Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nhà Nguyễn và nước Đại Nam . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhà Nguyễn và nước Đại Nam . Flags_1



    Nhà Nguyễn và nước Đại Nam .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nhà Nguyễn và nước Đại Nam . Empty Nhà Nguyễn và nước Đại Nam .

    Bài gửi by Admin 11/6/2018, 6:02 am

    Lịch sử Việt Nam thời Trịnh – Nguyễn phân tranh ; chuá Trịnh giữ Bắc Hà còn gọi là đàng ngoài , chúa Nguyễn đất đai là miền Trung Việt ngày nay gọi là đàng Trong , sau dòng chúa Nguyễn của đàng Trong đánh bại và thống nhất 2 miền lên ngôi vua đặt tên nước là Việt Nam .
    Thực ra ban đầu vua Gia long nhà Nguyễn đặt tên nước là Nam Việt ; hàm ý là quốc gia kế thừa quốc thống 2 nước Đại Việt và Nam chiếu cũ (cách gọi khác là đất An nam và đất Việt Thường) , vua quan nhà Thanh nhận ra thâm ý ̀ của nhà Nguyễn … công nhận quốc hiệu Nam Việt tức thừa nhận Lưỡng Quảng vốn là đất đai của Nam Việt bị Đại Thanh chiếm đoạt , thư qua tin lại đôi ba lần sau cùng vua Gia Long đồng ý với Thanh triều nhận quốc hiệu Việt Nam , như thế vẫn đủ 2 thành phần Việt và Nam như ý định của vua mà không khiến vua quan Mãn Thanh giật mình …
    Giai đoạn lịch sử này được Thanh triều nhìn nhận khá khác với sử quan Việt , họ gọi đàng Trong của chúa Nguyễn là nước Quảng Nam đất chính là Trung Việt ngày nay ngoài ra còn có 3 miền đất phụ là Côn đại Mạ là Đông Nam bộ , Lộc lại là đất Lào và Giản phố Trại – Cam pu chia ngày nay . Đất Bắc hà họ gọi là nước Giao chỉ đô ở Đông kinh.
    Sự nhìn nhận lịch sử theo người Đại Thanh đã giúp hiểu rõ hơn về đất đai lãnh thổ diễn tiến lịch sử và ý nghĩa hàm chứa trong quốc hiệu Nam Việt – Việt Nam .
    Nhà Nguyễn đặc biệt là vua Minh Mạng làm được nhiều điều trong việc khẳng định vị thế và diện mạo đất nước , đã để lại nhiều thông tin về lịch sử quốc gia cho người đời sau :


    1 – Khẳng định không phụ thuộc vào nước Mãn Thanh.

    Gia Long mất Vua Minh Mạng kế vị , buổi đầu vẫn theo lệ cũ cúi đầu nhận thụ phong với Thiên tử Đại Thanh nhưng sau thời gian củng cố thực lực , so sánh tương quan 2 nước Việt – Thanh thấy thuận lợi vua Minh Mạng từng bước thực hiện ý tưởng tự chủ , lập nên cõi trời riêng không phụ thuộc vào Thanh triều .
    Hành động khởi đầu cho 1 Thiên hạ riêng ta của Minh Mạng là đổi quốc hiệu ; không dùng quốc hiệu Việt Nam do Thiên triều ban cấp nữa mà đổi thành nước Đại Nam , trong trật tự của hệ thống chính trị phong kiến phương Đông chỉ có nước của con trời mới được xưng là Đại quốc , trong cái người Tàu ̣ gọi là đạo ‘thờ nước lớn’nước đàn em mà xưng là …Đại tức đã lộ rõ ý đồ phản nghịch muốn chiến ngôi Thiên tử ,chỉ dụ của vua Minh mạng nói ….từ nay dùng quốc hiệu Đại Nam hay Đại Việt Nam cũng được …chỉ ra ý chính của vua Minh Mạng cốt chỉ là gắn thêm chữ Đại vào tên nước để công bố vị thế đại quốc chứ không phải là chối bỏ gốc Việt . Người Việt thời Nguyễn gọi người nước Thanh là Thanh nhân tức có sự phân định rạch ròi Mãn Thanh không phải là Trung quốc Hoa hạ .
    Dụ của vua Minh Mạng …từ đời Thái tổ gia dụ hoàng đê Nguyễn hoàng gây dựng bờ cõi từ phía Nam chỉ miền trung Việt ngày nay ….sau các vua mở rộng thêm gồm cả đất Việt Thường nên đặt tên nước là Việt Nam , đoạn này đã giúp xác định Việt Thường là tên gọi khác của miền Giao chỉ cũng là đất phía Tây nước Đại Việt đô ở Phiên Ngu…


