Ông Trần Mạnh Đào đã viết bài trao đổi với ông Tạ Đức trên trang Web http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/trao-doi-voi-ong-ta-duc-ve-chu-lang.
Xin đăng lại toàn văn .
Trong bài “Lại trả lời Bùi Xuân Đính” trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An ngày 24/6/2014 có phần bàn về chữ “Lang”. Tác giả dẫn ý kiến của P. Maspero“từng nhận xét trong tên gọi nước Văn Lang, chữ Lang có nghĩa chó sói có thể có liên hệ với tên gọi Lang Nhân (Người - Chó sói) chỉ con cháu Bàn Hồ…”.
Tôi thấy hơi lạ khi ông Tạ Đức được học sử từ lớp 3 đến đại học, lại là nhà Dân tộc học, mà lại theo quan điểm của P. Maspero đã bị nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam phê phán, bác bỏ. Không hiểu ông sử học người Tây này nghĩ như thế nào. Nước Văn Lang là do cư dân Lạc Việt và Âu Việt lập ra từ gần 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết), còn theo chứng cứ khảo cổ học thì có thể muộn hơn nhiều. Theo cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” do Viện Dân tộc học biên soạn năm 1978, thì người Dao di cư sớm nhất vào Việt Nam từ thế kỷ XIII, sau thời điểm lập nước Văn Lang đến 20 thế kỷ, sao lại giải thích chữ “Lang” ở đây là “chó” gắn với người Dao được?
Nếu vận dụng cách giải thích của ông Đức theo quan điểm của P. Maspero “Lang” là “chó sói” để giải nghĩa các từ “lang quân”, “tân lang”, “tân giai lang” thì …sợ quá. Tôi không thể tin được. Vì thế, tôi đành phải tra từ điển xem ngoài nghĩa là “chó sói” như ông Đức viết, “Lang” còn có nghĩa gì?
Chưa cần tra “Từ Hải”, giở Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, tôi thấy cụ Đào liệt kê ra đến 27 chữ Lang, trong đó có 11 chữ đứng độc lập và 16 chữ ghép với các chữ khác.
Các chữ đứng độc lập có:
Lang (cũng đọc là “Lương”), nghĩa là giỏi (theo tôi còn có nghĩa là lương thiện). Chữ “Lương” này ghép với các bộ (đều đọc là “Lang”) sẽ có các chữ gắn với các nghĩa sau:
+ Lang(gắn với bộ “thảo đầu”) là loài cỏ sinh nơi đất thấp, cho trâu, ngựa ăn.
+ Lang (gắn với bộ “ngọc”) là một thứ ngọc thạch.
+ Lang (gắn với bộ “hòa”) là một loại cỏ làm hại lúa.
+ Lang (gắn với bộ “liễu leo”) là người con trai, đàn ông.
+ Lang (gắn với bộ “cẩu”) là con chó sói.
+ Lang (gắn với bộ “túc”) nghĩa là lang thang.
+ Lang (có bộ “trúc đầu”) là cây tre non.
Chữ Lương gắn với 2 bộ khác có các chữ và nghĩa như sau:
+ Lang : là cái chái nhà
+ Lang : (có bộ mộc) là cây cau.
+ Lang (có bộ “trùng”) là con châu chấu.
Chữ “Lang” ghép với 16 chữ khác có nhiều nghĩa rất phong phú, trong đó có chữ Lang (không ghép với bộ nào khác, đọc là “Lương”), ghép với chữ “Y” (lương y), nghĩa là người thầy thuốc giỏi. Các chữ khác tôi không dẫn lại vì dài dòng.
Như vậy, chữ “Lang” có nhiều âm khác nghĩa, khác cả cách viết, không thể chỉ có một nghĩa là “chó sói” như ông Tạ Đức viết. Chữ “Lang” ghép trong “Lang Liêu” có nghĩa là “chàng Liêu”; từ “quan lang” có nghĩa là “người làm quan”, còn có nghĩa một chức danh trong xã hội người Mường trước đây.
