Tứ Tượng là 4 trạng thái đặc biêt tiêu biểu cho Chu trình Âm Dương tiêu trưởng :
* Thái Dương là lúc Dương – hữu hình – thân xác cực đại , Âm vô hình – linh hồn bằng 0 , Thái Dương được đặt bên Dưới hay hướng đối diện với Xích đạo .
* Thiếu Dương :đại biểu cho tiến trình Dương tiêu – Âm trưởng .; trong bản thân sự vật phần Dương – hữu hình nhỏ dần đi nhường chỗ cho phần Âm vô hình lớn lên .. trong đồ hình vũ trụ Thiếu Dương đặt ở phía Đông
* Thái Âm : Âm vô hình – phần Hồn cực đại và Dương – hữu hình bằng 0. sự vật lúc này chỉ là 1 khối năng lượng vô hình không trọng lượng . Thái dương nằm ở phía Trên hoặc phía Xích đạo trong không gian Dịch học.
* Thiếu Âm : đại biểu cho tiến trình Âm tiêu – Dương trưởng , Âm nhỏ dần để phần Dương hữu hình – thân xác tăng thêm. Thiếu Âm nằm ở phía Tây .
Đồ hình Tứ Tượng của Dịch học Hùng Việt
Trong mặt phẳng thẳng đứng : Thái âm Vô hình ở trên và Thái Dương Hữu hình ở dưới , Thiếu Dương bên Đông và Thiếu Âm bên Tây .Còn ở mặt phẳng nằm ngang thì Thái Âm ở về phía Xích đạo , Thái dương – vật chất hữu hình nằm ở hướng đối diện tức hướng Nam xưa ., Thiếu Dương và Thiếu Âm giữ nguyên 2 phía Đông Tây .
Tính chất của 4 phương theo quan niệm Dịch học :
Đông > động , sinh động và Tây > tử – từ li
Hướng Xích đạo là hướng Viêm nhiệt và đối diện là hướng Hồi quy theo nghĩa Thái Dương là điểm Dương cực đại cũng chính là lúc xoay chiều , chấm dứt chu trình trước để bắt đầu chu trình sau ; hồi quy nghĩa là quay lại điểm khởi đầu .
Tứ Tượng được áp dụng vào rất nhiều hệ khác như chu trình Âm – Dương tiêu trưởng trong 1 ngày là : Sáng – Trưa – Chiều – Tối , với năm là 4 muà Xuân – Hạ – Thu Đông , Thiếu Dương là lúc Xuân phân , Thái Âm là Hạ chí , Thiếu Âm là Thu phân và Thái Dương là Đông chí .
Tứ Tượng khi biểu hiện bằng Vạch đứt vạch liền thì tên gọi như trên nhưng cũng có cách biểu hiện khác ; cổ xưa nhất có lẽ là Tứ Tượng ‘viết’ bằng Điểu -Thú văn gọi là Tứ Linh .
Trong văn minh Đông Phương Tứ Linh là 4 thần Điểu hay thần Thú Long – Li – Quy – Phụng tiêu biểu cho Tứ phương : Đông – Tây – Nam – Bắc .
Xưa nay người ta vẫn cho rằng Long Li Quy Phụng là từ Hán Việt và Tứ linh là đặc điểm của nền văn minh Hán tộc .
Thực ra cả 4 Từ Long Li Quy Phụng đều là từ kí âm chữ Nho 4 động từ Việt ngữ .
Tứ linh là những cầm – thú được thiêng hóa đặt làm biểu tượng cho 4 bên – 2 trục trong đồ hình vũ trụ – nhân sinh theo quan niệm Dịch học diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân mộc mạc là :
Đông – rung , Tây – tử , Bắc xưa – phồng , Nam xưa – quay . (xưa ngược với nay).
Khi con người tiến bộ hơn thêm vào sự mộc mạc có sẵn yếu tố văn chương và triết lí thì phương Đông rung biến thành‘sinh động’ , phồng tính chất phương Bắc – bức xưa đổi thành ‘viêm nhiệt’ , phía Tây mặt trời lặn là lúc chia lìa đổi thành ‘từ li’ và Nam xưa là lúc trở lại điểm xuất phát bắt đầu vòng sau chữ nghĩa gọi là ‘hồi quy’.
