Bách Việt trùng cửu – nguồn Ký sự đền linh họ Triệu – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
Thần tích làng Đa Vạn, Song Tháp, Đình Vỹ tổng Yên Thường, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngàn thu tiết tại năm Canh Thân ngày mồng một tháng 6 (nay đã là tháng 4)
Triệu Võ Hoàng đế họ Triệu, húy Đà, chữ đệm là Úy, ở ngôi 72 năm, thọ 114 năm, quê ở huyện Chân Định, người xã Đường Thâm. Từ năm 32 tuổi Đế nhận chiếu phong của Tần Hoàng làm quan lệnh Long Xuyên, Nhâm Hiêu làm Thái thú Nam Hải. Đến khi Tần loạn, Nhâm Hiêu nói với Úy Đà rằng:
– Thiên hạ đại loạn. Duy có họ Hạng là mạnh. Nay chúng ta binh lương ít, lực khó chống lại sức mạnh của họ Hạng. Ông là quan lệnh Long Xuyên có chí lớn, xin tùy Ông khởi binh, đánh Nam Giao Ngũ Lĩnh để chống lại loạn Tần, lưu danh thiên cổ.
Đà nghe lời đó bèn nói với Nhâm Hiêu rằng:
– Hai người chúng ta là tương đắc, sao phải phân hơn kém vậy.
Bèn phát quân Nam Hải, Long Xuyên. Đế cho Nhâm Hiêu dẫn quân đến vùng sơn cước, định đoạt được vùng Trung Nam của Ngũ Lĩnh. Nhâm Hiêu nhân đó dẫn quân đánh chiếm đất phía Tây.
Đế tự dẫn quân đánh Thục, đóng quân ở núi Tiên Du của Bắc Giang, cùng giao chiến với tướng Thục. Yến Vương lấy nỏ thần ra bắn. Đế nhiều lần thua chạy, mới biết Thục Vương tất có thần giúp, bèn nói:
– Binh uy của quân ta như vậy, lẽ ra đánh tất thắng, công tất được. Như thế này ta lại không thể chống được Thục. Chắc chắn có nỏ thần, nay không thể đánh lại.
Bèn sai con trưởng húy là Toán, tên chữ là Trọng Thủy, vào làm con tin ở Thục. Dâng hiến một cặp ngọc bích trắng, 17 cuộn vải gấm, đến chầu để cầu kết hòa, hợp hôn với con gái Vương là Mị Châu. Vương đồng ý nhận. Từ đó hai nước tương hòa, không xảy ra binh đao. Khi quốc gia có việc, Vương gọi đến hỏi thì Trọng Thủy ứng đối trôi chảy, lời nói có lý. Vương rất yêu mến, nói với Toán rằng:
– Cha của con đúng là một vị chủ anh hùng, đã cùng với Trẫm kết hòa, quốc gia vô sự, ta có gì phải lo. Con đúng là hiền tế mà ta có được. Trẫm chỉ có một con gái là Mị Châu, nay gả cho con, coi con như con trai.
Toán dập đầu tạ Vương. Mị Châu cùng với Toán cá nước kết duyên, được vài tháng Châu có thai. Được 12 tháng sinh được một nam nhi, vẻ rồng mũi chim. Vương do có nỏ thiêng, nhân tên đó đặt là Linh. Khi biết nói thì tỏ ra ngoan ngoãn, yêu kính. Vương nói:
– Nay tuy còn nhỏ, sau thành nền tảng của xã tắc.
Trọng Thủy nhân đó tạ Vương mà nói:
– Tới nay tiểu tử con vào triều, ngày dài đã được hơn 4 năm. Nay được Vương ban gả cho Châu nương, lại được lâu dài cùng với đức của nước nhà. Vợ chồng thần duyên tình tương hợp, sinh được một con là Linh. Nay đã 3 tuổi. Vậy xin bái tạ ơn điển quốc gia, cho thần dẫn thê tử về thăm Cha của thần sức khỏe ra sao, để được làm tròn chữ Hiếu. Cha con ông cháu vui yến sum họp, cho đến kỳ mùa xuân sẽ cùng quay về triều. Vạn mong được hưởng sự chiếu cố của bề trên.
Vương đồng ý, lại cười nói rằng:
– Nay lúc thiên hạ đại loạn, con đi hãy quay về để giữ yên cho nước nhà.
