Bách việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
Nếu ở Nam Định có Thiên Bản lục kỳ kể về 6 sự lạ đất Thiên Bản thì ở Thái Bình cũng có Chân Định tứ linh từ, hay 4 ngôi đền thiêng của đất Chân Định. Chân Định là tên cũ của khu vực Kiến Xương, Thái Bình. Tứ linh từ của Chân Định là nơi thờ “tứ linh thần”, 4 vị thần thiêng trên đất Thái Bình.
Ngôi đền thiêng đầu tiên được nhắc đến là đền Vua Rộc tại thôn An Điềm, xã Vũ An của huyện Kiến Xương. Trước kia, đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm hoi của đất Thái Bình, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, quang cảnh rất bình yên. Theo thần tích của đền thì đây là nơi thờ 2 vị Đông Hải đại vương và Tây Hải đại vương. Tuy nhiên, thần tích không cho biết những “đại vương” này là ai, ở thời kỳ nào. Những nghiên cứu đành “đoán” Đông Hải đại vương là Đoàn Thượng, còn Tây Hải đại vương thì… không biết…
Thời đó đạo Phật được nhà Lý coi là quốc giáo. Đức Dương Không Lộ là người hiểu về đạo Phật sâu sắc, là giáo chủ của cả vùng, ngoài việc truyền bá đạo phật, nhà sư còn có công lớn trong việc mở mang các công trình trị thuỷ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa nhân dân lao động thoát khỏi đói khổ. Ông còn là người am hiểu về y thuật có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông được phong làm quốc sư. Sau Dương Không Lộ sang Trung Quốc chữa bệnh cho thái tử nhà Tống rồi xin đồng về đúc chuông, tạc tượng.
Đền Lại Trì là nơi bà Nguyễn Thị, mẹ của Không Lộ đã hóa. Còn Chùa Keo Thái Bình là nơi Không Lộ trụ trì. Câu đối ở khu thờ thiền sư Không Lộ tại chùa Keo:
法手濟群方李代特生之聖
靈丹扶九鼎南邦不死之神
Pháp thủ tế quần phương, Lý đại đặc sinh chi thánh
Linh đan phù cửu đỉnh, Nam bang bất tử chi thần.
Dịch:
Làm phép cứu chúng phương, đời Lý riêng sinh là thánh
Thuốc thiêng chữa cửu đỉnh, bang Nam bất tử là thần.
Cửu đỉnh hay 9 chiếc đỉnh, hình tượng chỉ vương quyền, chỉ Vua. Câu đối nhắc đến chuyện thiền sư Không Lộ đã chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và cứu giúp nhân dân trong vùng. Thiền sư Không Lộ do đó đã được phong làm quốc sư thời Lý (Lý triều quốc sư).
Câu đối trên cũng xác định Không Lộ là một trong những thần bất tử nước Nam. Khái niệm thần bất tử không giống với linh thần. Ngoài việc là một linh thần (thần thiêng), thần bất tử phải là người có phép thuật, có khả năng “bất tử”, tức là khả năng cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lão hay đầu thai chuyển thế. Thường thì đó là những người tu hành đắc đạo thần tiên.
Trước khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xếp là một trong Nam Bang tứ bất tử thì Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh được coi là các thần bất tử. Tuy nhiên, tư liệu về thánh Không Lộ ở đền Lại Trì trên chép Không Lộ làm Quốc sư và chữa bệnh cho vua dưới triều Lý Thánh Tông. Trong khi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai lại vào thời Lý Thần Tông. Đồng thời thiền sư Không Lộ ở đây mang họ Dương, không phải họ Nguyễn (Nguyễn Minh Không) như trong truyện của Từ Đạo Hạnh. Những chi tiết này cho thấy truyền thuyết về việc hóa thân đầu thai của Từ Đạo Hành thành vua Lý Thần Tông cần được xem xét thêm cho đúng với sự việc thật sự đã xảy ra.