Đây là loại hình văn tự tối cổ gọi là Điểu thú văn tương tự như 12 Địa chi và 12 con Giáp nhưng ở Tứ linh điểm đặc biệt là không phải những sinh vật có thật mà chỉ trừ hình dáng con Quy còn lại là do con người tưởng tượng vẽ ra .
Trục dọc : trên là chim Phụng – Phượng , dưới là Quy – Rùa .
Trục ngang : Đông là Long – Rồng , Tây là Li – Lân .
Như đã nói ;Long Li Quy Phụng là biến âm của 4 động từ : rung – phồng – lìa – quay tiếng Việt chi ra tính chất của tứ phương.
*Rung > lung > long – con Rồng – linh Long. Linh long là có hình dạng tưởng tượng kết hợp mình rắn thêm chân và đầu cá Sấu thêm sừng .
Phương Đông sinh động , ngôn ngữ dân gian Việt là rung , rung thừơng đi đôi tạo thành từ kép ‘rung – động’ . Trong Dịch học phía Đông là quẻ Thìn hay Chấn tượng là con Rồng – Long và trong 5 sắc phương Đông sắc Xanh nên có từ kép Thanh – long thường bị hiểu sai là con rồng có màu xanh .
*lìa – Li- lửa ; con Lân – linh Lân . Linh Lân có hình dáng tổng hợp từ nhiều loài thú 4 chân mà thành , rất có thể hình dạng ban đầu của con Lân – Li là con Hổ – hỏa dần về sau không biết vì lí do gì mà Lân biến đổi thành hình dạng tổng hợp như bây giờ .
Phía Tây , Tây là nơi mặt trời lặn là hướng của từ li ; tây > tử .
Li là lỉ̀a đồng âm với từ lửa tiếng Việt ; Đưởng ngữ là hỏa , hỏa > nên người ta dùng hình ảnh con Hổ để biểu hiện , phương Tây thuộc sắc Trắng tạo ra từ kép Bạch hổ , Bạch hổ hiểu theo nghĩa con hổ trắng là sai , thực ra con hổ và sắc Trắng là 2 Dịch tượng cùng chỉ phía Tây không mang nghĩa là con hổ lông màu trắng . Theo phép phiên thiết thì : lân tri thiết li , không hiểu tại sao người ta đổi không dùng từ Li mà gọi là con Lân hay Kì Lân đồng thời họ còn cố ý nhập nhèm đánh tráo thay hình dạng con Hổ bằng Sư tử . phải chăng vì trên đất Hoa nam – Giao chỉ của dòng Bách Việt không hề có sư tử nên 1 khi đã công nhận Linh Lân mang hình dáng sư tử thì đương nhiên …Tứ linh không dính dáng gì ̣với văn hóa văn minh Việt ?.
*Phồng – viêm nhiệt , chim Phụng hay Phượng .- Linh Phượng , Vị trí của Phụng là vị trí của Thái Âm tức bên trên , vì thế Phụng – Phựơng mang hình ảnh loài có cánh bay trên trời .
Theo Dịch học hướng Xích đạo là hướng nóng – bức , xưa gọi là hướng Bức , bức biến âm thành Bắc , trong từ kép Viêm – nhiệt thi nhiệt là nóng còn viêm là sưng phồng tức trương nở lớn ra về thể tích .
Phồng – phùng biến âm thành Phụng – Phượng là chim thần – Linh điểu tượng trưng cho bên trên hay phía Xích đạo nóng bức .
* Quay – Qui tiên ; con Quy – Linh Quy .
Linh Quy đặt ở vị trí Thái Dương tức ở bên dưới hay phía đối diện phía Bắc – bức .
từ vị trí Thái Dương tức Dương cực đại khởi đầu tiến trình Dương tiêu – Âm trưởng , đến vị trí Thái Âm thì Dương bằng 0 cũng là điểm bắt đầu Âm tiêu – Dương trưởng cho đến Thái Dương là phần Dương cực đại . Thái Dương là lúc kết thúc chu trình trước đồng thời là lúc khởi đầu chu trình sau tức quay trở lại lúc ban đầu , hồi quy là quay lại điểm ban đầu .
Quy – rùa là con vật có thực nên hình dạng Linh Quy là hình dạng đúng thực không phải tưởng tượng vẽ ra như các ‘Linh’ khác .
Tóm lại :với gốc gác :Rung – Phồng – Lìa – Quay thì Tứ Linh : Long – Phụng – Lân – Quy đương nhiên thuộc về nền văn hóa văn minh Việt không phải bàn cãi gì nữa .