    2 – ́Xác lập vị thế chủ Thiên hạ .

    Cổ sử Thiên hạ chép …Vua Vũ sau khi trị thủy thành công đã chia nước thành 9 châu , vua cho lấy đồng của 9 châu đúc 9 cái đỉnh trên khắc cảnh quan tiêu biểu và đặc điểm hệ sinh thái cuả châu , Cửu đỉnh tượng trưng cho Thiên hạ , từ đó nảy ra quan điểm … ai nắm Cửu đỉnh thì người đó là vua Thiên hạ . Các triều đại kế sau nhà Hạ đều đem Cửu đỉnh về đặt ở kinh đô như 1 cách thể hiện quyền uy Thiên tử .Quan niệm 9 châu – Cửu đỉnh thậm chí có thể xem như tiêu chí quan trọng bậc nhất xác định quốc thống̉ Trung hoa .Theo tư liệu 9 đỉnh truyền đến đời Tần thì chìm xuống sông 1 cái nên ở Hàm dương kinh đô Tần chỉ còn lại 8 cái đỉnh.
    Thật lạ từ đời Tây Hán về sau đột nhiên không còn tư liệu gì nói đến Cửu đỉnh nữa , đây là vấn đề rất lớn vì 9 đỉnh tượng trưng cho uy quyền của Thiên tử , không có Cửu đỉnh là không còn Thiên hạ hay lịch sử đã sang trang mất nước ? , nhìn lại thì sách Tiền Hán thư cuốn sử viết về triều ông Lưu Bang được soạn vào thời Đông Hán là thời Thiên hạ và nền văn hóa văn minh đã bị vùi dập dưới móng ngựa Hung nô , 9 đỉnh chẳng còn ý nghĩa gì nữa nên chẳng còn ai nói đến và rất có thể đã phải chịu chung số phận với trống đồng …đập nát nấu chảy đúc ngựa.
    Sau khi đặt quốc hiệu mới với chữ Đại đứng đầu khẳng định sự độc lập tự chủ .Tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh . Dụ chỉ như sau:
    Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm ! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu… Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau. ..
    Chỉ vài chữ trong chỉ dụ …Xưa các minh vương đời Tam đại và Trẫm kính nối nghiệp trước…đã đủ xác định sử quan của triều đình nhà Nguyễn : vua nhà Nguyễn là Thiên tử và nước Đại Nam chính thức tiếp nối quốc thống Thiên hạ truyền từ Tam đại Hạ Thương Châu .


    3 – Xác lập cương giới quốc gia .

    Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南ー統全圖) là bản đồ địa lý Đại Nam do Quốc sử quán ấn hành năm 1838. Địa danh của bản đồ này được ghi bằng chữ Nho.
    Thông tin về cương giới nước Việt thời cổ được ghi nhận trong truyền thuyết : nước Xích Qủy sau là nước Văn Lang : Bắc giáp Động đình hồ Nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Thục và Đông giáp Nam hải ; Động đình hồ được cho là ở Hồ Nam , Hồ tôn là Chiêm thành về sau , Thục nay là Tứ xuyên và Nam hải là Quảng Đông .
    Thời nước Nam Việt và Đại Việt đô ở Quảng châu thì lãnh thổ gồm Giao chỉ và Quảng Đông – Quảng Tây .
    Thông tin khá rõ nhưng phải đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn lần đầu tiên cương giới nước Đại Nam mới đ̣ược xác lập và công bố bằng bản đồ trên giấy trắng mực đen , đặc biệt tên bản đồ có cả 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa . Thực ra không phải đợi đến khi có Đại Nam nhất thống toàn đồ , bằng suy luận cũng đủ̉ xác quyết từ thời nước Nam Việt sau là Đại Việt- Đại Hưng đô ở Quảng châu đương nhiên vùng biển phía Nam Lưỡng Quảng đã là lãnh hải của Đại Việt không cần bàn cãi .