Trả lời rằng:
– Hán Sở tương tranh, thiên hạ đại loạn. Nước nhà không dễ được bảo toàn. May là
nước nhà cùng với Cha của thần đã cùng kết hòa. Hưng vong là do số trời. Vương xin đừng lo lắng nhiều.
Vương cười rằng: – Tất nhiên.
Toán tạ Vương rời triều, trở về Đông các, trần tình cùng Mị Nương, kể lại rằng:
-Chuyện nước nhà như vậy. Vương đã cho phép sau một ngày vợ chồng con cái chúng ta cùng về Bắc thăm sức khỏe của Cha. Đến mùa xuân lại cùng trở về triều. Như vậy trung hiếu đôi đường đều vẹn.
Mị Châu nói:
– Vương chỉ có mình thiếp là con gái, tình cảm ngày đêm không rời khỏi bên Vương. Nay lúc thiên hạ đại loạn, nước nhà chưa biết có được yên ổn hay không. Thiếp không nỡ rời xa Vương. Thân thiếp đã gửi cho Lang quân được gần 5 năm, tâm trí đều một lòng. Nhưng nay việc lễ với vua cha của chàng thiếp đành cam chịu bất hiếu. Nhờ Lang quân cùng với Linh về thăm sức khỏe của Đế. Sau là cho thiếp được một lạy kính cẩn bái chúc Vua cha.
Toán đồng ý, lại dụ Châu rằng:
– Ta vẫn chưa được biết nỏ thần thật sự là như thế nào.
Châu bèn đem nỏ thần đến. Trọng Thủy xem nỏ, lại dấu lẫy nỏ đi, rồi tiếp tục dụ Mị Châu:
– Nay lúc thiên hạ đại loạn, nước nhà chưa chắc đã được bảo toàn. Còn ta lại Nam Bắc cách biệt. Nhỡ chẳng may không kịp quay về, vạn nhất nước nhà xảy ra việc gì, tình cảm vợ chồng, lấy gì để làm dấu tích?
Châu nói:
– Trong nhà có một con Ngỗng. Lông ngỗng rơi ra, thiếp thường nhặt cho vào trong túi. Còn một cặp thoa vàng mà Lang quân vẫn thường thấy. Đó là những dấu tích. Vạn nhất nước nhà có xảy ra chuyện, mong phu quân theo tình vợ chồng mà không chia biệt.
Toán nghe lời quay lại nói với nàng rằng:
– Hãy cẩn thận! Cẩn thận!
Sáng ngày vào bái tạ Vương. Vương sai sứ dẫn cha con Linh về Chân Định, nói với Toán rằng:
– Đến mùa xuân cha con nhà con liệu có lại triều nữa thật không?
Toán bái tạ Vương nói:
– Xin đúng như lời vậy.
Hôm đó phụng mệnh quay về, dẫn Linh vào bái tạ Vương và Châu. Châu gặp nói với Linh rằng:
– Đến mùa xuân mẹ con lại gặp lại.
Linh đáp: – Tất nhiên.
Phút chốc cha con cùng với sứ giả trở về Chân Định, vào triều kiến Vua cha, báo cáo lại sự việc, đã lấy được lẫy nỏ.
Nhâm Hiêu nằm trên giường bệnh nói:
– Hiêu ta nay mắc bệnh chắc sẽ chết. Việc thiên hạ quyết chính thế nào, Đế hãy làm.
Đế nói:
– Không phải là ta, mà hãy để cơ hội này cho Toán.
Đến khi Hiêu mất, Đế nói với Toán rằng:
– Trước đây hơn một tuần, thường thấy có mây lành tụ hợp. Nay đã qua 4 năm con vào Thục làm con tin, được lẫy nỏ, được con trai, đắc ý trở về. Đó là trời cho khởi sự, sao không thể thành?
Triệu tiến quân đánh Thục, tới thành Ốc. Yến Vương không biết đã mất lẫy nỏ, nên cười rằng:
– Đà không sợ nỏ thần của ta sao?
Quân Triệu tới gần. Vương bắn nỏ. Lẫy nỏ bị gãy. Vương đành thua chạy qua phía Tây, vượt qua Mỹ Lương, Chương Đức, qua Thanh Hóa đến núi Lạc Xá cửa biển Biện. Vương hô rằng:
– Ta xây thành thì được giúp, nay lúc mất nước, Kim Quy hiện ở đâu?
