Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Bàn thêm về Tứ Linh - 4 con vật thiêng Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn thêm về Tứ Linh - 4 con vật thiêng Flags_1



    Bàn thêm về Tứ Linh - 4 con vật thiêng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Bàn thêm về Tứ Linh - 4 con vật thiêng Empty Bàn thêm về Tứ Linh - 4 con vật thiêng

    Bài gửi by Admin 4/12/2016, 12:55 pm

    Trong văn hóa Đông phương Tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng là 4 con thú  được dân gian thiêng hóa thành những vị thần trấn giữ bảo trợ cho loài người ở Tứ chính phương : Đông – Tây –  Nam –  Bắc . Nhiều người cho rằng Chúng được người xưa tạo ra từ tên của bốn chòm sao ở 4  phương trời : Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
    Thực ra theo quy luật diễn biến từ đơn giản tới phức tạp thì phải nói ngược lại mới đúng :  Tứ linh có từ khi con người còn ‘ nửa mê nửa tỉnh’ lẫn lộn thần với vật thành 1 mớ  , đến  khi tri thức phát triển con người quan sát vũ trụ và ghi nhận các chòm sao ở 4 phương trời đã dựa theo Tứ linh mà đặt tên .
    Xem ra Tứ linh đã chịu chung số phận với Dịch học ; người Trung quốc con cháu các Hãn Mongoloid khiến nó trở nên  huyễn hoặc , cố ý  làm  rối tinh rối mù lên để người ta không thể nào nhận ra mối liên quan với không gian  sống thực ; lập lờ Nam đổi thành Bắc  Bắc hóa ra Nam , thông tin địa lí ‘Thiên hạ’  lộn tùng phèo hết thảy rồi thừa nước đục thả câu  di dời cái nôi cuả nền văn minh ‘Thiên hạ’ về vùng đất tổ của Hán tộc , tự nhiên coi văn minh đông phương  là của họ . Từ là những sự việc giản đơn ,diễn biến không hề phức tạp mà đầu óc con người hoàn toàn có thể nắm bắt phán đóan , ngày nay khi đọc kinh Dịch made in China hay suy nghĩ về Tứ linh con người ta  bị dẫn giắt rời bỏ môi trường sống thực bước vào thế giới ảo lơ mơ không đâu ra đâu cứ như đi trên mây vậy .
    Tứ linh sách vở  của Trung quốc thường mô tả :
    I – Long  : Thần vật trấn ngự phương Đông
    Rồng có chín đặc điểm quan trọng sau:
    -Thân của rắn
    -Vẩy cá chép (81 vảy dương và 36 vảy âm).
    -Đầù lạc đà
    -Sừng hươu
    -Mắt tôm hùm
    -Bụng của con sò .
    -Gan bàn chân của  hổ
    -Vuốt của chim ưng
    -Mũi, Bờm, Đuôi của sư tử
    II – Ly : thần vật trấn ngự phươngTây
    (còn gọi chung là kỳ lân , gọi riêng thì con cái là Lân , con đực gọi là kỳ ???)
    Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm ; chi tiết thì :
    Lân có :
    -Sừng nai
    -Tai chó
    -Trán lạc đà
    -Mắt quỷ
    -Mũi sư tử
    -Miệng rồng
    -Thân ngựa
    -Chân hươu
    III – Quy : Thần vật trấn ngự phương Bắc ngày nay tức phương Nam xưa theo Dịch học .
    Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương).
    IV – Phụng : Thần vật trấn phương Nam ngày nay tức phương Bắc xưa .
    Phụng là tên con trống, con mái gọi là loan.
    Phụng có :
    -Mỏ diều hâu dài
    -Tóc trĩ
    -Vẩy cá chép
    -Móng chim ưng
    -Đuôi công
    Trong Tứ linh xem ra chỉ có Quy –  Rùa là con vật có thật còn lại 3 thần vật kia là do con người tưởng tượng ra mà thôi vì như sách vở Trung quốc đã mô tả trên trong môi trường sống thực không có con nào như thế , người có óc tưởng tượng phong phú cách mấy cũng không thể hình dung nổi đấy là những con qủy con quái gì .
    Thực ra tên gọi các chòm sao của 4 phương trong nền thiên văn Trung Hoa cổ đại :
    Thanh Long không có nghĩa là Rồng xanh , Bạch Hổ không phải là con Hổ trắng , Chu tước hay  Chu điểu không là con chim Đỏ , Huyền Vũ thì chỉ rõ Huyền là màu đen còn Vũ là con gì thì có trời mới biết đích xác . (có người cho Vũ là hình ảnh tổng hợp của rắn với Rùa).
    Thông tin khác cho biết  Tứ linh là 4 loài động vật đại diện cho 4 giới : lông vũ – giáp giới – vảy – lông mao gọi tắt là : vũ, giáp, lân, mao.
    Con Rồng thuộc lân loài có vảy
    Con Hổ loài có lông mao
    Con chim có lông vũ
    Suy ra sau rốt còn lại con ‘vũ’ chỉ có thể thuộc loài giáp xác  tức con rùa hay Quy .