Ngôi đền thiêng thứ tư của đất Chân Định là đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, Kiến Xương. Đền này thờ đức Khai Cơ Triệu Vũ Đế, người đã lập nên nước Nam Việt thời trước Công nguyên. Đền Đồng Xâm là chứng tích rành rành về “những nỗi oan” của vua Triệu Đà. Sử sách chép Triệu Đà người Chân Định… Chân Định đây là đất Kiến Xương, Thái Bình ở Việt Nam, hoàn toàn không phải ở đâu xa lắc xa lơ tận Hà Bắc, Trung Quốc. Bản thân tên huyện Kiến Xương cũng có thể liên quan tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế vì Kiến Xương nghĩa là kiến thiết nên nền tảng ban đầu, tương ứng với nghĩa của danh hiệu Khai Cơ của Triệu Vũ Đế tại đây.
Về thời nhà Triệu, ở Kiến Xương còn có nhiều chuyện lạ. Ở đình Luật Nội và Luật Ngoại (xã Quang Lịch, Kiến Xương) thờ 2 mẹ con bà Phương Dung và Thạch Công đã tận trung báo quốc, giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương và hy sinh ở quãng sông Lịch Bài tại đây. Điều lạ là bố của Thạch Công lại là ông Hùng Tuệ Công, dòng dõi vua Hùng, làm phủ doãn Chân Định. Câu đối ở đình Luật Ngoại:
壹門義烈雄母子
萬古山河趙越王
Nhất môn nghĩa liệt Hùng mẫu tử
Vạn cổ sơn hà Triệu Việt vương.
Dịch:
Một nhà nghĩa liệt mẹ con họ Hùng
Vạn năm sông núi đức vua Triệu Việt.
Từ thời Hùng Vương trước Công nguyên tới thời của Triệu Việt Vương chống giặc Lương theo sử sách ngày nay có dư 500 năm. Làm sao bố là thời Hùng mà con lại giúp vua Triệu? Truyền thuyết nhầm lẫn hay chính sử bị sai?
Văn Nhân góp thêm ý :
…Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ….
Rất có thể :
Đất Chân định thực ra là đất Trịnh ; theo phép phiên thiết Hán văn : chân định thiết trịnh .
Đất Trịnh là nơi đứng chân ban đầu của Lí Bôn – Lưu Bang khi mới được Hạng Vũ chia đất .
Cũng do tên thủ đô Nam Trịnh này mà Lí Bôn – Lưu Bang được Hùng triều thế phổ gọi là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .
Đức là tam sao thất bổn của đế , Hưng đức thực ra là Hưng đế … đế và lang ở đây là thừa 1 chữ .
Vua là Hưng đế nên kinh thành Trường An còn được gọi là Đại Hưng thành .
Do tên kinh đô là Đại Hưng thành , vua là Hưng đế …rất có thể thời Lí Bôn – Lưu Bang nước gọi là Đại Hưng .
Khúc quanh lịch sử là chỗ này đây :
Vua họ Lí hay Lê con cháu nhà Hùng biến ra họ Lưu – Liêu dòng Mongoloid .
Nước Đại Hưng …hô biến …thành Đại Hán của Đại Hãn Mông cổ .
Chuỗi móc xích : Lí Bôn – Lưu Bang – Triệu Vũ đế – Nam Việt đế – Hùng Trịnh vương Hưng đức lang thông qua mối liên hệ : Bái – Thái bình và Chân định – Trịnh mà ngày càng hiện ra rõ ràng hơn .
Nếu ở Nam Định có Thiên Bản lục kỳ kể về 6 sự lạ đất Thiên Bản thì ở Thái Bình cũng có Chân Định tứ linh từ, hay 4 ngôi đền thiêng của đất Chân Định. Chân Định là tên cũ của khu vực Kiến Xương, Thái Bình. Tứ linh từ của Chân Định là nơi thờ “tứ linh thần”, 4 vị thần thiêng trên đất Thái Bình.
Ngôi đền thiêng đầu tiên được nhắc đến là đền Vua Rộc tại thôn An Điềm, xã Vũ An của huyện Kiến Xương. Trước kia, đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm hoi của đất Thái Bình, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, quang cảnh rất bình yên. Theo thần tích của đền thì đây là nơi thờ 2 vị Đông Hải đại vương và Tây Hải đại vương. Tuy nhiên, thần tích không cho biết những “đại vương” này là ai, ở thời kỳ nào. Những nghiên cứu đành “đoán” Đông Hải đại vương là Đoàn Thượng, còn Tây Hải đại vương thì… không biết…
Đền Vua Rộc ở Vũ An, Kiến Xương.
