. Vua muốn dời đền đến chỗ thanh tịnh khác, nhưng rồi lại bảo: “Xưa lập ở đây, nay không nên dời đi chỗ khác”; mới đem sửa sang lại đền, liền với các nhà ngoài phố, nhưng vẫn để một khoảng làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió bấc rất to, cả dãy phố đều đổ, duy chỉ có đền thờ thần vẫn nguyên vẹn. Vua lấy làm lạ hỏi, có người biết, tâu lại chuyện hiển linh của thần từ trước. Vua mừng nói: “Đó thật là vị thần coi việc nhân gian”, xuống chiếu cho sửa lễ tế đền, cho thần hưởng lộc cứ đến mùa xuân lại đến làm lễ cầu phúc. Vua lại sắc phong thần làm Quảng Lợi vương. Ở phố chợ Cửa Đông, ba lần phát hỏa, các nhà trong phố đều bị cháy, duy chỉ có chỗ đền thờ thần, lửa không bao giờ lấn tới.
Tiền tế đền Bạch Mã.
Câu đối đền Bạch Mã:
Hiển hách thần uy, nhất trận linh phong đằng bảo mã
Huy hoàng hỏa đức, thiên thu vượng khí trấn Thăng Long.
Khu vực này còn có nhiều nơi khác thờ thần Tô Lịch, Long Đỗ, Bạch Mã như đình Thái Cam ở phố Hàng Vải. Đình này còn có tên là đền Tân Khai thờ 3 vị thần của Thăng Long là Tô Lịch, Bạch Mã và Thiết Lâm. Hai vị thần Tô Lịch và Bạch Mã và Tô Lịch đã bàn ở trên. Còn thần Thiết Lâm tương truyền là thần của vùng rừng lim bên Hồ Tây.
Đối chiếu với câu chuyện về Hồ Tây ghi về đình Trích Sài:
Vùng Hồ Tây là một rừng lim rậm rạp, có nhiều gò núi, có con cáo 9 đuôi đã tu luyện thành tinh, luôn thay hình đổi dạng hại dân quanh vùng… Sau nhờ thần tiên giúp sức trừ được yêu quái, rừng lim bỗng sụp xuống thành hồ, gọi là hồ Xác Cáo.
Tên Trích Sài cũng có nghĩa là lấy củi, cho thấy vùng này vốn là khu rừng. Như thế thần Thiết Lâm (rừng lim) là vị thần của phía Tây Bắc hồ Tây, gắn với chuyện diệt con Cửu vĩ Hồ. Vùng này xưa gọi còn gọi là bến Lâm Ấp. Vị thần diệt Cáo là Huyền Thiên Trấn Vũ nên khả năng thần Thiết Lâm cũng là thần Huyền Thiên.
Hoành phi ở đình Tân Khai: Long Đỗ Chung Linh.
Câu đối ở đình Tân Khai:
Đại La thành nhất đái giang sơn, Long Đỗ chí kim do thắng tích
Tứ vọng tự lũy triều hương hỏa, Lạc Đô chung cổ độc anh thanh.
Dịch:
Thành Đại La một dải núi sông, Long Đỗ tới nay còn thắng tích
Thờ Tứ trấn các triều hương lửa, Lạc Đô từ cổ nổi tiếng thiêng.
Tóm lại, La Thành ban đầu ở phía Tây Bắc hồ Tây với vị thần Thiết Lâm là thần Huyền Thiên đã diệt trừ con cáo chín đuôi. Tới thời Đường Mục Tông, Lý Nguyên Gia sợ lụt lội và loạn dân đã chuyển La Thành về gần sông Tô Lịch, lập Tô Lịch làm thần. Cao Biền thắng được quân Nam Chiếu cho xây thành lớn hơn gọi là thành Đại La, lấy thần Long Đỗ là chính khí của thành. Thời Lý dời đô về đây xây thành được thần hiện lên giúp đỡ, phong thần Bạch Mã làm đô thành hoàng.
Truyện sông Tô Lịch trong Lĩnh Nam chích quái có một dị bản mở đầu như sau:
Nước ta có người họ Tô tên Lịch xưa ở Long Đỗ, nay là mé ven sông, ba đời sống nhân nhượng với nhau. Đời Tấn được cử làm chức hiếu liêm, cắm cờ ở trước cổng xóm, vì vậy người đời bèn gọi xóm ấy là xóm Tô Lịch.
