Thiên Nam ngữ lục kể lại, sau khởi nghĩa của Phùng Hưng thì các quan cai trị Giao Châu của nhà Đường lần lượt là Tăng Cổn, Thông Đình, Lý Trác rồi đến ... Lưu Ẩn:
Sau thằng Lưu Ẩn nó rày tới nơi
Khoe khoang trí ngõ hơn người
Đời Tống Chu Miện nên trai anh hùng
Binh sang ở giữa thành Long
Phúc thay nó lại có lòng cứu dân.
Lưu Ẩn là Thanh Hải tiết độ sứ nhà Đường, là anh của Lưu Cung, người lập nên nước Nam Hán ở Quảng Đông.
Mặc dù Thiên Nam ngữ lục cho rằng Lưu Ẩn "giả nhân giả nghĩa":
Trong xem nó cũng giả nhân
Mưu danh chuộc nghĩa một tuần sức trang
nhưng cũng phải công nhận cách cai trị của Lưu Ẩn với Giao Châu là "có lòng cứu dân".Khoe khoang trí ngõ hơn người
Đời Tống Chu Miện nên trai anh hùng
Binh sang ở giữa thành Long
Phúc thay nó lại có lòng cứu dân.
Lưu Ẩn là Thanh Hải tiết độ sứ nhà Đường, là anh của Lưu Cung, người lập nên nước Nam Hán ở Quảng Đông.
Mặc dù Thiên Nam ngữ lục cho rằng Lưu Ẩn "giả nhân giả nghĩa":
Trong xem nó cũng giả nhân
Mưu danh chuộc nghĩa một tuần sức trang
Còn Khúc Thị Kỷ của Tam vị chủ (Tiên chủ Khúc Thừa Dụ, Trung chủ Khúc Thừa Hạo và Hậu chủ Khúc Thừa Mỹ) theo Thiên Nam ngữ lục lại là thời gian sau khi Lưu Ẩn cai quản Giao Châu.
Thông tin của Thiên Nam ngữ lục quá là kỳ lạ vì như vậy thì ra Lưu Ẩn đã làm chủ Tĩnh Hải quân từ trước khi họ Khúc dựng nghiệp. Họ Khúc làm sao có thể tiếp quản Long Thành một cách dễ dàng như sử ta vẫn chép khi mà Lưu Ẩn còn đang đóng binh và được lòng dân ở đó?
Lưu Ẩn nối nghiệp cha là thứ sử Phong Châu, chiếm đất Thanh Hải rồi xưng Nam Hải vương. Như vậy thì cả đất Thanh Hải và Tĩnh Hải đã thuộc về Lưu Ẩn từ khi còn chưa có Khúc Tiên chủ, đâu cần đợi đến Lưu Cung đánh Khúc Thừa Mỹ nữa.
Thông tin Lưu Ẩn cai quản Giao Châu vào cuối thời Đường cho thấy Lưu Ẩn chính là Khúc Thừa Hạo và người nối nghiệp Khúc Thừa Mỹ chính là Nam Hán Lưu Cung. Tam vị chủ họ Khúc là những người đã phục hưng nước Đại Việt vào thời Ngũ Đại.