Những dòng sông lịch sử
Nước là vật chất tối cần cho sự sống, khi chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay thì việc sinh sống ven sống là tất yếu.
Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu đến khắp cơ thể. Tiến trình lịch sử của dân tộc họ Hùng gắn liền với những dòng sông là điều hợp lẽ.
Với chúng ta sông núi đã trở thành linh thiêng chứ không thuần vật chất nữa , dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất .
Người họ Hùng lấy 5 ngọn núi gọi là ngũ Nhạc làm biểu tượng cho quốc thổ , nhưng xin lưu ý : sự phân chia địa lý mỗi thời kỳ mỗi khác , không có sự phân chia địa lý xuyên suốt lịch sử , Ngũ nhạc mỗi thời mỗi khác cũng là Thái sơn nhưng Thái sơn thời tiền sử khác thái sơn thời Tần khác , Cửu châu cũng vậy ; cửu châu nhà Hạ không phải là cửu châu trong lịch sử Trung quốc ngày nay , rõ nhất là thời xuân thu chiến quốc cũng Tần Sở Tề ...thời 16 nước rợ Thác Bạt đâu có phải người Trung Hoả nhưng cũng Tần cũng Sở Cũng Tề ...
Chúng ta kết thúc thiên khảo luận về tổ quốc và dân tộc họ HÙNG này bằng một khám phá chưa sách vở nào nói tới....không biết có tự bao giờ mà lại hiện hữu trên bản đồ Việt Nam và Trung quốc ngày nay dòng lịch sử xuyên suốt bao trùm cổ và trung đại thể hiện bởi những dòng sông ; lịch sử họ Hùng cổ – kim âm thầm trôi từ Nam lên Bắc (phương hướng hiện nay) theo những dòng sông , chính nhờ sự ‘âm thầm lặng lẽ’ mà cuốn lịch sử “sông núi” này không bị những kẻ muốn xóa sổ Thiên hạ Hùng Việt trên cõi đời này phát hiện , vì thế chúng không thể đổi , không thể sửa như đã làm với Kinh Văn .
1 . Núi Đọ ;
Cái nôi của giống dòng họ Hùng :
Họ HÙNG lập quốc thời Hùng triều thứ 5 –Hùng Vũ.
Số 5 là trung tâm của Hà thư và Lạc đồ , nơi điều hoà và điều khiển cả 6 cõi .;đó chính là ý nghĩa chữ Vua hay Vũ vương.
Từ mốc thời gian này trở về trước con người mới chỉ mang chữ Nhân chưa có chữ Dân . Tiền nhân trong cả chiều dài thời gian từ Bản cả-Tựu nhân, đế họ Sào- Vũ võng đến 4 tổ phụ của 4 phương trời hội tụ nơi THÁI SƠN , Thái sơn là địa danh mà bất cứ người Việt nào cũng nằm lòng nhờ câu Công cha như núi Thái sơn nghe đi nghe lại ngàn vạn lần trong đời người ..., trước đây ai cũng tưởng Thái sơn là ngọn núi chính trong Ngũ nhạc nằm ở Sơn đông bên Tàu ...nên đâu có gì thiêng liêng nơi đất ấy mà tiền nhân nhắn gửi truyền miệng hết đời này đến đời khác ?.
Trong dịch học Thái là ngôi chí cực uyên nguyên , là nơi quy nhất của vạn hữu theo Lão giáo , không tên gọi là ‘vô’ hữu danh gọi là ‘thái’ biểu hiện ra vật thể là ‘đại’, thái là từ trừu tượng vô hình vô ảnh nên khi nói Thái sơn là đã sai rồi ,chính xác phải gọi là Đại sơn tức ngọn núi to lớn , có thể Đại sơn không phải chỉ sự to lớn về kích cỡ mà to lớn vì ý nghĩa lịch sử ẩn tàng ...cái nôi của 1 dòng tộc người .
Thái sơn →Đại sơn = núi Đọ .
Khảo cổ học đã xác nhận điều này , núi Đọ linh thiêng với người họ Hùng vì là biểu tượng của tổ tiên dòng giống .
2 . Sông Cả ;
Sông Cả còn gọi là Ngàn Cả và sông Lam .
Gọi là sông Lam là sai , Đúng ra là sông Lang , Lang có gốc từ số 5 năm trung tâm Hà – Lạc ; 5 – năm →lăm→lăng→lang , là từ đồng nghĩa với Cả nghĩa là vua chúa thủ lãnh .
Là dòng sông ghi bóng Hùng Vũ, là khởi điểm của lịch sử quốc gia họ Hùng .