    Vũ là con rắn cộng con rùa là điều bịa đặt , rắn thì nào có dính dáng gì tới loài giáp xác ?.
    Theo Dịch học : Thanh Bạch Chu Huyền và Hoàng tức  các màu Xanh Trắng Đỏ Đen và Vàng là sự vận dụng Ngũ hành vào hệ màu  , gọi là Ngũ sắc .
    Xanh chỉ phương Đông ; Thanh long là con rồng  thần vật phía đông , tương tự Bạch Hổ là con hổ  thần vật phía Tây , Chu tước hay Chu Điểu là con chim ở hướng Xích đạo màu đỏ và Huyền vũ là con rùa … ở phía Bắc màu đen  ngày nay .
    Chính tên 4 chòm sao Thanh long – Bạch hổ – Chu điểu và Huyền vũ đã giúp xác định Tứ linh là 1 dạng Điểu thú văn đặc biệt ; 4 con ‘điểu và thú’ trấn 4 phương thực ra chỉ là 4 con chim hay thú được người Việt cổ ‘thiêng’ hóa thành Thần  mà thôi .
    4 tên gọi Long Ly Quy Phụng đều là từ  Việt đơn gỉan cụ thể biến đổi đi mà ra .
    Xin nhắc lại ý trong bài Tứ Tạng – Tứ linh trước :
    Căn cứ trên Dịch học Hùng Việt thì Long Li Quy Phụng là những từ Việt ngữ có gốc là  : rung –  lìa – quay – phồng
    Thời thái cổ khi ngôn ngữ còn chưa phức tạp tổ tiên người Việt đã đánh dấu và đặt tên Tứ tượng bằng 4 từ mà vết tích còn có thể nhận ra ở ngày nay :
    – Thiếu dương ban sáng mùa xuân phương Đông tính Động , Việt ngữ gọi là là  rung tức động , sống động .
    – Thái Âm ban trưa muà hè Hướng Xích đạo là : phồng Việt ngữ nghĩa là trương nở lớn ra ở đây chỉ khí âm tức sức nóng đến cực đại .
    – Thiếu Âm ban chiều mùa thu phương Tây mặt trời lặn tính không thay đổi tức  lì hay lìa tức rời khỏi ứng với từ : tây – tử , từ trần .
    – Thái Dương ban đêm mùa đông hướng ngược với Xích đạo gọi là : quay nghĩa là trở đầu đảo chiều Âm Dương tiêu trưởng để bắt đầu 1 chu kỳ mới .
    Xuất phát từ Dịch học 4 từ Việt ngữ của 1 vòng Âm Dương tuần hoàn trở thành Tứ linh trong văn minh Trung hoa .
    1- Từ Rung – Long
    Rung là động biến âm ra rồng trong tiếng Việt ngày nay ..
    Rung ký âm Hán tự là Lung , phát âm Hán Việt là Long . Điểu thú văn lấy con rồng làm dấu hiệu chỉ tượng Thiếu Dương ,phương Đông , mùa Xuân . Dịch học quan niệm phương đông là phương động cũng nghĩa là sống động , là phương của quẻ Chấn hay Thìn , Chấn là động và Thìn cũng là Rồng ,
    2 – Từ Phồng – Phụng .
    Phồng có những biến âm như Phùng như trong phùng mang trợn má …,
    Phỏng chỉ chỗ phồng lên do bỏng nhiệt .
    Trong Điểu thú văn Phồng – phùng biến thành Phụng tức chim Phụng hoàng hay Phượng hoàng là thần điểu tượng trưng cho Thái Âm . Mặt trời ở trên cao được tượng trưng bởi loài chim thần , Phụng hoàng là chủ bầu trời chính là dấu hiệu vật thể tiên khởi của ký hiệu để rồi dần dần sau cùng biến thành ký tự hay chữ viết ngày nay .
    3 – Từ Lìa – Ly .
    Động từ Lìa chỉ sự tách rời trong vòng quay đời người là lúc lìa bỏ cõi trần , li – lìa là đồng âm của từ Lửa , Hoa ngữ là Hoả , thần thú biểu tượng cho Thiếu Âm , phương tây mùa Thu thần thú biểu tượng là con LY – LỶ – LỬA , nguyên thủy là con ly – lửa , Hoa ngữ là Hỏa biến âm thành Hổ , Cả Việt và Hoa đều gọi là Hổ , Hổ là Hoả , hoả là lửa –lỉ̀a – ly chỉ là một .
    Tại sao Ly còn gọi là con Lân hay Kỳ Lân ?
    Theo Phép phiên thiết Hán văn :
    Lân tri = Ly
    Người Hoa làm rớt mất âm ‘Tri’ để chỉ còn lại ‘Lân’ thế là con lửa hay Ly biến thành con Lân 1 thần thú thoát thai từ con vật thật là loài Hổ , người Hán đang cố gắng làm chuyện ….nhập nhèm biến Hổ thành sư tử khi mà dân Trung hoa ở nam Dương tử bé tới lớn có lẽ chỉ thấy con sư tử ở sở thú mà thôi .
