Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


bài 39 - Những ‘từ’ cần chú ý: Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 39 - Những ‘từ’ cần chú ý: Flags_1



    bài 39 - Những ‘từ’ cần chú ý:

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    bài 39 - Những ‘từ’ cần chú ý: Empty bài 39 - Những ‘từ’ cần chú ý:

    Bài gửi by Admin 20/6/2010, 11:50 pm

    Những ‘từ’ cần chú ý:



    2.0* . Bách Việt .

    - Bách Việt thường được hiểu là Trăm giống Việt ...tương tự 'bách tính' là trăm họ .
    - từ 'tính ' là danh từ chung nên 'bách tính ' là trăm họ thì không có vấn đề còn từ 'Việt' là danh từ riêng thì không thể ghép với chữ 'bách' hiểu nghĩa là 100 được ; đã là danh từ riêng thì không thể có tới 100...hoặc ngay cả khi hiểu theo nghĩa là nhiều lắm ...cũng không ổn về mặt cấu trúc ngôn ngữ .
    như vậy ta hiểu như thế nào về từ 'bách Việt' trong lịch sử ?
    Từ 'Bách' ở đây là từ "thậm xưng' tương tự như chữ 'đại' (vì không biết trình bày ra sao nên tạm gọi như thế)
    Tổ quốc hay dân tộc với mỗi người đã trở thành những gì linh thiêng -cao qúy nên khi nói về tổ quốc của mình thì người Việt và Hoa thường ghép thêm vào tên riêng một từ 'thậm xưng' như : Đại Việt ,Đại Đường, Đại Tống, Đại Thanh .v.v., từ đại ở đây chỉ sự to lớn về tầm vóc ,hình thể .
    -còn khi nói đến 'dân tộc' thì người ta dùng chữ 'bách' thay chữ 'đại'và hiểu là 'đông đúc' nghĩa là sự to lớn về lượng số .
    Như vậy bách Việt không thể hiểu là trăm giống Việt được ;
    - chỉ có MỘT giống Việt mà thôi nhưng có thể có nhiều nước của cùng 1 giống Việt .



    tóm lại : từ 'bách Việt' trong lịch sử có nghĩa là 'dòng Việt đông đúc' hay to lớn về lượng số., tuyệt nhiên không thể có nhiều ...giống ‘Việt’ trong lịch sử như ta vẫn lầm lẫn.



    -Ngoài ra vì Tư liệu cổ sử Trung Hoa và Việt Nam có lối viết rút gọn, thường chỉ còn 1 chữ nên rất dễ lầm lẫn, gây mất phương hướng.

    2* 1. Từ “Giao”:

    *- đất Giao hay Giữa : vùng Bắc Trung và BắcViệt ngày nay.

    *- đất Nam Giao : Tây bắc Quảng tây .

    *- Quận Giao Chỉ : là đất Giao và Nam Giao.

    *- Giao Châu hay Giao chỉ bộ : Bắc trung và Bắc Việt cộng Quảng Đông, và Quảng Tây.

    2* 2. Từ “Việt .

    *- Hùng Việt : tên triều đại do Sơn tinh quốc chúa khai sáng .

    *- Nam Việt: quốc gia do Triệu Đào– Nam Việt Vũ lập nên.

    *- Đại Việt: quốc gia thời Trung Đại gồm: Việt Nam + Quảng Đông + Quảng tây (nhà Lý Việt Nam)

    *- Đại Cồ Việt: tên của Trung Hoa thời Đinh Hoàn – Vũ Văn Giác tức nước Bắc Chu.

    *- đất Việt Thường 1: thời cổ là phần lớn Bắc Việt Nam hiện nay.

    *- đất Việt Thường 2 : Hồ nam- giang tây Trung quốc nay .

    *- đất Việt Thường 3: thời Trung Đại và Cận Đại chỉ miền Trung Việt Nam hiện nay (chữ Thường chỉ có nghĩa là miền Nam).

    *- Việt Thường Thị: cách gọi khác của nhà Thương , tiếp nối Hồng Bàng Thị thời Đào Quốc – hay nhà Hạ.

    * - nước Việt Thường : tên người Việt gọi nước Đại ĐƯỜNG hay ĐƯỜNG quốc .

    *- Nước Việt: quốc gia của Việt Vương Câu Tiễn, đấy là vùng đất dành riêng thờ phụng Đại Vũ tổ nhà Hạ, đế hiệu trong Việt sử là Hùng Việt Vương – Tuấn Lang; “Nước Việt” xuất phát từ đế hiệu này.