Câu đối cổ trong đền Vua Rộc chép:
不記何年跡扥南交雙顯聖
相傳此地名髙真定四靈神
Bất ký hà niên, tích thác Nam Giao song hiển thánh
Tương truyền thử địa, danh cao Chân Định tứ linh thần.
Dịch:
Không biết tự năm nào, dấu thác Nam Giao hai hiển thánh
Lưu truyền nơi đất nọ, danh cao Chân Định bốn linh thần.
Vế đối đầu cho biết đền Vua Rộc thờ 2 vị thần đã “hiển thánh” ở Nam Giao từ thời lâu lắm rồi, không biết năm nào nữa. Vế đối sau cho biết hai vị thần đó được xếp vào bộ “Tứ linh thần” của Chân Định. Với thông tin này thì người được thờ ở đây không thể là tướng quân Đoàn Thượng, một nhân vật khá rõ ràng vào cuối thời nhà Lý ở thế kỷ 13.
Một số tác giả cho biết chữ Lạc có thể phục nguyên âm là Rộc, chỉ ruộng lúa. Tới nay người Mường vẫn gọi ruộng là rộc. Vua Rộc như vậy có thể là Vua Lạc hay Lạc Vương, phù hợp với thời Nam Giao mở nước.
Vết tích của 2 vị thần Nam Giao ở đền Vua Rộc có thể được xác định trong một câu đối khác tại đây:
瑞應金龜神爪依依留井上
威揚木馬健蹄隠隠仰橋邊
Thụy ứng Kim Quy, thần trảo y y lưu tỉnh thượng
Uy dương mộc mã, kiện đề ẩn ẩn ngưỡng kiều biên.
Dịch:
Linh ứng Rùa Vàng, móng thần y nhiên nơi giếng cũ
Oai dương Ngựa Gỗ, vó hùng thấp thoáng chốn cầu biên.
2 vế đối của câu đối này nói tới 2 sự kiện của 2 nhân vật. Vế đối đầu khá rõ, chỉ chuyện móng Rùa vàng của vua An Dương Vương và chiếc giếng nơi Trọng Thủy trẫm mình. Vế đối thứ hai nói về một con chiến mã bằng gỗ xuất chinh nơi biên ải.
Tại Thái Bình, vua An Dương Vương được thờ ở khá nhiều nơi với tên xưng phong Nam Hải đại vương. Thậm chí như ở làng Thao Bồi (nay thuộc xã Phương Công, huyện Tiền Hải, Thái Bình) thần tích còn kể về người vợ của An Dương Vương là bà Trần Thị Chân, còn gọi là Châu Nương hay Thục Nương. Châu Nương sinh ra Mỵ Châu, nàng công chúa của vua An Dương Vương trong chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sau khi Mỵ Châu mất làng Thao Bồi lập miếu “Nhị vị mẫu tử” thờ mẹ con Châu Nương, Mỵ Châu…
Nam Hải đại vương An Dương Vương còn thờ ở nhiều nơi khác tại Thái Bình như ở làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải), làng Cọi (Vũ Hội, Vũ Thư). Ở đây An Dương Vương được kể như một vị vua từng có công giúp an định và phát triển đời sống dân tình vùng ven biển. Như vậy, có thể thấy An Dương Vương là vị linh thần thứ nhất được thờ tại đền Vua Rộc. Nam Hải đại vương đã hiển thánh ở Nam Giao cũng hoàn toàn hợp lý.
