Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


12 con giáp và Sử Trung Hoa . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



12 con giáp và Sử Trung Hoa . Flags_1



    12 con giáp và Sử Trung Hoa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    12 con giáp và Sử Trung Hoa . Empty 12 con giáp và Sử Trung Hoa .

    Bài gửi by Admin 3/1/2013, 12:26 am

    Học giả Nguyễn cung Thông đã có bài viết chứng tỏ 12 con giáp là của người Việt dựa trên từ nguyên và sự biến đổi Hán văn theo thời gian , bài viết chuyên sâu theo thể hàn lâm bác học nên người ‘thường’ khó tường tận , tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này theo lối ‘bình dân’ chủ yếu dựa trên sự gần gũi về thanh âm tiếng Việt của tên 12 địa chi và 12 con giáp , bài viết có cùng đích đến với bài viết của học giả Nguyễn cung Thông nhưng khác lối tiếp cận đặt và giải vấn đề , 1 đàng là hàn lâm 1 đàng là dân dã…, mong rằng 2 cách nhìn nhận sự việc có hiệu qủa hỗ tương để ai cũng có thể tường tận điều …tưởng là nhỏ nhưng thực ra vô cùng lớn vì ‘thập thiên can’ và ‘thập nhị địa chi’ là những thành tố căn bản nên liên quan đến việc xác định cội nguồn nền văn minh Trung hoa .

    Bảng tóm tắt thông tin về 12 địa chi và 12 con giáp :

    12 con giáp và Sử Trung Hoa . B_ka10

    Hiện nay gần như mọi người cho là 12 địa chi và 12 con giáp là 2 phần riêng biệt …, điều này hoàn toàn đúng nếu xét tên 12 địa chi và 12 con giáp theo tiếng Tàu vì hầu như không có sự gần gũi

    tương tự nào về cả ý và âm đọc . Nhưng khi xét 1 cách đại khái tên gọi 12 địa chi và 12 con giáp trong tiếng Việt thì nhận ngay ra sự gần gũi về mặt thanh âm của :

    Chi Mão – Mẹo và con mèo (rõ ràng chẳng đính gì với âm thố – thỏ của Tàu) .

    Chi Ngọ và con ngựa (qúa xa với mã) .

    Chi Hợi và con heo (không liên quan đến trư)

    3 điểm trên 12 cũng là những điểm qúy hóa bước đầu dù chưa thể khẳng định sự liên quan căn cơ giữa 2 hệ thống ….

    Đi sâu hơn chút nữa vào kho tàng Việt ngữ tìm sự liên quan …điểm mấu chốt để dựa là Dịch tượng của 4 quẻ :

    Kiền : to cao , Khôn : nhỏ ít , Ly : thấu hiểu , Khảm : thân tình .

    Quảng diễn bằng Việt ngữ ý tứ 4 quẻ liên quan tới 12 chi và tên gọi 12 con Giáp :

    **Quẻ Khôn :

    *Chi Tý ; tý – chút ; chút ↔chuột → dùng con chuột tượng trưng cho chi Tý . Với chi Tý – con chuột thì chẳng cần minh chứng gì vì ở Việt nam dân gian vẫn gọi là ông tý – ông bồ ( con voi) .

    * Chi Sửu ; xíu là bé nhỏ ít , xíu tiếng Quảng là nước , Xíu ↔sủy – thủy → dùng con trâu nước tức thủy ngưu tượng trưng cho chi Sửu , ( người Quảng và người Giao chỉ xưa cùng gốc giao châu – Giao chỉ bộ tức cùng 1 gốc văn hóa ). Sửu là nước bác bỏ hoàn toàn việc lấy con bò hay hoàng ngưu là đại diện cho chi Sửu – Sủy của văn hóa Tàu .

    * Chi Hợi ; heo ↔Hợi sự cân âm rất dễ nhận ra → con heo là con vật tượng trưng cho chi Hợi

    **Quẻ Ly :

    * Chi Dần ; người Việt gọi là cọp vằn báo đốm ; vằn cũng phát âm là dằn ; dằn ↔ dần vì vậy con cọp được dùng tượng trưng cho chi Dần .

