Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Flags_1



    Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Empty Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt

    Bài gửi by Admin 26/10/2021, 10:52 am

    nguồn :Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. 
    Các tác giả trước đây cho rằng vị thần Hương là Lý Ông Trọng thời Tần, quê ở làng Thụy Hương, Từ Liêm, Hà Nội. Sự tích về Lý Ông Trọng tại đình Chèm kể về việc ông Lý Thân làm tới chức Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa, rồi cho đi trấn giữ người Hồ ở Lâm Thao. 
    Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Img_6471
    Nghi môn đình Chèm

    Nhưng sự tích đình Chèm còn kể ông có công… giúp Sơn Tinh đánh Thủy Tinh. Thần tích đình Chèm ghi việc đức thánh Chèm chém thuồng luồng, là đại tướng của Thủy Tinh, ở đoạn sông Hồng chảy qua làng.
    Hay trong bản thần tích bằng thơ đình Vật Lại (Ba Vì, Hà Nội) Sự tích thánh Tản Viên diễn ca cũng kể về việc quân của Thủy Tinh khi tấn công Sơn Tinh đi qua Chèm đã ăn thịt mẹ Đức thánh Chèm. Do vậy Đức thánh Chèm nổi giận, chăng lưới đón lõng quân của Thủy Tinh:


    Ông Chèm báo oán Long Vương
    Lưới giăng ngăn khúc bến giang đón về.
    Thuở ấy Long tộc Thủy tề
    Đem quân lên đánh Ba Vì Tản Viên.

    Khi quân Thủy Tinh bị Sơn Tinh đánh thua chạy rút về thì:
    Thủy quân nẻo cũ quen về
    Ngày sau tức thì đến xã Từ Liêm.
    Tiên binh xung lưới ông Chèm
    Ai hòa chẳng được càng thêm lo lường.
    Hội đồng cá rắn biên giang
    Ông Chèm ra thấy lòng càng mừng thay.
    Trả ơn thân mẫu khi nay
    Dạng chân sông cả, đôi tay vơ quàng.
    Bủa vây mọi khúc biên giang
    Rắn rồng bắt lấy bật ngang vào đồi.

    Thủy Tinh buộc phải chạy trốn theo đường sông Hát mà ra biển, không dám qua sông Hồng nữa. Đoạn sông Hồng gần Chèm nay còn có bãi bồi lớn giữa sông tên là Võng La, có lẽ nhắc tới tích Thánh Chèm giăng lưới bắt thủy quái ở đây.
    Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Img_6486
    Mảng chạm đình Chèm

    Câu đối ở đình Chèm tóm tắt sự tích này như sau:
    銅影怯彊夷終古神威揚北塞
    鉄羅消水怪億年聖力護南邦

    Đồng ảnh khiếp cường di, chung cổ thần uy dương Bắc tái
    Thiết la tiêu thủy quái, ức niên thánh lực hộ Nam bang.

    Dịch:
    Tượng đồng khiếp cường di, ngàn xưa oai thần vang ải Bắc
    Lưới sắt trừ thủy quái, vạn năm sức thánh giúp nước Nam.