    Nhà Nguyễn và nước Đại Nam . DainamnhatthonĐại Nam nhất thống toàn đồ

    4 – Xây dựng miếu lịch đại thờ kính tiền nhân .

    Theo sử sách triều Nguyễn còn ghi lại thì miếu Lịch Đợi là nơi “Thống kỷ các vị đế vương, ngưỡng mộ đức tốt của các đời trước”. Với ý nghĩa quan trọng “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”, triều Nguyễn đã cho xây dựng công trình kiến trúc này để thờ các vị vua anh hùng từ Thái cổ trở về sau.Hằng năm, xuân thu nhị kỳ đều tổ chức tế miếu Lịch Đợi vào tháng 2 âm lịch sau ngày tế đàn Xã Tắc, và tháng 8 âm lịch.
    Công trình này gồm một chính đường có 5 gian, đông vu và tây vu (hay còn gọi là Tả Vu và Hữu Vu) cũng có 5 gian thờ các vua cổ đại Thiên hạ mà ngày nay thường lầm lẫn gọi là Trung quốc . Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Vị tả nhất (vị trí bên trái kề chính trung) thờ Thần Nông. Vị hữu nhất (vị trí bên phải kề chính trung) thờ Hoàng Đế. Vị tả nhị thờ Đường Nghiêu. Vị hữu nhị thờ Ngu Thuấn. Vị tả tam thờ Hạ Võ. Vị hữu tam thờ Thương Thang. Vị tả tứ thờ Chu Văn. Vị hữu tứ thờ Chu Võ. Gian tả nhất (gian bên trái kề gian giữa) thờ các vị vua khai sáng cõi Việt theo cổ sử và sử Việt : Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Sĩ Vương, Đinh Tiên Hoàng. Gian hữu nhất (gian bên phải kề gian giữa) thờ vua Lê Đại Hành và 3 vị vua triều Lý là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông. Gian tả nhị thờ 3 vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông. Gian hữu nhị thờ 4 vị vua triều Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông, Lê Anh Tông. Đôi nhà Tả Vu và Hữu Vu thờ các vị tướng Trung Hoa lẫn Việt Nam.
    Dù còn nhiều điểm phải bàn nhưng về tổng thể chiếu theo những thông tin của miếu lịch đại thì không thể nghĩ khác là không chỉ riêng vua Thần Nông tổ tiên 3 đời của đế Minh mà tất cả các vua trong cổ sử Trung hoa từ thời thái cổ đến Tam đại Hạ Thương Châu đều là tiền nhân của người Việt Nam .


    5 – Xây dựng Văn miếu Phú xuân thờ  Văn thánh Việt .

