Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Nhà Nguyên của Đại hãn quốc . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhà Nguyên của Đại hãn quốc . Flags_1



    Nhà Nguyên của Đại hãn quốc .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Nhà Nguyên của Đại hãn quốc . Empty Nhà Nguyên của Đại hãn quốc .

    Bài gửi by Admin 19/7/2011, 2:48 pm

    Đại bộ phận người Á – vàng đều thuộc loại hình nhân chủng : đại chủng Môngoloid .

    Đại chủng Mongoloid có 2 chủng :

    - Chủng Mongoloid (bắc).

    - Chủng Nam Mongoloid .

    Việc đặt tên khoa học chủng Mongoloid và Nam Mongoloid dễ gây sự lầm lẫn cho rằng chủng Nam Mongoloid chỉ là phụ chủng ra đời từ chủng Mongoloid mẹ , thực ra không phải vậy các dòng tộc người chỉ hình thành khoảng 10.000 cách ngày nay và không hề tồn tại kiểu quan hệ mẹ – con , chính – phụ .

    Tiếng nói của Người Chủng Mongoloid phần lớn là thuộc về 2 ngữ hệ :

    - Người mạc Bắc là ngữ hệ ALTAI .

    - Người Mongoloid ở Lưu vực Hoàng hà và cao nguyên Tây tạng thuộc ngữ hệ Hán – Tạng .

    Người TIỀN Mongoloid nhánh Tạng ngữ đã cộng cư cộng huyết với tập đoàn người từ phía tây đến ở vùng chân cao nguyên Tây tạng và biển đông (Việt nam) Trong khoảng thời gian 35.000 -10.000 cách nay để tạo thành chủng người tên khoa học là Nam Mongoloid , Chủng Nam Mongoloid tiếp tục tiến hoá phân thành 2 tiểu chủng : Nam Á và Indonesien (Mongoloid và Indonesien là 2 thuật ngữ nhân chủng học không đồng nghĩa với Mông cổ và Indonesia).

    Người Mongoloid là những người mang dấu gen M175 , xuất phát từ cái nôi đã hình thành dòng giống là chân cao nguyên Tây Tạng và biển đông khoảng 10.000 đổ lại đây những người mang dấu M175 nhánh M122 di cư vào lãnh thố Trung quốc ngày nay và nhánh M175 - M4 đi vào vùng đông nam Á là tổ tiên của những tộc người cư trú ở cả đông nam Á lục địa và Đông nam Á hải đảo .

    Người Nam Mongoloid chính là người họ Hùng thời ‘đế Hoàng’ đã lập nên Hữu Hùng quốc tức quốc gia của dòng giống Hùng , Lịch sử và văn minh của họ còn có tên gọi khác là Trung Hoa ,Thực ra Trung Hoa là tên gọi sai do những kẻ chiếm đóng đất nước của con cháu họ Hùng cố tình tráo đổi nhằm xóa đi vết tích địa lý mang trong bản thân danh xưng đó , lịch sử không có đất nước - dòng giống và văn minh Trung Hoa ; chỉ có : người - nước và nền văn minh Trung – Hoả mà thôi , kẻ thóan đoạt đã rắp tâm xóa chữ Hoả thay vào bằng Hoa vì Hoả liên quan tới quẻ LY , ngọn Lửa – mặt trời chỉ vùng nhiệt đới xích đạo .

    Người Nam Mongoloid sống ở lưu vực Trường giang và vùng Đông nam Á trong đó phần lớn người Hoa nam sau ngàn năm sống dưới móng ngựa ... nay đã bị Hán hoá không còn biết gì về nguồn gốc Bách Việt nhưng ngôn ngữ họ dùng vẫn là ngôn ngữ riêng khác với Quan thoại nghĩa là tiếng nói của người Nam –man (quan=nom= nam), phần còn lại là những cộng đồng người tiếng nói thuộc 2 ngữ hệ Nam Á và Nam đảo hay Nam Thái , với kết qủa của những cuộc nghiên cứu lùi xa hơn về qúa khứ các nhà ngôn ngữ học đang nói tới 1 đại ngữ hệ cho cả miền nam Á châu là cái gốc chung của cả 2 nhánh ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo .

    Đa số người Việt thường hiểu từ Sino-Tibetan (ngữ hệ) là Hán –Tạng , đấy là hậu qủa của sai lầm lịch sử ngàn năm ...chưa nhận ra... , chính xác thì Sino phải dịch là Hoa không thể là Hán được , Hán không hề là từ đồng nghĩa với Hoa – Trung Hoả , khi cái vạt áo 2 nhà Tần - Hiếu chưa phủ lên vùng đất Liêu ở bắc Hoàng hà thì Hán - Liêu ngữ là ngôn ngữ của Khiết Đan ...nó thuộc về ngữ hệ Altai cùng với tiên tổ người Mông cổ - Mãn châu và những dân nam Man khác vậy , về tiếng nói và chữ viết chính người Hán đã bị đồng hóa học theo văn minh Trung hoa vì khi tiếp xúc với Trung Hoa họ chưa có văn tự , rồi dần về sau trên cái nền chữ Nho chữ Nhỏ họ đã chế biến tráo chữ đổi nghĩa ... lộn ngược lộn xuôi câu với cú ...thành ra cái gọi là văn tự Hán , Quan thoại hay Quan Hỏa chẳng qua chỉ là giọng người nói ngọng phát âm tiếng Trung hoa – Bách Việt mà thôi .
    Trên đây là vài hàng kiến thức phổ thông về nhân chủng người Á châu da vàng , cụ thể hơn 1 bước ở Trung quốc đã có công trình nghiên cứu kỹ hơn về mặt chủng tộc cho thấy sự phân bố phân bố tộc người trên lãnh thổ như sau :

    - Chủng Mongoloid :

    Miền bắc Hoàng hà và các tỉnh An huy , Sơn đông và bắc Triết giang.

    - Chủng Nam Mongoloid :

    Từ Hà nam , Tứ xuyên , Hồ bắc và toàn bộ vùng tây nam và đông nam Trung quốc trừ miền bắc tỉnh Triết giang .

    Kết qủa trên cho thấy có sự phù hợp về phân bố chủng tộc và sự phân chia địa giới quốc gia thời Tam quốc ; dân 2 nước Thục và Ngô là người Nam Mongoloid còn Ngụy là đất của người Mongoloid (bắc) , xét như vậy thì lịch sử Trung Hoả không có thời TAM QUỐC chỉ có thời Lưỡng triều của người họ Hùng chống lại nước Ngụy mà thôi , thời này được gọi là thời ‘giặc dã’ , dã chỉ là phát âm sai từ GIẢ nghĩa là Ngụy trong Hán ngữ .

    Từ ‘Mông cổ’ ký âm la tinh là Mongol thực ra là từ Việt , nói đúng hơn đó là từ người Bách Việt gọi những người sống ở phía Nam (cổ xưa theo Dịch lý) đất nước mình .

    Theo Dịch học thì phương nam màu đen (phương nam xưa nay theo chuẩn văn minh Tàu lộn ngược thành bắc).

    Màu đen = mun ► mông , biến âm khác là man tức man dã chưa văn minh .

    Cổ là biến âm của CẢ tiếng Việt nghĩa là chúa , đứng đầu .

    Mông cổ = Mun cả lộn ngược của Cả Mun có nghĩa là chúa phương Nam man , nước Mông cổ là nước của chúa đất phương Nam .

    Vì chúa tể lập nên đế quốc Mông cổ là Thành cát tư hãn .

    Thành cát tư hãn là ký âm Hán tự nếu phân tích theo cấu trúc ngôn ngữ :Thành cát tư – hãn thì thấy :

    Thành cát thiết hay đọc lướt là THÁT ► thát tư = tát ta tiếng la tinh ký âm là Tatars .

    Từ Hãn trong Hán ngữ có gốc ở từ KHAN ký âm la tinh từ Mông cổ nghĩa là chúa là thủ lãnh .