Ngôi đền thiêng thứ hai của đất Chân Định là đền Sóc Lang đở xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư. Đền này thờ Mộc đức tinh quân, rất thiêng nhưng cũng không rõ sự tích ra sao. Chỉ biết có một cây gỗ trôi từ thượng nguồn về, nhân dân vớt đục thành tượng mà thờ. Nay nếu so sánh với câu đối trong đền Vua Rộc thì Mộc đức tinh quân phải là Thánh Gióng với con “ngựa gỗ” chốn “kiều biên”. Cái tên đền “Sóc Lang” hay Sóc vương cũng cho thấy vị linh thần ở đây là Thánh Gióng đã bay về trời nơi núi Sóc. Nhị vị đại vương ở đền Vua Rộc là An Dương Vương và Sóc Vương Thánh Gióng, rất phù hợp về không gian (Nam Giao) và thời gian.
不記何年跡扥南交雙顯聖
相傳此地名髙真定四靈神
Bất ký hà niên, tích thác Nam Giao song hiển thánh
Tương truyền thử địa, danh cao Chân Định tứ linh thần.
Dịch:
Không biết tự năm nào, dấu thác Nam Giao hai hiển thánh
Lưu truyền nơi đất nọ, danh cao Chân Định bốn linh thần.
Vế đối đầu cho biết đền Vua Rộc thờ 2 vị thần đã “hiển thánh” ở Nam Giao từ thời lâu lắm rồi, không biết năm nào nữa. Vế đối sau cho biết hai vị thần đó được xếp vào bộ “Tứ linh thần” của Chân Định. Với thông tin này thì người được thờ ở đây không thể là tướng quân Đoàn Thượng, một nhân vật khá rõ ràng vào cuối thời nhà Lý ở thế kỷ 13.
Một số tác giả cho biết chữ Lạc có thể phục nguyên âm là Rộc, chỉ ruộng lúa. Tới nay người Mường vẫn gọi ruộng là rộc. Vua Rộc như vậy có thể là Vua Lạc hay Lạc Vương, phù hợp với thời Nam Giao mở nước.
Vết tích của 2 vị thần Nam Giao ở đền Vua Rộc có thể được xác định trong một câu đối khác tại đây:
瑞應金龜神爪依依留井上
威揚木馬健蹄隠隠仰橋邊
Thụy ứng Kim Quy, thần trảo y y lưu tỉnh thượng
Uy dương mộc mã, kiện đề ẩn ẩn ngưỡng kiều biên.
Dịch:
Linh ứng Rùa Vàng, móng thần y nhiên nơi giếng cũ
Oai dương Ngựa Gỗ, vó hùng thấp thoáng chốn cầu biên.
2 vế đối của câu đối này nói tới 2 sự kiện của 2 nhân vật. Vế đối đầu khá rõ, chỉ chuyện móng Rùa vàng của vua An Dương Vương và chiếc giếng nơi Trọng Thủy trẫm mình. Vế đối thứ hai nói về một con chiến mã bằng gỗ xuất chinh nơi biên ải.
Tại Thái Bình, vua An Dương Vương được thờ ở khá nhiều nơi với tên xưng phong Nam Hải đại vương. Thậm chí như ở làng Thao Bồi (nay thuộc xã Phương Công, huyện Tiền Hải, Thái Bình) thần tích còn kể về người vợ của An Dương Vương là bà Trần Thị Chân, còn gọi là Châu Nương hay Thục Nương. Châu Nương sinh ra Mỵ Châu, nàng công chúa của vua An Dương Vương trong chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sau khi Mỵ Châu mất làng Thao Bồi lập miếu “Nhị vị mẫu tử” thờ mẹ con Châu Nương, Mỵ Châu…
Nam Hải đại vương An Dương Vương còn thờ ở nhiều nơi khác tại Thái Bình như ở làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải), làng Cọi (Vũ Hội, Vũ Thư). Ở đây An Dương Vương được kể như một vị vua từng có công giúp an định và phát triển đời sống dân tình vùng ven biển. Như vậy, có thể thấy An Dương Vương là vị linh thần thứ nhất được thờ tại đền Vua Rộc. Nam Hải đại vương đã hiển thánh ở Nam Giao cũng hoàn toàn hợp lý.