Nhiều làng xã ở Bắc Bộ thờ “Linh Lang đại vương”. “Linh Lang” cần hiểu là “Chàng Linh”, còn “đại vương” là duệ hiệu của thần. Cổng các đền thờ thần Linh Lang thường có ghi “Linh Lang từ”, trong bản khai thần tích, thần sắc và sắc phong cho thần của các làng này, chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo”, không gắn với bộ “Cẩu”. Nếu giải thích “Lang” là chó, không biết thần có nổi giận không ông Đức nhỉ? Các cụ ở các làng này sẽ đánh giá trình độ của ông Tạ Đức ra sao?
Vậy tên nước Văn Lang của chúng ta? Nếu theo cách giải thích của ông Tạ Đức thì … khủng khiếp quá, không dám nói ra. Giở “Đại Việt sử ký toàn thư” (quyển 4, bản chữ Hán, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, trang 44, tờ a - b, đoạn chép về “Hùng Vương”), có chép “… Hùng Vương chi lập dã, kiến quốc hiệu Văn Lang…” (Hùng Vương lập nước, đặt quốc hiệu là Văn Lang). Chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo”, không đi kèm với bộ “Cẩu”. Hiện cũng có nhiều ý kiến giải thích về nghĩa “Văn Lang”. Có ý kiến cho rằng, không thể ghép các nghĩa đen của chữ “Văn” và chữ “Lang” để giải ý nghĩa của quốc hiệu này. Trong trường hợp này, có thế chữ “Lang” liên quan đến một âm cổ trong tiếng Việt.
Ý kiến ngắn trao đổi với ông Tạ Đức và mời bạn đọc cùng trao đổi cho rõ vấn đề./.
Hết phần trích đăng .
Văn Nhân góp bàn .
Như tác gỉa đã trưng dẫn trong Nho văn ; có rất nhiều chữ Lang tuy cùng đọc là Lang nhưng mỗi chữ có 1 nghĩa khác , vấn đề ở đây là trong quốc danh Văn Lang chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo” không phải là chữ Lang bộ ‘cẩu’, 2 chữ Lang hoàn toàn khác không thể chữ nọ sọ chữ kia được nên đâu có gì phải bàn .
Thực ra lang là từ tiếng Việt , Người ta đã tạo ra chữ lang trong Nho văn bằng cách lấy chữ ‘lương’ để kí âm ghép với chữ ‘cả’ để chỉ ý , cẩu chỉ là kí âm của cả nghĩa là lớn nhất ; bản thân chữ lang bộ cẩu (cả) đã chỉ ra : lang là ông lớn tức thủ lãnh đúng như suy đóan của tác gỉa bài viết ... “Có ý kiến cho rằng, không thể ghép các nghĩa đen (theo Hán văn) của chữ “Văn” và chữ “Lang” để giải ý nghĩa của quốc hiệu này. Trong trường hợp này, có thể chữ “Lang” liên quan đến một âm cổ trong tiếng Việt” ...như thế chẳng liên quan gì tới chó với sói như đoán già đoán non của đám ‘học gỉa’ Tàu (không học thật) .
Theo tôi chữ Lang bộ Cẩu bị hiểu lầm liên quan tới chó sói là vì từ kép ‘lang sói’ hay ‘sài lang’ chỉ kẻ ác độc vô cùng , người Việt có thành ngữ ‘lòng lang dạ sói’, tiếng Việt sói thì có nhưng không có con vật nào gọi là con ‘lang’ , ngay trong Hán văn thực ra lang không phải là chó sói vì đã có từ ‘sói’ để gọi con vật rồi thì còn đẻ thêm từ ‘lang’ làm gì ?, chính mấy ông Tàu cũng lấn cấn chuyện này nên chữa cháy vớ vẩn ...thấy chữ lang là ‘lương đi đôi với cẩu’ nên bịa ra ...sói mắt nhỏ lang mắt to , sói mắt dọc lang mắt ngang ...gì gì đó để giải thích từ kép ‘sài lang’ hay ‘lang sói’ không hiểu nổi .. .
Đi tìm nghĩa từ lang theo hướng khác .
