NGUỒN :Đăng lại từ báo điện tử Lao động .VN
"Di tích Lương Chử là bằng chứng cụ thể về lịch sử văn minh 5.000 năm của Trung Quốc, là kho báu của nền văn minh thế giới", Tân Hoa Xã dẫn thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi tới Diễn đàn Lương Chử tổ chức tại Hàng Châu gần đây.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử 5.300 năm tuổi, ở ngoại ô Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, có niên đại sớm hơn 1.000 năm so với triều đại nhà Thương - vốn tồn tại từ năm 1500 trước Công nguyên.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử cũng là di tích đầu tiên xuất hiện trong sử liệu thành văn.
Từ lâu, có ý kiến cho rằng, nền văn minh của Trung Quốc bắt đầu từ vùng sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đang phát hiện ra những bằng chứng cho thấy những câu chuyện phức tạp hơn.
Ví dụ, di chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên, phía tây nam đất nước, đã được phát hiện có những cổ vật bằng đồng, bằng vàng cỡ lớn, tinh xảo. Những tàn tích này được cho là thuộc về Vương quốc Thục bí ẩn cách đây 4.500 năm. Trong khi đó, thành Lương Chử còn lâu đời và lớn hơn cả di chỉ Tam Tinh Đôi.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử được phát hiện năm 1936. Tuy nhiên, chỉ tới những năm gần đây, quy mô và sự phức tạp của đô thị cổ và cư dân ở đây mới được tiết lộ.
Thành phố Lương Chử ở đồng bằng sông Dương Tử đã tồn tại gần 1.000 năm và là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới tiên tiến nhất về vật chất và công nghệ trên thế giới.
Hệ thống quản lý nước phức tạp của Lương Chử được khai quật năm 2015, là bằng chứng về nền văn minh đô thị sơ khai, với lúa gạo là trung tâm cho nền tảng kinh tế của thành phố. Đây cũng là bằng chứng lâu đời nhất về các công trình thủy lợi lớn ở Trung Quốc.
Trong diễn biến khác, ngày 29.11.2023, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã công bố những khám phá khảo cổ mới tại di chỉ Lương Chử và hệ thống thủy lợi của thành phố.
Những phát hiện này cung cấp hiểu biết sơ bộ về 3 giai đoạn phát triển của Lương Chử, bắt đầu từ các khu định cư rải rác đến xây dựng hệ thống thủy lợi và cuối cùng là xây dựng thành phố cổ Lương Chử.
Từ năm 2020, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật các địa điểm ở phía nam thành cổ Lương Chử, bao gồm Beicun, Fenghuangshan và Nanwangmiao. Những địa điểm này có niên đại khoảng 5.000 đến 5.500 năm trước, tất cả đều trước thời điểm xây dựng thành phố cổ Lương Chử. Công nhân xây dựng thành phố cổ Lương Chử có thể đã sống tại những địa điểm này.
Tại di chỉ Phượng Hoàng Sơn, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 30 mộ cổ và 47 hố tro. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mộ cổ có nhiều cổ vật tùy táng phong phú, bao gồm cả ngọc bích, tại di chỉ Beicun. Mộ cổ này được cho là thuộc về một phụ nữ có địa vị xã hội tương đối cao.
Trước đây, các nhà nghiên cứu trước đây từng tìm thấy hệ thống trữ nước quy mô lớn lâu đời nhất ở Trung Quốc tại phía tây bắc thành cổ Lương Chử.
Trong cuộc khai quật gần đây quanh di chỉ Lương Chử, các nhà nghiên cứu phát hiện gần 20 con đập cổ. Trong số đó, có 7 con đập có thể có niên đại khoảng 5.000 năm trước và là một phần của hệ thống thủy lợi địa phương.
Fang Xiangming - người đứng đầu Viện di tích văn hóa và khảo cổ học tỉnh Chiết Giang - cho biết, những phát hiện này cũng giúp cho thấy tầm quan trọng của văn hóa Lương Chử với nguồn gốc của nền văn minh thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc.
