Ai đã đặt tên thành Thăng long ?
Bách Việt trùng cửu .
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tên gọi thành Thăng Long là do Lý Công Uẩn đặt khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La:
«Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long».
Nhưng theo Thiên Nam ngữ lục, một quyển sử khác viết không lâu sau Toàn thư, thì tên gọi Thăng Long là do … Triệu Đà đặt. Triệu Đà khi tiến quân từ Quảng Đông đánh An Dương Vương đã thấy rồng xuất hiện trên sông:
Khi họ Triệu diệt được An Dương Vương, xưng vua thì do đó mà đổi tên thành Thăng Long:
Tư liệu này nghe qua thật là quá hoang đường. Hóa ra như vậy thì tên Thăng Long đã có từ trước khi Lý Công Uẩn dời đô cả nghìn năm. Nhưng suy ngẫm thêm thì có thể sự kiện này có phần nào sự thật:
- Người đặt tên thành Thăng Long không phải là Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của nhà Lý.
- Người đặt tên thành Thăng Long là người từ Quảng Đông, đã đánh chiếm vùng Bắc Việt và lập quốc xưng vương.
Trong lịch sử Việt thì ngoài Triệu Đà chỉ còn có một người nữa từ Quảng Đông đánh chiếm Bắc Việt là … Lưu Cung, vua Nam Hán, diệt Khúc Thừa Mỹ vào thời hậu Đường. Gộp những sự kiện này lại thì có thể thấy Lưu Cung cũng chính là Lý Công Uẩn, người mở đầu nước Đại Việt gồm 3 miền Việt Đông, Việt Tây và Việt Nam...
Ngoài ra còn có thể suy đoán Triệu Đà (Đào) không nhất thiết là tên riêng, mà có nghĩa là Chúa đất Đào, là vùng đất gồm 3 miền Việt ở trên. Lưu Cung xưng vương Đại Việt ở vùng này nên cũng có thể được gọi là Triệu Đà.
Lời của Văn Nhân .
Qúa khứ từ thời cha ông người Việt dựng nước nay còn lại những mảng tin như muôn ngàn mảnh vỡ của cái bình , làm sao có thể ráp ghép muôn ngàn mảnh vỡ đó phục hồi nguyên vẹn hình dạng kích cỡ màu sắc đúng y như cái bình vốn là...
Thực vô vàn khó khăn ...chưa kể bản thân từng mảnh vỡ đã phong hoá trong thời gian ngàn năm ...cong vênh phai màu ...thậm chí có mảnh đã bị ai đó cố tình sơn lên màu khác ...
Lịch sử Hùng Việt ....Ôi....thiên nan vạn nan ....
Bách Việt trùng cửu .
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tên gọi thành Thăng Long là do Lý Công Uẩn đặt khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La:
«Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long».
Nhưng theo Thiên Nam ngữ lục, một quyển sử khác viết không lâu sau Toàn thư, thì tên gọi Thăng Long là do … Triệu Đà đặt. Triệu Đà khi tiến quân từ Quảng Đông đánh An Dương Vương đã thấy rồng xuất hiện trên sông:
Binh phân chi dực hữu chi
Triệu thuyền thẳng tới đỗ kề bên sông
Bỗng đâu thấy rồng nổi lên
Dự mừng thánh chúa lập nên cơ đồ.
Triệu thuyền thẳng tới đỗ kề bên sông
Bỗng đâu thấy rồng nổi lên
Dự mừng thánh chúa lập nên cơ đồ.
Khi họ Triệu diệt được An Dương Vương, xưng vua thì do đó mà đổi tên thành Thăng Long:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.
Tư liệu này nghe qua thật là quá hoang đường. Hóa ra như vậy thì tên Thăng Long đã có từ trước khi Lý Công Uẩn dời đô cả nghìn năm. Nhưng suy ngẫm thêm thì có thể sự kiện này có phần nào sự thật:
- Người đặt tên thành Thăng Long không phải là Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của nhà Lý.
- Người đặt tên thành Thăng Long là người từ Quảng Đông, đã đánh chiếm vùng Bắc Việt và lập quốc xưng vương.
Trong lịch sử Việt thì ngoài Triệu Đà chỉ còn có một người nữa từ Quảng Đông đánh chiếm Bắc Việt là … Lưu Cung, vua Nam Hán, diệt Khúc Thừa Mỹ vào thời hậu Đường. Gộp những sự kiện này lại thì có thể thấy Lưu Cung cũng chính là Lý Công Uẩn, người mở đầu nước Đại Việt gồm 3 miền Việt Đông, Việt Tây và Việt Nam...
Ngoài ra còn có thể suy đoán Triệu Đà (Đào) không nhất thiết là tên riêng, mà có nghĩa là Chúa đất Đào, là vùng đất gồm 3 miền Việt ở trên. Lưu Cung xưng vương Đại Việt ở vùng này nên cũng có thể được gọi là Triệu Đà.
Lời của Văn Nhân .
Qúa khứ từ thời cha ông người Việt dựng nước nay còn lại những mảng tin như muôn ngàn mảnh vỡ của cái bình , làm sao có thể ráp ghép muôn ngàn mảnh vỡ đó phục hồi nguyên vẹn hình dạng kích cỡ màu sắc đúng y như cái bình vốn là...
Thực vô vàn khó khăn ...chưa kể bản thân từng mảnh vỡ đã phong hoá trong thời gian ngàn năm ...cong vênh phai màu ...thậm chí có mảnh đã bị ai đó cố tình sơn lên màu khác ...
Lịch sử Hùng Việt ....Ôi....thiên nan vạn nan ....