Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Trung y hay Việt y? Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Trung y hay Việt y? Flags_1



    Trung y hay Việt y?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Trung y hay Việt y? Empty Trung y hay Việt y?

    Bài gửi by Admin 22/9/2016, 4:21 pm

    Bách Việt 18 nguồn  http://báchviệt18.vn/

    Cuốn Y học tam tự kinh của tác giả Trần Tu Viên soạn đời nhà Thanh có phần đầu là chương Y học nguyên lưu (Nguồn gốc y học) được mở đầu như sau:
    Y chi thủy. Bản Kỳ Hoàng.
    Linh Khu tác. Tố Vấn tường.
    Nạn Kinh xuất. Cánh dương dương.
    Việt Hán quý. Hữu Nam Dương.
    Lục kinh biện. Thánh đạo chương.
    Dịch nghĩa:
    Y học khởi đầu vốn từ Kỳ Bá và Hoàng Đế
    Sáng tác bộ sách Linh Khu, giảng giải qua sách Tố Vấn.
    Sách Nạn Kinh ra đời làm cho y học càng sáng tỏ hơn.
    Cuối thời Việt Hán có thầy ở đất Nam Dương
    Biện luận rõ 6 bộ kinh, làm rạng rỡ đạo thánh.

    Trung y hay Việt y? Image0022

    Bìa sách Y học Tam tự kinh.

    Đây là bài kinh ba chữ cho các thầy thuốc Đông y học để biết được nguồn gốc, sự phát triển ban đầu của y học phương Đông. Tuy nhiên, vấn đề ít được các y sinh, y sư biết là những tác giả, những vị thần y khởi nguồn của y học phương Đông được bộ kinh này nhắc tới hóa ra đều là những người Việt.
    Từ thời Thần Nông người phương Đông đã có những tìm hiểu, những khái niệm ban đầu về y học và các cách chữa trị các bệnh. Thần Nông được kể là đã nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra các tính chất dược học của chúng và tổng kết lại thành cuốn Thần Nông bản thảo kinh. Tác phẩm này được coi là dược điển sớm nhất của Trung Hoa.
    Đặc biệt Thần Nông đã phát hiện ra việc dùng Trà. Thần Nông lần đầu tiên nếm thử trà từ những chiếc lá chè trên cành trà bị cháy, được gió nóng của đám cháy đưa tới và rơi vào vạc nước sôi của ông… Vấn đề ở chỗ, Trà là loài cây đặc sản, chỉ mọc tự nhiên ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nơi phát sinh của cây Trà ở phương Đông chủ yếu là vùng Vân Nam, Bắc Việt và Lào. Như vậy thì Thần Nông nếm chè chỉ có thể là ở khu vực này. Thần Nông không thể ở tận vùng sông Hoàng Hà như người Tàu đang “tưởng tượng”, mà Thần Nông chính là thời thái sơ lịch sử của người Việt.