Ý kiến của Văn Nhân
Thưa ông Tập : ông không biết hay cố tình không biết ...tảng lờ ‘chính’ sử Trung quốc ; cái nôi của Trung quốc ở bắc Hoàng hà cơ mà , mãi tới thời vua Bàn Canh nhà Thương khoảng 1500 - 1400 năm TCN Trung quốc mới vượt Hà xuống khai sáng văn minh cho dân miền Nam man dã như vậy :văn minh Lương chữ 5000 TCN đâu có dính dáng gì tới Trung quốc của nhà ông ?.
Lương chữ là nền văn minh của người Trung Hoa con cháu Tam hoàng Ngũ đế thứ thiệt ở phương Nam chẳng chút gì liên quan đến rợ Ngũ Hồ phương Bắc tổ tiên ‘lịch sử’ của người Trung quốc ngày nay.
Bao năm nay cả thiên hạ mơ mơ hồ hồ trong cái mớ bòng bong ‘lịch sử Trung hoa’ lộng giả thành chân đẻ ra từ công trình văn hoá vĩ đại Tứ khố toàn thư 4 cái kho hàng gian hàng giả của Càn Long nước Mãn thanh ,4 cái kho sách này đã phát huy hiệu quả tổng hợp với Khang Hy tự điển của ông nội Càn long diệt tộc Trung hoa , sau tứ khố toàn thư và Khang Hy từ điển không còn người Trung hoa nữa , phút chốc hết thảy biến thành người Trung quốc con cháu của rợ Ngũ Hồ gốc gác ở bắc Hoàng hà
Dưới ánh sáng khoa học ngày nay Thiên hạ đang dần tỉnh ra ông cũng nên tỉnh ra thôi đừng khư khư ôm cái luận thuyết vớ vẩn cho cả thiên hạ là hậu duệ người châu Phi riêng Trung quốc là giống khác con cháu của người vượn Bắc kinh , tỉnh ra thôi đừng nói văn minh Lương chữ Chiết giang là văn minh Trung quốc 5000 năm làm trò cười cho thiên hạ nữa .
"Di tích Lương Chử là bằng chứng cụ thể về lịch sử văn minh 5.000 năm của Trung Quốc, là kho báu của nền văn minh thế giới", Tân Hoa Xã dẫn thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi tới Diễn đàn Lương Chử tổ chức tại Hàng Châu gần đây.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử 5.300 năm tuổi, ở ngoại ô Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, có niên đại sớm hơn 1.000 năm so với triều đại nhà Thương - vốn tồn tại từ năm 1500 trước Công nguyên.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử cũng là di tích đầu tiên xuất hiện trong sử liệu thành văn.
Từ lâu, có ý kiến cho rằng, nền văn minh của Trung Quốc bắt đầu từ vùng sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đang phát hiện ra những bằng chứng cho thấy những câu chuyện phức tạp hơn.
Ví dụ, di chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên, phía tây nam đất nước, đã được phát hiện có những cổ vật bằng đồng, bằng vàng cỡ lớn, tinh xảo. Những tàn tích này được cho là thuộc về Vương quốc Thục bí ẩn cách đây 4.500 năm. Trong khi đó, thành Lương Chử còn lâu đời và lớn hơn cả di chỉ Tam Tinh Đôi.
Di chỉ khảo cổ Lương Chử được phát hiện năm 1936. Tuy nhiên, chỉ tới những năm gần đây, quy mô và sự phức tạp của đô thị cổ và cư dân ở đây mới được tiết lộ.
Thành phố Lương Chử ở đồng bằng sông Dương Tử đã tồn tại gần 1.000 năm và là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới tiên tiến nhất về vật chất và công nghệ trên thế giới.
Hệ thống quản lý nước phức tạp của Lương Chử được khai quật năm 2015, là bằng chứng về nền văn minh đô thị sơ khai, với lúa gạo là trung tâm cho nền tảng kinh tế của thành phố. Đây cũng là bằng chứng lâu đời nhất về các công trình thủy lợi lớn ở Trung Quốc.