    Từ đời Đường Trung hoa đã xây dựng Văn miếu để thờ kính những người đã có công tạo dựng nền văn hóa văn minh Thiên hạ ; Trung hoa có hàng trăm Văn miếu nhưng Văn miếu nào cũng thế gian chính dành riêng thờ Châu công và Khổng tử , ngoài ra 4 môn sinh của Khổng tử được phối hưởng tế tự là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Khổng Cấp, Mạnh Kha, sau cùng là 72 tiên hiền như Mẫn Tử Khiên, Tử Cống, Nhiễm Hữu…v.v..
    Ở Việt Nam theo Đại Việt sử ký toàn thư (TT) tập I, quyển III, Thánh Tông Hoàng đế, năm Canh Tuất, Thuần Vũ thứ 2 (1070): Mùa thu, tháng tám làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền để bốn mùa cúng tế. Từ đời Lê về sau nhiều Văn miếu trên khắp các miền đất nước cũng được xây dựng .Bên cạnh những văn miếu đã có dưới triều nhà Nguyễn bên bờ sông Hương phía Tây kinh thành Huế , Văn thánh miếu tức Văn miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới vua Gia long.
    Theo 1 nhà nghiên cứu Việt thì …Văn miếu được xây dựng trên hết là thờ Chu công , nhân vật lịch sử trước Khổng tử khoảng 500 năm và được Khổng tử cho là người đã thực hiện , phát triển, biểu dương lễ tiết, giáo hóa, điển chương một cách mẫu mực mà Khổng tử luôn lấy đó làm hình mẫu để học tập và xây dựng đạo của mình.
    Chu Công Đán là chú Vũ Vương , quyền nhiếp chính nhà Châu sau khi Vũ vương mất Thành vương còn nhỏ , ông đã sửa đổi quan chế, đặt ra lể pháp, nhờ đó mà nền văn vật nhà Châu được đầy đủ. Khổng Tử từng nói “Ngô tòng Châu”, coi Châu Công như Thầy vì đã ̣đem lễ giáo dậy dân sống hòa mục với nhau.
    Người Trung quốc từ thời Mông Mãn về sau chẳng có chút liên hệ gì đến Tam hoàng Ngũ đế với động cơ chính trị rõ rệt phủ nhận tính chất văn hóa – lịch sử dân tộc của Văn miếu , họ đã lèo lái xiên sẹo biến đổi Văn miếu thành Không miếu nơi thờ tự mang tính chất tôn giáo chỉ của riêng 1nhóm giáo chúng thờ sư tổ , quan điểm sai trái này hiện đang được rất nhiều người Việt chấp nhận và sự nhìn nhận như thế đã ăn lan sang biến đổi tính chất của miếu Lịch Đại đế vương ,người ta tìm cách phủ nhận lẩn tránh những thông tin qúa sức rõ ràng có trong miếu lịch đại đế vương, thay tính chất dân tộc bằng tính chất tôn giáo cho đó là thờ kính theo quan niệm của Nho giáo , cố ý ém nhẹm việc thờ Châu công để mình Khổng tử độc tôn , biến Văn miếu thành Khổng miếu mà không suy xét…Nho chưa bao giờ là 1 tôn giáo với hệ thống tăng lữ và đền thờ , dựng miếu là do nhà nước quyết định và thực hiện, không thể nào việc thờ kính Phục Hy Thần Nông Hoàng đế và các vua Tam đại chỉ là sự thờ kính riêng của đám Nho sinh ?.


    6 – Xây dựng Võ miếu thờ Võ tướng Việt .