    * Chi mẹo ; mèo – Mẹo – Mão …việc con mèo là tượng trưng cho chi mẹo đã rõ .Người Tàu dùng con thỏ đọc là Thố hoàn toàn xa lạ về thanh âm với chi Mão – mẹo …nhưng việc này lại chỉ ra điều hết sức quan trọng trong Ngũ hành , Thố thỏ là biến âm của Thổ ; hành Thổ về vật chất là đất đá , bên đông sống động tượng trưng là cái cây gọi là hành Mộc , phía tây là hướng chết cứng (tây – tư – tử) tượng trưng bởi đất đá , gỗ và đá là 2 loại vật liệu phổ biến thời thái cổ nên khi tác Dịch người xưa đã dùng chúng là vật tiêu biểu cho khái niệm vật sống và vật chết tức cặp đối đẳng : biến đổi và không đổi . Dịch học phổ thông hiện nay cho Thổ là hành trung tâm …điều này phải xem sét lại .

    * Chi Thìn , thông suốt tức mức cao nhất của hiểu biết , chỉ có thần mới có thể thông suốt nên có từ kép ‘thần thông ‘, rồng là thìn ↔thần nên người xưa chọn con rồng tựng trưng cho chi Thìn .

    **Quẻ Kiền :

    *Chi Tỵ ; to ↔tô↔tộ↔tỵ . cái tộ cái tô là cái chén lớn , người Việt thường ghép liền ‘to – lớn’ ,

    Lớn ↔lắn ↔rắn ( tiếng Việt xưa và nay có sự biến đổi âm R và L như con rạch ↔ con lạch , trời xưa viết là blời .v.v.) rất có thể con rắn xưa cũng gọi là con lắn , con trăn là con tlăn …

    Vì to đi với lớn mà người xưa lấy con rắn –lắn chỉ chi Tỵ .

    *Chi Ngọ ; ngọ với ngựa là cận âm tưởng là dễ dàng lắm nhưng trong nền văn minh Dịch học thì Trâu và Ngựa luôn thuộc quẻ Khôn vì tính thuận tòng biết nghe lời chủ của nó nên không thể nào xếp nằm ở vị trí cao nhất thuộc quẻ Kiền được .; rất có thể đây là chi và con giáp đã bị người Tàu thay đổi lấy con ngựa – mã là con vật tiêu biểu của nếp sống du mục đặc trưng của văn minh Hán tộc đặt vào vị trí đỉnh cao .

    Ngọ có thể là biến âm của Nghệ nghĩa là đỉnh cao chỉ vị trí cao nhất của mặt trời (giữa trưa là chính Ngọ) trong chu kỳ ngày .

    Chi Nghệ về âm rất gần gũi tới tên gọi con Nghê thần thú đặc biệt chỉ của riêng người Việt .

    Hoặc con voi tượng trưng cho chi Ngọ trong văn minh Ấn độ cũng là 1 gợi ý đáng quan tâm , dân gian Việt gọi 2 con vật bằng ông là ông tý và ông bồ , lại có câu ….’đầu voi – đuôi chuột’ chỉ sự đối nghịch , nếu đông chí nằm ở chi Tý thì Hạ chí nằm ở chi bồ – voi cũng là sự hợp lý …khác nữa là chi Ngọ tương ứng với Viêm thiên mà con voi còn gọi là con văm (khoẻ như văm) , viêm ↔văm . phải chăng vì vùng Hoàng hà không hề có voi nên ai đó đã thay voi bằng mã ?

    *Chi Mùi ; Mùi tức chín mùi thì không dính gì tới con dê …nhưng người Việt thường nói đi đôi : ‘mùi – vị’

    Vị phát âm Nam bộ là DỊ , dị ↔ dê nên con dê là hình ảnh tượng trưng cho chi Mùi .

    **Quẻ Khảm :

    *Chi Thân – con khỉ : con giáp là Khỉ , địa chi này gọi là Thân vì nó thuộc phương Đông quẻ Khảm là phương của tình cảm thân thiết , thân là từ Việt thuần chỉ mối giao tình xâu xa khắng khít giữa 2 con người , nghĩa khác của Thân như trong thân mình là chỉ phần ‘xác’ của con người , từ kép thân – xác chỉ cái ‘cơ sở vật chất’ mà khi thêm vào đó phần hồn thì thành con người đang sống , ‘Khỉ’ tiếng Việt cổ ngày nay thường phát âm là ‘Khởi’ nghĩa là bắt đầu , khi liên kết ý nghĩa “chi Thân và con khỉ” thì nhận ra thâm ý ….phần xác của con người thoát thai từ loài khỉ – khởi .