Tên gọi sông Cả chính là dấu Ấn của Hùng Vũ đóng vào trời đất ghi dấu nơi lập quốc ; nơi chốn linh thiêng muôn đời trong tâm thức của người họ Hùng.
sông Cả là nơi hình thành ý thức quốc gia tức sự kết nối bền vững người người đồng tâm hiệp lực hoà mồ hôi tạo lập cuộc sống và từ đó hình thành gia sản chung về văn hóa tâm linh ; núi Đọ - Thái Sơn là biểu tượng của ý thức nguồn cội là nơi mà bóng hình tổ tiên thấp thoáng dõi theo đàn con , từ nơi này nguồn linh lực ngàn năm vạn năm vẫn tuôn trào chảy mãi đến tận hôm nay kết tụ thành khí phách và bản lãnh Việt , ngọn núi già cỗi thấp bé gần bờ biển, từ đó có thể nhìn thấy mặt trời nhô dần lên từ mặt biển đông mới đích thực là Đại sơn – núi Đọ ngàn đời trước còn Thái sơn bên Tàu với dáng vẻ hùng vĩ đỉnh cao chót vót chỉ là nơi du hí của Tần thủy hoàng ...chứ tổ tiên nào mà leo nổi .
3 . Sông Chu hay sông cha ;
Sông của đế Nghi.
Nghi là biến âm của nhì - nhị , vua tổ là vua lập quốc , ngày cộng đồng người họ Hùng từ thị tộc vươn mình trở thành Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng chính là ngày quốc tổ quy tiên chấm dứt thời lập quốc đồng thời cũng là lúc quốc gia bắt đầu tồn tại với vua thứ nhất ...nhưng lại gọi là đế Nghi – nhì vì trước đã có quốc tổ , sự việc này còn lưu dấu rất rõ trong cách gọi con đầu là ‘hai’ ở nam bộ .
Dòng sông ở về hướng mặt trời đi (xích đạo) kế sông Cả này là hình bóng của đế Nghi , Hoa sử gọi là đế Nghiêu.
Người Việt từ vua cũng là cha – mẹ nên sau sông ‘tổ’ rồi đến sông ‘cha’ sau nữa là ...sông mẹ .
4 . Sông Mã hay sông mẹ ;
Sông của vua phương Nam.
Dòng sông của phương Nam mở nước , dòng sông Mã cũng là biểu tượng của thời đế Thuấn mở nước về phương Nam xưa , Câu thơ Nam phục nhất Đường Ngu thật trọn ý.
Cha (Chu), Mẹ (Mã) sinh ra, nuôi nấng đàn con ; câu ca dao ...nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra chính là chỉ con sông mẹ , ngày nay tam sao thất bổn ...Mẹ biến thành Mã không còn chút gì là ý nghĩa thiêng liêng .
3 dòng sông Cả – Chu - Mã hợp với núi Đọ chuẩn xác về mặt từ ngữ phải viết là sông Vua - sông Cha - sông Mẹ hợp với núi Đại kết thành biểu tượng của thời quốc gia sơ khai nước nên chốn ấy thành cõi thiêng muôn đời của con cháu nhà Hùng .
5 . Sông Đà hay Đan thủy ;
Con sông mang dấu tích của Hùng Việt .
Là nơi sinh ra dòng Lộc Tục – con cháu của Hiên Viên và con gái của Vũ Tiên , với sử Trung hoa thì đấy là Đan thủy nơi Hoàng đế đánh bại Hoan Đâu thống nhất Bắc – Nam thu giang sơn về 1 mối ; Đan thực ra là Đen , màu Đen của phương Nam – phương nước xưa (nay lộn ngược thành phương bắc ?) nên còn gọi là sông Mờ ; con sông này cũng là nơi mà ông Đại Vũ đã đổ mồ hôi và vắt nát óc cho việc trị thủy, tạo nên vùng đất đồng bằng nuôi sống đàn con bao đời , sông Đà núi Tản là chốn thiêng liêng thờ Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương tức Hùng Việt Vương – Tuấn Lang .
Sông Đà có tên là Đan thủy – Hắc thủy hay sông Mờ vì nó dòng sông của vùng đất màu đen phương Nam xưa hợp với Hồng lĩnh ở đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh hướng Xích đạo hình thành 2 miền ‘Đào – Đường’ lãnh thổ ban đầu của hữu Hùng quốc ; khi chinh phục xong miền đất Đường hay Thường là mốc kết thúc thời nhà nước sơ khai để bước sang thời vương quốc họ Hùng bắt đầu thời mà lịch sử gọi là Tam đại .
6 . Sông Hồng hay Hồng Hà ;
Dòng sông biểu tượng thời nhà Hạ , vương triều đầu tiên trong tam đại , vua khai sáng là Hùng Hoa vương – Hải lang .
Hắc thủy tượng trưng cho sự kết thúc giai đoạn nhà nước sơ khai , nằm cạnh Hồng hà chỉ ra sự ‘Khởi’ đầu của vương quốc , điểm cuối của chu kỳ trước chính là điểm bắt đầu của chu kỳ sau hoàn toàn đúng với ý nghĩa Dịch học .