    Theo như đoạn Y học Tam tự kinh dẫn ở trên nguồn gốc của Y học phương Đông được tính bắt đầu từ 2 bộ sách vấn đáp giữa quân thần Hoàng Đế và Kỳ Bá, có tên là Linh KhuTố Vấn. Hai bộ sách này tổng cộng có 18 thiên, gộp thành sách Nội Kinh. Hoàng Đế thuộc dòng dõi Thần Nông, thủ lĩnh của Hữu Hùng Thị, sau khi thắng Xi Vưu đã được tôn làm vị vua đầu tiên của Trung Hoa. Thủ lĩnh của Hữu Hùng thì còn ai khác ngoài vua Hùng? Truyền thuyết Việt Hoàng Đế trong chính là Đế Minh, “cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông”, vị vua Hùng đầu tiên của sử Việt.
    Thiên Nam ngữ lục có câu:
    Tự vua Viêm Đế sinh ra
    Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông
    Trời cho thay họ Hữu Hùng
    Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành.
    “Viêm Hoàng tử tôn”, con cháu Thần Nông, Hoàng Đế chính là người Hoa Việt. 2 người khởi đầu y học phương Đông cũng là 2 vị quốc tổ của người Việt.
    Vị tổ nghề y tiếp theo được Y học Tam tự kinh nhắc tới là thần y Biển Thước với tác phẩm Nạn Kinh còn lưu lại tới nay. Biển Thước là một thầy thuốc sống vào thời Chiến Quốc. Sử ký Tư Mã Thiên trong Biển Thước Thương Công liệt truyện cho biết: “Biển Thước là người huyện Trịnh, quận Bột Hải, họ Tần, tên Việt Nhân”. Ông hành nghề y rất tài tình, cứu sống thái tử nước Quắc, chuẩn đoán chính xác bệnh tình của Tề Hoàn Công và từng sang thăm bệnh cho Tần Vũ Vương.
    Vấn đề là quê hương của Biển Thước nằm ở đâu? Mộ của Biển Thước được người đời sau lập khắp nơi từ Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Đông Hà Nam ở Trung Quốc. Các tài liệu khác nhau chỗ bảo Biển Thước người nước Tề, chỗ bảo nước Lỗ, chỗ nói nước Triệu. Thực sự thì Biển Thước người nước nào?
    Trước hết cần xác định Biển Thước người quận Bột Hải thì Bột Hải đây không phải là vùng biển phía Bắc Trung Quốc giáp với Triều Tiên. Bởi vì vùng đất này thời trước là của các tộc người Liêu, người Di, không phải người Hoa. Mãi tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mới sai tướng Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà đánh chiếm lấy vùng Hà Sáo, lập các quận huyện mới và xây trường thành. Khu vực ven biển giáp Triều Tiên do vậy không thể nằm trong phạm vi thiên hạ Trung Hoa thời Tiên Tần.
    Vậy Bột Hải quê của Biển Thước là ở đâu?
    Bột Hải là từ mà cách đây không lâu vẫn được dùng ở Việt Nam để chỉ Biển Đông ngày nay. Ví dụ, trong vở tuồng Trưng Nữ Vương của Phan Bội Châu, tướng Tô Định khi xưng danh mào đầu nói:
    Cõi Nam Quan quét sạch bụi trần
    Miền Bột Hải trừng thanh bạch lãng.
    Tô Định lập công nghiệp ở miền Bột Hải thì Bột Hải ở đây rõ ràng chỉ Biển Đông.