Ngày nay trong ngôn ngữ 1 số dân tộc ít người ở phía bắc từ ‘lang’ chỉ tầng lớp lãnh đạo 1 cộng đồng cha truyền con nối , rõ nhất về nghĩa của từ ‘lang’ Việt ngữ nằm ngay trong ngọc phả Hùng vương nguyên bản (chưa sắp xếp lại) :
1 Hùng Dương Vương
2 Hùng Hiển Vương
3 Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương – Lâm Lang
4 Hùng Nghi Vương – Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)
5 Hùng Hy Vương – Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)
6 Hùng Hoa Vương – Hải Lang̣
7 Hùng Huy Vương – Long Tiên Lang
8 Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang (dị bản Lang Liêu lang)
9. Hùng Ninh Vương – Thừa Văn Lang
10. Hùng Uy Vương – Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)
11. Hùng Trịnh Vương – Đức Hưng Lang
12. Hùng Vũ Vương – Hiền Đức Lang
13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang
14. Hùng Định Vương – Chân Lang
15. Hùng Triệu Vương – Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)
16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)
17. Hùng Nghị Vương – Quang Lang
18. Hùng Duệ Vương – Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)
18 triều đại Hùng vương do 16 vị Lang sáng lập , 2 triều đại đầu ở qúa khứ sâu thăm thẳm có lẽ là hoàn toàn tưởng tượng mà có nên không có tên vị lang tạo dựng .
Trong 18 đời Hùng vương thì 2 đời thứ 8 Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang và đời thứ 9 Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang giúp tỏ rõ nghĩa của từ lang và ý nghĩa quốc hiệu Văn lang trong dòng sử Việt nam .
Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang (dị bản : Lang Liêu lang) ;
Hùng Chiêu vương nghĩa là Chiêu vương của dòng giống Hùng hoặc cũng có thể hiểu là triều Chiêu vương của Hùng quốc , Chiêu là hướng mặt trời lặn tức phía Tây ; Chiêu →Châu – Chu , phải chăng Chiêu vương cũng là Châu vương chúa đất phía Tây thiên hạ trước là Tây bá hầu thời nhà Thương Ân ?. Quốc tiên lang là lang hay vương đầu tiên tức vì vương đã kiến lập nên đất nước , dị bản chép là (lang Liêu) - lang đã chỉ ra vì vương đầu tiên này chính là Lang - Liêu của huyền tích ‘bánh dày- bánh chưng’, cặp đôi vật thể hữu hình thể hiện ý tưởng trừu tượng ‘tròn – vuông’ tức ‘Âm – Dương’ của Dịch học , lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh dày – bánh chưng chỉ là huyền thoại hóa việc ông Cơ xương sáng tạo ra Dịch học viết bằng chữ (trước đó Dịch lí chỉ là hệ thống dấu hiệu) , danh hiệu lang Liêu lang chỉ ra chính người chép ngọc phả cũng không biết ‘lang Liêu’ nghĩa là gì nên mới thêm 1 chữ lang nữa vào .
Đất nước Chiêu vương tạo dựng tên là gì ?.
Triều Hùng Ninh vương – thừa Văn lang cho ta câu trả lời .
Hùng Ninh vương tức triều Ninh vương của Hùng quốc , Ninh là không thay đổi là tịnh – tĩnh Dịch tượng chỉ phía Tây đối phản với phía đông tính động , Ninh vương là con của Châu vương hay Châu Văn vương chính là Châu vũ vương người đã diệt Trụ dựng lên triều đại nhà Châu của Thiên hạ , Ninh là phía Tây nên còn gọi là nhà Tây Châu . Thừa Văn lang nghĩa là kế thừa ngôi báu của Văn lang tức Văn vương hay cũng có thể hiểu là thừa hưởng cơ ngơi nước Văn lang do vua cha truyền lại .
Xét sự thể thì đã có câu trả lời cho dấu hỏi của tác giả bài viết :
Văn lang cũng là Văn vương , nước Văn lang là nước do Văn vương hay lang Văn lập nên .