Đất tổ vương triều Hạ, sử Trung hoa gọi là nước Thiêu (Thao) nước Đào ,truyền thuyết Việt gọi là Hồng bàng (bang) ; lưu tồn vật chất trong lòng đất mới khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên , công cụ đá có cùng kỹ thuật chế tác đã được tìm thấy phân bố trên địa bàn hết sức rộng , phía Bắc lan tới tận Châu giang .
Sông Hồng được coi là tượng trưng cho nhà Hạ vì chính Giao chỉ là đất khởi nghiệp của các vua triều đại Hạ , Thủ đô ban đầu là An ấp cũng trên đất này thời nhà Hạ trung hưng mới định đô ở Dương thành Quảng đông ngày nay
7 . Trường giang hay sông Thương ;
Con sông của Việt Thường Thị cũng là con sông tiêu biểu cho nhà Thương . Trong tên 'Dương tử' thì dương thực ra là giang , Tử chỉ là biến âm của Từ đồng nghĩa của thương yêu Dịch tượng của phương Đông , Dương tử là 'giang từ' cấu trúc Việt ngữ nghĩa là sông Thương ....trường hợp chữ tác đánh chữ tộ này cũng tương tự địa danh Giang Tây vậy ...trong địa lý Trung hoa thì địa bàn này đích thị là phía đông không thể là phía tây ..., tây chính là tam sao thất bổn của Từ - thương phương đông .
Sông Thương hay Đường, Đằng là nơi sinh tụ của con cháu họ Hùng thời Long Tiên Lang – Thành Thang,Cổ sử Trung hoa gọi là Triều đại Thương . Hồ Nam trở thành Ngũ Lĩnh hay Trung Nguyên, nơi đó cũng mang ấn tích của thời vượt ‘Giang’ mở cõi hào hùng của vua Bàn Canh , là dòng sông của thời văn hóa Qui Tàng Dịch hay chữ khắc trên mai rùa, đây là thời “chất biến” trong sinh hoạt tinh thần hay hoạt động trí tuệ nâng dân tộc lên tầm cao mới trong nấc thang văn minh.
8 . Sông Hoài thực ra là sông Hời – sông Hai ;
Nhà Ân chính xác phải gọi đầy đủ là nhà Thương Ân nghĩa là triều đại Thương thứ 2 , Ân – Ơn đồng nghĩa với Nhị – nhì , tiếng Việt là hai , hai ↔hoài.
Vua Bàn Canh đã từ thủ đô sau cùng thời Thương là thành Tân cán tức can Tân chuyển sang kinh đô đầu tiên thời Thương Ân hay Thương 2 là Bàn Canh long thành ...sợ thông tin mang trong “can Canh và can Tân” sẽ chỉ ra kinh đô thời Thương và Thương 2 ...người ta đã đổi Tân can thành Tân cán và cạo mất chữ Canh trong Bàn Canh long thành .
Nhà “Ân – 2” đã có công thu phục cả lưu vực sông Hoài vào bản đồ ‘Thiên hạ’ vì thế con sông chính chảy qua vùng này gọi là sông Hoài – hai – 2 .
9 . Châu Giang – Sông Tứ ;
Nơi khai cơ sáng nghiệp cuả Văn vương .
Nước Văn Lang, đất tổ triều Đại Châu chiếm trọn trung lưu và thượng lưu con sông này; Tây Âu Lạc cũng là đây, 2 dòng con Lửa và Lạc (nước) của Hiền Vương – Hiên Viên lại hợp nhất trên mảnh đất này. Khi Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử Trung Hoa thì miền này là đất đế vương cốt lõi của thiên hạ nhà Chu , Ngũ Kinh – linh hồn của văn minh Trung Hoa đã được Khổng Tử tổng kết và viết ở đây. Trống đồng là linh khí của họ Hùng cũng ra đời ở miền đất này.
Với bề dày lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước “câu ngàn năm văn hiến” vẫn chưa xứng tầm nếu kể từ thời Thần Nông Viêm Đế phải nói là “vạn năm văn hiến” mới đúng.
10 . Hoàng Hà ;
Là Đế thủy của Tần thủy hoàng
Tần Thủy Hoàng đặt tên là Đức Thủy, đúng thực là Đế Thủy tức sông Vua, sông chúa dịch qua Hán ngữ là Hoàng Hà chứ nào phải sông vàng, sông bạc hay sông có màu nước màu vàng như sử Trung Hoa thường giải thích.
Ý khác: tên cũ của Hoàng hà làVỹ Thủy nghĩa là con sông lớn, vỹ là to lớn, địa lý Trung Hoa viết sai thành Vị Thủy, tức sông Vị; Vỹ Thủy – con sông to, Việt Nam ghi thành sông “Tô Lịch”, chữ sông là thừa vì Tô; to; Lịch: lạch, con lạch to … dịch sang thành Vỹ Thủy, … rồi Vị Thủy.
