Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?  Flags_1



    Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?  Empty Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?

    Bài gửi by Admin 29/8/2020, 3:19 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2020/08/27/thang-bay-co-hon-la-su-kien-gi-trong-lich-su/

    Theo quan niệm dân gian cứ vào ngày 2/7 âm lịch hằng năm, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cô hồn dạ quỷ được trở về nhân gian. Rồi đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, ma quỷ sẽ bị gọi trở lại địa ngục. Đây cũng là ngày “âm khí xung thiên”. Người ở trần gian sẽ phải cúng cháo, gạo hay muối cho các vong linh… Còn Truyện giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái cho biết: Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới chân núi Trâu. Hùng Vương cầu cứu với Long Quân, Long Quân hóa thành Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc, quân nhà Ân đều thua chạy. Vua nhà Ân chết trận dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, bốn mùa đều phải hương khói. Theo đó, vua Ân chết biến thành vua Địa phủ, tức chính là Diêm Vương, người cho mở Quỷ Môn quan thả các vong hồn lên dương thế vào tháng 7 hàng năm. Từ dữ liệu này có thể nhận định rằng tục cúng cô hồn vào tháng 7 liên quan tới cái chết của vua Ân trong cuộc chiến với Phù Đổng Thiên Vương. Ở núi Trâu Sơn, hay núi Vũ Ninh nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh vẫn còn những dấu vết trực tiếp của câu chuyện Giếng Việt, với những “hang nhà Ân” như những cung điện ngang dọc trong lòng đất (các mộ gạch cổ). Khu vực núi Vũ Ninh thờ Triệu Vũ Đế, nhưng nhiều khi tượng thờ vua Triệu lại được dân địa phương gọi là “tượng người Ân”.

    Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?  20191124_092438-2

    Tượng Triệu Vũ Đế xưa thờ ở Trâu Sơn. Liên quan đến các âm hồn, truyền thuyết Việt còn có truyện Bạch Kê tinh ở Cổ Loa: Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều trước chôn ở đây. Tinh Gà trắng hại người ở quán bên chân núi, hàng đêm lại hóa thành con cú bay đậu lên cây chiên đàn, ngậm lá thư kêu Trời, làm cho thành Cổ Loa cứ xây xong lại đổ. Nhờ có Huyền Thiên Lão Tử cử thần Kim Quy đến diệt trừ thì mới dẹp yên. Miếu Bạch Kê ở núi Thất Diệu nay vẫn còn. Câu đối ở cổng miếu: 千秋鈥鈿前王澤 百越山河故國恩 Thiên thu hỏa điền tiền vương trạchBách Việt sơn hà cố quốc ân. Dịch: Hỏa điền ngàn năm lộc vua trướcNúi sông Bách Việt ơn nước xưa. Câu đối này coi Bạch Kê là “tiền vương” của Bách Việt.

    Tháng Bảy cô hồn là sự kiện gì trong lịch sử?  Bach-ke

    Miếu Bạch Kê ở thị trấn Sọ, Yên Phong, Bắc Ninh.  Đền Bạch Kê nằm ở thị trấn Sọ, cho thấy xương người chết xưa kia ở đây đã chất đầy trong núi, tạo nên oan khí vô cùng… Lĩnh Nam chích quái kể lại việc “khai quật” này khi Thục An Dương Vương xây Cổ Loa: Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Trong lễ tục mở cửa mả, siêu thoát cho người đã khuất cũng có dùng một con gà trống kêu quanh mộ người chết. Kê tinh như thế là biểu tượng cho âm hồn. Mà cụ thể trong truyện ở Cổ Loa, là hiện thân của “con vua đời trước” muốn báo thù cho nước. Môt liên hệ nữa là bản thân gà trống là chữ Hùng 雄 trong tên Hùng Vương. Kê tinh như thế chỉ oan hồn của vị vua Hùng “đời trước”, đã bị mất nước bởi Thục Vương. Thục An Dương Vương ở Cổ Loa là triều đại mà đã đánh dẹp nhà Ân. Như thế Bạch Kê tinh tức chính là âm hồn của Ân Vương. Lịch sử kể, khi bị quân đội của Vũ Vương nhà Chu, cầm đầu bởi Khương Tử Nha tấn công vào kinh đô Triều Ca, thì Ân Trụ Vương đã đốt cháy Lộc Đài và nhảy vào biển lửa tự vẫn, chấm dứt thời kỳ nhà Ân Thương kéo dài khoảng 600 năm, chấm dứt cuộc chiến giành thiên hạ hàng chục năm giữa Ân và Chu, với bao nhiêu đổ máu cho cả 2 bên. Kết thúc cuộc chiến này, các tướng lĩnh đã hy sinh của cả 2 bên đã được vào đưa vào bảng phong thần, trở thành các vị thần có thờ tự. Còn bao nhiêu sinh linh đã thiệt mạng trong cuộc chiến, mà bi thảm nhất chính là cái chết của Trụ Vương, thì được cúng tế trong tục cúng cô hồn. Ngày rằm tháng 7 theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả là ngày hóa của Hùng Huy Vương, húy là Long Tiên Lang. Triều đại tiếp theo là Hùng Ninh Vương, húy là Thừa Văn Lang. Thông tin này khẳng định thêm nhận định về Thương – Chu ở trên. Long Tiên Lang là dòng vua Hùng theo cha Lạc Long Quân ở phía Đông, tức là nhà Ân Thương. Còn Ninh Vương chính là tên của Cơ Phát hay Chu Vũ Vương, người kế thừa nước Văn Lang của Chu Văn Vương, nên có tên là Thừa Văn Lang. Cúng cô hồn tháng Bảy hàng năm thực chất chính là ngày cầu siêu cho nhân dân đói khổ vì chiến tranh loạn lạc, binh sĩ nơi sa trường, đã chết trong cuộc chiến khốc liệt giữa Chu – Thục Vương và Ân – Hùng Vương của 3000 năm trước. Xã hội phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ (thời Ân Thương) sang chế độ phong kiến (Chu Văn Lang) đã phải trải qua một cuộc “cách cổ đỉnh tân”, thay cũ đổi mới, thật đắt giá với hàng vạn người đã đầu rơi máu chảy, sọ chất thành núi như ở Cổ Loa.

      Hôm nay: 22/11/2024, 6:24 pm