Vài lời trao đổi với tác gỉa Lại Nguyên Ân .
Gần đây nhiều trang mạng đăng bài viết của tác gỉa Lại nguyên Ân tiêu đề :
VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ?
Nguyên văn bài viết :
....Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?
Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Chuyện “ông tổ” nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ.
Nhưng vấn đề là có “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
Từ “dân tộc” khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.
Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi “quốc giỗ” – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất Việt Nam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.
Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.
Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!
Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.
Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.
Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.
Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng “chiến lược” này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).
Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.
03/12/2012
LẠI NGUYÊN ÂN
Nguồn: boxitvn.blogspot.com
Hết phần trích đăng ....
Vài hàng trao đổi với tác gỉa :
Đọc hàng chữ :
...Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi...; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Người đọc thấy ngay ...Đây là câu hỏi và trả lời của 1 bộ óc không bình thường ; từ xưa đến nay người Việt vẫn gọi là ‘quốc tổ’ Hùng vương chứ có ai gọi là ‘tộc tổ’ Hùng vương bao giờ đâu .
Chính tác gỉa tách bạch 2 nghĩa của từ kép ‘dân tộc’ :
- “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
- “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.)
Và cho là đang có hiện tượng ‘sô-vanh văn hóa’ áp đặt vua Hùng là tổ của dân tộc Kinh (theo nghĩa sắc tộc) thành vua Hùng là tổ của người Việt theo nghĩa dân tộc ...
Thực ra Tác gỉa bài viết đã sai ngay khi đặt vấn đề ....;
Vua Hùng là ‘quốc tổ’ tức người có công kiến lập quốc gia tiền thân của nước Việt Nam ngày nay ; cả trong lịch sử và tâm thức người Việt không một ai cho vua Hùng là ‘tộc tổ’ của tộc Kinh nên không hề có chuyện thay đổi hàm ý của từ ‘dân tộc’ nhằm áp đặt 1 ông tổ cho cả 53 sắc tộc .. .
Ngay trong truyền thuyết lập quốc tiền nhân người Việt đã nói rõ ‘từ đầu’...nước Việt từ khi lập quốc đã là 1 quốc gia đa sắc tộc , thông tin này được thể hiện qua 2 người con của đế Minh là đế Nghi và Lộc tục tượng trưng cho tộc người phương Bắc và tộc người phương Nam , sau Kinh dương vương vua phương Nam lại kết duyên cùng Long Nữ con của Động đình quân tức kết hợp thêm vào cộng đồng dân tộc 1 dòng tộc nữa từ phương Đông ...và rõ ràng hơn hết là truyền thuyết Lạc long quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra trăm con trai thủy tổ của Bách Việt ; xét như vậy Hùng vương là ông tổ của hàng trăm tộc người quây quần sinh sống trên đất Việt . Đặc biệt trăm sắc tộc ấy chỉ là trăm cành cùng gốc tức con cùng 1 cha...
Nhìn dưới nhãn quan khoa học :
Thành tựu mới nhất của di truyền học đã xác định tất cả các sắc tộc đang có mặt trên đất Việt đều thuộc chủng Nam Mogoloid với 2 nhánh : Nam Á và indonesien . Dòng máu đỏ thì như thế còn dòng máu trắng hay văn hóa thì tiếng nói tất cả đều thuộc 2 ngữ hệ Nam Á và Nam Thái (Nam đảo + Tai Ka dai)... đi xa hơn chút nữa nhiều nhà ngôn ngữ học đang đặt vấn đề ...có thể ở cơ tầng sâu hơn thì cả Nam Á và Nam Thái cũng cùng 1 gốc mà ra .
Như vậy là khoa học đã hiện thực hóa truyền thuyết ; xác định tất cả các sắc tộc cấu thành dân tộc Việt ngày nay cùng 1 gốc tổ mà ra .
Tác giả viết :
... “ Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm..”.
Khi nhìn vấn đề 1 cách dân dã thì sự việc còn rõ hơn nữa ....