Hình ảnh nhị Linh : Phụng và Quy được đưa vào đứng chầu trong đền miếu ở Việt Nam như biểu tượng cho chốn linh thiêng .
Nhìn ở góc độ Dịch học thì hình tượng :Phụng thái Âm bên trên Quy Thái Dương bên dưới làm thành trục dọc tượng trưng cho vũ trụ , trên là Trời dưới là Đất kết hợp với trục ngang Long và Li tượng trưng cho nhân sinh , (bên Đông –Thiếu Dương là cõi Dương Trần và bên Tây –Thiếu Âm là chốn Âm phủ) .
Tất cả các Dịch tượng dù hệ nút số hay Vạch quẻ , dù Tứ Tượng Tứ Linh hay hệ Ngũ sắc thì các phần tử đều ngang nhau không hề có việc bên trọng bên khinh , đâu phải như đám cờ bạc mà Đỏ tốt Đen xấu …, bài học đầu tiên của Dịch học về Âm – Dương là : Cô Âm bất sinh cô Dương bất hiển ., ; không có phần xác thì hồn nhập vào đâu để mà sống ? , ngược lại không có phần Hồn thì chỉ là loài cầm thú đâu có thể thành Người .
Chiếu theo quan niệm Dịch học về Tứ Linh đặc biệt là về trục dọc Phụng – Quy tượng trưng cho Trời – Đất thì thấy hình tượng phổ biên nơi đền miếu Việt rất là không ổn .
Bố trí hình tượng Phụng cỡi trên Quy gây ra ý nghĩ sai lầm :Phụng cao qúi Quy hèn mọn và nếu cộng thêm với việc tạo hình không cân xứng Phụng qúa lớn so với Quy qúa bé khiến không khỏi có cảm tưởng Quy chỉ là cái chân đế của tượng Linh Phụng .
Tiếc rằng sự tạo hình không đúng về tượng Phụng – Quy đã qúa phổ biến …đâu đâu đền miếu nào cũng như thế cả nên việc sửa đổi sẽ vô cùng kho khăn thậm chí là không thể .
Không lẽ đã biết sai mà mãi không sửa sao ?.
* Thái Dương là lúc Dương – hữu hình – thân xác cực đại , Âm vô hình – linh hồn bằng 0 , Thái Dương được đặt bên Dưới hay hướng đối diện với Xích đạo .
* Thiếu Dương :đại biểu cho tiến trình Dương tiêu – Âm trưởng .; trong bản thân sự vật phần Dương – hữu hình nhỏ dần đi nhường chỗ cho phần Âm vô hình lớn lên .. trong đồ hình vũ trụ Thiếu Dương đặt ở phía Đông
* Thái Âm : Âm vô hình – phần Hồn cực đại và Dương – hữu hình bằng 0. sự vật lúc này chỉ là 1 khối năng lượng vô hình không trọng lượng . Thái dương nằm ở phía Trên hoặc phía Xích đạo trong không gian Dịch học.
* Thiếu Âm : đại biểu cho tiến trình Âm tiêu – Dương trưởng , Âm nhỏ dần để phần Dương hữu hình – thân xác tăng thêm. Thiếu Âm nằm ở phía Tây .
Đồ hình Tứ Tượng của Dịch học Hùng Việt
Trong mặt phẳng thẳng đứng : Thái âm Vô hình ở trên và Thái Dương Hữu hình ở dưới , Thiếu Dương bên Đông và Thiếu Âm bên Tây .Còn ở mặt phẳng nằm ngang thì Thái Âm ở về phía Xích đạo , Thái dương – vật chất hữu hình nằm ở hướng đối diện tức hướng Nam xưa ., Thiếu Dương và Thiếu Âm giữ nguyên 2 phía Đông Tây .
Tính chất của 4 phương theo quan niệm Dịch học :
Đông > động , sinh động và Tây > tử – từ li
Hướng Xích đạo là hướng Viêm nhiệt và đối diện là hướng Hồi quy theo nghĩa Thái Dương là điểm Dương cực đại cũng chính là lúc xoay chiều , chấm dứt chu trình trước để bắt đầu chu trình sau ; hồi quy nghĩa là quay lại điểm khởi đầu .