Trang sử mở nước của Trụ Vương chắc chắn đẫm máu đào vì miền đất ven bờ Hoàng Hà là trung tâm của dân Lu hay Liêu, cuộc chiến bất tận Hoa – Man bắt đầu từ đấy kéo dài hơn 3.000 năm mới kết thúc trong thế giới hiện đại
11 . Hán Thủy ;
Tên đúng phải là Hưng thủy tượng trưng cho cơ nghiệp của Lý Bôn – Lưu Bang ., triều Hiếu mà sử Tàu gọi là Tây Hán đã dựng nghiệp nơi thượng nguồn con sông này .
Hán – Sở chỉ là cặp đối tam sao thất bổn của Hên – sui , hơn – thua , hưng – suy Vì bản thân cặp từ ‘Hán – Sở’ chẳng nói lên ý nghĩa gì .
Có nhiều người nói ngược ...vì khởi nghiệp nơi thượng nguồn sông Hán nên tên triều đại do Lưu Bang lập ra mới gọi là triều Hán ...thực ra thì Sau cuộc chống Tần thành công Hạng Vũ nhân danh vua nổi đậy bù nhìn Sở hoài vương phân phong đất cho những người có công ....Lưu Bang bị Hạng Vũ ghét cay ghét đắng nên phân cho vùng đất hẻo lánh nhất... toàn đồi với núi lại giáp với đất của Hung nô ....nhờ vả xin sỏ mãi mới được thêm vùng sau là thượng nguồn sông Hán .
Tên gọi Hán vương - Sở vương chỉ là những tên người viết sử đặt về sau vì Lưu Bang thắng Hạng Vũ nên là Hên – Hơn – Hưng vương còn Hạng Vũ thua cuộc nên gọi là Sui – Thua – Suy vương .
Hán vương thực ra là Hưng vương nên Trung hoa không hề có sông Hán chỉ có Hưng giang mà thôi . Hưng là từ đã chép trong cổ sử Việt ... Lý Bôn – Lưu Bang là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .
Con sông chảy qua đất ban đầu của Hưng vương – Hưng đức lang gọi là Hưng giang là hợp lý ...ngược lại thì trước khi cuộc đối đầu Lưu Bang – Hạng Vũ ...có ‘kết qủa’ thì nào đã biết ai thắng ai thua đâu mà có con sông Hán – Hưng – Hơn .
Chính tên những con sông là pho sử chép về qúa khứ mấy ngàn năm mà tiền nhân người Việt đã khắc vào đất trời , đấy là dấu chỉ chắc chắn nhất , chân xác nhất không thể nào phủ nhận được .
12 Sông Khang ;
Sau cùng ...Thực là thiếu sót lớn nếu pho sử viết vào đất trời của người họ Hùng không nói đến sông Khang .
Cổ sử Trung hoa viết Bộ tộc của Hoàng đế hay đế Hoàng trước sinh trú ở vùng sông Khang sau dời đến và lập quốc ở miền sông Cơ .
Sông Cơ đã xác định là sông Cả tức sông vua còn gọi là sông Lang chép sai thành sông Lam ở đồng bằng Thanh nghệ Tĩnh ngày nay .
Trước khi lập quốc tức lúc còn là bộ tộc hay thị tộc thì sinh trú ở sông Khang , từ Khang biến âm của Khăng tiếng Việt nghĩa là cứng rắn Dịch tượng của phía Tây đối phản với mềm – nhũn – nhung của phía Đông . Kinh Thư viết trong phần Vũ phu thổ hay vua đại Vũ phân chia đất Thiên hạ thì phía Đông 9 châu là biển ; về lý lẽ khỏi phải bàn đương nhiên đấy là biển Đông hay Đông Hải . Đông Hải cổ thư Trung hoa gọi là Động - (đình hồ) ; ) Động cũng là Dịch tượng chỉ phía Đông đối phản với Tịnh – tĩnh của phía Tây , đình nghĩa là lớn ; đình - hồ là cái hồ lớn tức hải hay bể – biển .
Thật là tuyệt vời Chỉ vài chữ của ‘kinh Thư’ mà đã chỉ ra hoàn toàn chuẩn xác con đường thiên di của chủng tộc Nam Mongoloid từ sông Mêkông phía Tây sang phía biển Đông hơn chục ngàn năm trước đúng với bản đồ hình thành và thiên di các tộc người dựa trên công nghệ AND hiện đại vừa được công bố .
Phía Đông là Đông hải phía Tây là sông Khang , Sông Khang nghĩa là con sông ở phía Tây xưa người Việt gọi là Khung giang , về mặt ngữ âm Khung và Khang – Khăng chỉ là 1 , Khung giang chính là sông Mêkông hay Cửu long hiện nay .
Vùng đất mà phía Đông là Biển nơi vẫy vùng của Rồng và phía Tây là đất của Tịnh – tượng – voi chỉ có thể là bán đảo Đông dương , khắp Trung quốc không nơi nào có đủ 2 điều này .