Dứt lời thấy Kim Quy hiện trên mặt nước, hô với Vương rằng:
– Giặc ở sau lưng!
Phía sau chỉ có Mị Châu. Mị Châu theo Vương nói:
– Thiếp ngu dốt nghe theo người ngoài, nay chắc phải chết. Nếu có lòng phản trắc, chết sẽ thành cát bụi. Còn nếu không có lòng phản, chết xin thành kim ngọc.
Vương rút kiếm chém Mị Châu, rồi theo Kim Quy mà đi. Sau vài tháng Trọng Thủy, Trương Hống, Trương Hát dẫn quân đuổi tới cửa Biện, thấy thi thể Mị Châu đeo một chiếc túi, hai chiếc thoa vàng, đúng là tích vật. Trọng Thủy cầm túi mà khóc, tình vợ chồng từ nay li biệt. Rồi ôm Mị Châu trở về thành Ốc, an táng ở núi Yên Phụ. Tháng 4 vào đầu giờ Dần ngày mồng 5, lấy dao trúc mà giết Ngỗng tế Mị Nương. Do cảm động nghĩa tử thê lương, người dân Yên Phụ đắp một mộ phần phụng sự. Đến xã Nội Trà ngày 10 tháng 4 nằm mộng mà chết. Dân Nội Trà cũng đắp một mộ phần. Nhân dân phụng sự đem về thành Loa an táng thành mộ phần. Tới tháng 6 ngày 10, thấy bóng hình Mị Châu ở trên giếng, thấy Toán tâm tính mất hết mà ra đi. Toán quay đầu muốn đuổi theo ôm lấy bóng hình mà không được, rơi xuống đáy giếng mà chết.
Nhân đó gọi là giếng Ngọc. Đến khi định được thiên hạ, Đế đã 43 tuổi. Tháng 5 mùa hè Đế lên ngôi ở bến Nghĩa Lĩnh, đóng đô Trung Nam, xe mui lụa vàng, lông mao cắm trái, không kém Hán Đế. Tháng 8 mùa thu lập Trình Thị làm Hoàng hậu, Hàn Thị làm Phi nhân. Trình Hậu sinh được 3 con trai. Hàn Phi sinh được 4 con trai. Xưng là Toán, viết Đô thống Càn Ngọ Tướng lang. Toán từ khi Đế là quan lệnh Long Xuyên, lấy con gái họ Khương sinh ra Toán. Khi trưởng thành Đế sai làm con tin ở Thục, lấy Mị Châu sinh được một con trai. Thục chủ có nỏ thần, nhân đó mà đặt tên là Linh. 3 tuổi về Triệu. Đế được lẫy nỏ thất lạc của Thục nên thêm chữ đệm là Lạc, gọi Triệu Lạc Linh. Triệu được thiên hạ đều nhờ công của Toán. Thiên hạ được yên định nhưng mẹ con Khương Thị đều đã mất. Đế nhớ công của Trọng Thủy, thấy Triệu Lạc Linh tài đức vẹn toàn, xứng là người cai trị tốt. Đế rất yêu mến, gọi là Hoàng thế tôn.
Đế sinh được 8 người con trai, nước giàu quân mạnh, cùng với Hán binh đao không ngừng. Tới thời Văn Đế mới hiến ngà voi, sừng tê, hai nước kết hòa, nước nhà vô sự. Thọ 114 năm. Ở ngôi 72 năm. Khi viết xưng là Lão phu. Khởi xướng cơ nghiệp đế vương. Thực ra vị chủ anh hùng. Công cao khó vượt.
Năm Quý Tỵ tháng 11 sang năm Tân Dậu tháng 12 Đế mất, an táng Trường lăng ở Nghĩa Lĩnh. Triệu Lạc Linh hiệu Hoàng thế tôn lên ngôi, tức là Văn Đế. Đế khi mới nối ngôi nghe lời Hoàng tổ, cảm trước công của cha mình mới có được như ngày nay, đã lại truy phong tôn Hoàng tổ khảo, gia phong cho cha mình mỹ tự, hiệu là Quý Minh Đại vương. Đế giữ nước khó khăn, phải sai con trai vào Hán làm con tin. Truyền tới Minh Vương, Ai Vương, Thuật Dương Vương thì hết. Bốn đời hưởng quốc được hơn 200 năm. Nước giàu dân mạnh. Không việc binh đao. Sau này mất cơ đồ bởi do móng rồng, vận nước cáo chung.