Tứ Tượng được áp dụng vào rất nhiều hệ khác như chu trình Âm – Dương tiêu trưởng trong 1 ngày là : Sáng – Trưa – Chiều – Tối , với năm là 4 muà Xuân – Hạ – Thu Đông , Thiếu Dương là lúc Xuân phân , Thái Âm là Hạ chí , Thiếu Âm là Thu phân và Thái Dương là Đông chí .
Tứ Tượng khi biểu hiện bằng Vạch đứt vạch liền thì tên gọi như trên nhưng cũng có cách biểu hiện khác ; cổ xưa nhất có lẽ là Tứ Tượng ‘viết’ bằng Điểu -Thú văn gọi là Tứ Linh .
Trong văn minh Đông Phương Tứ Linh là 4 thần Điểu hay thần Thú Long – Li – Quy – Phụng tiêu biểu cho Tứ phương : Đông – Tây – Nam – Bắc .
Xưa nay người ta vẫn cho rằng Long Li Quy Phụng là từ Hán Việt và Tứ linh là đặc điểm của nền văn minh Hán tộc .
Thực ra cả 4 Từ Long Li Quy Phụng đều là từ kí âm chữ Nho 4 động từ Việt ngữ .
Tứ linh là những cầm – thú được thiêng hóa đặt làm biểu tượng cho 4 bên – 2 trục trong đồ hình vũ trụ – nhân sinh theo quan niệm Dịch học diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân mộc mạc là :
Đông – rung , Tây – tử , Bắc xưa – phồng , Nam xưa – quay . (xưa ngược với nay).
Khi con người tiến bộ hơn thêm vào sự mộc mạc có sẵn yếu tố văn chương và triết lí thì phương Đông rung biến thành‘sinh động’ , phồng tính chất phương Bắc – bức xưa đổi thành ‘viêm nhiệt’ , phía Tây mặt trời lặn là lúc chia lìa đổi thành ‘từ li’ và Nam xưa là lúc trở lại điểm xuất phát bắt đầu vòng sau chữ nghĩa gọi là ‘hồi quy’.
Đây là loại hình văn tự tối cổ gọi là Điểu thú văn tương tự như 12 Địa chi và 12 con Giáp nhưng ở Tứ linh điểm đặc biệt là không phải những sinh vật có thật mà chỉ trừ hình dáng con Quy còn lại là do con người tưởng tượng vẽ ra .
Trục dọc : trên là chim Phụng – Phượng , dưới là Quy – Rùa .
Trục ngang : Đông là Long – Rồng , Tây là Li – Lân .
Như đã nói ;Long Li Quy Phụng là biến âm của 4 động từ : rung – phồng – lìa – quay tiếng Việt chi ra tính chất của tứ phương.
*Rung > lung > long – con Rồng – linh Long. Linh long là có hình dạng tưởng tượng kết hợp mình rắn thêm chân và đầu cá Sấu thêm sừng .
Phương Đông sinh động , ngôn ngữ dân gian Việt là rung , rung thừơng đi đôi tạo thành từ kép ‘rung – động’ . Trong Dịch học phía Đông là quẻ Thìn hay Chấn tượng là con Rồng – Long và trong 5 sắc phương Đông sắc Xanh nên có từ kép Thanh – long thường bị hiểu sai là con rồng có màu xanh .
*lìa – Li- lửa ; con Lân – linh Lân . Linh Lân có hình dáng tổng hợp từ nhiều loài thú 4 chân mà thành , rất có thể hình dạng ban đầu của con Lân – Li là con Hổ – hỏa dần về sau không biết vì lí do gì mà Lân biến đổi thành hình dạng tổng hợp như bây giờ .
Phía Tây , Tây là nơi mặt trời lặn là hướng của từ li ; tây > tử .
Li là lỉ̀a đồng âm với từ lửa tiếng Việt ; Đưởng ngữ là hỏa , hỏa > nên người ta dùng hình ảnh con Hổ để biểu hiện , phương Tây thuộc sắc Trắng tạo ra từ kép Bạch hổ , Bạch hổ hiểu theo nghĩa con hổ trắng là sai , thực ra con hổ và sắc Trắng là 2 Dịch tượng cùng chỉ phía Tây không mang nghĩa là con hổ lông màu trắng . Theo phép phiên thiết thì : lân tri thiết li , không hiểu tại sao người ta đổi không dùng từ Li mà gọi là con Lân hay Kì Lân đồng thời họ còn cố ý nhập nhèm đánh tráo thay hình dạng con Hổ bằng Sư tử . phải chăng vì trên đất Hoa nam – Giao chỉ của dòng Bách Việt không hề có sư tử nên 1 khi đã công nhận Linh Lân mang hình dáng sư tử thì đương nhiên …Tứ linh không dính dáng gì ̣với văn hóa văn minh Việt ?.
