Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Flags_1



    Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Empty Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái

    Bài gửi by Admin 23/6/2017, 2:53 pm

    bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/
    Những mẩu truyện trong Lĩnh Nam chích quái là những thông tin hết sức cô đọng về quá khứ của người Việt từ đầu thời kỳ dựng nước. Có nhiều chi tiết trong các chuyện này, đọc đi đọc lại mà không khỏi giật mình vì sự xác tín và thâm sâu của nó. Người Việt đã dùng truyền thuyết lưu lại lịch sử của mình một cách khéo léo nhưng cũng rất rõ ràng. Chỉ là chúng ta “có mắt không tròng” mới đọc mà không hiểu những nhắn gửi của tiền nhân để lại.
    Ví dụ, Truỵện đầm Dạ Trạch kể: Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật, Tiên Dung bèn giác ngộ, bỏ phố phường, chợ búa, cơ nghiệp, rồi cả hai đều tìm thầy học đạo. Trên đường viễn hành, trời tối mà chưa tới thôn xá, hai người tạm nghỉ ở giữa đường, cầm trượng che nón mà trú thân. Đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài, dinh thực, phủ khố miếu xã, vàng bạc châu báu, giường chiếu chăn màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ, la liệt trước mắt. Sáng hôm sau ai trông thấy cũng kinh lạ, đem hương hoa, ngọc thực tới dâng mà xin làm bề tôi. Có văn võ bách quan chia quân túc vệ, lập thành nước riêng.
    Truyện kể rất rõ ràng, Chử Đồng Tử sau khi lấy con gái vua đã lập thành một nước riêng, có văn võ bách quan, có quân đội, có thành quách… Tức là Chử Đồng Tử đã lập ra một triều đại riêng, tuy không phải chính thống theo lối thiện nhượng như Sơn Tinh (vì lấy con gái vua mà chưa được đồng ý). Đối chiếu với Hoa sử thì đây là chuyện của Hậu Nghệ, nhân lúc vua Hạ Thái Khang ham chơi săn bắn đã chặn đường về mà đoạt ngôi. Nhà Hạ bị gián đoạn tới Hạ Thiếu Khang mới lại trung hưng.


    Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Lau-dai-da-hoa-624x936-2

    Cổng đền Đa Hòa (Khoái Châu, Hưng Yên) thờ Chử Đồng Tử với 4 chữ Cận thủy lâu đài.

    Câu đối trên cổng đền Đa Hòa ở Khoái Châu về Chử Đồng Tử:
    淳孝格天沙渚幔帷成異遇
    至誠通聖瓊林杖笠契真傳
    Thuận hiếu cách thiên, Sa Chử mạn duy thành dị ngộ
    Chí thành thông thánh, Quỳnh Lâm trượng lạp khế chân truyền.
    Dịch:
    Hiếu thuận động tới trời, bãi Chử màn che thành kỳ ngộ
    Thành chí thông tận thánh, Quỳnh Lâm gậy nón tiếp chân truyền.
    Một câu chuyện khác cũng về thời kỳ vươn ra biển Đông của người Việt là Truyện dưa hấu. Truyện bắt đầu như sau: Về đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai Tiêm vốn người ngoại quốc, khi lên 7, 8 tuổi, vua mua từ thương thuyền về làm nô bộc. Kíp tới khi lớn lên diện mao đoan chính, nhớ thuộc sự vật, vua ban tên cho là Mai Yến, hiệu là An Tiêm, lại ban cho một người thiếp. Tiêm sinh hạ được một trai một gái…
    Mai An Tiêm như thế là một “người ngoại quốc”. “Ngoại quốc thời Hùng Vương thì chỉ có thể là từ nước Hồ Tôn ở phía Nam. Truyện Mai An Tiêm từng được xác định cũng là sự tích thánh mẫu Thiên Y A Na của vùng miền Trung Việt. An Tiêm = Thiên Yên = Thiên Y A Na. Trong truyền tích Thiên Y A Na lấy hoàng tử Bắc Hải cũng sinh được một trai và một gái, đặt tên là Tri và Quí, rất khớp với Truyện dưa hấu kể rằng An Tiêm sinh được một trai một gái.
    Biểu tượng của thánh mẫu Thiên Y A Na ở Khánh Hòa là loài chim Yến hay chim Tinh Vệ, tha đá ở núi Tây mà lấp biển biển Đông. Còn Mai An Tiêm vốn có tên là Mai Yến, là tên của loài chim này (loài chim đã mang hạt dưa tới cho An Tiêm?). Mai là hướng mặt trời lên (ban mai) hay hướng Đông, được biểu trưng bằng số 8 (Bát) trong Hà thư. Có lẽ Bát Hải đã bị chép nhầm thành ra Bắc Hải, chỉ vị hoàng tử chồng của Thiên Y An Na.
    Truyện Đổng Thiên vương thì có đoạn kể Long Quân hiển hiện thành một cụ già tới gặp vua Hùng và nói: Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi có thể dẹp được giặc vậy.
    Lời nhắn nhủ của Long Quân rất kỳ lạ. Khi thắng được giặc thì các tướng có công sẽ được phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Đây chính là nói tới việc bắt đầu của chế độ “phong kiến”, phân phong và kiến lập của các chư hầu nhà Chu. Thánh Dóng là vị tướng dẫn đầu quân đội của nhà Chu tiến đánh Ân Trụ Vương. Đối chiếu theo Hoa sử thì có thể Thánh Dóng tương ứng với là Khương Thái Công Lã Vọng. Phải chăng Vọng là biến âm của Dóng? Chuyện Văn Vương cầu hiền gặp được Lã Vọng cũng tương tự như việc vua Hùng cầu người tài đánh giặc Ân vậy. Sau khi thành đại nghiệp Lã Vọng được kiến phong đất ở nước Tề, gọi là Khương Thái Công. Câu nói của Long Quân trong truyện là bằng chứng về khởi điểm chế độ phong kiến, thiên tử – chư hầu của thời Hùng Vương (thời Chu) tại nước ta.
    Chế độ phân phong này còn được nhắc đến trong một truyện khác của Lĩnh Nam chích quái. Truyện bánh chưng bánh dày có đoạn: Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em hai mươi mốt người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau các tướng tranh giành nhau thường dùng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự…
    Rõ ràng đây là chuyện phân phong và kiến lập các chư hầu. Lang Liêu hay Văn Lang là Chu Văn Vương, người đã tác Dịch, được truyền thuyết kể là làm ra bánh chưng bánh dày (bánh trăng bánh giời hay âm dương, tròn vuông). Nhà Chu đã phân phong cho các công thần và anh em trong dòng tộc cùng họ Cơ các vùng đất, sau thành các nước chư hầu. Các nước chư hầu tới thời Đông Chu thì nổi lên bá đạo, rồi vương đạo, tranh giành nhau qua các thời Xuân Thu Chiến Quốc, đúng như truyện kể trên. Thậm chí truyện còn dùng cả hình ảnh thực tế là cái hàng rào gỗ để ghi nhận sự tranh giành giữa các chư hầu, 21 người anh em của Lang Liêu…


    Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Ho-phung-di2

    Núi Trâu Sơn nhìn từ hồ Phùng Dị (Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh).

    Đặc biệt có một địa danh rất linh thiêng của nước Việt cổ, được nhiều truyện trong Lĩnh Nam chích quái nhắc tới, đó là núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, gần khu vực Lục Đầu giang. Đây là nơi Thánh Dóng đánh giặc Ân theo truyền thuyết. Vua Ân chết tại trận ở núi này và được lập đền miếu. Truyện Giếng Việt kể tới thời Tần Nhâm Hiêu làm quan ở Long Xuyên, có Thôi Vĩ là con của ngự sử đại phu nhà Tần (Thôi Lượng) sau khi chữa bệnh cho Nhâm Hiêu thì ngã xuống giếng tại núi Trâu Sơn. Thôi Vĩ gặp một con rắn trắng lớn, trên trán có chữ Vương Kinh Tử (dòng dõi của Kinh Vương hay Lạc Vương?). Rắn dẫn Thôi Vĩ gặp Ân hậu… Khi trở về có Dương quan đưa đường. Dương quan sau đó hóa thành con dê đá ở sau chùa Triệu Việt Vương.
    Còn Truyện đầm Nhất Dạ cho biết: Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập làm Triệu Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn huyện Vũ Ninh.
    Truyện Rùa vàng, bản A.2107 chép: Về sau nhà vua nhiều lần phá quân Tần Triệu Đà. Đà đóng quân ở Trâu Sơn cùng quân nhà vua đối lũy…
    Theo tư liệu này thì Triệu Đà là quân Tần, hay Trọng Thủy là Tần chứ không phải Triệu. An Dương Vương mất nước vào tay nhà Tần chứ không phải Triệu Việt Vương sau này.
    Như thế nếu theo các truyện này núi Trâu Sơn ít nhất có các di tích sau:
    – Chiến trường Thánh Dóng đánh giặc Ân.
    – Miếu Ân Vương.
    – Giếng Việt.
    – Nơi Triệu Đà (Tần) đóng quân khi đánh An Dương Vương.
    – Thành của Triệu Việt Vương thời Tiền Lý Nam Đế.
    – Chùa Triệu Việt Vương và con dê đá hóa hình của Dương quan.


    Vài điều về thời dựng nước trong Lĩnh Nam chích quái Chua-huu-bang2

    Chùa Hữu Bằng (Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh) ở chân núi Trâu Sơn.

    Theo các tư liệu địa chí của Bắc Ninh thời Nguyễn thì những di tích này từng tồn tại ở đây. Núi Trâu Sơn ở Bắc Ninh nay là khu vực huyện Quế Võ với các cái tên xã rất “cổ tích” của miền Giếng Việt: Châu Cầu (Châu = Trâu, có chùa Cô Tiên – nơi Thôi Vĩ gặp tiên nữ Ma Cô?), đầm Thất Gian (nơi Thánh Dóng nhổ tre đánh giặc), Ngọc Xá (liên quan đến viên ngọc Long Tụy?), hồ Phùng Dị (nơi Thôi Vĩ gặp sự lạ, rơi xuống giếng?). Trâu Sơn như vậy là nơi giao thời của các triều đại: từ Thương sang Chu, Chu sang Tần, Tần sang Triệu.
    Một câu đối ở chùa Hữu Bằng tại chân núi Trâu Sơn:
    有憑灵寺傳自古
    樓臺經始永千秋
    Hữu Bằng linh tự truyền tự cổ
    Lâu đài kinh thủy vĩnh thiên thu.
    Quanh núi Trâu Sơn như thế là một khu vực rất đáng được tìm hiểu cặn kẽ cả về mặt sự tích dân gian cũng như khả năng phát hiện những di chỉ khảo cổ của thời kỳ trước Công nguyên.

      Hôm nay: 22/11/2024, 12:09 pm