Ở Việt nam hiện nay Linh lang tức Linh lang đại vương là nhânvật lịch sử được thờ kính nhiều nhất có đến 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ nhưng Linh lang đại vương là ai , sử Việt không hề nói đến vị vương nào có tên là Linh lang mà được tôn kính dường ấy chắc chắn là phải có công trạng đặc biệt lớn lao với dân với nước .
Hành trạng của Linh lang đại vương vẫn lẫn trong làn xương mù , căn cứ vào thần tích thần phả có người suy đoán Linh lang là hoàng tử Hoằng chân con vua Lí thánh tông tên khác là Hoàng lang , Hồng chân .
Học gỉa Hoàng Xuân Hãn dẫn nguồn thần phả cho rằng Hoàng Lang (Linh Lang) vốn là con của (vua) thủy cung, được lệnh lên giúp vua (Lý thánh Tông ) chống giặc. Sau khi đánh lui quân giặc rồi qua đời. Nhưng ...Đối với giả thuyết coi Hoàng Lang hay Hoằng Chân chính là thần Linh Lang, Hoàng Xuân Hãn thận trọng không kết luận chắc chắn...
Sử Việt có biết bao vua chúa anh hùng trong chống giặc ngoại xâm sao 1 hoàng tử Hoằng chân hành trạng mù mờ nhuốm màu thần bí lại được dân chúng tôn thờ ở hàng tối cao như thế ?.
Xét lịch sử dòng giống Hùng thấy : Ninh vương đồng nghĩa với Ninh lang , Ninh lang trong tiếng Việt cũng là Linh lang , Hùng Ninh Vương – Thừa Văn lang chính là Ninh vương - Châu vũ vương vì vua thừa kế sự nghiệp cha là Văn vương tức Văn lang – lang Văn mà kiến lập nên triều đại Châu của huyền sử Trung hoa , chính nhà Châu là triều đại đã tạo nên cái mà ngày nay người ta gọi là nền văn minh phương Đông kỳ vĩ , công trạng của Ninh vương lớn biết bao , Linh lang đại vương tối linh thần hoàn toàn xứng đáng với sự tôn kính cuả dân Việt.
Từ ‘lang’ gốc gác ở đâu ra mà được người Việt dùng chỉ thủ lãnh – vua chúa ?.
Số 5 là trung tâm của cả Hà thư lẫn Lạc đồ tức thiên thư và địa đồ , theo thời gian :
Năm →lăm→lăng→lang
Theo Dịch học Trung tâm là nơi nắm giữ và điều khiển 4 phương nên số 5 được biến âm đi thành ‘lang’ chỉ thủ lãnh , tương tự như ‘vàng’ là sắc trung tâm của Ngũ sắc biến đối đi thành ra :
Vàng →voòng→vương thì ra vương là từ Việt chứ có Hán hung gì đâu . .
Chính vì lũ vua quan ‘lòng lang dạ sói’ mà người Việt đứt mạch tâm linh không còn thông mạch sống với qúa khứ Hùng quốc 5-6 ngàn năm trước , qúa khứ dân tộc có chăng chỉ là ít mảnh vụn sót lại trong dân gian , không tìm được chìa khoá thì cố gắng tới đâu khi xâu chuỗi những sự kiện lại cũng vẫn là dòng sử nặng về đoán định khi so chiếu với những nguồn thông tin khác của khoa học liên quan như khảo cổ , ngôn ngữ , nhân chủng học và nhất là AND Việt sử đã lộ ra qúa nhiều điều phải xem xét , phải bàn lại điển hình như mãi năm 948 tức 10 năm sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch đằng mà quả chuông đồng cổ nhất Việt nam vẫn khắc là ...Giao chỉ huyện , Từ Liêm thôn ...đặc biệt lại tính lịch theo niên lịch Càn hoà của Trung tông Lưu Thịnh nước Nam Hán ...thực không hiểu nổi .
Với nghĩa ‘lang’ là thủ lãnh đồng nghĩa với vương thì ý nghĩa quốc hiệuVăn Lang đã sáng tỏ và quan trọng hơn nữa ...đã khẳng định nước của lang Văn tức Văn vương chính là trung tâm Thiên hạ thời nhà Châu .