    Thành cát tư hãn chỉ là danh xưng của chúa rợ Thát không phải tên riêng như mọi người vẫn lầm tưởng .

    2 từ Thát và Hãn trong tư liệu lịch sử Hán tộc được thay thế bởi rất nhiều từ phiên thiết khiến lịch sử những sắc dân miền bắc Trung quốc trở nên rối bời :

    - Khan phiên thiết đọc là :

    Khiết đan.

    Khất đan .

    Khế đan .

    Khi tan (phát âm Ba tư)

    Khả hãn .

    Khắc hãn .

    Hán văn tạo từ đơn âm bỏ Khả và Khắc chỉ còn Hãn nghĩa là chúa –thủ lãnh rồi từ ‘Hãn’ danh từ chung biến âm tạo ra từ ‘Hán’ là tên riêng của 1 quốc gia 1 dân tộc .

    Hãn – Hán phiên thiết lần nữa thành Hoàng Nhan là họ của vua những nước Yên do người Tiên ty lập ra .

    - Thát phiên thiết thành :

    Thác bạt .

    Thốc phát .

    Thiết phất .

    Thành cát .

    Xem ra Khiết đan là tên gọi chung của tất cả dân sống ở Hoàng hà đổ lên phía bắc (nay) không phài chỉ có : Khiết đan – Liêu , thông tin trong tư liệu lịch sử người Slave cũng gọi Mông cổ là Khiết đan - Khế đan .

    Những bằng chứng phân tích ngôn ngữ như trên giúp kiện chứng cho sử thuyết họ Hùng :

    ‘Hán’ tộc người đã lập ra 2 nước Tây hãn quốc và Đông Hãn quốc là rợ Hồ , thậm chí là thành phần chính tạo ra thời ‘ngũ hồ loạn Hoa’ trong lịch sử Trung hoa.

    Nhà Nguyên của Đại hãn quốc . Image010

    Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ .

    Nhà Nguyên của Đại hãn quốc . Mongol10

    Về sự phát triển diệt vong của đế quốc Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ của ông ta Có thể tóm tắt là :
    -Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ.
    -Năm 1215,sau khi đánh Tây Hạ và Kim,lãnh thổ Mông Cổ gồm Mông Cổ,Mãn Châu,Nội Mông,Nam Siberia.
    -Năm 1223,Thành Cát Tư Hãn diệt Tây Liêu Khwaresm hay Hoa Thích Tử Mô,các tướng Subutai và Jebe chinh phục các bộ lạc Koman (Kipchac ) ở Nam Nga thì lãnh thổ gồm thêm Trung Á và Ba Tư (iran).

    Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc Mông cổ được phân thành Đại hãn quốc ở phía đông và 3 hãn quốc ở phía tây , các Hãn tiếp tục chinh phục mở rộng lãnh thổ của mình cho đến năm 1241 khi Oa hoạt đài chết thì lãnh thổ các hãn quốc gồm :

    - Hãn quốc Chagatai –Sát hợp đài : Do con cháu Sát Hợp Đài cai trị gồm Tân Cương,Apghanistan và mấy nước Trung Á .

    - Hãn quốc Ilkhanate - y nhi : do các IL Khan con cháu của Hulegu (Húc Liệt Ngột -em của Hốt Tất Liệt ) cai trị gốm Iran,Irắc,một phần Sirya. từ năm 1259.

    - Hãn quốc Kim Trướng : do con cháu Juchi (Truật Xích) cai trị gồm Ca-dắc-xtan,Tây Xi-bê-ri,Đông Âu thuộc Nga,một phần Ucraina và Uzơbêkixtan. Từ năm 1236 chia làm hai do anh em Batu (phần phía Đông Âu-Blue Horde) và Orda (Siberia-White Horde) cai quản.

    - Đại Hãn quốc do chính Đại hãn ( chúa tể ) cai trị là Phần chính của đế quốc Gồm đất gốc Mông Cổ, Nam Siberia , Mãn Châu sau mở rộng gồm cả là lãnh thổ Trung Quốc (trừ Tân Cương) và Tây tạng .