    Trung y hay Việt y? Image0042

    Đền thờ Đức thánh cả Bột Hải đại vương ở Thái Đường.

    Dẫn chứng khác, ở khu vực Vân Đình nay vẫn còn có đền thờ Đức thánh Cả tại thôn Thái Đường (xã Thái Bình, Ứng Hòa, Hà Nội). Đức thánh Cả ở đây có tên sắc phong là Bột Hải đại vương. Tuy nhiên, công trạng của vị thánh này lại là đánh giặc Ân ở vùng Hoan Ái. Câu đối trong đền ghi:
    Đệ lục đại Hùng Vương, thần tướng huy đao, kình khô ngạc đoạn
    Kỷ thiên thu Đông Hải, Ân binh tuyệt mệnh, kích chiết chu trầm.
    Dịch:
    Hùng Vương thứ sáu triều xưa, thần tướng vung đao, kình đứt sấu đoạn
    Biển Đông nghìn thu thủa trước, quân Ân hết số, kích gãy thuyền chìm.
    Câu đối này cho biết đức thánh Bột Hải đại vương đã đánh giặc Ân ở vùng biển Đông. Nói cách khác Bột Hải là tên gọi xưa của Biển Đông. Bột Hải thực ra là Bát Hải. Bát là số 8, con số chỉ phương Đông trong Hà thư.
    Tên thật của thần y Biển Thước là Việt Nhân cho thấy rõ ràng ông là một người Việt chính cống. Huyện Trịnh ở bên bờ biển Đông của đất Việt có thể là vùng đất Thái Bình xưa vì nơi đây từng mang tên là Chân Định (tên cũ của huyện Kiến Xương). Chân Định đọc phiên thiết là Trịnh.
    Văn chầu Quan lớn đệ Tam của Tứ phủ cũng cho biết:
    Trịnh giang biên doành ngân lai láng
    Đôi vầng hồng soi rạng Nam minh
    Con vua Thoải quốc Động Đình
    Đệ tam thái tử giáng sinh đền rồng.
    Quan đệ Tam là con vua Bát Hải Động Đình ở chốn Nam minh. Nam minh là biển Nam, tức là biển Đông. Bát Hải như đã phân tích, tương đương với Bột Hải, chỉ biển Đông. Động Đình hồ nghĩa là cái hồ lớn ở phía Đông, tức là biển Đông.
    Trong văn chầu cho biết nơi sinh Quan đệ Tam có con sông Trịnh. Quan đệ Tam và Vĩnh Công Bát Hải Động Đình là anh em sinh cùng bọc trứng ở đất Thái Bình, nay là đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ). Đây là dẫn chứng cho thấy khả năng huyện Trịnh quận Bột Hải, quê của Biển Thước là vùng huyện Kiến Xương xưa.
    Tên Biển Thước là lấy danh theo một thầy thuốc nổi tiếng từ thời Hoàng Đế. Nếu đọc theo Hán văn, Biển Thước 扁鹊 dịch là “con chim khách dẹt”, chẳng có nghĩa gì cả. Rất có thể, đây là tên phát âm theoo tiếng Việt. Biển là… biển. Biển Thước là loài chim biển di cư, hay chim hải âu. Hoàng Đế là vị vua Hùng của người Việt ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) nên tên của vị thần y thời Hoàng Đế đọc theo tiếng Việt là điều hiển nhiên.
    Tiếp theo Y học Tam tự kinh nói tới vị thầy thuốc nổi danh là Trương Cơ, tự là Trọng Cảnh. Đây là tác giả của những cuốn sách y học nổi tiếng truyền lại như Thương Hàn luận, Kim quỹ yếu lược. Tiểu sử của vị y sư này cho biết, ông là người đất Nam Dương (Hà Nam) và từng làm thái thú quận Trường Sa.
    Trương Trọng Cảnh hiện đang được cho là sống cuối vào thời Đông Hán. Tuy nhiên, chỗ bất cập là cuối thời Đông Hán thì Thái thú quận Trường Sa là Tôn Kiên, là bố của Tôn Quyền, người lập nên nhà Đông Ngô thời Tam quốc sau đó. Vùng đất Trường Sa khi đó thuộc họ Tôn Ngô, làm sao còn có vị họ Trương nào làm Thái thú Trường Sa lúc này?
    Ngay trong Y học Tam tự kinh cho biết: Việt Hán quý, hữu Nam Dương. Tức là cuối thời Việt Hán có ông Trương Trọng Cảnh người quê ở Nam Dương.
    Thời Hán được nói tới ở đây là “Việt Hán”. Trong 2 triều đại hiện lịch sử ghi nhận là Tây Hán và Đông Hán thì nhà Tây Hán mới có thể gọi là Việt Hán. Bởi vì Cao Tổ Lưu Bang là một người Việt, khởi nghĩa kháng Tần thành công lập nên nhà Hán (chính xác hơn là nhà Hiếu). Triều đại của Lưu Bang còn gọi là Viêm Lưu, chỉ triều đại của họ Lưu ở Viêm phương, tức phương Nam. Viêm Lưu là một triều đại Việt. Trong khi đó, nhà Đông Hán từ Hán Quang Vũ Lưu Tú là người Hán chính gốc nên triều đại này không thể gọi là Việt Hán.
    Dẫn chứng khác là trong các truyện kể về Trương Trọng Cảnh có việc ông đã dùng các bài thuốc Lục vị và Bát vị độc dáo để chữa bệnh cho Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt. Lưu Triệt là Vũ Đế của nhà Tây Hán. Như vậy, nhiều khả năng Trương Trọng Cảnh phải là một thầy thuốc sống vào cuối thời Tây Hán (khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên) chứ không phải thời Đông Hán (sau Công nguyên).
    Y học nguyên lưu từ Thần Nông, Hoàng Đế tới các danh y khai mở nền y học phương Đông là Việt Nhân Biển Thước, Việt Hán Trương Cơ đều là người Việt. Nếu có ai đó định đăng ký bản quyền y học phương Đông thì phải gọi là Việt y, chứ không phải Trung y.

      Hôm nay: 22/11/2024, 5:23 am