Thần tích làng Đa Vạn, Song Tháp, Đình Vỹ tổng Yên Thường, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đình làng Đình Vỹ, nơi thờ Trọng Thủy
Ngàn thu tiết tại năm Canh Thân ngày mồng một tháng 6 (nay đã là tháng 4)
Triệu Võ Hoàng đế họ Triệu, húy Đà, chữ đệm là Úy, ở ngôi 72 năm, thọ 114 năm, quê ở huyện Chân Định, người xã Đường Thâm. Từ năm 32 tuổi Đế nhận chiếu phong của Tần Hoàng làm quan lệnh Long Xuyên, Nhâm Hiêu làm Thái thú Nam Hải. Đến khi Tần loạn, Nhâm Hiêu nói với Úy Đà rằng:
– Thiên hạ đại loạn. Duy có họ Hạng là mạnh. Nay chúng ta binh lương ít, lực khó chống lại sức mạnh của họ Hạng. Ông là quan lệnh Long Xuyên có chí lớn, xin tùy Ông khởi binh, đánh Nam Giao Ngũ Lĩnh để chống lại loạn Tần, lưu danh thiên cổ.
Đà nghe lời đó bèn nói với Nhâm Hiêu rằng:
– Hai người chúng ta là tương đắc, sao phải phân hơn kém vậy.
Bèn phát quân Nam Hải, Long Xuyên. Đế cho Nhâm Hiêu dẫn quân đến vùng sơn cước, định đoạt được vùng Trung Nam của Ngũ Lĩnh. Nhâm Hiêu nhân đó dẫn quân đánh chiếm đất phía Tây.
Đế tự dẫn quân đánh Thục, đóng quân ở núi Tiên Du của Bắc Giang, cùng giao chiến với tướng Thục. Yến Vương lấy nỏ thần ra bắn. Đế nhiều lần thua chạy, mới biết Thục Vương tất có thần giúp, bèn nói:
– Binh uy của quân ta như vậy, lẽ ra đánh tất thắng, công tất được. Như thế này ta lại không thể chống được Thục. Chắc chắn có nỏ thần, nay không thể đánh lại.
Bèn sai con trưởng húy là Toán, tên chữ là Trọng Thủy, vào làm con tin ở Thục. Dâng hiến một cặp ngọc bích trắng, 17 cuộn vải gấm, đến chầu để cầu kết hòa, hợp hôn với con gái Vương là Mị Châu. Vương đồng ý nhận. Từ đó hai nước tương hòa, không xảy ra binh đao. Khi quốc gia có việc, Vương gọi đến hỏi thì Trọng Thủy ứng đối trôi chảy, lời nói có lý. Vương rất yêu mến, nói với Toán rằng:
– Cha của con đúng là một vị chủ anh hùng, đã cùng với Trẫm kết hòa, quốc gia vô sự, ta có gì phải lo. Con đúng là hiền tế mà ta có được. Trẫm chỉ có một con gái là Mị Châu, nay gả cho con, coi con như con trai.
Toán dập đầu tạ Vương. Mị Châu cùng với Toán cá nước kết duyên, được vài tháng Châu có thai. Được 12 tháng sinh được một nam nhi, vẻ rồng mũi chim. Vương do có nỏ thiêng, nhân tên đó đặt là Linh. Khi biết nói thì tỏ ra ngoan ngoãn, yêu kính. Vương nói:
– Nay tuy còn nhỏ, sau thành nền tảng của xã tắc.
Trọng Thủy nhân đó tạ Vương mà nói:
– Tới nay tiểu tử con vào triều, ngày dài đã được hơn 4 năm. Nay được Vương ban gả cho Châu nương, lại được lâu dài cùng với đức của nước nhà. Vợ chồng thần duyên tình tương hợp, sinh được một con là Linh. Nay đã 3 tuổi. Vậy xin bái tạ ơn điển quốc gia, cho thần dẫn thê tử về thăm Cha của thần sức khỏe ra sao, để được làm tròn chữ Hiếu. Cha con ông cháu vui yến sum họp, cho đến kỳ mùa xuân sẽ cùng quay về triều. Vạn mong được hưởng sự chiếu cố của bề trên.
Vương đồng ý, lại cười nói rằng:
– Nay lúc thiên hạ đại loạn, con đi hãy quay về để giữ yên cho nước nhà.