    Lân còn gọi là Kỳ lân có học ‘gỉa’ cố ý phịa ra …Lân là con cái Kỳ là con đực như thế Kỳ Lân là 1cặp chứ không phải 1con thú ….thực ra Kỳ Lân cũng là Kỳ Ly , Ly –lửa ở đây cho ta thông tin về con Hổ loài thú được người LA coi như thần bản mệnh của dân tộc mình , hiện nay người dân ở chung quanh Côn Minh Vân nam vẫn rất kính trọng loài thú này , người La sách vở Tàu viết thành Liêu hay Liêu tử tên khoa học thường dùng là người Kadai , từ Kỳ chỉ đất Kỳ hay đầy đủ là Kỳ Chu – Cùi Chu cách đọc khác của Qúy châu ở miền tây nam Trung hoa , Kỳ chu nơi có Kỳ sơn cũng chính là tên đất gốc tổ của nhà Chu Trung hoa .Chỉ là tên 1 con thú mà người xưa đã ký thác cả tên đất và tên tộc người vào đấy hỏi không là thần sao được .
    4 – Từ Quay – Quy .
    Nhiều đền thờ ở Việt nam vẫn dành vị trí trang trọng cho tượng chim Hạc đứng trên lưng Rùa tượng trưng cho trời và đất – âm và dương , con Rùa loài sinh vật rất tầm thường luôn sống ở sát mặt đất sao lại được coi trọng xếp vào hàng tứ linh ?
    Trong văn minh sử Trung hoa thì con rùa có vị trí rất đặc biệt ; từ đời nhà Thương chữ đã được khắc trên mai và yếm rùa , mang chữ trên người con Rùa đã trở thành công cụ truyền bá văn minh , một nhiệm vụ hết sức cao cả không con vật nào có được vinh dự như thế .
    Thái Dương là vị trí Âm tiêu đến cùng cực là số không và bắt đầu đi lên chính sự quay đầu của khí âm bắt đầu cho chu trình Âm Dương tiêu trưởng mới khiến cổ nhân chọn con Quy làm đại biểu cho tượng Thái dương , chỉ có tên Quy là từ phát âm gần với Quay nhất không có con vật nào gần hơn nữa .
    Tóm lại : Rất rõ ràng  Tứ linh chỉ là 4 chữ của Điểu thú văn loại văn tự tối cổ của người họ Hùng mà thôi .
    Tứ Linh : Long –Ly – Quy – Phụng là biểu tượng sáng chói của nền văn minh Trung hoa , nó bàng bạc ở mọi nơi mọi chỗ trong đời sống từ đền thờ miếu mạo cho tới cái thiệp cưới …điều không thể ngờ ; khó có ai dám nghĩ là : Long – Ly- Quy – Phụng thực ra chỉ là biến âm của những từ Việt chính gốc : rung –lì – quay – phồng …những từ này xem ra …rất tầm thường nhưng cái vỏ tầm thường dân giả Việt nam ấy bên trong lại chứa cái vô cùng vĩ đại là Tứ tượng của Dịch học , cái học uyên thâm tới nỗi bậc thánh nhân như Khổng tử mà phải than sao không sống lâu hơn để tìm hiểu suy gẫm thêm nữa .
    Với  điều kì lạ mới biết này ta kết luận sao đây về nền văn minh Trung Hoa ?.
    Là thành tựu trí tuệ của  Hán tộc hay Việt tộc truyền nhân của người họ Hùng tưởng đã qúa rõ .
    Nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu cho con Li hay Lân là hình ảnh của con Tê giác  .
    Vậy đích xác thì Ly hay Lân  nguyên thủy là con  Hổ hay Tê giác ?.
    Bạch Hổ ở phía Tây là loài có lông mao nên  Ly là do con hổ thiêng hóa mà thành nhưng ý kiến Ly là hình ảnh của Tê giác cũng không sai vì theo tư liệu thì con Lân  có sừng và có thể Tê chỉ là biến âm của Tây – phương Tây .
    Trường hợp con Hổ hay Tê giác này  tương tự như việc chi Mẹo là con Mèo hay con Thỏ .
    Rõ ràng ban đầu do cận âm nên chi Mẹo con Giáp là con Mèo là hoàn toàn hợp lí nhưng trong quá trình phát triển có sự biến đổi khi nền văn minh Dịch học truyền đến địa bàn mới mà cư dân nơi đó vì 1 lí do nào đó không thích hay kiêng kị con Mèo nên đã lấy hình ảnh Thỏ thay thế , việc này cũng dựa trên nền tảng Dịch học : theo Dịch học Hùng Việt phía Tây hành Thổ là đất đá (Không phải hành Kim như Dịch học Tàu viết) . Phía Tây hành Thổ nên chữ điểu thú văn dùng con Thỏ để chỉ định xét ra cũng là phù hợp .

      Hôm nay: 22/11/2024, 4:53 pm