Giả dụ rằng HÙNG VƯƠNG chỉ là ‘tộc tổ’ của sắc tộc Kinh , Ngài đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và có thể cả máu và để dựng nên ngôi nhà ngày nay gọi là ‘ Việt’ làm nơi trú ngụ cho đàn con , từ khi dựng xong nhà thì ngài không chỉ còn là ‘tộc tổ’ mà còn là ‘quốc tổ’ của nước Việt ....và cũng gỉa dụ rằng ...thời gian sau có những người mới đến không liên hệ máu huyết gì với vua Hùng được người Kinh mở rộng vòng tay dung nạp vào cộng đồng sống yên ấm dưới mái nhà Việt ...trong trường hợp này nếu biết câu uống nước nhớ nguồn thì đám ‘con nuôi’ này về mặt tâm tình đối với vua Hùng đúng ra phải nặng ân nghĩa bội phần hơn cả người Kinh ...vì con đẻ được cha mẹ cưu mang là lẽ thường tình không máu mủ ruột thịt gì mà cũng được cưu mang tận tình từ nơi ăn tới chốn ở mới là chuyện trên đời hiếm có ... cớ sao tác gỉa lại đề xướng sự phụ ơn lỗi đạo làm người như thế ? .
Vấn đề dân tộc và sắc tộc không riêng ở Việt nam mà ở cả vùng Đông nam Á và có thể là cả Hoa Nam nữa đang phải xem xét lại toàn bộ trước những thông tin mới nhất do khoa học kỹ thuật tiên tiến mang lại như vấn đề gốc rễ nhân chủng và văn hóa người Hmong trước đây khoa học xếp về nhân thể gần gũi với người Hoa bắc , ngôn ngữ nằm trong hệ Hán – Tạng nhưng hiện có ý kiến dựa trên nghiên cứu Di truyền thể và ngôn ngữ cho rằng người Hmong là 1 nhánh tách ra từ cái gốc là người Mon Khơme Đông dương (trong người Mon Khơme Đông dương thì người Kinh chiếm đại đa số người Khơme chỉ đứng thứ nhì thua xa về số lượng ).
Về Sự liên hệ phức tạp giữa dòng máu và văn hóa của các sắc tộc ở Việt nam
Xin đơn cử trường hợp “Chim Ây - Cái Ứa” trong nguồn gốc dân tộc Mường .
.... “Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh..”. (Trích internet)
Liệu đây có phải chỉ là chuyện của người Mường ?.
Dùng phép Phiên thiết với 2 cặp từ chìa khoá của câu chuyện thấy :
- Chim ây thiết chây- chày→ chai – trai
- Cái ứa thiết cứa – cối → cái – gái
Chim cây – cái ứa xét trong “Kinh ngữ” chính là ‘chày – cối’ tức ‘âm- dương’ 2 đầu mối của Dịch học tương tự như cặp lưỡng lập ‘La – Kanh’ , ‘lửa – nước’ vậy .
Từ Mường ngày nay được dùng với nghĩa chỉ cộng đồng người thực ra gốc là Mương , con mương là phương tiện lưu chuyển nước đồng nghĩa với Kênh- lạch- sông- giang ,Mương danh từ chung biến ra Mường tên riêng .
Tương tự như Mương→Mường ;
Kênh→Kinh ;
Lạch →Lạc
Hiện một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi xa xôi hẻo lánh nên họ không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc . Điều này hoàn toàn đúng vì Kênh – Mương là mấy thứ ???, đặc biệt thông qua Dịch học thì cả Kênh – Mương chỉ nghĩa là phương Nam (xưa), người Kênh hay người Mương đơn giản chỉ nghĩa là người phương Nam tức 2 tên gọi của cùng 1 dòng người đối phản trên đồ hình Dịch học với người Hồ – Hời là người phương Bắc xưa (hướng xích đạo ).
Phần dẫn trên chỉ là ví dụ điển hình , với tất cả những sắc tộc khác đang có mặt trên đất Việt nếu phân tích truyền thuyết về sự hình thành tộc người của họ đều thu được kết qủa tương tự : tất cả là con 1 cha đặc biệt là với truyền thuyết qủa bầu và cơn hồng thủy ... tồn tại trong hầu hết các sắc dân ở Đông nam Á .
