Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Nhân ngày tết bàn chuyện qủa dưa Hấu .  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhân ngày tết bàn chuyện qủa dưa Hấu .  Flags_1



    Nhân ngày tết bàn chuyện qủa dưa Hấu .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Nhân ngày tết bàn chuyện qủa dưa Hấu .  Empty Nhân ngày tết bàn chuyện qủa dưa Hấu .

    Bài gửi by Admin 4/2/2019, 1:49 pm

    Truyện Mai An Tiêm trong sách Lĩnh Nam chích quái chép :
    Xưa, đời Hùng Vương có viên quan tên là Mai An Tiêm, vốn là người ngoại quốc. Vua mua từ thương thuyền về làm nô bộc từ khi lên 7, 8 tuổi. Khi lớn lên, diện mạo đoan chính, nhớ thuộc sự vật, vua ban cho tên là Mai Yển, hiệu An Tiêm, lại ban cho một người thiếp. Tiêm sinh hạ được một trai một gái. Vua rất tin yêu, giao cho công việc, dần dần trở nên giàu có, ai nấy đều khiếp sợ, kẻ quyền cao chức trọng đều muốn đến làm thân, của cải rất nhiều.
    Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
    Sau Tiêm đâm ra kiêu căng ngạo mạn, thường nói rằng: “Đó đều do kiếp trước ta tu mà có, không có phải do ơn chủ đâu”. Vua nghe nói cả giận, phán: “Làm bề tôi mà kiêu căng ngạo mạn, không biết ơn chủ! . Nay ta đưa nhà ngươi ra một nơi không có người ở giữa bể, xem nhà ngươi có còn của cải kiếp trước nữa hay không?”. Bèn đày Mai Yển ra ngoài cửa bể huyện Thán Sơn , bốn bề toàn cát và nước không có vết chân người qua lại, ban cho một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng để cho ăn hết thì chết. Vợ Tiêm than khóc “Tôi chết ở đây rồi, không thể sống được”. Tiêm cười mà bảo: “Trời sinh ta tất sẽ nuôi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng”.
    Bỗng thấy một con chim màu trắng từ hướng Tây bay lại, đậu ở đầu núi, kêu lên 3, 4 tiếng, nhả xuống 6,7 hạt dưa rơi xuống cát, hạt nở thành dây, mọc lên um tùm rồi kết thành trái rất nhiều. An Tiêm mừng rỡ nói rằng: “Đây không phải là vật dị thường mà là trời cho để nuôi ta đó”. Bèn bổ ra mà ăn, thấy mùi vị thơm ngon, tinh thần sảng khoái, mới đem ra trồng, ăn không hết, đem đổi lấy gạo nuôi vợ con. Tiêm không biết gọi là trái cây gì, nhưng vì chim ngậm hạt từ hướng Tây bay tới nên gọi là trái dưa hấu (Tây Qua) . Bọn phường chài, phường buôn ăn đều cho là ngon, đều đến mua bán đổi chác. Những người ở thôn xóm xa gần đều mua hạt về làm giống, theo mùa trồng trọt khắp nơi.
    Sau vua nghĩ tới Tiêm, cho người đến xem còn sống hay đã chết. Người đó về tâu lại với vua, vua thở dài mà than rằng: “Hắn nói là do ở kiếp trước, điều đó quả thực không ngoa”. Bèn xuống chiếu gọi về , cho giữ chức cũ, lại cấp cho nô tỳ. Bãi cát Tiêm ở gọi là bãi An Tiêm, chỗ An Tiêm ở gọi là làng Mai, nay thuộc huyện Nga Sơn. Xưa, người ta tôn An Tiêm là cha mẹ của dưa hấu, nay còn tôn làm ông tổ về dưa hấu.
    Đó chuyện về dưa hấu, có từ đời An Tiêm vậy.