Sau đó truyện nói: Thần chính là vị đại vương của cả quốc gia vậy.
Thử xem trong lịch sử nước ta, vị nào ở Long Đỗ, sống đức độ, khoảng đời Tấn làm chức hiếu liêm và được coi là “đại vương” của cả quốc gia. Vị quan chủ quản có đức độ thời Tấn là Đào Hoàng. Tuy nhiên, khả năng cao hơn thần Tô Lịch ở đây là Sĩ Nhiếp, người đã nhiều đời (từ thời cha là Sĩ Tứ đã là thái thú quận Nhật Nam) sống có đức, lại giỏi về văn (chức hiếu liêm). Đặc biệt Sĩ Nhiếp từng được nhà Ngô phong là Long Độ đình hầu, Long Độ sau đổi thành Long Đỗ (do kỵ húy). Vị “hầu tước” này được sử Việt gọi là Sĩ Vương, đúng là bậc “đại vương của cả quốc gia” vậy.
Truyện sông Tô Lịch chép tiếp:
Đời Đường Mục Tông Lý Nguyên Gia làm quan đô hộ, giữ đất Long Biên. Lý cho rằng phía Bắc thành có dòng nước chảy ngược, sợ dân hay sinh lòng phản nghịch nên chọn đất khác định chuyển La Thành sang vời sông Tô Lịch, bèn khấn mời Tô Lịch làm thần chủ giữ thành rồi xin lập đền thờ cúng.
Nửa đêm, Lý Nguyên Gia nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Ta vâng mệnh sứ quân làm chủ thành này, nếu như ta có thể giáo hóa được dân chúng trong thành trở nên có trung hiếu thì xin hãy lập đền thờ”. Nguyên Gia xin vâng.
Từ đó dân không có lòng phản nghịch. Lý bèn xây thành nhỏ để ở lại lập đền thờ phụng.
Đoạn truyện trên cung cấp một thông tin rất quan trọng: La Thành vốn ban đầu không ở vị trí sông Tô Lịch ngày nay. Tới thời Đường Mục Tông thành mới được chuyển về và xây một thành nhỏ bên sông Tô Lịch. Vậy La Thành trước đó nằm ở đâu?
Thông tin trong chính sử về La Thành thời Sơ Đường rất rối rắm. Đại Việt sử ký toàn thư lúc thì chép năm 767 thời Đường Túc Tông Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đánh tan quân Chà Và và Côn Lôn đến cướp châu thành, rồi đắp lại La Thành. Nhưng lại chú là theo sách Nguyên Hòa quận huyện chí thì năm này Trương Bá Nghi bỏ thành cũ mà xây lại thành ở chỗ mới ở phía Bắc cách sông Tô Lịch 200 thước. Nhưng đúng hơn thì việc La Thành được chuyển về sông Tô Lịch xảy ra vào thời Lý Nguyên Gia sau đó.
Đoạn sau Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lý Nguyên Gia:
Đường Nguyên Hòa năm thứ 4 (819) mùa đông tháng 10 đô hộ là Lý Tượng Cổ vì tham bạo mà mất lòng dân chúng. Tướng của Tượng Cổ là Dương Thanh đời đời làm tù trưởng Man ở Hoàng Động. Thanh nhân thấy lòng người oán giận Tượng Cổ ban đêm quay về đánh úp lấy châu, giết Tượng Cổ (Thanh là người Giao Châu, Tượng Cổ là người tôn thất nhà Đường). Đường Đế chiếu cho Quế Trọng đánh Thanh không được. Thanh vào trong người Man Lão để làm loạn, cướp phá phủ thành. Đô hộ là Lý Nguyên Gia đánh không được, dụ không đến. Do đấy người Man Hoàng Động dẫn người Hoàn Vương vào cướp.
Hoàng Động nơi người Man nổi loạn, giết quan độ hộ nhà Đường là ở đâu không rõ, nhưng rõ ràng rằng nơi này không xa châu thành (La Thành) vì Dương Thanh “ban đêm quay về đánh úp” Lý Tượng Cổ. Rất có thể Hoàng Động là ở vùng Sơn Tây ngày nay.
