Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Flags_1



    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Empty bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy

    Bài gửi by Admin 20/6/2010, 3:36 pm

    Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy

    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Image067



    Vua khai sáng : – Viêm Lang hay Viên lang

    Danh hiệu khác trong Việt sử : Hùng anh vương – Đế Nghi

    Danh hiệu khác trong Hoa sử : Nghiêu đế, Đường Nghiêu

    Quốc hiệu : Viêm bang hay Hồng bang

    Niên đại (2879 năm trước CN)

    Hùng Vũ – Đế Minh truyền ngôi vua cho con trưởng là Đế Nghi và phong cho Lộc Tục là “vương” phương Nam… đó là những thông tin của truyền thuyết lịch sử Việt Nam:

    Âm ‘Hy’ trong Hùng Hy xuất phát từ âm gốc là số hai - 2 trấn phương Bắc của Hà thư.

    Hai→ hải-hà-hạ-hè-hồ-hời-hoa-huy

    Tương tự, âm ‘Lục’ là đất và số 6, cũng có cả 1 hệ biến âm:

    Lục→ lộc-lạc-lịch-nác-nước

    . Triều đại Hùng Hy – Viêm Lang có 2 vương được truyền thuyết lịch sử Việt Nam nói tới:

    Đế Nghi – nối ngôi Đế Minh

    Đế Lai – con của Đế Nghi, là cha của bà Âu Cơ.

    Ta có âm Lửa→ -La-ly-lý-lê-lô-lai-lão

    Trong Hoa ngữ số 2 còn gọi là ƠN hay ÔN và biến âm thành an,ân,yên,anh ... tiếng Việt là ấm nên triều Hùng Hy còn được gọi là Hùng Anh vua khai sáng là Viêm lang, các từ : hy-hai, anh-ấm, viêm-nhiệt ,ly –lai đều liên quan tới chữ LỬA chỉ vùng nhiệt đới-xích đạo tức phương bắc của Hà thư, đất ở đấy tên là đất Đào và khi trung tâm quốc gia ở đất Đào thì quốc hiệu nước ta là Viêm bang hay Hồng bang ( đào-hồng-xích cùng nghĩa là màu đỏ ), tất cả các từ dùng cho triều Hùng Hy đều là các đặc tính của quẻ LY như : lửa,sáng , nóng bức, màu đỏ.v.v.; người Hời ngày nay là con cháu chính dòng Hùng Hy.; quốc gia lập trên đất ấy thời xuân thu- chiến quốc là nước Yên, cổ sử trung hoa thường gọi con cháu Hùng Hy là người Di-lão, từ lão ta đã biết còn Di chỉ là biến âm của chữ nhị-nhì hay số 2 mà thôi, loài thú làm biểu tượng dân tộc là con HỔ, hổ cũng chỉ là biến âm của chữ hoả nghĩa là lửa đúng theo điểu thú văn mà ta đ̣ã từng nói đến.



    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Image017

    Đế Lai được biết đến là cha của Âu Cơ, trong truyền thuyết Âu Cơ – Sùng Lãm. Về niên đại thời Hùng Hy Vương – Viêm Lang có thể ước đoán là thời kỳ đầu của đợt biển tiến Holocen Trung vào khoảng sau 3.000 năm và trước 2.000 năm trước Công nguyên.

    Truyền thuyết Việt nói Kinh dương vương không lên ngôi đế vì nhường cho anh....nhưng cổ sử Trung hoa lại nói khác : Sở dĩ đế Nghiêu có hiệu là Đường Nghiêu vì trước khi lên ngôi vua có tước hiệu là Đường vương hay vương đất Việt- thường, ta thấy Đường vương chỉ là cách gọi khác của Kinh dương vương mà thôi...

    Đế Nghi có công rất lớn khi cùng Thuấn đế mở mang bờ cõi về phương nam...chỉ một câu ngắn gọn ... “mệnh hy Thúc trạch Nam giao...” so ra bằng hàng mấy trăm năm mồ hôi đổ và có thể là cả máu để tạo cho con cháu mảnh đất Nam giao ...( phải viết là nam Giao chỉ mới trọn nghĩa cho câu) tức đất lĩnh nam ngày nay.,ở đây là phương Nam xưa theo dịch lý ngược với hiện nay.

    Người La như ta đã biết chính là người Chàm hay Chăm còn gọi là Hời hiện vẫn còn giữ cả 2 tập tục cổ xưa của con cháu Hùng vương là nhuộm răng ̣đen và ăn trầu, ăn trầu là đặc điểm rất quan trọng để nhân diện dòng giống khi xét theo ý nghĩa của tập tục này mà ta đã nói đến ở phần trước khi bàn về sự tích trầu cau ; người La qủe Ly và Hồng bang hay Hồng bàng chính là những dấu tích của cộng đồng người họ Hùng thuở ban sơ đã ghi trong truyền thuyết .

    Lưu ý : Lịch sử nước ta có 2 thời kỳ khác biệt hẳn nhưng lại trộn lẫn nhiều chi tiết đôi khi người đọc không hiểu nổi :

    - Thời dựng nước truyền thuyết lấy Hà thư làm chuẩn trong đó số 2 trấn phương Bắc (xích đạo ), số 6 trấn phương Nam . Do tính chất các dịch tượng nên :

    số 2 gắn liền với các thông tin :

    qủe Ly, đất Đào, Hồng bang, triều Hùng Hy

    số 6 gắn liền với :

    Quẻ khảm hay Cóng, đấ́t Việt thường hay Đường, Nam bang, Kinh dương vương.

    -qua thời Vương quốc cổ sử dùng Lạc đồ làm chuẩn số 2 chuyển về góc đông –bắc xưa theo dịch lý còn số 6 chuyển về góc đông –nam.

    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Image029



    Hà thư đặt nằm ngang.

    bài 18 - Hùng triều thứ 6 : Hùng Hy Image017

    Lạc đồ đặt nằm ngang.

    Nhưng các biểu thị của số 2 và 6 vẫn giữ nguyên nên ta có tới 2 đất Đào, 2 Hồng bang, 2 đất Việt thường hay Đường và 2 Kinh dương vương.

    Khi gặp các thông tin trên phải cẩn thận xem thuộc thời kỳ nào như :

    - Viêm bang hay Hồng bang 1 là tên nước thời lập quốc khi trung tâm quốc gia ở đất Đào , triều Hùng Hy.

    -Hồng bang 2 là quốc hiệu thời Hạ vương hay Hải lang- Linh lang , còn gọi là nước THAO.

    - An dương vương xây thành ở đất Việt thường thì đó là Việt thường 1 ở bắc Việt ngày nay.

    - nước Việt thường cống chim trĩ cho nhà Chu là Việt thường 2 ở vùng Trường giang.

    Nếu không phân định được thì có những tình tiết lịch sử đầy mâu thuẫn khiến ta không tài nào thông suốt .


      Hôm nay: 24/11/2024, 12:54 am