    Hết phần trích dẫn


    Lời bàn của Văn Nhân .
    Ngụ ý trong truyện Mai An Tiêm nhìn theo góc độ sừ thuyết Hùng Việt rất khác với cách hiểu thông thường cũng như những lời bình giải theo hướng cao siêu trước tới nay .
    Thiên hạ Khởi nguyên chỉ có 2 châu hay 2 vùng đất theo hướng Bắc Nam là đất Đào và đất Thường hay Đường , đất Đào – đỏ ý chỉ vùng nhiệt đới cận Xích đạo (đường đỏ – đường mặt trời đi qua) tức hướng nóng Bức , từ Bức kí âm chữ Nho đọ̣c thành Bắc , đất Thường ở về phía ngược với hướng Bắc , quan niệm xưa vua là mặt trời nên hướng Bắc – Xích đạo là phía vua ngồi và hượ́́ng vua nhìn bề tôi hay thần dân gọi là hướng Nom (nom tức nhìn – trông) , Nom kí âm thành Nam . luận theo tự nhiên thì rõ ràng Bắc – Nam ngày nay đã lộn ngược .
    La – Canh trong la bàn phong thủy chính là hướng Bắc Nam của nền địa lí tự nhiên , La cũng là Bắc – bức và Canh là Nam – nom , 1 Thiên hạ đất có đất Đào đất Thường 1 tộc người có chi La chi Canh , chi Canh ngày nay là người Kinh . Sử Trung quốc cho biết Vùng Hà tĩnh đời Đường là trung tâm của La châu và dân gian Việt có câu ….ai ơi chớ lấy người La , cái dưa thì khú cái cà thì thâm …chỉ ra : La chính là tên gọi khác của người Chiêm .
    Lĩnh Nam chích quái ghi lại chuyện ở vùng phía Nam xưa (Bắc nay) , vua Hùng bị lầm lẫn là vua chỉ của người Kinh – Canh phương Nam xưa , Mai An Tiêm là người nước ngoài mua từ tàu buôn mang từ phíà Bắc xưa – Nam nay đến nên trong truyện chỉ có thể là đứa con nuôi người La của vua Hùng .
    Vua rất thương yêu đặt tên cho là Mai Yến , yến đúng ra là Yên – An , hiệu là An Tiêm ; an tiêm và An Chiêm có thể chỉ là một , An Chiêm chính là tên gọi xưa của nước Chiêm thành .
    An – Yên là tên nước , Chiêm – Tiêm hay La là tên tộc người .
    Ở phía Tây Đại Việt xưa còn có nước Xiêm la hay Tiêm la tiền thân của Thái lan ngày nay , phải chăng đấy cũng là 1 nước của tộc Chiêm hay La ?.
    Nhìn theo nhãn quan Sử thuyết Hùng Việt tức pho sử viết bằng ngôn ngữ Dịch học thì nội dung truyện Mai An Tiêm kể về lịch sử 1 quốc gia nữa của tộc La ; Mai ý nói buổi sớm mai mặt trời mọc tức chỉ phía Đông hành Mộc , Mai An Tiêm không phải là tên 1 người như truyện kể mà là nói đến 1 nước trong cộng đồng họ Hùng , quốc gia nằm phía Đông nước An Chiêm . dân gian mượn hình tượng quả dưa Hấu để nói về chi tộc ấy : qủa dưa hấu ‘xanh vỏ đỏ lòng’ ; màu xanh chỉ phương Đông theo Ngũ sắc Dịch học còn ruột màu Đỏ là màu quẻ Li – lửa tượng của đất Đảo người La Chiêm hay chim , (la – lê -li- lửa chỉ là một) . chi tiết vợ chồng Mai An Tiêm bị đày ra ngoài đảo xác định nước phía Đông Chiêm thành là 1 đảo quốc và cư dân chính là những di dân người La – Chiêm .
    Hòn đảo của vợ chồng Mai an Tiêm trồng dưa hấu sinh sống không phải là hòn đảo hoang bé con ở biển đông mà chính là Philippines ngày nay . Ít người biết Philippines trước lúc bị thực dân chiếm đóng tên là nước Lữ tống âm la tinh là Luzon , Luzon hiện nay là tên gọi đảo lớn nhất và đông dân nhất của Philippines. là trung tâm kinh tế và chính trị của đảo quốc này, và có thủ đô Manila .
    Trong ngôn ngữ Dịch học thì Tống là biến âm của Đông , phương Đông tượng trưng bằng màu Xanh nơi vỏ qủa dưa hấu còn Lữ là biến âm của Lửa màu đỏ của ruột qủa dưa Hấu , Chính Ngũ sắc của Dịch học đã xác định dân Lữ Tống là người tộc La di cư từ An Chiêm tứ́c Chiêm thành .
    Người Liêu tử là tộc người cổ có mặt 4000 năm trước ở vùng Tây Nam Trung quốc ngày nay ; theo phép phiên thiết : liêu tử thiết lử ; lử lữ lã lửa li chỉ là biến âm của từ La , Bằng vào từ ngữ xem ra tộc người La có địa bàn phân bố rất rộng trải từ Tây Nam Trung quốc xuống tới tận Mã lai , phía đông chiếm phần chính ở cả 2 quần đảo rộng lớn là Philippmes và Indonesia .
    Lĩnh Nam chích quái thực ra không quái chút nào nếu con người biết nhìn đúng cách , như đã bàn thì chỉ 1 đoạn của tư liệu thu thập từ dân gian đã chứa đựng lượng thông tin rất lớn về lịch sử Đông nam Á . Luận điểm người Chiêm thành là di dân đến từ quần đảo Indonesia khoàng ngàn năm trước công nguyên của giới nghiên cứu hiện tại đã đến lúc phải xem xét lại .

      Hôm nay: 21/11/2024, 5:06 pm