Trả lời rằng:
– Hán Sở tương tranh, thiên hạ đại loạn. Nước nhà không dễ được bảo toàn. May là
nước nhà cùng với Cha của thần đã cùng kết hòa. Hưng vong là do số trời. Vương xin đừng lo lắng nhiều.
Vương cười rằng: – Tất nhiên.
Toán tạ Vương rời triều, trở về Đông các, trần tình cùng Mị Nương, kể lại rằng:
-Chuyện nước nhà như vậy. Vương đã cho phép sau một ngày vợ chồng con cái chúng ta cùng về Bắc thăm sức khỏe của Cha. Đến mùa xuân lại cùng trở về triều. Như vậy trung hiếu đôi đường đều vẹn.
Mị Châu nói:
– Vương chỉ có mình thiếp là con gái, tình cảm ngày đêm không rời khỏi bên Vương. Nay lúc thiên hạ đại loạn, nước nhà chưa biết có được yên ổn hay không. Thiếp không nỡ rời xa Vương. Thân thiếp đã gửi cho Lang quân được gần 5 năm, tâm trí đều một lòng. Nhưng nay việc lễ với vua cha của chàng thiếp đành cam chịu bất hiếu. Nhờ Lang quân cùng với Linh về thăm sức khỏe của Đế. Sau là cho thiếp được một lạy kính cẩn bái chúc Vua cha.
Toán đồng ý, lại dụ Châu rằng:
– Ta vẫn chưa được biết nỏ thần thật sự là như thế nào.
Châu bèn đem nỏ thần đến. Trọng Thủy xem nỏ, lại dấu lẫy nỏ đi, rồi tiếp tục dụ Mị Châu:
– Nay lúc thiên hạ đại loạn, nước nhà chưa chắc đã được bảo toàn. Còn ta lại Nam Bắc cách biệt. Nhỡ chẳng may không kịp quay về, vạn nhất nước nhà xảy ra việc gì, tình cảm vợ chồng, lấy gì để làm dấu tích?
Châu nói:
– Trong nhà có một con Ngỗng. Lông ngỗng rơi ra, thiếp thường nhặt cho vào trong túi. Còn một cặp thoa vàng mà Lang quân vẫn thường thấy. Đó là những dấu tích. Vạn nhất nước nhà có xảy ra chuyện, mong phu quân theo tình vợ chồng mà không chia biệt.
Toán nghe lời quay lại nói với nàng rằng:
– Hãy cẩn thận! Cẩn thận!
Sáng ngày vào bái tạ Vương. Vương sai sứ dẫn cha con Linh về Chân Định, nói với Toán rằng:
– Đến mùa xuân cha con nhà con liệu có lại triều nữa thật không?
Toán bái tạ Vương nói:
– Xin đúng như lời vậy.
Hôm đó phụng mệnh quay về, dẫn Linh vào bái tạ Vương và Châu. Châu gặp nói với Linh rằng:
– Đến mùa xuân mẹ con lại gặp lại.
Linh đáp: – Tất nhiên.
Phút chốc cha con cùng với sứ giả trở về Chân Định, vào triều kiến Vua cha, báo cáo lại sự việc, đã lấy được lẫy nỏ.
Nhâm Hiêu nằm trên giường bệnh nói:
– Hiêu ta nay mắc bệnh chắc sẽ chết. Việc thiên hạ quyết chính thế nào, Đế hãy làm.
Đế nói:
– Không phải là ta, mà hãy để cơ hội này cho Toán.
Đến khi Hiêu mất, Đế nói với Toán rằng:
– Trước đây hơn một tuần, thường thấy có mây lành tụ hợp. Nay đã qua 4 năm con vào Thục làm con tin, được lẫy nỏ, được con trai, đắc ý trở về. Đó là trời cho khởi sự, sao không thể thành?
Triệu tiến quân đánh Thục, tới thành Ốc. Yến Vương không biết đã mất lẫy nỏ, nên cười rằng:
– Đà không sợ nỏ thần của ta sao?
Quân Triệu tới gần. Vương bắn nỏ. Lẫy nỏ bị gãy. Vương đành thua chạy qua phía Tây, vượt qua Mỹ Lương, Chương Đức, qua Thanh Hóa đến núi Lạc Xá cửa biển Biện. Vương hô rằng:
– Ta xây thành thì được giúp, nay lúc mất nước, Kim Quy hiện ở đâu?
