Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá  Flags_1



    Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá  Empty Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá

    Bài gửi by Admin 13/7/2020, 10:30 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn : https://bahviet18.com/2020/07/12/lich-son-den-tho-de-nghieu-va-noi-de-thuan-cay-ruong-danh-ca/

    Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá  P1210736
    Dòng suối trên núi Lịch


    Sách Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn, quyển 6 phần Phong vực ghi như sau về núi Lịch:
    Núi Lịch ở xã Yên Lịch huyện (Yên) Sơn Dương, từ núi Sư Khổng ở huyện Đương Đạo mà chạy xuống, tới nơi đất bằng thì đột ngột nổi lên một ngọn núi có 5-6 đỉnh, giăng ngang ra chia thành một nhánh tới Lập Thạch là Lãng Sơn, môt nhánh tới Tam Dương là núi Hoàng Chỉ. Trong núi Lịch ở đỉnh cao nhất có 5-6 chỗ bằng phẳng như đền đài, có động Đế Thuấn rất thiêng. Hoa quả trên núi người ta có thể hái ăn, nhưng không được mang đi. Ai mang đi sẽ bị lạc vào mê lộ, không thể ra được.
    Phía trên động Đế Thuấn có đền Đế Nghiêu, cúng bằng cỗ chay. Trước đây tổng này có ruộng thờ để cấp cho người giữ đền. Xã Yên Lịch ở dưới núi cũng có miếu Đế Thuấn, 6 xã trong 1 tổng cùng phụng thờ. Ruộng này nằm ở phía bên phải xứ Ngòi Vực, rộng chừng 1 trượng, khá dài. Nước sông Lô mùa thu thường tràn vào. Tương truyền, ở bên bến sông này Đế Thuấn làm đồ gốm.
    Dân trong xã ở bên một cái giếng cổ, người ta nói là do Đế Thuấn đào, rộng chưa đến 1 trượng. Nước rất trong nhưng người ta không dám uống. Ai nhỡ tắm ở đó sẽ bị câm. Ở đó cũng có miếu Đế Thuấn, trước miếu có ruộng hè, rộng chừng vài mẫu, khá sâu. Người ta cho đó xưa là đầm Lôi, nơi Đế Thuấn đánh cá và cày ruộng.

    Trên núi Lãng Sơn cũng có đền Đế Thuấn. Trước núi nổi lên một hòn núi đất, hơi thấp. Phía trên đỉnh núi có hình như ghế chéo, bên trong khá cao, có thể gieo được trăm bung mạ (một bung là 40 búi, trăm bung là 4000 búi). Tục truyền là nơi Thuấn gieo mạ nên gọi là núi Bách Bung.
    (Dịch theo nguyên văn)


    Như vậy trên dãy núi Lịch không chỉ có đền thờ Đế Thuấn mà còn có cả đền thờ Đế Nghiêu. Đây cũng là đầm Lôi Trạch, nơi Đế Thuấn từng cày ruộng và đánh cá. Núi Bách Bung là nơi Đế Thuấn gieo mạ cho lúa.

    Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá  P1210802

    Đầm Lôi Trạch

    Văn Nhân xin góp bàn :


    Trong bài những dòng tin sau rất quan trọng vì chỉ ra đích xác quê hương bản quán và hành trạng của nhân vật lịch sử :

    *…Dân trong xã ở bên một cái giếng cổ, người ta nói là do Đế Thuấn đào…
    *…trước miếu có ruộng hè, rộng chừng vài mẫu, khá sâu. Người ta cho đó xưa là đầm Lôi, nơi Đế Thuấn đánh cá và cày ruộng…
    *…Trước núi nổi lên một hòn núi đất, Tục truyền là nơi Thuấn gieo mạ nên gọi là núi Bách Bung. …

      Hôm nay: 24/11/2024, 12:16 pm