Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ Flags_1



    Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ Empty Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ

    Bài gửi by Admin 30/1/2024, 8:41 am

    Truyền thuyết khởi nguồn Họ Hồng Bàng kể 50 người con theo cha Rồng Lạc Long Quân đi về phía Đông xuống biển là các Thủy thượng Linh thần. 50 người con theo mẹ Tiên Âu Cơ lên vùng miền núi phía Tây là các Sơn thần. Như thế rồng là hình tượng đã đi vào trong văn hóa Việt ngay từ buổi đầu dựng nước với tâm thức hướng ra khai phá miền biển Đông.
    Nguồn : đăng lại từ https://hungvietsuquan.blogspot.com/2024/01/rong-trong-tam-thuc-huong-bien-cua.html
    1. Ca dao xưa:

    Mồng bốn cá đi ăn thề

    Mồng tám cá về cá vượt Vũ Môn.


    Truyền thuyết Việt về Rồng đầu tiên là trong điển tích cá vượt Vũ Môn hóa rồng. Đây là sự tích kể về thời vua Kinh Dương Vương khởi dựng nước Nam. Kinh Dương Vương cũng là Tản Viên Sơn Thánh, người đã chống lại nước lũ ngập ngang trời thời Đường Nghiêu. Vũ Môn nơi Tản Viên Kinh Dương Vương trị  thủy là dải Thác Bờ gập ghềnh hiểm trở trên dòng sông Đà. Hình ảnh cá hóa rồng còn lưu lại ở nhiều đền thờ Tản Viên Sơn Thánh quanh vùng Ngũ Lĩnh núi  Ba Vì. Cá vượt Vũ Môn là một lời thề, là tấm gương nghìn đời của bậc tiền nhân thời lập quốc, đã tìm tòi tri thức về thế giới quan và nhân sinh quan mà nỗ lực vượt qua thiên tai, xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân, đưa xã hội người Việt ở thủa hồng hoang phát triển lên một nấc thang mới.

    Người đã kết duyên cùng với Kinh Dương Vương sau cuộc gặp gỡ bên bờ Động Đình là Thần Long Nữ. Tản Viên Kinh Dương Vương  đã cứu được con rắn, con của Long vương Động Đình, rồi đi xuống Thủy cung mà lấy được cuốn sách ước. Mẫu Thần Long đại diện cho tộc người sinh sống ở vùng sông biển ở phía Đông, xưa được gọi là hồ Động Đình. Câu chuyện Mẫu Thoải (Mẫu Thủy phủ) còn được kể trong truyền thuyết về thư sinh Liễu Nghị, đã xuống Thủy cung truyền thư báo tin mà cứu được Xích Lân Long Nữ. Liễu Nghị như thế là một cách kể khác của Kinh Dương Vương – Tản Viên Sơn Thánh. Mẫu Thoải và Liễu Nghị được thờ như các vị thủy thần có khả năng ngăn mưa chống lụt ở chùa Ông (chùa Sộp) và chùa Bà (chùa Dựa) tại Thanh Miện, Hải Dương.

    2. Kinh Dương Vương lấy mẫu Thần Long sinh ra Lạc Long Quân nên Lạc Long Quân thừa hưởng vị trí quân chủ của cả dòng Lạc bên cha và dòng Long bên mẹ. Lạc Long Quân đứng đầu các tộc người vùng sông biển nên khi hóa sinh về biển được tôn là Vua cha Bát Hải Động Đình, là vị vua chủ của Thoải phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ. Rồng đã trở thành biểu tượng vật tổ của người Việt vào thời khai phá miền Thủy phủ Động Đình.

    Tín ngưỡng thờ những vị thủy thần Long Vương rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển, trải dài qua Thanh Hóa, Nghệ An, vào tới tận Hà Tĩnh. Ở khu vực ven biển huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh có một loạt các di tích thờ Tam Lang Long Vương như Miếu Ao Thạch Trị, đình Đại Hải… Đặc biệt nhất là đình Thạch Lặc nằm ngay trên di chỉ khảo cổ tiền sử cồn sò, nơi đã phát hiện được di cốt người Việt cổ với niên đại 4000 – 5000 năm trước. Đây là bằng chứng rất rõ ràng rằng các vị Long Vương là những quân chủ vùng ven sông biển, lấy nghề đánh bắt thủy hải sản mà sinh sống từ thời kỳ dựng nước trên 4000 năm trước.

    Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả cho biết những người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển được gọi là các Thủy thượng Linh thần. Chữ Linh có phát âm khác là Lung, cũng là Long, chỉ rồng. Linh Lang tức là Long Vương. Vị thần hồ Tây Uy Linh Lang do đó chính là vua cha Lạc Long Quân của thời sơ sử. Hồ Dâm Đàm là đầm rồng của Thủy quốc Động Đình, nơi Long Quân cùng với những người anh em trấn trị tại đó. Sự tích này còn ghi trong Lĩnh Nam chích quái về việc Long Quân cùng Lục bộ Thủy phủ dâng nước diệt con cáo chín đuôi ở Hồ Tây. Long Quân còn là thần chính khí Long Đỗ, vị thành hoàng của kinh thành Thăng Long xưa.