    Thành tích trừ thủy quái của Thánh Chèm xem ra không ăn nhập gì lắm với việc Lý Ông Trọng trấn quần Hồ thời Tần. Một đại tướng, phò mã của Tần Thủy Hoàng, một nhân vật lịch sử rõ ràng, sao lại có truyền thuyết gắn với Sơn Tinh – Thủy Tinh?
    Thần tích về Tản Viên Sơn Thánh giúp giải đáp khúc mắc này về Đức thánh Chèm. Cuốn Di tích đền thờ Tản Viên Sơn cho biết Vương tên Hương Lang, tức là tôn húy Tản Viên Tam Vị Đại vương vậy. Hương Lang là người con đầu trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi.
    Cũng trong thần tích này kể: Vương bèn chuẩn bị sính lễ đến trước, đón Mị Nương về động trên núi. Sau ba ngày, Thủy Tinh mới tới, tức giận không được nên dẫn các loài thủy tộc mà đánh đến mà chiếm lấy. Vương và Hùng Vương ngầm buông lưới sắt ở bến Thụy Hương của huyện Từ Liêm mà ngăn binh thủy tộc không tiến được. Thủy Tinh mới mở riêng một dải sông nhỏ cắt ngang từ Lị Nhân tới vùng sơn cước Quảng Oai nối lên thượng ngạn cửa sông Hát, ra sông Cái nhập vào sông Đà mà tấn công sau núi Tản Viên. Lại mở một sông nhỏ cắt ngang, gọi là sông Bờ theo mặt trước của núi Tản Viên.
    Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể chi tiết hơn về sự kiện này: Sơn Tinh tâu lên vua cha Hùng Vương. Duệ Vương vô cùng tức giận, lệnh sai quân lính lấy một vạn cân sắt, truyền cho trăm thợ rèn đúc thành một tấm lưới sắt, dài 236 trượng, cao rộng 50 trượng, đem giăng ngang sông ở bến Thụy Hương huyện Từ Liêm, ngăn cắt quân của Thủy Tinh không thể qua lại được.
    Như vậy chính Sơn Thánh đã buông lưới sắt chặn Thủy Tinh ở bến Thụy Hương tại Từ Liêm. Rõ ràng là sự tích đức thánh Chèm diệt thủy quái ở Võng La là chuyện của Tản Viên Sơn Thánh, người mang tên thần Hương hay Hương Lang. Phải là Tản Viên Sơn Thánh mới là vị thần đứng đầu các linh thần Việt, chứ Lý Ông Trọng thời Tần khó mà xếp ở hàng đầu trong Tứ linh Hương Bổng Đổng Đằng, trên cả Phù Đổng Thiên Vương được.
    Hương Lang, vị thần đứng đầu Tứ linh thần đất Việt Img_6494-2
    Bài thơ ở đình Chèm nói tới núi Tản và sự tích lưới sắt chặn thủy quái:
    Viễn ủng Viên phong khống Nhị hà
    Từ Liêm cố quận duyệt sương hoa
    Lạc đô vĩnh điện sơn hà tráng
    Mã sử trường lưu tính tự hoa
    Vạn lý ngọc quan kim hữu ảnh
    Thiên tầm thiết võng thủy vô ba
    Dư linh bàng bạc di Nam Bắc
    Suất thổ thần triêm vũ lộ đa.

    Dịch nghĩa:
    Xa ôm núi Tản, Nhị hà quanh
    Quận cũ Từ Liêm sương trải mành
    Vững mãi Lạc đô sông với núi
    Lưu truyền Mã sử ngưỡng thanh danh
    Ải xa vạn dặm in đồng tượng
    Lưới sắt nghìn tầm chắn sóng dềnh
    Phảng phất oai linh trời Nam Bắc
    Nơi nơi thấm đẫm thánh ân lành.

    Vì sao ngã ba sông Từ Liêm lại là một nơi xảy ra cuộc giao tranh giữa thần Hương (Tản Viên Sơn Thánh) với Thủy Tinh? 
    Truyền Hồ tinh trong Lĩnh Nam chích quái kể:
    Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, đời Thượng cổ đã có người ở rồi… Buổi đầu, chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con cáo (Hồ) chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa người, lúc hóa khỉ, đi khắp cả nhân gian. Lúc bấy giờ ở dưới chân núi Tản Viên có giống người mọi gác cây kết cỏ mà ở; trên núi có một vị thần được người mọi phụng thờ. Vị thần ấy dạy cho người mọi cày ruộng, dệt vải, may áo trắng mà mặc, nhân đó gọi là Bạch Y man.
    Cáo chín đuôi hóa ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy. Long Quân mới sai bộ hạ Thủy phủ dâng nước lên đánh phá núi Tiểu Thạch Sơn, đào thành một cái đầm lớn, chính giữa thành có một chiếc vực sâu, gọi là Thi Hồ Trạch (nay là hồ Tây) rồi lập chùa quán để trấn yểm nữa (nay là Thiên Niên quán) …
    Trong truyện này có vị thần núi Tản Viên đã dạy cho người dân cày ruộng, dệt vải, may áo… Rõ ràng đây chính là Tản Viên Sơn Thánh. Con cáo chín đuôi (cửu vĩ hồ) ở Tiểu Thạch Sơn hóa thành người dân của núi Tản. Cửu vĩ hồ ở đây là biểu tượng cho quân của Tản Viên Sơn Thánh, của dòng lên núi.
    Sau đó xảy ra cuộc đụng độ giữa Lục bộ Thủy phủ của Lạc Long Quân với Cửu vĩ Hồ ở phía Tây của đầm nước Hồ Tây. Làng Thụy Hương của Từ Liêm cũng chính nằm ở phía Tây hồ. Lạc Long Quân là Thủy Tinh trong truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Phía Đông của hồ Tây vốn là kinh đô Lạc (như được nói đến trong bài thơ ở đình Chèm) của Lạc Long Quân hay là Thủy phủ Động Đình của Thủy Tinh. Vì thế mà quãng sông trước đình Chèm mới là “chiến trường” tuyến đầu trong cuộc chiến giữa Tản Viên Sơn Thánh với Thủy Tinh Động Đình.
    Tản Viên Sơn Thánh với gốc tích nguyên sơ ban đầu trong sự tích về Hương Lang được tôn là thần Hương, đứng đầu trong Tứ linh thần, cũng là đứng đầu trong các bách thần đất Việt.
     