*Phồng – viêm nhiệt , chim Phụng hay Phượng .- Linh Phượng , Vị trí của Phụng là vị trí của Thái Âm tức bên trên , vì thế Phụng – Phựơng mang hình ảnh loài có cánh bay trên trời .
Theo Dịch học hướng Xích đạo là hướng nóng – bức , xưa gọi là hướng Bức , bức biến âm thành Bắc , trong từ kép Viêm – nhiệt thi nhiệt là nóng còn viêm là sưng phồng tức trương nở lớn ra về thể tích .
Phồng – phùng biến âm thành Phụng – Phượng là chim thần – Linh điểu tượng trưng cho bên trên hay phía Xích đạo nóng bức .
* Quay – Qui tiên ; con Quy – Linh Quy .
Linh Quy đặt ở vị trí Thái Dương tức ở bên dưới hay phía đối diện phía Bắc – bức .
từ vị trí Thái Dương tức Dương cực đại khởi đầu tiến trình Dương tiêu – Âm trưởng , đến vị trí Thái Âm thì Dương bằng 0 cũng là điểm bắt đầu Âm tiêu – Dương trưởng cho đến Thái Dương là phần Dương cực đại . Thái Dương là lúc kết thúc chu trình trước đồng thời là lúc khởi đầu chu trình sau tức quay trở lại lúc ban đầu , hồi quy là quay lại điểm ban đầu .
Quy – rùa là con vật có thực nên hình dạng Linh Quy là hình dạng đúng thực không phải tưởng tượng vẽ ra như các ‘Linh’ khác .
Tóm lại :với gốc gác :Rung – Phồng – Lìa – Quay thì Tứ Linh : Long – Phụng – Lân – Quy đương nhiên thuộc về nền văn hóa văn minh Việt không phải bàn cãi gì nữa .
Hình ảnh nhị Linh : Phụng và Quy được đưa vào đứng chầu trong đền miếu ở Việt Nam như biểu tượng cho chốn linh thiêng .
Nhìn ở góc độ Dịch học thì hình tượng :Phụng thái Âm bên trên Quy Thái Dương bên dưới làm thành trục dọc tượng trưng cho vũ trụ , trên là Trời dưới là Đất kết hợp với trục ngang Long và Li tượng trưng cho nhân sinh , (bên Đông –Thiếu Dương là cõi Dương Trần và bên Tây –Thiếu Âm là chốn Âm phủ) .
Tất cả các Dịch tượng dù hệ nút số hay Vạch quẻ , dù Tứ Tượng Tứ Linh hay hệ Ngũ sắc thì các phần tử đều ngang nhau không hề có việc bên trọng bên khinh , đâu phải như đám cờ bạc mà Đỏ tốt Đen xấu …, bài học đầu tiên của Dịch học về Âm – Dương là : Cô Âm bất sinh cô Dương bất hiển ., ; không có phần xác thì hồn nhập vào đâu để mà sống ? , ngược lại không có phần Hồn thì chỉ là loài cầm thú đâu có thể thành Người .
Chiếu theo quan niệm Dịch học về Tứ Linh đặc biệt là về trục dọc Phụng – Quy tượng trưng cho Trời – Đất thì thấy hình tượng phổ biên nơi đền miếu Việt rất là không ổn .
Bố trí hình tượng Phụng cỡi trên Quy gây ra ý nghĩ sai lầm :Phụng cao qúi Quy hèn mọn và nếu cộng thêm với việc tạo hình không cân xứng Phụng qúa lớn so với Quy qúa bé khiến không khỏi có cảm tưởng Quy chỉ là cái chân đế của tượng Linh Phụng .
Tiếc rằng sự tạo hình không đúng về tượng Phụng – Quy đã qúa phổ biến …đâu đâu đền miếu nào cũng như thế cả nên việc sửa đổi sẽ vô cùng kho khăn thậm chí là không thể .
Không lẽ đã biết sai mà mãi không sửa sao ?.