Nước là vật chất tối cần cho sự sống, khi chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay thì việc sinh sống ven sống là tất yếu.
Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu đến khắp cơ thể. Tiến trình lịch sử của dân tộc họ Hùng gắn liền với những dòng sông là điều hợp lẽ.
Với chúng ta sông núi đã trở thành linh thiêng chứ không thuần vật chất nữa , dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất .
Người họ Hùng lấy 5 ngọn núi gọi là ngũ Nhạc làm biểu tượng cho quốc thổ , nhưng xin lưu ý : sự phân chia địa lý mỗi thời kỳ mỗi khác , không có sự phân chia địa lý xuyên suốt lịch sử , Ngũ nhạc mỗi thời mỗi khác cũng là Thái sơn nhưng Thái sơn thời tiền sử khác thái sơn thời Tần khác , Cửu châu cũng vậy ; cửu châu nhà Hạ không phải là cửu châu trong lịch sử Trung quốc ngày nay , rõ nhất là thời xuân thu chiến quốc cũng Tần Sở Tề ...thời 16 nước rợ Thác Bạt đâu có phải người Trung Hoả nhưng cũng Tần cũng Sở Cũng Tề ...
Chúng ta kết thúc thiên khảo luận về tổ quốc và dân tộc họ HÙNG này bằng một khám phá chưa sách vở nào nói tới....không biết có tự bao giờ mà lại hiện hữu trên bản đồ Việt Nam và Trung quốc ngày nay dòng lịch sử xuyên suốt bao trùm cổ và trung đại thể hiện bởi những dòng sông ; lịch sử họ Hùng cổ – kim âm thầm trôi từ Nam lên Bắc (phương hướng hiện nay) theo những dòng sông , chính nhờ sự ‘âm thầm lặng lẽ’ mà cuốn lịch sử “sông núi” này không bị những kẻ muốn xóa sổ Thiên hạ Hùng Việt trên cõi đời này phát hiện , vì thế chúng không thể đổi , không thể sửa như đã làm với Kinh Văn .
1 . Núi Đọ ;
Cái nôi của giống dòng họ Hùng :
Họ HÙNG lập quốc thời Hùng triều thứ 5 –Hùng Vũ.
Số 5 là trung tâm của Hà thư và Lạc đồ , nơi điều hoà và điều khiển cả 6 cõi .;đó chính là ý nghĩa chữ Vua hay Vũ vương.
Từ mốc thời gian này trở về trước con người mới chỉ mang chữ Nhân chưa có chữ Dân . Tiền nhân trong cả chiều dài thời gian từ Bản cả-Tựu nhân, đế họ Sào- Vũ võng đến 4 tổ phụ của 4 phương trời hội tụ nơi THÁI SƠN , Thái sơn là địa danh mà bất cứ người Việt nào cũng nằm lòng nhờ câu Công cha như núi Thái sơn nghe đi nghe lại ngàn vạn lần trong đời người ..., trước đây ai cũng tưởng Thái sơn là ngọn núi chính trong Ngũ nhạc nằm ở Sơn đông bên Tàu ...nên đâu có gì thiêng liêng nơi đất ấy mà tiền nhân nhắn gửi truyền miệng hết đời này đến đời khác ?.
Trong dịch học Thái là ngôi chí cực uyên nguyên , là nơi quy nhất của vạn hữu theo Lão giáo , không tên gọi là ‘vô’ hữu danh gọi là ‘thái’ biểu hiện ra vật thể là ‘đại’, thái là từ trừu tượng vô hình vô ảnh nên khi nói Thái sơn là đã sai rồi ,chính xác phải gọi là Đại sơn tức ngọn núi to lớn , có thể Đại sơn không phải chỉ sự to lớn về kích cỡ mà to lớn vì ý nghĩa lịch sử ẩn tàng ...cái nôi của 1 dòng tộc người .
Thái sơn →Đại sơn = núi Đọ .
Khảo cổ học đã xác nhận điều này , núi Đọ linh thiêng với người họ Hùng vì là biểu tượng của tổ tiên dòng giống .
2 . Sông Cả ;
Sông Cả còn gọi là Ngàn Cả và sông Lam .
Gọi là sông Lam là sai , Đúng ra là sông Lang , Lang có gốc từ số 5 năm trung tâm Hà – Lạc ; 5 – năm →lăm→lăng→lang , là từ đồng nghĩa với Cả nghĩa là vua chúa thủ lãnh .
Là dòng sông ghi bóng Hùng Vũ, là khởi điểm của lịch sử quốc gia họ Hùng .