    *- dòng Bách Việt: Tên chung gọi người Việt ở Việt nam và tất cả dânTrung Hoa (hiện nay) không phải là người Hán hay Hãn dân, còn gọi là người Nam hay người “gọi vua là Lang”, phân biệt với người gọi vua là “Hãn”. Lang→Nam .

    2* 3. Từ “Thục”:

    *- Tây Thục: quốc gia thời tam Quốc, lãnh thổ là miền Tây Trung Hoa, trung tâm là Tứ Xuyên, tức quốc gia của Lưu Bị- Lý Bí.

    *- đất Ba Thục : đúng là Bá thục nghĩa là đất của ông Tây bá và đất Thục , ngày nay là Quý châu và Bắc Quảng tây .

    *- đất Xuyên Thục: nghĩa là vùng Tây -Nam (theo Dịch Lý), nay là Tứ Xuyên còn gọi là Chân Định hay Chân Đăng, đất gốc của đế quốc Tần; Tây Thục thời Tam Quốc.

    *- nước Thục: ở đất Qúy châu là đất của Vương Qúy , cha Văn vương , đất Thục là đất gốc tổ của nhà Chu . Khi nhà Tây Chu chuyển về Lạc Ấp , phong người đứng đầu đất ấy là Thục Hầu , nước Thục bị Tần chiếm năm 316 trước CN..

    2* 4. Từ “Tề”:

    *- Tề: viết sai của chữ ‘Từ’ dịch chữ 'Thương' Việt ngữ , chỉ vùng Sơn Đông là quốc gia đánh nhau với nước Ngụy thời Chiến Quốc.

    *- Tề: xuất phát từ chữ ‘Tư’ chỉ hướng Tây, nay là Nam Thái Lan và Cambodia – đất của tộc Khương hay Môn Khmer – đất phong cho Khương Thái Công – là nước đánh nhau với nước Yên thời Chiến Quốc.

    2* 5. Từ “Triệu”:

    *- nước Triệu 1 : nước tách ra từ nước Tấn, ở cực Tây tỉnh Thiểm Tây / đông Cam Túc ngày nay, thời Chiến Quốc là nước đưa dân sang giúp mở mang văn minh cho Tần.

    *- nước Triệu 2 : là nước ở Vân nam tách ra khi Tây Chu chuyển về Lạc Ấp, đấy cũng là nước đã chiếm “Tế điền” của nhà Đông Chu (sử Trung Hoa không nói đến).

    2* 6. Từ “Lâm”:

    *- Lâm Ấp 1: Lâm Ấp thời cổ chỉ vùng đông- bắc Quảng tây, còn gọi là Âu – Lâm Ấp nghĩa là quốc đô phương Nam (theo phương Dịch Lý xưa) Nam→ Lam→ Lâm.

    *- Lâm Ấp 2: thời nô lệ Đông hãn quốc, bắc nam đã bị đảo ngược nên Lâm ấp là miền Trung của Việt Nam, lãnh thổ của nước Chiêm Thành hay An – Chiêm – là phương Nam theo phương hướng hiện nay.

    *- Lâm Giang: là tên xưa của Châu Giang hay sông Tứ, con sông chính chảy qua Lâm Ấp – Quảng Tây.



    3 . Định vị các nước thời Chiến Quốc:

    3*1. Tây Chu: Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây – Bắc Việt Nam , đô là Hạo kinh ở đất Cảo-Vân nam nay.

    3*2. Đông Chu: Quảng Tây và Bắc Việt Nam đô :Lạc ấp-Cổ loa thành Việt nam nay .

    - Quí Châu tách ra thành nước Thục do Thục hầu cai qủan ..

    - Vân Nam thành nước Triệu 2 ..(cổ sử không ghi ).

    3*3. Lỗ: Lào và Bắc Thái nay.

    3*4. Yên: Trung Việt Nam, tiền thân của Champa.

    3*5. Tề: Nam Thái Lan và Cambodia, dân chủ yếu là người Môn-Khmer.

    3*6. Tống: đất Quảng Đông Trung Hoa ngày nay.

    3*7. Kinh Sở: Hồ Bắc và Hồ Nam, Trung Hoa.

    3*8. Việt : Phúc Kiến – Chiết Giang Trung Hoa ngày nay.

    3*9. Ngô: Giang tây, An Huy ngày nay.

    3*10. Tần: Tứ Xuyên và nam Thiểm tây , tên Việt: Chân Đăng.

    3*11. Triệu: Tây của vùng thiểm Tây, đông Cam Túc Trung Hoa.

    3*12. Hàn: Tây Bắc Hà nam.

    3*13. Ngụy: Đông Hà nam + Tây Sơn Đông.