    Sử sách cho thấy việc thiết lập Võ Miếu là một trong những động thái văn hóa truyền thống của Đông phương. Ở Trung Hoa, vào thời nhà Đường (618-907), vua Huyền Tông với niên hiệu Khai Nguyên (713-741) đã ra lệnh cho các đại phương trong nước làm miếu để thờ một số đại danh tướng trong lịch sử. Còn ở Việt Nam, theo Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, đã có Võ Miếu ở Kinh đô Thăng Long vào cuối thời nhà Lê (1427-1788) .
    Tuy nhiên, qua sử sách cũng như trên thực tế, tính đến triều Tây Sơn (1788-1802), hình ảnh Võ Miếu ở các kinh đô của các triều đại đã trở thành hết sức mờ nhạt so với Văn Miếu, và cũng còn có thể nói là truyền thống văn hóa ấy đã bị đứt đoạn.
    Đứng trước tình trạng ấy, triều đình Minh Mạng đã tái tục truyền thống bằng cách cho xây dựng Võ Miếu ở Kinh đô Huế. Sau khi quyết định chọn vị trí ở bên trái Văn Miếu, triều đình đã cho bắt đầu thi công xây dựng Võ Miếu từ tháng 9 năm Ất Mùi (năm Minh Mạng thứ 16), tức là tháng 11/1835.
    Dụ về việc thiết lập Võ Miếu của vua Minh Mạng : “Điều cốt yếu trị nước là cả văn lẫn võ, không thể riêng bỏ một bên nào. Việc đặt ra Võ Miếu là lẽ nên làm… Từ Đinh, Lý, Trần, Lê đời nào cũng có người phò tá đời ấy, chẳng thiếu gì người tài giỏi binh cơ tướng lược. Huống chi bản triều từ khai quốc đến trung hưng, trong khoảng ấy những bầy tôi bày mưu giúp sức, công liệt rực rỡ, không kém người xưa, đáng nên biểu dương để khuyến khích nhân tài” .
    Sau khi cân nhắc và chọn lọc hết sức kỹ lưỡng, triều đình đã quyết định đưa danh tính 18 nhân vật sau đây, gồm 12 danh tướng Trung Hoa và 6 nhân vật Việt Nam, vào thờ ở đó .
    Tại Miếu chính, ở 3 gian thiết trí 3 án để thờ 12 nhân vật Trung Hoa, được xếp đặt theo thứ tự:
    – Ở án chính trung, thờ Khương Tử Nha thời nhà Chu.
    – Ở án phía Đông, thờ 6 vị: Quản Trọng nước Tề, Tôn Võ Tử nước Ngô, Hàn Tín nhà Hán, Lý Tĩnh nhà Đường, Lý Thanh nhà Đường, Từ Đạt nhà Minh.
    – Ở án phía Tây, thờ 5 vị : Điền Nhượng Thư nước Tề, Trương Lương nhà Hán, Gia Cát Lượng nhà Hán, Quách Tử Nghi nhà Đường, Nhạc Phi nhà Tống.
    Tại hai nhà Tả Vu và Hữu Vu, thờ 6 nhân vật Việt Nam, được sắp đặt theo thứ tự sau:
    – Ở Tả Vu, thờ 3 vị: Trần Quốc Tuấn (1226-1300) nhà Trần, Nguyễn Hữu Tiến (1602-1665) thời các chúa Nguyễn, Tôn Thất Hội (1757-1789) thời Nguyễn Ánh.
    – Ở Hữu Vu, thờ 3 vị: Lê Khôi (?-1446) nhà Lê, Nguyễn Hữu Hữu Dật (1603-1681) thời các chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Trương (1740 ố 1810) thời Nguyễn Ánh ố Gia Long.
    (đoạn Trích nguyên văn từ internet)
    Trong số danh tướng Trung hoa được thờ cần nói rõ thêm :
    Hàn Tính và Trương Lương là tướng nhà Hiếu của vua Lí Bôn – Lưu Bang không phải tướng nhà Tây Hán. triều đại do Lí Bôn – Lưu Bang người đất Phong hoặc nước Sở kiến lập chẳng dính gì với Hán tộc .
    Từ Đạt là tướng nhà Minh Ngô của triều Chu nguyên Chương đô ở Nam king không liên quan gì đến tên Chu Đệ ngoại nhân phản phúc đô ở Bắc kinh ngày nay.
    Gia cát Lượng nước Thục của Lí Bí – Lưu Bị , lịch sử không có nhà Thục Hán .
    Nhạc phi đúng là anh hùng Nam Tống chống quân Kim , nhưng Tống là nước đã xâm lăng đánh chiếm nửa phía Đông Đại Việt không thể thờ ở Võ miếu nhà Nguyễn .
    Đặc biệt nhân vật thờ ở gian chính Võ miếu là Khương tử Nha tể tướng thời nhà Châu lập quốc , đối ứng với ông Châu công Đán đại công thần nhà Châu thờ ở gian chính Văn miếu thì có thể nói gì về sử quan của vua quan nhà Nguyễn ?
    Tóm lại : Xem ra luận điểm nước Văn lang chính là nước của Văn vương tổ nhà Châu đô ở đất Phong – Phong châu Phú thọ ngày nay theo Sử thuyết Hùng Việt đã được Miếu Lịch Đại đế vương , Văn miếu và Võ miếu nhà Nguyễn chứng minh. Nói chung nhà Nguyễn đã chính thức nhìn nhận thông tin xưa nay quen gọi là lịch sử cổ đại và trung đại Trung hoa chính là 1 phần lịch sử của người Việt Nam ngày nay .

      Hôm nay: 27/4/2024, 9:03 am