Tên gọi sông Cả chính là dấu Ấn của Hùng Vũ đóng vào trời đất ghi dấu nơi lập quốc ; nơi chốn linh thiêng muôn đời trong tâm thức của người họ Hùng.
sông Cả là nơi hình thành ý thức quốc gia tức sự kết nối bền vững người người đồng tâm hiệp lực hoà mồ hôi tạo lập cuộc sống và từ đó hình thành gia sản chung về văn hóa tâm linh ; núi Đọ - Thái Sơn là biểu tượng của ý thức nguồn cội là nơi mà bóng hình tổ tiên thấp thoáng dõi theo đàn con , từ nơi này nguồn linh lực ngàn năm vạn năm vẫn tuôn trào chảy mãi đến tận hôm nay kết tụ thành khí phách và bản lãnh Việt , ngọn núi già cỗi thấp bé gần bờ biển, từ đó có thể nhìn thấy mặt trời nhô dần lên từ mặt biển đông mới đích thực là Đại sơn – núi Đọ ngàn đời trước còn Thái sơn bên Tàu với dáng vẻ hùng vĩ đỉnh cao chót vót chỉ là nơi du hí của Tần thủy hoàng ...chứ tổ tiên nào mà leo nổi .
3 . Sông Chu hay sông cha ;
Sông của đế Nghi.
Nghi là biến âm của nhì - nhị , vua tổ là vua lập quốc , ngày cộng đồng người họ Hùng từ thị tộc vươn mình trở thành Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng chính là ngày quốc tổ quy tiên chấm dứt thời lập quốc đồng thời cũng là lúc quốc gia bắt đầu tồn tại với vua thứ nhất ...nhưng lại gọi là đế Nghi – nhì vì trước đã có quốc tổ , sự việc này còn lưu dấu rất rõ trong cách gọi con đầu là ‘hai’ ở nam bộ .
Dòng sông ở về hướng mặt trời đi (xích đạo) kế sông Cả này là hình bóng của đế Nghi , Hoa sử gọi là đế Nghiêu.
Người Việt từ vua cũng là cha – mẹ nên sau sông ‘tổ’ rồi đến sông ‘cha’ sau nữa là ...sông mẹ .
4 . Sông Mã hay sông mẹ ;
Sông của vua phương Nam.
Dòng sông của phương Nam mở nước , dòng sông Mã cũng là biểu tượng của thời đế Thuấn mở nước về phương Nam xưa , Câu thơ Nam phục nhất Đường Ngu thật trọn ý.
Cha (Chu), Mẹ (Mã) sinh ra, nuôi nấng đàn con ; câu ca dao ...nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra chính là chỉ con sông mẹ , ngày nay tam sao thất bổn ...Mẹ biến thành Mã không còn chút gì là ý nghĩa thiêng liêng .
3 dòng sông Cả – Chu - Mã hợp với núi Đọ chuẩn xác về mặt từ ngữ phải viết là sông Vua - sông Cha - sông Mẹ hợp với núi Đại kết thành biểu tượng của thời quốc gia sơ khai nước nên chốn ấy thành cõi thiêng muôn đời của con cháu nhà Hùng .
5 . Sông Đà hay Đan thủy ;
Con sông mang dấu tích của Hùng Việt .
Là nơi sinh ra dòng Lộc Tục – con cháu của Hiên Viên và con gái của Vũ Tiên , với sử Trung hoa thì đấy là Đan thủy nơi Hoàng đế đánh bại Hoan Đâu thống nhất Bắc – Nam thu giang sơn về 1 mối ; Đan thực ra là Đen , màu Đen của phương Nam – phương nước xưa (nay lộn ngược thành phương bắc ?) nên còn gọi là sông Mờ ; con sông này cũng là nơi mà ông Đại Vũ đã đổ mồ hôi và vắt nát óc cho việc trị thủy, tạo nên vùng đất đồng bằng nuôi sống đàn con bao đời , sông Đà núi Tản là chốn thiêng liêng thờ Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương tức Hùng Việt Vương – Tuấn Lang .
Sông Đà có tên là Đan thủy – Hắc thủy hay sông Mờ vì nó dòng sông của vùng đất màu đen phương Nam xưa hợp với Hồng lĩnh ở đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh hướng Xích đạo hình thành 2 miền ‘Đào – Đường’ lãnh thổ ban đầu của hữu Hùng quốc ; khi chinh phục xong miền đất Đường hay Thường là mốc kết thúc thời nhà nước sơ khai để bước sang thời vương quốc họ Hùng bắt đầu thời mà lịch sử gọi là Tam đại .
6 . Sông Hồng hay Hồng Hà ;
Dòng sông biểu tượng thời nhà Hạ , vương triều đầu tiên trong tam đại , vua khai sáng là Hùng Hoa vương – Hải lang .
Hắc thủy tượng trưng cho sự kết thúc giai đoạn nhà nước sơ khai , nằm cạnh Hồng hà chỉ ra sự ‘Khởi’ đầu của vương quốc , điểm cuối của chu kỳ trước chính là điểm bắt đầu của chu kỳ sau hoàn toàn đúng với ý nghĩa Dịch học .