    Ý khác : thân là gần mà về hình hài thì trong loài vật gần giống với con người nhất là con khỉ nên người xưa mới lấy con khỉ tượng trưng cho chi Thân . Thực kỳ diệu …một quan niệm mấy ngàn năm trước mà hoàn toàn đúng với thuyết ‘tiến hóa’ngày nay .

    * Chi Dậu – con gà : về mặt âm thì không tìm thấy có sự liên quan giữa con gà và chi Dậu , nhưng khi xét về ý nghĩa dựa trên Dịch học thì sự liên quan hiện rõ ; Gà →kà –kê . Kê ↔ kề ↔ kế . 2 nhà liền ‘kề’ cách nhau cái bờ ‘dậu’ là hình ảnh chỉ cho ta rõ tại sao con gà – kà – kê lại tượng trưng cho chi Dậu biểu tượng của sự gần gũi thắm thiết .

    * Chi Tuất – con chó: tuất chỉ là biến âm của Tiết , mà tiết là “chữ tác đánh chữ tộ” của ‘tiếp’ nghĩa là nối liền , là dính vào nhau (xin xem cặp quẻ Tiết – Hoán trong Dịch học họ HÙNG) . Tiếp điểm là nơi 2 vật , 2 hình có điểm chung , trong chu kỳ thì Tiếp là điểm kết thúc của vòng trước và cũng là khởi đầu của vòng sau . Ngày đầu năm mới người Việt gọi là TẾT – NHẤT , tại sao nhất là số 1 lại đi với tết thành từ kếp ?, truy nguyên thì ra cặp từ ‘tết – nhất’ chỉ là biến âm của ‘tiếp – giáp’ nghĩa là dính liền chỉ điểm nối trước sau giữa 2 chu kỳ , ‘tết’ là thời điểm hết năm cũ đồng thời là khởi đầu năm mới , giáp tiếng Việt cũng là liền kề nhưng Giáp còn là can thứ nhất của Thập can hay ‘chục con’ biến âm là ‘nhất’ đồng nghĩa với số 1. Tết – Nhất ; tiếp ↔tết↔tuất . Nhất = một ↔ mộc , mộc tồn là chó . Mộc đồng nghĩa với cây- gỗ trong tiếng Việt , cây ↔ cầy cũng là chó .Chỉ bằng Việt ngữ mới có thể biết tại sao trong 12 con Giáp ‘cầy’ (chó) được dùng làm con thú biểu tượng của chi Tuất .

    Sau khi xét 1 vòng tên gọi 12 chi – 12 con Giáp và ý nghĩa của nó trong tiếng ta tiếng Tàu thì :

    Dựa trên sự liên quan ngôn ngữ cả về thanh và ý trong Việt ngữ giữa tên gọi 12 địa chi và 12 con giáp có thể xác quyết cả 2 hệ địa chi và con Giáp đều là sản phẩm của trí tuệ Việt vì 1 lẽ rất giản đơn …tất cả tên gọi đều là từ Việt ngữ , mỗi từ đều hàm nghĩa rõ ràng ; độc đáo hơn ở chỗ… không phải là ý nghĩa thông thường mà là nghĩa trong Dịch học ; ngược lại nếu xét trong Hán ngữ thì tên gọi các chi chỉ là những từ vô hồn chẳng nghĩa ngọn gì … tính hệ thống của 12 địa chi hoàn toàn không có ; vậy căn cứ vào đâu mà ‘định danh’?.

    12 địa chi một trong những thành tố ban đầu tạo nên nền văn hóa văn minh Trung Hoả , có thể từ hàng vạn năm trước người xưa đã dùng hình ảnh những con vật ‘thật’ biểu trưng cho các địa chi trong thời khởi đầu tiến trình văn minh chưa biết đến chữ viết , 12 Địa chi chính là hệ thống tín hiệu hình ảnh tiên khởi cùng dạng thức với hình Nai và Chim bảo lưu trên mặt trống đồng ở khoảng ngàn năm trước công nguyên gọi là điểu thú văn ; chữ thắt nút chính là những con số của Thiên can cùng với điểu thú văn của địa chi hợp thành hệ thống văn tự tối sơ chính là nền tảng của nền văn minh Á đông rực rỡ như ngày nay .