Xin đăng lại toàn văn .
Trong bài “Lại trả lời Bùi Xuân Đính” trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An ngày 24/6/2014 có phần bàn về chữ “Lang”. Tác giả dẫn ý kiến của P. Maspero“từng nhận xét trong tên gọi nước Văn Lang, chữ Lang có nghĩa chó sói có thể có liên hệ với tên gọi Lang Nhân (Người - Chó sói) chỉ con cháu Bàn Hồ…”.
Tôi thấy hơi lạ khi ông Tạ Đức được học sử từ lớp 3 đến đại học, lại là nhà Dân tộc học, mà lại theo quan điểm của P. Maspero đã bị nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam phê phán, bác bỏ. Không hiểu ông sử học người Tây này nghĩ như thế nào. Nước Văn Lang là do cư dân Lạc Việt và Âu Việt lập ra từ gần 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết), còn theo chứng cứ khảo cổ học thì có thể muộn hơn nhiều. Theo cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” do Viện Dân tộc học biên soạn năm 1978, thì người Dao di cư sớm nhất vào Việt Nam từ thế kỷ XIII, sau thời điểm lập nước Văn Lang đến 20 thế kỷ, sao lại giải thích chữ “Lang” ở đây là “chó” gắn với người Dao được?
Nếu vận dụng cách giải thích của ông Đức theo quan điểm của P. Maspero “Lang” là “chó sói” để giải nghĩa các từ “lang quân”, “tân lang”, “tân giai lang” thì …sợ quá. Tôi không thể tin được. Vì thế, tôi đành phải tra từ điển xem ngoài nghĩa là “chó sói” như ông Đức viết, “Lang” còn có nghĩa gì?
Chưa cần tra “Từ Hải”, giở Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, tôi thấy cụ Đào liệt kê ra đến 27 chữ Lang, trong đó có 11 chữ đứng độc lập và 16 chữ ghép với các chữ khác.
Các chữ đứng độc lập có:
Lang (cũng đọc là “Lương”), nghĩa là giỏi (theo tôi còn có nghĩa là lương thiện). Chữ “Lương” này ghép với các bộ (đều đọc là “Lang”) sẽ có các chữ gắn với các nghĩa sau:
+ Lang(gắn với bộ “thảo đầu”) là loài cỏ sinh nơi đất thấp, cho trâu, ngựa ăn.
+ Lang (gắn với bộ “ngọc”) là một thứ ngọc thạch.
+ Lang (gắn với bộ “hòa”) là một loại cỏ làm hại lúa.
+ Lang (gắn với bộ “liễu leo”) là người con trai, đàn ông.
+ Lang (gắn với bộ “cẩu”) là con chó sói.
+ Lang (gắn với bộ “túc”) nghĩa là lang thang.
+ Lang (có bộ “trúc đầu”) là cây tre non.
Chữ Lương gắn với 2 bộ khác có các chữ và nghĩa như sau:
+ Lang : là cái chái nhà
+ Lang : (có bộ mộc) là cây cau.
+ Lang (có bộ “trùng”) là con châu chấu.
Chữ “Lang” ghép với 16 chữ khác có nhiều nghĩa rất phong phú, trong đó có chữ Lang (không ghép với bộ nào khác, đọc là “Lương”), ghép với chữ “Y” (lương y), nghĩa là người thầy thuốc giỏi. Các chữ khác tôi không dẫn lại vì dài dòng.
Như vậy, chữ “Lang” có nhiều âm khác nghĩa, khác cả cách viết, không thể chỉ có một nghĩa là “chó sói” như ông Tạ Đức viết. Chữ “Lang” ghép trong “Lang Liêu” có nghĩa là “chàng Liêu”; từ “quan lang” có nghĩa là “người làm quan”, còn có nghĩa một chức danh trong xã hội người Mường trước đây.