Đất tổ vương triều Hạ, sử Trung hoa gọi là nước Thiêu (Thao) nước Đào ,truyền thuyết Việt gọi là Hồng bàng (bang) ; lưu tồn vật chất trong lòng đất mới khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên , công cụ đá có cùng kỹ thuật chế tác đã được tìm thấy phân bố trên địa bàn hết sức rộng , phía Bắc lan tới tận Châu giang .
Sông Hồng được coi là tượng trưng cho nhà Hạ vì chính Giao chỉ là đất khởi nghiệp của các vua triều đại Hạ , Thủ đô ban đầu là An ấp cũng trên đất này thời nhà Hạ trung hưng mới định đô ở Dương thành Quảng đông ngày nay
7 . Trường giang hay sông Thương ;
Con sông của Việt Thường Thị cũng là con sông tiêu biểu cho nhà Thương . Trong tên 'Dương tử' thì dương thực ra là giang , Tử chỉ là biến âm của Từ đồng nghĩa của thương yêu Dịch tượng của phương Đông , Dương tử là 'giang từ' cấu trúc Việt ngữ nghĩa là sông Thương ....trường hợp chữ tác đánh chữ tộ này cũng tương tự địa danh Giang Tây vậy ...trong địa lý Trung hoa thì địa bàn này đích thị là phía đông không thể là phía tây ..., tây chính là tam sao thất bổn của Từ - thương phương đông .
Sông Thương hay Đường, Đằng là nơi sinh tụ của con cháu họ Hùng thời Long Tiên Lang – Thành Thang,Cổ sử Trung hoa gọi là Triều đại Thương . Hồ Nam trở thành Ngũ Lĩnh hay Trung Nguyên, nơi đó cũng mang ấn tích của thời vượt ‘Giang’ mở cõi hào hùng của vua Bàn Canh , là dòng sông của thời văn hóa Qui Tàng Dịch hay chữ khắc trên mai rùa, đây là thời “chất biến” trong sinh hoạt tinh thần hay hoạt động trí tuệ nâng dân tộc lên tầm cao mới trong nấc thang văn minh.
8 . Sông Hoài thực ra là sông Hời – sông Hai ;
Nhà Ân chính xác phải gọi đầy đủ là nhà Thương Ân nghĩa là triều đại Thương thứ 2 , Ân – Ơn đồng nghĩa với Nhị – nhì , tiếng Việt là hai , hai ↔hoài.
Vua Bàn Canh đã từ thủ đô sau cùng thời Thương là thành Tân cán tức can Tân chuyển sang kinh đô đầu tiên thời Thương Ân hay Thương 2 là Bàn Canh long thành ...sợ thông tin mang trong “can Canh và can Tân” sẽ chỉ ra kinh đô thời Thương và Thương 2 ...người ta đã đổi Tân can thành Tân cán và cạo mất chữ Canh trong Bàn Canh long thành .
Nhà “Ân – 2” đã có công thu phục cả lưu vực sông Hoài vào bản đồ ‘Thiên hạ’ vì thế con sông chính chảy qua vùng này gọi là sông Hoài – hai – 2 .
9 . Châu Giang – Sông Tứ ;
Nơi khai cơ sáng nghiệp cuả Văn vương .
Nước Văn Lang, đất tổ triều Đại Châu chiếm trọn trung lưu và thượng lưu con sông này; Tây Âu Lạc cũng là đây, 2 dòng con Lửa và Lạc (nước) của Hiền Vương – Hiên Viên lại hợp nhất trên mảnh đất này. Khi Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử Trung Hoa thì miền này là đất đế vương cốt lõi của thiên hạ nhà Chu , Ngũ Kinh – linh hồn của văn minh Trung Hoa đã được Khổng Tử tổng kết và viết ở đây. Trống đồng là linh khí của họ Hùng cũng ra đời ở miền đất này.
Với bề dày lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước “câu ngàn năm văn hiến” vẫn chưa xứng tầm nếu kể từ thời Thần Nông Viêm Đế phải nói là “vạn năm văn hiến” mới đúng.
10 . Hoàng Hà ;
Là Đế thủy của Tần thủy hoàng
Tần Thủy Hoàng đặt tên là Đức Thủy, đúng thực là Đế Thủy tức sông Vua, sông chúa dịch qua Hán ngữ là Hoàng Hà chứ nào phải sông vàng, sông bạc hay sông có màu nước màu vàng như sử Trung Hoa thường giải thích.
Ý khác: tên cũ của Hoàng hà làVỹ Thủy nghĩa là con sông lớn, vỹ là to lớn, địa lý Trung Hoa viết sai thành Vị Thủy, tức sông Vị; Vỹ Thủy – con sông to, Việt Nam ghi thành sông “Tô Lịch”, chữ sông là thừa vì Tô; to; Lịch: lạch, con lạch to … dịch sang thành Vỹ Thủy, … rồi Vị Thủy.