    Chuyện này tưởng nhỏ mà thực ra vô cùng lớn …

    Khi xác định được 12 con Giáp và 12 địa chi là thành tựu trí tuệ của tiền nhân người Việt thì hệ qủa đương nhiên Thập can và cả hệ thống Dịch học đồ sộ cũng thuộc nền văn minh Việt , như thế tứ thánh tác Dịch : Phục Hy – Văn vương – Châu công và Khổng tử phải là tiền nhân người Việt , các vua nhà Thương – Ân tất cả là người Việt tộc vì tên các vị đều là các Can trong Thập can .

    Qua loạt bài Sử thuyết Hùng Việt thì rõ ra :

    - Ông Bàn cổ thủy tổ của người Trung hoa chính là Bản cả thủy tổ thần thoại Việt tộc .

    - Qua việc xác định nguồn gốc Dịch học cũng xác định được vua tối cổ Phục Hy là người của dòng tộc Việt .

    - Thần nông Viêm đế là viễn tổ thần thoại dòng giống Việt .

    - Hoàng đế hay đế ‘vùng màu vàng’ tức đất Trung tâm theo ngũ sắc tức ‘Giao chỉ – chỗ giữa’ chính là Hiền vương – Hùng Vũ tức vua Hùng , vua kiến lập Hữu Hùng quốc tức nước họ Hùng , ngày nay người Việt gọi là quốc tổ Hùng vương .

    - Đế Nghiêu tên Việt là đế Nghi tên tục là ‘Giao thường’ nghĩa là ông …đất Giao phía nam .

    - Đế Thuấn tên là Diêu trọng hóa , đế Thuấn vua vùng Nam Giao trong kinh Thư tức đất phía nam Giao chỉ mới mở rộng ở thời vua Nghiêu , Diêu chẳng qua là biến âm của Giao – giữa , Hoá chỉ vùng đất mới thâu nhập , ‘Giao hóa’ chỉ đất mới nhập vào Giao chỉ , Trọng là con trai thứ nhì . Đế Thuấn mất và chôn ở gần sông Tương , 2 bà vợ là công chúa con đế Nghiêu trầm mình nơi sông Tương chết theo chồng , sông Tương thuộc nước Sở mà Sở là Việt …hỏi cả 3 không là người Việt thì là người gì ?.

    - Đại Vũ , Đại Vũ là vua lớn vì ông là tổ của vương quốc Trung hoa , ông còn tên khác là Cao Mật ; ‘cao-cả’ tiếng Việt đồng nghĩa với Lang là từ gọi thủ lãnh – vua chúa , Mật là biến âm của một , Cao Mật nghĩa là vua thứ nhất hay đầu tiên …hoàn toàn là tiếng Việt .

    - Nhà Hạ gắn liền với đất Cối kê ở Chiết giang nên chắc chắn Hạ là triều đại của Việt tộc .

    - Nhà Thương và Thương Ân … tên các vua đều là các can của thập can mà Thập can và thập nhị địa chi đã được đóng dấu ‘Việt’ như nói ở trên thì không thể là người của giống khác .

    - Nhà Châu … các nhân vật Văn vương –Châu công và Khổng tử là 3 trong tứ thánh tác Dịch , mà Dịch học là sản phẩm của nền văn minh Việt nơi mà âm – Dương , Tròn – Vuông hóa ra ‘bánh dày – Bánh chưng’ rất đỗi gần gũi thiết thực thì đương nhiên nhà Châu cũng là triều đại của dòng giống Việt không thể khác được ….

    Kết bài :

    Từ thủy tổ tới Thái tổ – Viễn tổ …cao tổ cho tới các vua tam đại Hạ -Thương – Châu của Trung hoa tất cả là người Việt , 10 can – 12 chi , cả Dịch học và trống Đồng cũng là ‘tác phẩm’ của người Việt… thế thì còn gì phải xét phải bàn thêm nữa về lịch sử và văn minh Trung Hoa .

      Hôm nay: 29/3/2024, 3:44 pm