Trong diễn biến khác, ngày 29.11.2023, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã công bố những khám phá khảo cổ mới tại di chỉ Lương Chử và hệ thống thủy lợi của thành phố.
Những phát hiện này cung cấp hiểu biết sơ bộ về 3 giai đoạn phát triển của Lương Chử, bắt đầu từ các khu định cư rải rác đến xây dựng hệ thống thủy lợi và cuối cùng là xây dựng thành phố cổ Lương Chử.
Từ năm 2020, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật các địa điểm ở phía nam thành cổ Lương Chử, bao gồm Beicun, Fenghuangshan và Nanwangmiao. Những địa điểm này có niên đại khoảng 5.000 đến 5.500 năm trước, tất cả đều trước thời điểm xây dựng thành phố cổ Lương Chử. Công nhân xây dựng thành phố cổ Lương Chử có thể đã sống tại những địa điểm này.
Tại di chỉ Phượng Hoàng Sơn, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 30 mộ cổ và 47 hố tro. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mộ cổ có nhiều cổ vật tùy táng phong phú, bao gồm cả ngọc bích, tại di chỉ Beicun. Mộ cổ này được cho là thuộc về một phụ nữ có địa vị xã hội tương đối cao.
Trước đây, các nhà nghiên cứu trước đây từng tìm thấy hệ thống trữ nước quy mô lớn lâu đời nhất ở Trung Quốc tại phía tây bắc thành cổ Lương Chử.
Trong cuộc khai quật gần đây quanh di chỉ Lương Chử, các nhà nghiên cứu phát hiện gần 20 con đập cổ. Trong số đó, có 7 con đập có thể có niên đại khoảng 5.000 năm trước và là một phần của hệ thống thủy lợi địa phương.
Fang Xiangming - người đứng đầu Viện di tích văn hóa và khảo cổ học tỉnh Chiết Giang - cho biết, những phát hiện này cũng giúp cho thấy tầm quan trọng của văn hóa Lương Chử với nguồn gốc của nền văn minh thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc.
Ý kiến của Văn Nhân
Thưa ông Tập : ông không biết hay cố tình không biết ...tảng lờ ‘chính’ sử Trung quốc ; cái nôi của Trung quốc ở bắc Hoàng hà cơ mà , mãi tới thời vua Bàn Canh nhà Thương khoảng 1500 - 1400 năm TCN Trung quốc mới vượt Hà xuống khai sáng văn minh cho dân miền Nam man dã như vậy :văn minh Lương chữ 5000 TCN đâu có dính dáng gì tới Trung quốc của nhà ông ?.
Lương chữ là nền văn minh của người Trung Hoa con cháu Tam hoàng Ngũ đế thứ thiệt ở phương Nam chẳng chút gì liên quan đến rợ Ngũ Hồ phương Bắc tổ tiên ‘lịch sử’ của người Trung quốc ngày nay.
Bao năm nay cả thiên hạ mơ mơ hồ hồ trong cái mớ bòng bong ‘lịch sử Trung hoa’ lộng giả thành chân đẻ ra từ công trình văn hoá vĩ đại Tứ khố toàn thư 4 cái kho hàng gian hàng giả của Càn Long nước Mãn thanh ,4 cái kho sách này đã phát huy hiệu quả tổng hợp với Khang Hy tự điển của ông nội Càn long diệt tộc Trung hoa , sau tứ khố toàn thư và Khang Hy từ điển không còn người Trung hoa nữa , phút chốc hết thảy biến thành người Trung quốc con cháu của rợ Ngũ Hồ gốc gác ở bắc Hoàng hà
Dưới ánh sáng khoa học ngày nay Thiên hạ đang dần tỉnh ra ông cũng nên tỉnh ra thôi đừng khư khư ôm cái luận thuyết vớ vẩn cho cả thiên hạ là hậu duệ người châu Phi riêng Trung quốc là giống khác con cháu của người vượn Bắc kinh , tỉnh ra thôi đừng nói văn minh Lương chữ Chiết giang là văn minh Trung quốc 5000 năm làm trò cười cho thiên hạ nữa .