Ta lý giải sao đây về liên hệ nguồn gốc khi người Mường về ngôn ngữ thì rất gần với Kinh , tiếng nói được khoa học xếp vào 1 hệ gọi là hệ ngôn ngữ Việt – Mường nhưng những mảng văn hóa khác như tập quán sinh hoạt ăn ở .v.v. lại giống hệt người Thái ...
Tại sao cả trong 1 số tập tục văn hóa lẫn ngôn ngữ người Kinh và người Bana ở Tây nguyên lại có những nét tương đồng đến kì lạ dù 2 sắc tộc ngàn trùng xa cách về mặt địa lý ?.
Thưa ông LẠI NGUYÊN ÂN tôi dài dòng 1 chút không phải khoe mẽ hay dạy đời mà chỉ để dẫn đến điều hiển nhiên ....thời vua Hùng dựng nước 4000- 5000 năm trước đã làm gì có sắc tộc này sắc tộc nọ như ông thấy ngày nay , thời điểm này chỉ có những người con nhánh Nam hay Bắc hay Đông cùng gọi vua Hùng là cha mà thôi nhưng rồi về sau trong dặm dài lịch sử qua những cơn thăng trầm lúc hợp khi tan đã có số người này người khác trong những giai đoạn nào đó tách ra không đồng hành cùng số đông trong dòng chảy chung nên trở thành dân tộc thiểu số .Chính vì như thế mà Ở Việt nam sự khác biệt giữa các sắc tộc chủ yếu là về văn hóa không phải khác nhau về dòng máu .
Xin lỗi cho hỏi tác gỉa LẠI NGUYÊN ÂN là người Việt hay người Tầu ? .
Đặt ra vấn đề ...VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ? là ông đã tự chỉ cho mọi người thấy nơi ông 1 kiến thức qúa hạn hẹp và tầm suy nghĩ qúa nông cạn ..., đúng ra thì ...chẳng đáng phải quan tâm nhưng sao lòng vẫn buồn rời rợi vì gần đến ngày giỗ tổ Hùng vương rồi mà phải đọc 1 bài viết như thế !!!
Gần đây nhiều trang mạng đăng bài viết của tác gỉa Lại nguyên Ân tiêu đề :
VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ?
Nguyên văn bài viết :
....Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?
Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Chuyện “ông tổ” nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ.
Nhưng vấn đề là có “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
Từ “dân tộc” khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.
Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi “quốc giỗ” – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất Việt Nam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.
Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.
Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!
Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.
Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.
Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.
Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng “chiến lược” này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).
Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.
03/12/2012
LẠI NGUYÊN ÂN
Nguồn: boxitvn.blogspot.com
Hết phần trích đăng ....
Vài hàng trao đổi với tác gỉa :
Đọc hàng chữ :
...Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi...; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Người đọc thấy ngay ...Đây là câu hỏi và trả lời của 1 bộ óc không bình thường ; từ xưa đến nay người Việt vẫn gọi là ‘quốc tổ’ Hùng vương chứ có ai gọi là ‘tộc tổ’ Hùng vương bao giờ đâu .
Chính tác gỉa tách bạch 2 nghĩa của từ kép ‘dân tộc’ :
- “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
- “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.)
Và cho là đang có hiện tượng ‘sô-vanh văn hóa’ áp đặt vua Hùng là tổ của dân tộc Kinh (theo nghĩa sắc tộc) thành vua Hùng là tổ của người Việt theo nghĩa dân tộc ...
Thực ra Tác gỉa bài viết đã sai ngay khi đặt vấn đề ....;
Vua Hùng là ‘quốc tổ’ tức người có công kiến lập quốc gia tiền thân của nước Việt Nam ngày nay ; cả trong lịch sử và tâm thức người Việt không một ai cho vua Hùng là ‘tộc tổ’ của tộc Kinh nên không hề có chuyện thay đổi hàm ý của từ ‘dân tộc’ nhằm áp đặt 1 ông tổ cho cả 53 sắc tộc .. .