Dứt lời thấy Kim Quy hiện trên mặt nước, hô với Vương rằng:
– Giặc ở sau lưng!
Phía sau chỉ có Mị Châu. Mị Châu theo Vương nói:
– Thiếp ngu dốt nghe theo người ngoài, nay chắc phải chết. Nếu có lòng phản trắc, chết sẽ thành cát bụi. Còn nếu không có lòng phản, chết xin thành kim ngọc.
Vương rút kiếm chém Mị Châu, rồi theo Kim Quy mà đi. Sau vài tháng Trọng Thủy, Trương Hống, Trương Hát dẫn quân đuổi tới cửa Biện, thấy thi thể Mị Châu đeo một chiếc túi, hai chiếc thoa vàng, đúng là tích vật. Trọng Thủy cầm túi mà khóc, tình vợ chồng từ nay li biệt. Rồi ôm Mị Châu trở về thành Ốc, an táng ở núi Yên Phụ. Tháng 4 vào đầu giờ Dần ngày mồng 5, lấy dao trúc mà giết Ngỗng tế Mị Nương. Do cảm động nghĩa tử thê lương, người dân Yên Phụ đắp một mộ phần phụng sự. Đến xã Nội Trà ngày 10 tháng 4 nằm mộng mà chết. Dân Nội Trà cũng đắp một mộ phần. Nhân dân phụng sự đem về thành Loa an táng thành mộ phần. Tới tháng 6 ngày 10, thấy bóng hình Mị Châu ở trên giếng, thấy Toán tâm tính mất hết mà ra đi. Toán quay đầu muốn đuổi theo ôm lấy bóng hình mà không được, rơi xuống đáy giếng mà chết.
Nhân đó gọi là giếng Ngọc. Đến khi định được thiên hạ, Đế đã 43 tuổi. Tháng 5 mùa hè Đế lên ngôi ở bến Nghĩa Lĩnh, đóng đô Trung Nam, xe mui lụa vàng, lông mao cắm trái, không kém Hán Đế. Tháng 8 mùa thu lập Trình Thị làm Hoàng hậu, Hàn Thị làm Phi nhân. Trình Hậu sinh được 3 con trai. Hàn Phi sinh được 4 con trai. Xưng là Toán, viết Đô thống Càn Ngọ Tướng lang. Toán từ khi Đế là quan lệnh Long Xuyên, lấy con gái họ Khương sinh ra Toán. Khi trưởng thành Đế sai làm con tin ở Thục, lấy Mị Châu sinh được một con trai. Thục chủ có nỏ thần, nhân đó mà đặt tên là Linh. 3 tuổi về Triệu. Đế được lẫy nỏ thất lạc của Thục nên thêm chữ đệm là Lạc, gọi Triệu Lạc Linh. Triệu được thiên hạ đều nhờ công của Toán. Thiên hạ được yên định nhưng mẹ con Khương Thị đều đã mất. Đế nhớ công của Trọng Thủy, thấy Triệu Lạc Linh tài đức vẹn toàn, xứng là người cai trị tốt. Đế rất yêu mến, gọi là Hoàng thế tôn.
Đế sinh được 8 người con trai, nước giàu quân mạnh, cùng với Hán binh đao không ngừng. Tới thời Văn Đế mới hiến ngà voi, sừng tê, hai nước kết hòa, nước nhà vô sự. Thọ 114 năm. Ở ngôi 72 năm. Khi viết xưng là Lão phu. Khởi xướng cơ nghiệp đế vương. Thực ra vị chủ anh hùng. Công cao khó vượt.
Năm Quý Tỵ tháng 11 sang năm Tân Dậu tháng 12 Đế mất, an táng Trường lăng ở Nghĩa Lĩnh. Triệu Lạc Linh hiệu Hoàng thế tôn lên ngôi, tức là Văn Đế. Đế khi mới nối ngôi nghe lời Hoàng tổ, cảm trước công của cha mình mới có được như ngày nay, đã lại truy phong tôn Hoàng tổ khảo, gia phong cho cha mình mỹ tự, hiệu là Quý Minh Đại vương. Đế giữ nước khó khăn, phải sai con trai vào Hán làm con tin. Truyền tới Minh Vương, Ai Vương, Thuật Dương Vương thì hết. Bốn đời hưởng quốc được hơn 200 năm. Nước giàu dân mạnh. Không việc binh đao. Sau này mất cơ đồ bởi do móng rồng, vận nước cáo chung.