Trang sử mở nước của Trụ Vương chắc chắn đẫm máu đào vì miền đất ven bờ Hoàng Hà là trung tâm của dân Lu hay Liêu, cuộc chiến bất tận Hoa – Man bắt đầu từ đấy kéo dài hơn 3.000 năm mới kết thúc trong thế giới hiện đại
11 . Hán Thủy ;
Tên đúng phải là Hưng thủy tượng trưng cho cơ nghiệp của Lý Bôn – Lưu Bang ., triều Hiếu mà sử Tàu gọi là Tây Hán đã dựng nghiệp nơi thượng nguồn con sông này .
Hán – Sở chỉ là cặp đối tam sao thất bổn của Hên – sui , hơn – thua , hưng – suy Vì bản thân cặp từ ‘Hán – Sở’ chẳng nói lên ý nghĩa gì .
Có nhiều người nói ngược ...vì khởi nghiệp nơi thượng nguồn sông Hán nên tên triều đại do Lưu Bang lập ra mới gọi là triều Hán ...thực ra thì Sau cuộc chống Tần thành công Hạng Vũ nhân danh vua nổi đậy bù nhìn Sở hoài vương phân phong đất cho những người có công ....Lưu Bang bị Hạng Vũ ghét cay ghét đắng nên phân cho vùng đất hẻo lánh nhất... toàn đồi với núi lại giáp với đất của Hung nô ....nhờ vả xin sỏ mãi mới được thêm vùng sau là thượng nguồn sông Hán .
Tên gọi Hán vương - Sở vương chỉ là những tên người viết sử đặt về sau vì Lưu Bang thắng Hạng Vũ nên là Hên – Hơn – Hưng vương còn Hạng Vũ thua cuộc nên gọi là Sui – Thua – Suy vương .
Hán vương thực ra là Hưng vương nên Trung hoa không hề có sông Hán chỉ có Hưng giang mà thôi . Hưng là từ đã chép trong cổ sử Việt ... Lý Bôn – Lưu Bang là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .
Con sông chảy qua đất ban đầu của Hưng vương – Hưng đức lang gọi là Hưng giang là hợp lý ...ngược lại thì trước khi cuộc đối đầu Lưu Bang – Hạng Vũ ...có ‘kết qủa’ thì nào đã biết ai thắng ai thua đâu mà có con sông Hán – Hưng – Hơn .
Chính tên những con sông là pho sử chép về qúa khứ mấy ngàn năm mà tiền nhân người Việt đã khắc vào đất trời , đấy là dấu chỉ chắc chắn nhất , chân xác nhất không thể nào phủ nhận được .
12 Sông Khang ;
Sau cùng ...Thực là thiếu sót lớn nếu pho sử viết vào đất trời của người họ Hùng không nói đến sông Khang .
Cổ sử Trung hoa viết Bộ tộc của Hoàng đế hay đế Hoàng trước sinh trú ở vùng sông Khang sau dời đến và lập quốc ở miền sông Cơ .
Sông Cơ đã xác định là sông Cả tức sông vua còn gọi là sông Lang chép sai thành sông Lam ở đồng bằng Thanh nghệ Tĩnh ngày nay .
Trước khi lập quốc tức lúc còn là bộ tộc hay thị tộc thì sinh trú ở sông Khang , từ Khang biến âm của Khăng tiếng Việt nghĩa là cứng rắn Dịch tượng của phía Tây đối phản với mềm – nhũn – nhung của phía Đông . Kinh Thư viết trong phần Vũ phu thổ hay vua đại Vũ phân chia đất Thiên hạ thì phía Đông 9 châu là biển ; về lý lẽ khỏi phải bàn đương nhiên đấy là biển Đông hay Đông Hải . Đông Hải cổ thư Trung hoa gọi là Động - (đình hồ) ; ) Động cũng là Dịch tượng chỉ phía Đông đối phản với Tịnh – tĩnh của phía Tây , đình nghĩa là lớn ; đình - hồ là cái hồ lớn tức hải hay bể – biển .
Thật là tuyệt vời Chỉ vài chữ của ‘kinh Thư’ mà đã chỉ ra hoàn toàn chuẩn xác con đường thiên di của chủng tộc Nam Mongoloid từ sông Mêkông phía Tây sang phía biển Đông hơn chục ngàn năm trước đúng với bản đồ hình thành và thiên di các tộc người dựa trên công nghệ AND hiện đại vừa được công bố .
Phía Đông là Đông hải phía Tây là sông Khang , Sông Khang nghĩa là con sông ở phía Tây xưa người Việt gọi là Khung giang , về mặt ngữ âm Khung và Khang – Khăng chỉ là 1 , Khung giang chính là sông Mêkông hay Cửu long hiện nay .
Vùng đất mà phía Đông là Biển nơi vẫy vùng của Rồng và phía Tây là đất của Tịnh – tượng – voi chỉ có thể là bán đảo Đông dương , khắp Trung quốc không nơi nào có đủ 2 điều này .