Người Man Lão ở Sơn Tây đã liên kết với người nước Hoàn Vương, tức là với người ở phía Nam (Hoàn Vương là tên nước của vùng phía Nam sau khi Lâm Ấp bị nhà Tùy tiêu diệt). Nhà Đường cử một vị tôn thất khác là Lý Nguyên Gia (Lý là họ của vua Đường) sang làm đô hộ, nhưng cũng không dẹp được.
Việc nổi loạn của người Man và sự tấn công của Hoàng Vương chính là lý do mà Lý Nguyên Gia buộc phải rời bỏ trị sở cũ Tống Bình – La Thành sang nơi mới gần sông Tô Lịch. Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đóng ở thành ngày nay.
Mộ gạch cổ dưới đình Quán La.
Dòng “nước chảy ngược” này không phải là sông Tô Lịch, mà là sông Thiên Phù, xưa là một nhánh sông Hồng chảy từ quãng khu vực Phú Thượng qua vùng phía Tây Bắc hồ Tây. “Nước chảy ngược” là ý chỉ việc ngập lụt, nước dâng cao. 2 sự việc ngập lụt và loạn dân được “thần thoại hóa” thành chuyện Long Quân dâng nước tiêu diệt con cáo chín đuôi ở Hồ Tây trong Truyện Hồ Tinh của Lĩnh Nam chích quái. Di tích của truyện này nằm ở khu vực Xuân La, Nhật Tảo bên Hồ Tây là đình Quán La (nơi có “hang cáo” – mộ cổ thời Lục triều), chùa Khai Nguyên (nơi thờ Đường Huyền Tông) và chùa Thiên Niên (nơi Huyền Thiên Trấn Vũ lập đàn diệt Cửu vĩ hồ). Như vậy, rõ ràng là châu thành trị sở thời Sơ Đường của An Nam nằm chính ở đây, bên dòng sông Thiên Phù (sông Già La), phía Tây Bắc của Hồ Tây. Tới Lý Nguyên Gia do nạn lụt lội và loạn người Man nên mới dời về vị trí mới ở phía Nam Hồ Tây bên sông Tô Lịch.
Khi Lý Nguyên Gia dời thành đã lấy Tô Lịch làm vị thần phù trợ cho La Thành. Ban đầu La Thành vốn mới là một thành nhỏ. Tới năm Hàm Thông đời Đường Ý Tông, quân Nam Chiếu làm loạn. Vua Đường sai Cao Biền sang dẹp, đặt ra quân Tĩnh Hải, sai Biền làm Đô hộ sứ. Biền xưng vương, đóng quân trong phủ.
Thần Tô Lịch sau đó hiển linh khi Cao Biền xây thành lớn hơn ở đây. Lý do xây thành lớn, gọi là Đại La là vì Cao Biền đã thắng lợi trong việc đánh dẹp người Man – Nam Chiếu, việc mà các tôn thất nhà Đường như Lý Nguyên Gia, Lý Trác không làm được. Cao Biền khi đó đã tôn thần Tô Lịch – Long Đỗ làm đô phủ thành hoàng của thành mới Đại La.
Đình Trích Sài.
Như thế tên thần Tô Lịch là vị thần do Lý Nguyên Gia tôn thờ khi dời thành. Còn thần Long Đỗ là tên thời Cao Biền. Sau đó tới thời Lý xuất hiện thêm một tên gọi nữa là thần Bạch Mã:
Đến đời Lý Thái Tổ, khi vua dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, muốn mở rộng phủ thành nhưng đắp thành xong đều bị lở, bèn cử người tới cầu thần. Đêm đó, vua nằm mộng thấy thần đến chúc mừng rồi dặn nhà vua cứ theo dấu vó ngựa đắp. Có con ngựa trắng từ đền đi ra, đi theo hướng Tây, vòng về hướng Đông, trở về điểm xuất phát rồi biến vào đền. Nhà vua y lời thần, bèn cho đắp thành xây lũy theo vết chân ngựa để lại, xây đến đâu chắc đến đấy. Lý Thái Tổ sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng đại vương, tức Thành hoàng của cả thành Thăng Long. Ngôi đền này vì thế cũng được gọi là đền Bạch Mã.