Nhiều làng xã ở Bắc Bộ thờ “Linh Lang đại vương”. “Linh Lang” cần hiểu là “Chàng Linh”, còn “đại vương” là duệ hiệu của thần. Cổng các đền thờ thần Linh Lang thường có ghi “Linh Lang từ”, trong bản khai thần tích, thần sắc và sắc phong cho thần của các làng này, chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo”, không gắn với bộ “Cẩu”. Nếu giải thích “Lang” là chó, không biết thần có nổi giận không ông Đức nhỉ? Các cụ ở các làng này sẽ đánh giá trình độ của ông Tạ Đức ra sao?
Vậy tên nước Văn Lang của chúng ta? Nếu theo cách giải thích của ông Tạ Đức thì … khủng khiếp quá, không dám nói ra. Giở “Đại Việt sử ký toàn thư” (quyển 4, bản chữ Hán, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, trang 44, tờ a - b, đoạn chép về “Hùng Vương”), có chép “… Hùng Vương chi lập dã, kiến quốc hiệu Văn Lang…” (Hùng Vương lập nước, đặt quốc hiệu là Văn Lang). Chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo”, không đi kèm với bộ “Cẩu”. Hiện cũng có nhiều ý kiến giải thích về nghĩa “Văn Lang”. Có ý kiến cho rằng, không thể ghép các nghĩa đen của chữ “Văn” và chữ “Lang” để giải ý nghĩa của quốc hiệu này. Trong trường hợp này, có thế chữ “Lang” liên quan đến một âm cổ trong tiếng Việt.
Ý kiến ngắn trao đổi với ông Tạ Đức và mời bạn đọc cùng trao đổi cho rõ vấn đề./.
Hết phần trích đăng .
Văn Nhân góp bàn .
Như tác gỉa đã trưng dẫn trong Nho văn ; có rất nhiều chữ Lang tuy cùng đọc là Lang nhưng mỗi chữ có 1 nghĩa khác , vấn đề ở đây là trong quốc danh Văn Lang chữ “Lang” gồm chữ “Lương” và bộ “liễu leo” không phải là chữ Lang bộ ‘cẩu’, 2 chữ Lang hoàn toàn khác không thể chữ nọ sọ chữ kia được nên đâu có gì phải bàn .
Thực ra lang là từ tiếng Việt , Người ta đã tạo ra chữ lang trong Nho văn bằng cách lấy chữ ‘lương’ để kí âm ghép với chữ ‘cả’ để chỉ ý , cẩu chỉ là kí âm của cả nghĩa là lớn nhất ; bản thân chữ lang bộ cẩu (cả) đã chỉ ra : lang là ông lớn tức thủ lãnh đúng như suy đóan của tác gỉa bài viết ... “Có ý kiến cho rằng, không thể ghép các nghĩa đen (theo Hán văn) của chữ “Văn” và chữ “Lang” để giải ý nghĩa của quốc hiệu này. Trong trường hợp này, có thể chữ “Lang” liên quan đến một âm cổ trong tiếng Việt” ...như thế chẳng liên quan gì tới chó với sói như đoán già đoán non của đám ‘học gỉa’ Tàu (không học thật) .
Theo tôi chữ Lang bộ Cẩu bị hiểu lầm liên quan tới chó sói là vì từ kép ‘lang sói’ hay ‘sài lang’ chỉ kẻ ác độc vô cùng , người Việt có thành ngữ ‘lòng lang dạ sói’, tiếng Việt sói thì có nhưng không có con vật nào gọi là con ‘lang’ , ngay trong Hán văn thực ra lang không phải là chó sói vì đã có từ ‘sói’ để gọi con vật rồi thì còn đẻ thêm từ ‘lang’ làm gì ?, chính mấy ông Tàu cũng lấn cấn chuyện này nên chữa cháy vớ vẩn ...thấy chữ lang là ‘lương đi đôi với cẩu’ nên bịa ra ...sói mắt nhỏ lang mắt to , sói mắt dọc lang mắt ngang ...gì gì đó để giải thích từ kép ‘sài lang’ hay ‘lang sói’ không hiểu nổi .. .
Đi tìm nghĩa từ lang theo hướng khác .