    3. Hình tượng rồng đã xuất hiện từ rất sớm trên những di vật khảo cổ đồ đồng thời Ân Thương (trên 3000 năm trước). Thường gặp nhất là hình rồng 1 chân, gọi là quỳ long, rất phổ biến trên các đồ đồng từ thời kỳ này. Truyền thuyết Long sinh cửu tử với 9 đứa con của rồng là 9 cách thể hiện hình tượng rồng trên các đồ dùng với những chức năng khác nhau. Ví dụ như hình mặt thú Thao thiết thường gặp trên các đỉnh đồng xưa. Hình Tiêu đồ với mặt rồng ngậm vòng, thường dùng trên các bình đồng làm quai cầm hay tay nắm cửa. Nhai tí là tên gọi cho hình rồng đúc trên chuôi các loại vũ khí như giáo, dao găm… Công phúc là loại rồng dẫn thủy, gặp trên các ấm đồng có vòi rót dài hình rồng… Rồng đã biến hóa vào mọi mặt của đời sống người Việt cổ.

    Trong văn hóa tín ngưỡng, các vị Long Vương còn gặp ở một dạng thể hiện khác. Ở Nhật Tân có sự tích bà phi của vua Diệu Đế sinh ra một bọc, đem để ở bãi Nhật Chiệu, rồi nở thành 7 con rồng bay lên trời. 7 con rồng này là thần Uy Linh Lang và Đoài hồ thất giáp (7 giáp của hồ Tây). Tại bãi này người ta trồng 7 cây hoa gạo (mộc miên) để tưởng nhớ đến các vị thần rồng. Ngày sinh của Uy Linh Lang và những người anh em cùng bọc của mình là vào 10 tháng 2 Âm lịch. Đây cũng là lúc hoa gạo vào mùa nở đỏ rực ở bên bờ sông Hồng. Những cây hoa gạo nở hoa đỏ tháng 2 là hình ảnh rất sống, rất thực của Rồng bay lên trên đất Thăng Long.

    Ở Long Hưng điện tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên có sự tích vua Triệu Đà đi qua nơi đây, thấy rồng bay lên nên đã đặt tên là Thăng Long. Tên gọi Thăng Long của vùng Long Biên – Hà Nội như thế có từ thế kỷ 3 trước Công nguyên. Thăng Long là hình ảnh “Phi long tại thiên” của hào từ thứ năm trong quẻ Càn của Kinh Dịch. Đây là hào từ chỉ sự thăng hoa cao nhất của người quân tử. Rồng bay lên tức là trạng thái thành đạt, khi vua lên ngôi Hoàng đế, lập nên một triều đại.

    Gắn với vua Triệu Vũ Đế còn có là di vật cổ là tượng một con Rồng đá lớn, cao bằng người, ở trên núi Châu Sơn (nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh). Con rồng đá này được tạo hình có mỏ chim, có cánh như thể hiện sự kết hợp giữa rồng và phượng. Con Rồng đá núi Châu Sơn là linh vật của ở đền thờ Triệu Vũ Đế có từ thời Hán. Nó là di vật chứng minh cho sự kiện Triệu Đà khởi nghĩa kháng Tần, lập căn cứ ở vùng núi này.

    4. Ở một hướng phát triển khác, trong dòng tộc người Việt theo mẹ Âu Cơ lên núi, rồng được thể hiện khá nhiều trên các đồ đồng văn hóa Đông Sơn. Những hình rồng ở đây được gọi là Giao long. Hình Giao long thường gặp thành từng cặp ở trên các lưỡi rìu, lưỡi giáo, trống đồng, đồ trang sức… của văn hóa Đông Sơn. Ở đây Giao long được thể hiện như một loài thú có 4 chân, đuôi như có lông, trải dài hoặc cuộn, có mõm dài, có mào. Tiền thân của hình tượng Giao long có thể là loài cá sấu (hay thuồng luồng), vốn là loài bò sát lớn sinh sống phổ biến ở các vùng sông nước miền Bắc nước ta vào thời trước Công nguyên. Sự xuất hiện của hình tượng rồng Lạc (giao long) này cùng với hình chim Âu trên các đồ đồng Đông Sơn chỉ rõ sự hợp nhất hai dòng Âu – Lạc, lên núi xuống biển vào thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên.