Ngay trong truyền thuyết lập quốc tiền nhân người Việt đã nói rõ ‘từ đầu’...nước Việt từ khi lập quốc đã là 1 quốc gia đa sắc tộc , thông tin này được thể hiện qua 2 người con của đế Minh là đế Nghi và Lộc tục tượng trưng cho tộc người phương Bắc và tộc người phương Nam , sau Kinh dương vương vua phương Nam lại kết duyên cùng Long Nữ con của Động đình quân tức kết hợp thêm vào cộng đồng dân tộc 1 dòng tộc nữa từ phương Đông ...và rõ ràng hơn hết là truyền thuyết Lạc long quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra trăm con trai thủy tổ của Bách Việt ; xét như vậy Hùng vương là ông tổ của hàng trăm tộc người quây quần sinh sống trên đất Việt . Đặc biệt trăm sắc tộc ấy chỉ là trăm cành cùng gốc tức con cùng 1 cha...
Nhìn dưới nhãn quan khoa học :
Thành tựu mới nhất của di truyền học đã xác định tất cả các sắc tộc đang có mặt trên đất Việt đều thuộc chủng Nam Mogoloid với 2 nhánh : Nam Á và indonesien . Dòng máu đỏ thì như thế còn dòng máu trắng hay văn hóa thì tiếng nói tất cả đều thuộc 2 ngữ hệ Nam Á và Nam Thái (Nam đảo + Tai Ka dai)... đi xa hơn chút nữa nhiều nhà ngôn ngữ học đang đặt vấn đề ...có thể ở cơ tầng sâu hơn thì cả Nam Á và Nam Thái cũng cùng 1 gốc mà ra .
Như vậy là khoa học đã hiện thực hóa truyền thuyết ; xác định tất cả các sắc tộc cấu thành dân tộc Việt ngày nay cùng 1 gốc tổ mà ra .
Tác giả viết :
... “ Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm..”.
Khi nhìn vấn đề 1 cách dân dã thì sự việc còn rõ hơn nữa ....
Giả dụ rằng HÙNG VƯƠNG chỉ là ‘tộc tổ’ của sắc tộc Kinh , Ngài đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và có thể cả máu và để dựng nên ngôi nhà ngày nay gọi là ‘ Việt’ làm nơi trú ngụ cho đàn con , từ khi dựng xong nhà thì ngài không chỉ còn là ‘tộc tổ’ mà còn là ‘quốc tổ’ của nước Việt ....và cũng gỉa dụ rằng ...thời gian sau có những người mới đến không liên hệ máu huyết gì với vua Hùng được người Kinh mở rộng vòng tay dung nạp vào cộng đồng sống yên ấm dưới mái nhà Việt ...trong trường hợp này nếu biết câu uống nước nhớ nguồn thì đám ‘con nuôi’ này về mặt tâm tình đối với vua Hùng đúng ra phải nặng ân nghĩa bội phần hơn cả người Kinh ...vì con đẻ được cha mẹ cưu mang là lẽ thường tình không máu mủ ruột thịt gì mà cũng được cưu mang tận tình từ nơi ăn tới chốn ở mới là chuyện trên đời hiếm có ... cớ sao tác gỉa lại đề xướng sự phụ ơn lỗi đạo làm người như thế ? .
Vấn đề dân tộc và sắc tộc không riêng ở Việt nam mà ở cả vùng Đông nam Á và có thể là cả Hoa Nam nữa đang phải xem xét lại toàn bộ trước những thông tin mới nhất do khoa học kỹ thuật tiên tiến mang lại như vấn đề gốc rễ nhân chủng và văn hóa người Hmong trước đây khoa học xếp về nhân thể gần gũi với người Hoa bắc , ngôn ngữ nằm trong hệ Hán – Tạng nhưng hiện có ý kiến dựa trên nghiên cứu Di truyền thể và ngôn ngữ cho rằng người Hmong là 1 nhánh tách ra từ cái gốc là người Mon Khơme Đông dương (trong người Mon Khơme Đông dương thì người Kinh chiếm đại đa số người Khơme chỉ đứng thứ nhì thua xa về số lượng ).
Về Sự liên hệ phức tạp giữa dòng máu và văn hóa của các sắc tộc ở Việt nam
Xin đơn cử trường hợp “Chim Ây - Cái Ứa” trong nguồn gốc dân tộc Mường .