    Ghi nhận :Nước Tấn = Triệu + Hàn + Ngụy – đất chính là Thiểm Tây và Hà Nam cộng với đông Cam Túc; đây là vùng hỗn cư từ đời Thương của 3 đại tộc: H’Mông (Trung Hoa); Lu (Liêu – Khiết Đan) và Hung (Mông Cổ). Từ thời Đông Hãn Quốc của đại hãn Lưu Tú vùng này trở thành Trung Nguyên, vì lý do này mà các “rợ” thời Trung Cổ trở về trước luôn lấy quốc hiệu là Hán – Tề – Ngụy – Tấn vì coi vùng này là của họ.





    SÁCH THAM KHẢO

    *1. Chu Dịch, Sào Nam Phan Bội Châu, NXB Khai Trí 1969

    *2. Lạc Thư Minh Triết, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971

    *3. Tâm Tư, Kim Định, NXB Khai Trí Saigon 1970

    *4. Nguồn gốc Văn hóa Việt Nam, Kim Định, NXB Nguồn Sáng Saigon 1971

    *5. Từ điển Chu Dịch, Trương Thiện Văn – 1 nhóm dịch giả, NXB Khoa học Xã hội TP. HCM 1997

    *6. Văn hóa các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Nhóm tác giả, NXB Giáo Dục TP.HCM 1998

    *7. Lịch sử Văn Minh Thế Giới, Vũ Văn Minh chủ biên, NXB Giáo Dục TP.HCM 2005

    *8. Người Việt Nam với Đạo giáo, Nguyễn Duy Hinh NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 2003

    *9. Đối thoại với các nền Văn hóa – Trung Hoa; các tập Thái Lan; Myanmar; Lào; Thái; Philippines; Indonesia, Biên dịch Trịnh Huy Hòa, Huế 1996

    *10. Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Thuận Hóa Huế 1996

    *11. Nghiên cứu Chu Dịch, TT. Quốc học ĐHSP Hà nội, NXB Văn hóa Thông Tin, TP.HCM 2002

    *12. Non nước Việt Nam, Tổng cục Du Lịch, NXB Hà Nội 2003

    *13. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, Lê Văn Hảo, NXB Thanh Niên, Hòa Bình 2000

    *14. Thành Cát Tư Hãn – Vó ngựa trường chinh, Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài, NXB Văn Học 1999

    *15. Kinh Dịch với Vũ trụ Quan Đông phương, Nguyễn Hữu Lương, Saigon 1971

    *16. Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục, Đồng Tháp 2003

    *17. Việt Sử giai thoại, 8 tập, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục TP.HCM 2000

    *18. Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn, NXB ĐHQG TP.HCM 2003

    *19. Việt Nam Quốc hiệu – Cương vực qua các thời đại, Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ, TP.HCM 2000

    *20. Những nền văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam, Phạm Văn Đấu, Phạm Võ Thanh Nga, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội 2006

    *21. Chu Dịch chính kinh, Hoàng Thư biên soạn, NXB VHTT TP.HCM 2001

    *22. Văn hóa Đông Sơn – Văn minh Việt cổ, Chử Văn Dần, NXB KHXH Hà Nội 2002

    *23. Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, NXB VHTT Hà Nội 2002

    *24. LỊCH SỬ Trung Quốc 5000 năm, Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương; Y dịch: Trần Ngọc Thuận, NXB Trẻ TP.HCM 2001

    *25. Việt Nam những sự kiện lịch sử, Viện Sử học Việt Nam, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002

    *26. Việt Nam Văn minh Sử, Lê Văn Siêu, NXB Lao Động Hà Nội 2003

    *27. Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, NXB Giáo Dục Hà Nội 2002

    *28. Kinh Dịch Phục Hy Huyền diệu và Ứng nghiệm, Nguyễn Hồng Sinh, NXB TP.HCM 2003

    *29. Các triều đại Trung Hoa, Lê Giảng biên soạn, NXB Thanh Niên Bến Tre 2002

    *30. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB VHTT TP.HCM 2002

    *31. Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc, Henri Maspero, Lê Diễn dịch, NXB KHXH TP.HCM 1999

    *32. Tìm hiểu quá trình tiến hóa vũ trụ và sinh giới, Vũ Gia Hiền, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003

    *33. Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học hà Nội 2003

    *34. Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa TP.HCM 1997

    *35. Bách Thần Hà Nội, Nguyễn Minh Ngọc biên soạn, NXB Mũi Cà Mau TP.HCM 2001.

    *36. Kinh Thư – bản dịch của Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam.


      Hôm nay: 25/11/2024, 11:11 am