Ngôi đền thiêng thứ hai của đất Chân Định là đền Sóc Lang đở xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư. Đền này thờ Mộc đức tinh quân, rất thiêng nhưng cũng không rõ sự tích ra sao. Chỉ biết có một cây gỗ trôi từ thượng nguồn về, nhân dân vớt đục thành tượng mà thờ. Nay nếu so sánh với câu đối trong đền Vua Rộc thì Mộc đức tinh quân phải là Thánh Gióng với con “ngựa gỗ” chốn “kiều biên”. Cái tên đền “Sóc Lang” hay Sóc vương cũng cho thấy vị linh thần ở đây là Thánh Gióng đã bay về trời nơi núi Sóc. Nhị vị đại vương ở đền Vua Rộc là An Dương Vương và Sóc Vương Thánh Gióng, rất phù hợp về không gian (Nam Giao) và thời gian.
Phương đình trước Chùa Keo Thái Bình.
Ngôi đền thiêng thứ ba của đất Chân Định là đền Lại Trì ở xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương. Theo thần tích và văn bia lưu tại di tích, đây là nơi thờ Đại pháp thiền sư Không Lộ, họ Dương, húy là Minh Nghiêm, là người làng Giao Thuỷ, phủ Thanh Hà (tỉnh Nam Định), nối đời làm nghề đánh cá. Thân mẫu họ Nguyễn, người ở ấp Hán Lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương). Năm 1060 Không Lộ cùng Đạo Hạnh và Giác Hải đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước và dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là Thần Quang Tự) ở làng Dũng Nghĩa (xã Duy Nhât, Vũ Thư, Thái Bình) để truyền bá đạo Phật, hoằng dương Phật pháp. Chùa này được biết đến với tên chùa Keo Thái Bình.Thời đó đạo Phật được nhà Lý coi là quốc giáo. Đức Dương Không Lộ là người hiểu về đạo Phật sâu sắc, là giáo chủ của cả vùng, ngoài việc truyền bá đạo phật, nhà sư còn có công lớn trong việc mở mang các công trình trị thuỷ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa nhân dân lao động thoát khỏi đói khổ. Ông còn là người am hiểu về y thuật có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông được phong làm quốc sư. Sau Dương Không Lộ sang Trung Quốc chữa bệnh cho thái tử nhà Tống rồi xin đồng về đúc chuông, tạc tượng.
Đền Lại Trì là nơi bà Nguyễn Thị, mẹ của Không Lộ đã hóa. Còn Chùa Keo Thái Bình là nơi Không Lộ trụ trì. Câu đối ở khu thờ thiền sư Không Lộ tại chùa Keo:
法手濟群方李代特生之聖
靈丹扶九鼎南邦不死之神
Pháp thủ tế quần phương, Lý đại đặc sinh chi thánh
Linh đan phù cửu đỉnh, Nam bang bất tử chi thần.
Dịch:
Làm phép cứu chúng phương, đời Lý riêng sinh là thánh
Thuốc thiêng chữa cửu đỉnh, bang Nam bất tử là thần.
Cửu đỉnh hay 9 chiếc đỉnh, hình tượng chỉ vương quyền, chỉ Vua. Câu đối nhắc đến chuyện thiền sư Không Lộ đã chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và cứu giúp nhân dân trong vùng. Thiền sư Không Lộ do đó đã được phong làm quốc sư thời Lý (Lý triều quốc sư).
Câu đối trên cũng xác định Không Lộ là một trong những thần bất tử nước Nam. Khái niệm thần bất tử không giống với linh thần. Ngoài việc là một linh thần (thần thiêng), thần bất tử phải là người có phép thuật, có khả năng “bất tử”, tức là khả năng cải tử hoàn sinh, trường sinh bất lão hay đầu thai chuyển thế. Thường thì đó là những người tu hành đắc đạo thần tiên.
Trước khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xếp là một trong Nam Bang tứ bất tử thì Không Lộ thiền sư và Từ Đạo Hạnh được coi là các thần bất tử. Tuy nhiên, tư liệu về thánh Không Lộ ở đền Lại Trì trên chép Không Lộ làm Quốc sư và chữa bệnh cho vua dưới triều Lý Thánh Tông. Trong khi chuyện Từ Đạo Hạnh đầu thai lại vào thời Lý Thần Tông. Đồng thời thiền sư Không Lộ ở đây mang họ Dương, không phải họ Nguyễn (Nguyễn Minh Không) như trong truyện của Từ Đạo Hạnh. Những chi tiết này cho thấy truyền thuyết về việc hóa thân đầu thai của Từ Đạo Hành thành vua Lý Thần Tông cần được xem xét thêm cho đúng với sự việc thật sự đã xảy ra.