Đền Bạch Mã nay nằm ở trong khu phố cổ Hà Nội trên phố Hàng Buồn, là ngôi đền trấn Đông của Thăng Long. Việt Điện u linh chép:
Đến đời Lý Thái Tông, cho mở phố chợ về Cửa Đông, dân cư buôn bán tấp nập, chen chúc huyên náo sát tới tận bên đền. Vua muốn dời đền đến chỗ thanh tịnh khác, nhưng rồi lại bảo: “Xưa lập ở đây, nay không nên dời đi chỗ khác”; mới đem sửa sang lại đền, liền với các nhà ngoài phố, nhưng vẫn để một khoảng làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió bấc rất to, cả dãy phố đều đổ, duy chỉ có đền thờ thần vẫn nguyên vẹn. Vua lấy làm lạ hỏi, có người biết, tâu lại chuyện hiển linh của thần từ trước. Vua mừng nói: “Đó thật là vị thần coi việc nhân gian”, xuống chiếu cho sửa lễ tế đền, cho thần hưởng lộc cứ đến mùa xuân lại đến làm lễ cầu phúc. Vua lại sắc phong thần làm Quảng Lợi vương. Ở phố chợ Cửa Đông, ba lần phát hỏa, các nhà trong phố đều bị cháy, duy chỉ có chỗ đền thờ thần, lửa không bao giờ lấn tới.
Tiền tế đền Bạch Mã.
Câu đối đền Bạch Mã:
Hiển hách thần uy, nhất trận linh phong đằng bảo mã
Huy hoàng hỏa đức, thiên thu vượng khí trấn Thăng Long.
Khu vực này còn có nhiều nơi khác thờ thần Tô Lịch, Long Đỗ, Bạch Mã như đình Thái Cam ở phố Hàng Vải. Đình này còn có tên là đền Tân Khai thờ 3 vị thần của Thăng Long là Tô Lịch, Bạch Mã và Thiết Lâm. Hai vị thần Tô Lịch và Bạch Mã và Tô Lịch đã bàn ở trên. Còn thần Thiết Lâm tương truyền là thần của vùng rừng lim bên Hồ Tây.
Đối chiếu với câu chuyện về Hồ Tây ghi về đình Trích Sài:
Vùng Hồ Tây là một rừng lim rậm rạp, có nhiều gò núi, có con cáo 9 đuôi đã tu luyện thành tinh, luôn thay hình đổi dạng hại dân quanh vùng… Sau nhờ thần tiên giúp sức trừ được yêu quái, rừng lim bỗng sụp xuống thành hồ, gọi là hồ Xác Cáo.
Tên Trích Sài cũng có nghĩa là lấy củi, cho thấy vùng này vốn là khu rừng. Như thế thần Thiết Lâm (rừng lim) là vị thần của phía Tây Bắc hồ Tây, gắn với chuyện diệt con Cửu vĩ Hồ. Vùng này xưa gọi còn gọi là bến Lâm Ấp. Vị thần diệt Cáo là Huyền Thiên Trấn Vũ nên khả năng thần Thiết Lâm cũng là thần Huyền Thiên.
Hoành phi ở đình Tân Khai: Long Đỗ Chung Linh.
Câu đối ở đình Tân Khai:
Đại La thành nhất đái giang sơn, Long Đỗ chí kim do thắng tích
Tứ vọng tự lũy triều hương hỏa, Lạc Đô chung cổ độc anh thanh.
Dịch:
Thành Đại La một dải núi sông, Long Đỗ tới nay còn thắng tích
Thờ Tứ trấn các triều hương lửa, Lạc Đô từ cổ nổi tiếng thiêng.
Tóm lại, La Thành ban đầu ở phía Tây Bắc hồ Tây với vị thần Thiết Lâm là thần Huyền Thiên đã diệt trừ con cáo chín đuôi. Tới thời Đường Mục Tông, Lý Nguyên Gia sợ lụt lội và loạn dân đã chuyển La Thành về gần sông Tô Lịch, lập Tô Lịch làm thần. Cao Biền thắng được quân Nam Chiếu cho xây thành lớn hơn gọi là thành Đại La, lấy thần Long Đỗ là chính khí của thành. Thời Lý dời đô về đây xây thành được thần hiện lên giúp đỡ, phong thần Bạch Mã làm đô thành hoàng.