Ngày nay trong ngôn ngữ 1 số dân tộc ít người ở phía bắc từ ‘lang’ chỉ tầng lớp lãnh đạo 1 cộng đồng cha truyền con nối , rõ nhất về nghĩa của từ ‘lang’ Việt ngữ nằm ngay trong ngọc phả Hùng vương nguyên bản (chưa sắp xếp lại) :
1 Hùng Dương Vương
2 Hùng Hiển Vương
3 Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương – Lâm Lang
4 Hùng Nghi Vương – Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)
5 Hùng Hy Vương – Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)
6 Hùng Hoa Vương – Hải Lang̣
7 Hùng Huy Vương – Long Tiên Lang
8 Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang (dị bản Lang Liêu lang)
9. Hùng Ninh Vương – Thừa Văn Lang
10. Hùng Uy Vương – Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)
11. Hùng Trịnh Vương – Đức Hưng Lang
12. Hùng Vũ Vương – Hiền Đức Lang
13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang
14. Hùng Định Vương – Chân Lang
15. Hùng Triệu Vương – Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)
16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)
17. Hùng Nghị Vương – Quang Lang
18. Hùng Duệ Vương – Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)
18 triều đại Hùng vương do 16 vị Lang sáng lập , 2 triều đại đầu ở qúa khứ sâu thăm thẳm có lẽ là hoàn toàn tưởng tượng mà có nên không có tên vị lang tạo dựng .
Trong 18 đời Hùng vương thì 2 đời thứ 8 Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang và đời thứ 9 Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang giúp tỏ rõ nghĩa của từ lang và ý nghĩa quốc hiệu Văn lang trong dòng sử Việt nam .
Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang (dị bản : Lang Liêu lang) ;
Hùng Chiêu vương nghĩa là Chiêu vương của dòng giống Hùng hoặc cũng có thể hiểu là triều Chiêu vương của Hùng quốc , Chiêu là hướng mặt trời lặn tức phía Tây ; Chiêu →Châu – Chu , phải chăng Chiêu vương cũng là Châu vương chúa đất phía Tây thiên hạ trước là Tây bá hầu thời nhà Thương Ân ?. Quốc tiên lang là lang hay vương đầu tiên tức vì vương đã kiến lập nên đất nước , dị bản chép là (lang Liêu) - lang đã chỉ ra vì vương đầu tiên này chính là Lang - Liêu của huyền tích ‘bánh dày- bánh chưng’, cặp đôi vật thể hữu hình thể hiện ý tưởng trừu tượng ‘tròn – vuông’ tức ‘Âm – Dương’ của Dịch học , lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh dày – bánh chưng chỉ là huyền thoại hóa việc ông Cơ xương sáng tạo ra Dịch học viết bằng chữ (trước đó Dịch lí chỉ là hệ thống dấu hiệu) , danh hiệu lang Liêu lang chỉ ra chính người chép ngọc phả cũng không biết ‘lang Liêu’ nghĩa là gì nên mới thêm 1 chữ lang nữa vào .
Đất nước Chiêu vương tạo dựng tên là gì ?.
Triều Hùng Ninh vương – thừa Văn lang cho ta câu trả lời .
Hùng Ninh vương tức triều Ninh vương của Hùng quốc , Ninh là không thay đổi là tịnh – tĩnh Dịch tượng chỉ phía Tây đối phản với phía đông tính động , Ninh vương là con của Châu vương hay Châu Văn vương chính là Châu vũ vương người đã diệt Trụ dựng lên triều đại nhà Châu của Thiên hạ , Ninh là phía Tây nên còn gọi là nhà Tây Châu . Thừa Văn lang nghĩa là kế thừa ngôi báu của Văn lang tức Văn vương hay cũng có thể hiểu là thừa hưởng cơ ngơi nước Văn lang do vua cha truyền lại .
Xét sự thể thì đã có câu trả lời cho dấu hỏi của tác giả bài viết :
Văn lang cũng là Văn vương , nước Văn lang là nước do Văn vương hay lang Văn lập nên .