Ngôi đền thiêng thứ tư của đất Chân Định là đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, Kiến Xương. Đền này thờ đức Khai Cơ Triệu Vũ Đế, người đã lập nên nước Nam Việt thời trước Công nguyên. Đền Đồng Xâm là chứng tích rành rành về “những nỗi oan” của vua Triệu Đà. Sử sách chép Triệu Đà người Chân Định… Chân Định đây là đất Kiến Xương, Thái Bình ở Việt Nam, hoàn toàn không phải ở đâu xa lắc xa lơ tận Hà Bắc, Trung Quốc. Bản thân tên huyện Kiến Xương cũng có thể liên quan tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế vì Kiến Xương nghĩa là kiến thiết nên nền tảng ban đầu, tương ứng với nghĩa của danh hiệu Khai Cơ của Triệu Vũ Đế tại đây.
Về thời nhà Triệu, ở Kiến Xương còn có nhiều chuyện lạ. Ở đình Luật Nội và Luật Ngoại (xã Quang Lịch, Kiến Xương) thờ 2 mẹ con bà Phương Dung và Thạch Công đã tận trung báo quốc, giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương và hy sinh ở quãng sông Lịch Bài tại đây. Điều lạ là bố của Thạch Công lại là ông Hùng Tuệ Công, dòng dõi vua Hùng, làm phủ doãn Chân Định. Câu đối ở đình Luật Ngoại:
壹門義烈雄母子
萬古山河趙越王
Nhất môn nghĩa liệt Hùng mẫu tử
Vạn cổ sơn hà Triệu Việt vương.
Dịch:
Một nhà nghĩa liệt mẹ con họ Hùng
Vạn năm sông núi đức vua Triệu Việt.
Từ thời Hùng Vương trước Công nguyên tới thời của Triệu Việt Vương chống giặc Lương theo sử sách ngày nay có dư 500 năm. Làm sao bố là thời Hùng mà con lại giúp vua Triệu? Truyền thuyết nhầm lẫn hay chính sử bị sai?
Nghi môn đình Luật Ngoại.
Câu đối khác ở đình Luật Ngoại:
浩氣塞滄溟節烈一門皇趙日
芳名傳國母頡頏天古二徵間
Hạo khí tắc thương minh, tiết liệt nhất môn Hoàng Triệu nhật
Phương danh truyền quốc mẫu, hiệt hàng thiên cổ Nhị Trưng gian.
Dịch:
Khí lớn lấp biển dài, tiết liệt một nhà ngày Hoàng Triệu
Danh thơm truyền quốc mẫu, bay bổng ngàn năm đất Nhị Trưng.
Sử sách đã có sự nhầm lẫn. Triệu Việt Vương không phải vị vua ở thế kỷ thứ 6. Triệu Việt Vương gần thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng phải là vua Triệu của nước Nam Việt. Nước Nam Việt được Triệu Vũ Đế lập từ những năm 200 trước Công nguyên. Có vậy thì những quan lại, công tướng của Triệu Việt Vương mới mang họ Hùng được.
Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ.
浩氣塞滄溟節烈一門皇趙日
芳名傳國母頡頏天古二徵間
Hạo khí tắc thương minh, tiết liệt nhất môn Hoàng Triệu nhật
Phương danh truyền quốc mẫu, hiệt hàng thiên cổ Nhị Trưng gian.
Dịch:
Khí lớn lấp biển dài, tiết liệt một nhà ngày Hoàng Triệu
Danh thơm truyền quốc mẫu, bay bổng ngàn năm đất Nhị Trưng.
Sử sách đã có sự nhầm lẫn. Triệu Việt Vương không phải vị vua ở thế kỷ thứ 6. Triệu Việt Vương gần thời Hùng Vương và thời Hai Bà Trưng phải là vua Triệu của nước Nam Việt. Nước Nam Việt được Triệu Vũ Đế lập từ những năm 200 trước Công nguyên. Có vậy thì những quan lại, công tướng của Triệu Việt Vương mới mang họ Hùng được.
Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ.
Gác mái đình Luật Nội.
Thử sắp xếp Chân Định Tứ linh thần theo các phương vị (Tứ trấn):
– Thục An Dương Vương nên xếp ở hướng Tây, vì Thục nghĩa là hướng Tây. An Dương Vương có danh Tây Hải đại vương trong đền Vua Rộc.
– Sóc Vương Thánh Gióng ở đền Sóc Lang với tên Mộc đức tinh quân xếp ở hướng Đông vì hành Mộc là hành của phương Đông, ứng với tên Đông Hải đại vương ở đền Vua Rộc.
– Đồng Xâm Triệu Vũ Đế hợp lý nhất xếp ở hướng Bắc vì công nghiệp “Bắc tiến” của vị vua này.
– Không Lộ thiền sư ở đền Lại Trì và chùa Keo có thể xếp ở trấn Nam vì vị thiền sư này gốc Nam Định.
Tứ linh từ, Tứ linh thần, Tứ trấn của đất Chân Định như vậy đã đầy đủ cả.
– Thục An Dương Vương nên xếp ở hướng Tây, vì Thục nghĩa là hướng Tây. An Dương Vương có danh Tây Hải đại vương trong đền Vua Rộc.
– Sóc Vương Thánh Gióng ở đền Sóc Lang với tên Mộc đức tinh quân xếp ở hướng Đông vì hành Mộc là hành của phương Đông, ứng với tên Đông Hải đại vương ở đền Vua Rộc.
– Đồng Xâm Triệu Vũ Đế hợp lý nhất xếp ở hướng Bắc vì công nghiệp “Bắc tiến” của vị vua này.
– Không Lộ thiền sư ở đền Lại Trì và chùa Keo có thể xếp ở trấn Nam vì vị thiền sư này gốc Nam Định.
Tứ linh từ, Tứ linh thần, Tứ trấn của đất Chân Định như vậy đã đầy đủ cả.
Văn Nhân góp thêm ý :
…Những cái tên Chân Định, Kiến Xương hay cả Thái Bình đều liên quan đến vị khai cơ Triệu Vũ Đế. “Ai đặt tên cho đất Thái Bình” thì không rõ, nhưng tên này có chí ít từ thời Triệu Vũ Đế vì Thái Bình chỉ là từ phản thiết của chữ Bái. Triệu Vũ Đế ở Chân Định là Bái Công đã lãnh đạo nhân dân Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi, lập ra quốc gia Nam Việt độc lập, xưng đế, là một thiên tử thực sự của thiên hạ….
Rất có thể :
Đất Chân định thực ra là đất Trịnh ; theo phép phiên thiết Hán văn : chân định thiết trịnh .
Đất Trịnh là nơi đứng chân ban đầu của Lí Bôn – Lưu Bang khi mới được Hạng Vũ chia đất .
Cũng do tên thủ đô Nam Trịnh này mà Lí Bôn – Lưu Bang được Hùng triều thế phổ gọi là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .
Đức là tam sao thất bổn của đế , Hưng đức thực ra là Hưng đế … đế và lang ở đây là thừa 1 chữ .
Vua là Hưng đế nên kinh thành Trường An còn được gọi là Đại Hưng thành .
Do tên kinh đô là Đại Hưng thành , vua là Hưng đế …rất có thể thời Lí Bôn – Lưu Bang nước gọi là Đại Hưng .
Khúc quanh lịch sử là chỗ này đây :
Vua họ Lí hay Lê con cháu nhà Hùng biến ra họ Lưu – Liêu dòng Mongoloid .
Nước Đại Hưng …hô biến …thành Đại Hán của Đại Hãn Mông cổ .
Chuỗi móc xích : Lí Bôn – Lưu Bang – Triệu Vũ đế – Nam Việt đế – Hùng Trịnh vương Hưng đức lang thông qua mối liên hệ : Bái – Thái bình và Chân định – Trịnh mà ngày càng hiện ra rõ ràng hơn .