.... “Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh..”. (Trích internet)
Liệu đây có phải chỉ là chuyện của người Mường ?.
Dùng phép Phiên thiết với 2 cặp từ chìa khoá của câu chuyện thấy :
- Chim ây thiết chây- chày→ chai – trai
- Cái ứa thiết cứa – cối → cái – gái
Chim cây – cái ứa xét trong “Kinh ngữ” chính là ‘chày – cối’ tức ‘âm- dương’ 2 đầu mối của Dịch học tương tự như cặp lưỡng lập ‘La – Kanh’ , ‘lửa – nước’ vậy .
Từ Mường ngày nay được dùng với nghĩa chỉ cộng đồng người thực ra gốc là Mương , con mương là phương tiện lưu chuyển nước đồng nghĩa với Kênh- lạch- sông- giang ,Mương danh từ chung biến ra Mường tên riêng .
Tương tự như Mương→Mường ;
Kênh→Kinh ;
Lạch →Lạc
Hiện một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi xa xôi hẻo lánh nên họ không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc . Điều này hoàn toàn đúng vì Kênh – Mương là mấy thứ ???, đặc biệt thông qua Dịch học thì cả Kênh – Mương chỉ nghĩa là phương Nam (xưa), người Kênh hay người Mương đơn giản chỉ nghĩa là người phương Nam tức 2 tên gọi của cùng 1 dòng người đối phản trên đồ hình Dịch học với người Hồ – Hời là người phương Bắc xưa (hướng xích đạo ).
Phần dẫn trên chỉ là ví dụ điển hình , với tất cả những sắc tộc khác đang có mặt trên đất Việt nếu phân tích truyền thuyết về sự hình thành tộc người của họ đều thu được kết qủa tương tự : tất cả là con 1 cha đặc biệt là với truyền thuyết qủa bầu và cơn hồng thủy ... tồn tại trong hầu hết các sắc dân ở Đông nam Á .
Ta lý giải sao đây về liên hệ nguồn gốc khi người Mường về ngôn ngữ thì rất gần với Kinh , tiếng nói được khoa học xếp vào 1 hệ gọi là hệ ngôn ngữ Việt – Mường nhưng những mảng văn hóa khác như tập quán sinh hoạt ăn ở .v.v. lại giống hệt người Thái ...
Tại sao cả trong 1 số tập tục văn hóa lẫn ngôn ngữ người Kinh và người Bana ở Tây nguyên lại có những nét tương đồng đến kì lạ dù 2 sắc tộc ngàn trùng xa cách về mặt địa lý ?.
Thưa ông LẠI NGUYÊN ÂN tôi dài dòng 1 chút không phải khoe mẽ hay dạy đời mà chỉ để dẫn đến điều hiển nhiên ....thời vua Hùng dựng nước 4000- 5000 năm trước đã làm gì có sắc tộc này sắc tộc nọ như ông thấy ngày nay , thời điểm này chỉ có những người con nhánh Nam hay Bắc hay Đông cùng gọi vua Hùng là cha mà thôi nhưng rồi về sau trong dặm dài lịch sử qua những cơn thăng trầm lúc hợp khi tan đã có số người này người khác trong những giai đoạn nào đó tách ra không đồng hành cùng số đông trong dòng chảy chung nên trở thành dân tộc thiểu số .Chính vì như thế mà Ở Việt nam sự khác biệt giữa các sắc tộc chủ yếu là về văn hóa không phải khác nhau về dòng máu .
Xin lỗi cho hỏi tác gỉa LẠI NGUYÊN ÂN là người Việt hay người Tầu ? .
Đặt ra vấn đề ...VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ? là ông đã tự chỉ cho mọi người thấy nơi ông 1 kiến thức qúa hạn hẹp và tầm suy nghĩ qúa nông cạn ..., đúng ra thì ...chẳng đáng phải quan tâm nhưng sao lòng vẫn buồn rời rợi vì gần đến ngày giỗ tổ Hùng vương rồi mà phải đọc 1 bài viết như thế !!!