Ở Việt nam hiện nay Linh lang tức Linh lang đại vương là nhânvật lịch sử được thờ kính nhiều nhất có đến 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ nhưng Linh lang đại vương là ai , sử Việt không hề nói đến vị vương nào có tên là Linh lang mà được tôn kính dường ấy chắc chắn là phải có công trạng đặc biệt lớn lao với dân với nước .
Hành trạng của Linh lang đại vương vẫn lẫn trong làn xương mù , căn cứ vào thần tích thần phả có người suy đoán Linh lang là hoàng tử Hoằng chân con vua Lí thánh tông tên khác là Hoàng lang , Hồng chân .
Học gỉa Hoàng Xuân Hãn dẫn nguồn thần phả cho rằng Hoàng Lang (Linh Lang) vốn là con của (vua) thủy cung, được lệnh lên giúp vua (Lý thánh Tông ) chống giặc. Sau khi đánh lui quân giặc rồi qua đời. Nhưng ...Đối với giả thuyết coi Hoàng Lang hay Hoằng Chân chính là thần Linh Lang, Hoàng Xuân Hãn thận trọng không kết luận chắc chắn...
Sử Việt có biết bao vua chúa anh hùng trong chống giặc ngoại xâm sao 1 hoàng tử Hoằng chân hành trạng mù mờ nhuốm màu thần bí lại được dân chúng tôn thờ ở hàng tối cao như thế ?.
Xét lịch sử dòng giống Hùng thấy : Ninh vương đồng nghĩa với Ninh lang , Ninh lang trong tiếng Việt cũng là Linh lang , Hùng Ninh Vương – Thừa Văn lang chính là Ninh vương - Châu vũ vương vì vua thừa kế sự nghiệp cha là Văn vương tức Văn lang – lang Văn mà kiến lập nên triều đại Châu của huyền sử Trung hoa , chính nhà Châu là triều đại đã tạo nên cái mà ngày nay người ta gọi là nền văn minh phương Đông kỳ vĩ , công trạng của Ninh vương lớn biết bao , Linh lang đại vương tối linh thần hoàn toàn xứng đáng với sự tôn kính cuả dân Việt.
Từ ‘lang’ gốc gác ở đâu ra mà được người Việt dùng chỉ thủ lãnh – vua chúa ?.
Số 5 là trung tâm của cả Hà thư lẫn Lạc đồ tức thiên thư và địa đồ , theo thời gian :
Năm →lăm→lăng→lang
Theo Dịch học Trung tâm là nơi nắm giữ và điều khiển 4 phương nên số 5 được biến âm đi thành ‘lang’ chỉ thủ lãnh , tương tự như ‘vàng’ là sắc trung tâm của Ngũ sắc biến đối đi thành ra :
Vàng →voòng→vương thì ra vương là từ Việt chứ có Hán hung gì đâu . .
Chính vì lũ vua quan ‘lòng lang dạ sói’ mà người Việt đứt mạch tâm linh không còn thông mạch sống với qúa khứ Hùng quốc 5-6 ngàn năm trước , qúa khứ dân tộc có chăng chỉ là ít mảnh vụn sót lại trong dân gian , không tìm được chìa khoá thì cố gắng tới đâu khi xâu chuỗi những sự kiện lại cũng vẫn là dòng sử nặng về đoán định khi so chiếu với những nguồn thông tin khác của khoa học liên quan như khảo cổ , ngôn ngữ , nhân chủng học và nhất là AND Việt sử đã lộ ra qúa nhiều điều phải xem xét , phải bàn lại điển hình như mãi năm 948 tức 10 năm sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch đằng mà quả chuông đồng cổ nhất Việt nam vẫn khắc là ...Giao chỉ huyện , Từ Liêm thôn ...đặc biệt lại tính lịch theo niên lịch Càn hoà của Trung tông Lưu Thịnh nước Nam Hán ...thực không hiểu nổi .
Với nghĩa ‘lang’ là thủ lãnh đồng nghĩa với vương thì ý nghĩa quốc hiệuVăn Lang đã sáng tỏ và quan trọng hơn nữa ...đã khẳng định nước của lang Văn tức Văn vương chính là trung tâm Thiên hạ thời nhà Châu .