    Thành-cát-tư Hãn đã chọn Oa khoát Đài làm thế tử Nhưng khi ông băng hà, Hoàng tộc bầu cho Đà Lôi vì theo truyền thống Mông Cổ, con út thừa hưởng gia tài hơn nữa Đà Lôi đang nắm quyền lực và quân đội. Nhưng Đà Lôi đã tuân theo ý của cha nhường ngôi cho anh là Oa Khoát Đài .

    Oa khoát đài trở thành đại hãn thứ nhì của đại hãn quốc.

    Năm 1232 Oa Khoát Đài vượt sông Hoàng Hà đánh kinh đô mới của nước Kim là thành Khai Phong, năm sau thì hạ được thành vua nước Kim tự sát Năm 1235, Cũng năm ấy Oa Khoát Đài phái hai đạo quân cùng tấn công Nam Tống .

    Năm 1241, Oa Khoát Đài mất. Con là Quý Do nối ngôi Đại Hãn từ năm 1246 đến khi mất vào năm 1248.

    Năm 1251, Mông Kha, người con cả của Đà Lôi, lên nối ngôi Quý Do.

    Năm 1253 Mông Kha sai em ruột là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống. Ông hoàng đệ này lại sai một viên tướng tên là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đem một đạo quân đi đánh nước Đại Lý (tức là nước Nam Chiếu) ở Vân Nam. Trong vòng hai tháng, nước Đại Lý mất vào tay hai tướng Mông Cổ là Đường Ngột Ngải và Xích Tu Tử.

    Năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai tiến sâu nữa xuống phía nam đánh Đại Việt nhằm mục đích bao vây nhà Nam Tống ở mặt tây-nam và mặt nam. Quân Mông Cổ bị quân dân nhà Trần Đại Việt đánh cho tơi tả vội vã rút về Vân Nam dọc đường thất thần không dám cướp 1 chén cơm ngụm nước cho nên được người Việt tặng cho mỹ danh là "Giặc Phật".

    Năm 1260 Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn. Ông cho xây lại kinh đô Trung Đô của nhà Kim và đổi tên thành Đại đô , rồi thiên đô của Đại hãn quốc từ Karakorum về đấy năm 1267 , Cũng năm ấy Hốt Tất Liệt quyết liệt tấn công nhà Tống , năm 1276 Mông cổ chiếm được kinh đô Hàng Châu của Nam Tống bắt được vua và hoàng gia nhưng Tướng nhà Nam Tống ở miền nam sông Dương Tử vẫn chống cự mãi đến năm 1279 mới thôi .

    Năm 1279 lịch sử ghi nhận là năm nhà Tống chính thức diệt vong .

    Một cái mốc rất quan trọng của Đại hãn quốc đó là năm 1271 Hốt tất Liệt thành lập nhà Nguyên . Nhưng sử Trung Hoa chỉ công nhận nhà này từ năm 1280 là năm nhà Tống không còn cầm quyền nữa .

    Điều ngộ nghĩnh là năm 1280 sau khi Tống vong thì bỗng nhà Nguyên của Đại Hãn quốc trở thành nhà Nguyên của Trung Hoa ?

    Con cọp và con nai cùng tồn tại , sau khi cọp nuốt hết con nai vào bụng mình thì bỗng chốc ...cọp hoá thành nai... thực là 1 lịch sử kỳ quái không thể nào hiểu nổi ???

    Nếu viết nhà Minh là triều đại kế tiếp nhà Hồ và đứng trước nhà Lê trong lịch sử Việt nam thì chắc chắn mọi người bảo người viết ...điên ; nhà Nguyên trong lịch sử Trung hoa cũng y hệt như vậy thế mà bấy lâu nay có thấy ai nói gì đâu ?