    Liên quan đến hình tượng Rồng lịch sử còn ghi vua Triệu Việt Vương khi ẩn trong đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) đã được một vị thủy thần là Quý Minh Đại vương, cưỡi rồng vàng hạ xuống, tháo móng rồng trao cho để làm thành bảo bối mũ đâu mâu. Oai lực của đâu mâu móng rồng chỉ vào đâu là giặc ở đó tất tan. Những nơi thờ Triệu Việt Vương ở vùng đầm Dạ Trạch luôn thờ cùng với các vị thủy thần tại đây như Quý Minh Đại vương hay Linh Lang Đại vương. Những ngôi đình, ngôi đền cổ thờ các vị thần này được thể hiện bằng những bức chạm rồng thành hàng bầy, vô cùng sinh động. Phải chăng đó là trạng thái “Quần long vô thủ” như hào từ thứ 6 của quẻ Càn trong Kinh Dịch nói tới, chỉ sự thái bình thịnh vượng?

    Hiện vật khảo cổ tiêu biểu thường gặp sau thời kỳ nước Âu Lạc là các gương đồng. Những chiếc gương thời Hán được chôn theo người chết với ý nghĩa dẫn đường cho vong linh về với tiên giới, về với tổ tiên. Trên các gương đồng thời Hán, rồng được thể hiện là Thanh Long, một trong bốn loài linh thú (tứ linh). Chữ viết trên gương đồng ghi: Rồng trái, hổ phải trừ đi điều xấu. Con rồng trên gương đồng như thế là biểu tượng của sự cát tường, may mắn. Cùng thời kỳ này còn hay gặp hình ảnh các vị chân nhân cưỡi rồng bay trên mây. Đây là thể hiện sự đắc đạo phi thăng thành Tiên. Hình tượng cùng chủ đề này gặp ở trên mảng chạm tại đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), khắc họa những vị tiên có thân rồng. Chủ đề rồng thời kỳ đầu Công nguyên gắn liền với quan niệm tu tiên của Đạo giáo.

    Từ khi Kinh Dương Vương trị thủy, vượt Vũ Môn hóa rồng, mẫu Thần Long và vua cha Lạc Long Quân dẫn con dân người Việt chinh phục miền sông nước ven biển Đông, hình tượng rồng đã đi vào tâm thức tín ngưỡng của người Việt, là biểu trưng cho nhiều mặt của đời sống như ăn, uống, làm nông nghiệp, thủy lợi, chiến đấu bảo vệ quê hương. Rồng bay lên trên đất Thăng Long là khi người Việt đạt đến chế độ phát triển tổ chức xã hội cao nhất, Triệu Vũ Hoàng Đế nhất thống sơn hà, hải nội. Những vị chân nhân đắc đạo cưỡi rồng phi thăng bất tử thành tiên. Con rồng biểu tượng vừa cho sự chinh phục miền sông nước biển Đông thời lập quốc, vừa là sự thăng hoa tinh thần của xã hội người Việt khi thiên hạ thống nhất một dải.


    Bài viết đăng trên Tạp chí Năng lượng mới số Tết năm Giáp Thìn 2024.


    Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ Rong%20huong%20bien%201

    Văn nhân góp thêm Vài chuyện chung quanh con rồng
    Rồng là dịch tượng rất quan trong trong nền văn minh dựa trên nền tảng Dịch học .
    Trong biểu hiện khác của Tứ Tượng Long Ly Quy Phụng . Long biểu hiện của phương Đông thường được nhắc đến đầu tiên như bình minh của 1 ngày .
    Trong vốn từ Việt ngữ có 2 cặp từ kép mà chỉ thông qua Dịch học mới biết được ý nghĩa :
    Chấn động và ̣định Đoạt
    Trong đồ hình Hậu thiên Bát quái ; quẻ Chấn hay quẻ Thìn trấn phương Đông – Động
    Quẻ Đoạt tức quẻ Đoài trấn bên Tây Định
    Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ Hau-thien-bat-quai
    Ngoài Tứ Tượng và Bát quái Thập nhị điạ chi cũng có chi Thìn tượng của con Rồng
    Xét ra con Rồng bàng bạc mọi nơi trong Dịch học.
    Rồng hay Long là sản phẩm của văn minh Việt hay Tàu ?
    Dịch học Hùng Việt quả quyết con Rồng là 1 hình tượng của nền văn mih Việt , từ kép Chấn – động đã chỉ ra cả Rồng và Long đều xuất pháp từ Rung tức động của Việt ngữ :
    rung > rùng > rồng
    rung âm Việt cổ đọc là lung – long
    Việt cả đấy có tàu tây gì đâu .
    Do Long ̣̣đồng ăm với ‘lang’ là thủ lãnh trong văn minh Việt nên con rồng được dùng chỉ nhà vua , người Tàu không dùng từ lang để chỉ thủ lãnh .
    Người phương Tây khi tiếp súc với văn minh phương Đông đã học lóm khái niệm thần Rồng của người Việt nên Tiếng Anh có từ dragon chỉ con rồng Việt
    ‘dra gông thiết rồng’ đã khẳng định đây là sản phẩm của văn minh Việt trăm phần trăm .

      Hôm nay: 25/11/2024, 1:13 am