    Văn Nhân góp bàn .
    Truyền thuyết dân gian hình thành qua hàng ngàn năm truyền miệng đương nhiên sẽ không thể phản ánh chân xác những gì đã diễn ra trong qúa khứ ̃ mà chỉ có thể là bóng dáng của lịch sử tức thông tin lịch sử đã được uốn nắn khuôn theo suy nghĩ ước muốn chủ quan của con người , thông thường truyền thuyết ̃ không còn là chuyện đời thường của con người mà biến hóa thành chuyện …thần tiên có khi hết sức phi lí . sự tích họ Hồng bàng cũng thuộc thể này nên có người phê là …truyện trâu ma rắn thần
    Suy nghĩ về truyện Hương lang của tác giả Bách Việt 18 thấy :
    Theo DỊch học : Quẻ Tốn là tượng của phong – gió trấn phía Tây .
    Vương của đất phía Tây Thiên hạ gọi là Tốn vương hay Tốn lang .
    Tốn vương biến âm thành 2 nhân vật của 2 thời đại lịch sử cách nhau cả ngàn năm .
    *Tốn vương > Tản viên tức Sơn tinh hay Tản viên sơn thánh trong truyền thuyết Việt
    *Tốn vương > Tần vương trong lịch sử Trung hoa
    Theo tôi thì nhân vật lịch sử …Ông Lí thời Tàn viên là đức thánh Chèm còn ông Lí là tư lệ hiệu úy con rề Tần thủy hoàng là Lí ông Trọng tức Lí Thân- Nguyễn Thân .
    Nghiên cứu nhiều thần tích liên quan tới Sơn tinh – Thủy tinh có thể rút ra kết luận .
    Hương lang vị thần đứng đầu Tứ  
    linh thần trong tín ngưỡng dân gian Việt là : Hùng Hoa vương – Hải lang trong Hùng phả .
    Hải lang cũng là Hùng Hải đại vương hay Hải công theo thần tích 1 số nơi ở Bắc bộ .
    theo phép phiên thiết :
    Hoa vương thiết Hương , Hùng Hoa vương – Hải lang lâu ngày đã được dân gian biến thành Hương lang .
    Hương lang vị thần đứng đầu Tứ  
    linh thần chính là Lạc Long quân vua cha Bát hải động đình trong truyền thuyết Việt và là Hạ Khải vua kiến lập nhà Hạ vương triều đầu tiên của lịch Sử Trung hoa .
    2 triều đại đặc biệt trong Hùng phả :
    *Hùng Việt vương Tuấn lang là thời Tốn lang hay Tốn vương tức Tản viên . chính do triều này mà người Thiên hạ được gọi là người Việt .
    *Nối tiếp triều Hùng Việt vương Tuấn lang là triều Hùng Hoa vương Hải lang tức triều đại của Hương lang ,  triều Hùng Hoa vương này đã sinh ra tên gọi người Hoa phổ biến ngày nay .

    baogianghansy likes this post


      Hôm nay: 22/11/2024, 12:18 am