    Rất có thể là năm 1271 chỉ là năm lịch sử Mông cổ bắt đầu được viết bằng Hán văn mà thôi ,Người Mông Cổ không có chữ viết , trước khi vào Trung hoa họ dùng chữ của người Duy ngô nhĩ - uyghurs để viết lịch sử của họ ,từ năm 1271 thì bắt đầu viết lịch sử Đại hãn quốc bằng Hán văn , Thành cát = Thát trong Mông cổ ngữ chuyển đổi thành Nguyên trong Hán ngữ thế thôi chứ không phải là nhà Nguyên - đại hãn quốc đến năm này mới lập .

    Kỳ dị hơn nữa ... năm 1368 là năm người Mông Cổ bị Chu nguyên Chương đuổi khỏi đất Trung Hoa , ‘Khan’ và quan nhà Nguyên lục tục dọn triều đình về đất Mông cổ xưa , trả Trung hoa lại cho người Trung hoa , nói như thế nghĩa là nhà Nguyên vẫn tồn tại nhưng dưới ngòi bút của sử gia Hán tộc lột xác trở ngược thành nhà Nguyên - Mông cổ không còn là nhà Nguyên của Trung hoa nữa vì Trung hoa lúc này đã có nhà Minh rồi .???.

    Đến đây ... Phài nói thẳng với nhau : Trung hoa chẳng có triều nào gọi là triều Nguyên cả chỉ có thời Trung hoa bị nhà Nguyên –Đại hãn quốc chiếm đóng - thống trị mà thôi .

    Sở dĩ người viết dài dòng với trường hợp nhà Nguyên này vì đây là hình mẫu phơi bày cách thức tráo trở đổi trắng thay đen biến ‘chùm gởi ’ thành cây mẹ và ngược lại của sử gia Hán tộc để từ điển hình này nhận ra những gì tương tự đặc biệt là với 2 triều Tây và Đông hán là Thời khắc quyết định của việc ...mập mờ đánh lận con đen ; rút ruột Trung hoa : thay Bách Việt bằng đại Hán ; không những chiếm dân chiếm đất mà chiếm luôn cả tổ tiên – cổ sử lẫn nền văn hóa văn minh của người họ Hùng .

    Năm 1380 nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ , năm 1388 giành được một thắng lợi quan trọng, Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá, người Mông Cổ từ đây coi như là chư hầu của Nhà Minh.

    Năm 1636 Khan cuối cùng của Mông cổ dâng ấn truyền quốc của Đại hãn quốc cho người Nữ chân , đất Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh , nhận Được ấn truyền quốc này người Mãn châu bỏ quốc hiệu Hậu kim mà Xưng là triều Thanh của Đại hãn quốc gọi tắt là Đại Thanh .

    Thanh (清) được cấu thành từ chữ căn bản là thuỷ (水, nước) và từ chỉ màu xanh (青),

    Dưới ánh sáng dịch lý thì :

    Thủy – màu đen – phương nam

    Thanh – màu xanh phương Đông .

    Triều Thanh nghĩa là triều đại của tộc người phía đông – nam xưa ; đông - bắc Trung hoa ngày nay .

    Là triều đại nối tiếp triều Nguyên trong lịch sử Đại Hãn quốc đương nhiên Mãn Thanh cũng không phải là 1 triều đại của Trung hoa , y như triều Nguyên , Thanh chỉ là triều đại của những kẻ cướp nước và thống trị Trung Hoả mà thôi .

    Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành xứ Mông cổ tự trị từ 1911 đến 1919.

    Từ Ngày 11 tháng 7 năm 1921 đến nay Mông cổ trở thành 1 nước độc lập .

    Trong gần ngàn năm tồn tại của ‘Đại hãn quốc’ mà hiện nay Mông cổ là nhà nước kế thừa chính thức về lịch sử thì nhà Nguyên chắc chắn là chương quan trọng bậc nhất trong lịch sử dòng Thát -Man .

    Cách mạng Tân hợi 1911 đánh đổ triều đại Mãn Thanh thành lập dân quốc nhưng xét về chủng tính thì Trung hoa dân quốc đã thực sự là đất nước của người Trung hoa chưa hay thực chất vẫn còn là Đại Hãn quốc thì còn phải xem xét lại .


      Hôm nay: 21/11/2024, 8:07 pm