Bách Việt trùng cửu – nguồ̀n http://báchviệt18.vn/
Nếu như thời đại Hùng Vương, kể cả thời Thục An Dương Vương, bị chìm trong huyền thoại, dẫn đến sự nghi ngờ về tính chân thực của những câu truyện còn truyền lại thì chuyện nước Nam Việt của Triệu Đà không còn là truyền thuyết nữa. Nhưng tại sao những câu hỏi về quốc gia “đầu tiên” trong chính sử Việt này lại nhiều đến vậy mà chưa có lời giải? Những nhận định về tính chính thống của nhà Triệu trong sử Việt cứ bị đảo qua đảo lại mãi mà không có kết luận.Tạ Đức trong nghiên cứu Nguồn gốc người Việt người Mường của mình đã làm một tổng quan đầy đủ các nhận định từ trước tới nay về nhà Triệu và nước Nam Việt. Tuy nhiên tác giả cũng không đi đến kết luận gì cụ thể mà chỉ đưa ra khuyến cáo: “việc thừa nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam… rất đáng để … lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và trân trọng”…
Cái sự “lờ mờ” về nguồn gốc và công trạng của Triệu Đà là do từ những “hỏa mù” đã được các sử gia Tàu tung ra quanh các tư liệu về vị vua này. Các nhà nghiên cứu không loại bỏ đám “bụi mù” đó thì còn lẫn lộn ta và giặc mãi.
Ví dụ, Tạ Đức viết: “Về thân thế Triệu Đà, Sử ký và Hán thư ghi ông là người Chân Định, Hà Bắc, xưa thuộc nước Triệu nên mang họ Triệu. Năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu Đà thành người Tần, làm tướng Tần…”.
Sử ký và Hán thư chỉ ghi: “Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy”. Chẳng có cổ thư nào chép Chân Định là Hà Bắc và Hà Bắc là nước Triệu cả. Việc sử dụng những “định vị thứ cấp” của sử Tàu này dẫn đến nhận định hoàn toàn sai về vua Nam Việt. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nơi đây còn di tích đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế và vợ là Trình Thị. Triệu Đà quê ở Thái Bình, là người Việt rõ ràng chứ không phải người nước Triệu ở tận bắc Hoàng Hà.
KHỞI NGHĨA KHÁNG TẦNCái sự “lờ mờ” về nguồn gốc và công trạng của Triệu Đà là do từ những “hỏa mù” đã được các sử gia Tàu tung ra quanh các tư liệu về vị vua này. Các nhà nghiên cứu không loại bỏ đám “bụi mù” đó thì còn lẫn lộn ta và giặc mãi.
Ví dụ, Tạ Đức viết: “Về thân thế Triệu Đà, Sử ký và Hán thư ghi ông là người Chân Định, Hà Bắc, xưa thuộc nước Triệu nên mang họ Triệu. Năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu Đà thành người Tần, làm tướng Tần…”.
Sử ký và Hán thư chỉ ghi: “Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy”. Chẳng có cổ thư nào chép Chân Định là Hà Bắc và Hà Bắc là nước Triệu cả. Việc sử dụng những “định vị thứ cấp” của sử Tàu này dẫn đến nhận định hoàn toàn sai về vua Nam Việt. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nơi đây còn di tích đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế và vợ là Trình Thị. Triệu Đà quê ở Thái Bình, là người Việt rõ ràng chứ không phải người nước Triệu ở tận bắc Hoàng Hà.
Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Sách Hoài Nam tử cho biết tiếp: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
3 đoạn trích này có thể tóm tắt thành như sau: Năm 216 TCN Tần Thủy Hoàng lập 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải trên vùng đất Việt. Người Việt bỏ vào rừng chống lại quân Tần. Năm 207 TCN Triệu Đà, quận úy Nam Hải, đánh chiếm Quế Lâm, Tượng Quân, xưng là Nam Việt Vũ Vương.
Như vậy là “hai năm rõ mười”, Triệu Đà chứ không phải ai khác là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần những năm 216 – 207 TCN, đã toàn thắng, chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó. Các sử gia ngày nay hoàn toàn sai lầm khi cho rằng “người Tuấn kiệt” làm tướng kháng Tần những năm này là Thục Phán. Dòng dõi cuối cùng Âm Dương Vương (An Dương Vương) là Dịch Hậu Tông (Dịch Hu Tống) đã bị Tần diệt từ năm 256 TCN sau chuyện con thứ của Tần Vương là Trọng Thủy lừa nàng Mỵ Châu, dẫn đến cơ đồ nhà Thục “đắm biển sâu”. Làm gì còn vua Thục nào chống Tần vào sau đó nữa.
Câu đối ở cổng đền Đồng Xâm, bên cửa sông Trà Lý:
弌方海島別拓太平基為我國帝统之始
萬古江山長存南越號與漢家天子熟賢
Nhất phương hải đảo biệt thác Thái Bình cơ /vi ngã quốc đế thống chi thủy
Vạn cổ giang sơn trường tồn Nam Việt hiệu /dữ Hán gia thiên tử thục hiền.
Dịch:
Một phương biển đảo riêng mở cơ đồ Thái Bình, là đế quân nước ta khởi thủy
Vạn năm sông núi mãi còn tên hiệu Nam Việt, cùng nhà Hán thiên tử tốt lành.
Triệu Vũ Đế là người Chân Định đúng như sử sách chép, tức là người Thái Bình. Khởi nghĩa của Triệu Đà bắt đầu từ huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm. Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn điện Long Hưng thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. Từ Long Biên Triệu Vũ Đế mới dẫn quân đánh chiếm các nơi, lấy lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng quận (Vân Nam). Chi tiết này còn được ghi trong câu nói của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn:
Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…
Nếu Triệu Vũ Đế bắt đầu sự nghiệp ở Quảng Đông (Phiên Ngung) thì còn đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm làm gì? Huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm là Long Biên nằm ở cạnh bờ sông Hồng chứ không phải ở bên Quảng Tây.
HAI VỊ TRIỆU ĐÀ弌方海島別拓太平基為我國帝统之始
萬古江山長存南越號與漢家天子熟賢
Nhất phương hải đảo biệt thác Thái Bình cơ /vi ngã quốc đế thống chi thủy
Vạn cổ giang sơn trường tồn Nam Việt hiệu /dữ Hán gia thiên tử thục hiền.
Dịch:
Một phương biển đảo riêng mở cơ đồ Thái Bình, là đế quân nước ta khởi thủy
Vạn năm sông núi mãi còn tên hiệu Nam Việt, cùng nhà Hán thiên tử tốt lành.
Triệu Vũ Đế là người Chân Định đúng như sử sách chép, tức là người Thái Bình. Khởi nghĩa của Triệu Đà bắt đầu từ huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm. Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn điện Long Hưng thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. Từ Long Biên Triệu Vũ Đế mới dẫn quân đánh chiếm các nơi, lấy lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng quận (Vân Nam). Chi tiết này còn được ghi trong câu nói của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn:
Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…
Nếu Triệu Vũ Đế bắt đầu sự nghiệp ở Quảng Đông (Phiên Ngung) thì còn đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm làm gì? Huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm là Long Biên nằm ở cạnh bờ sông Hồng chứ không phải ở bên Quảng Tây.
Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: “… Cao Hậu mất… Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc”.
Cao Hậu là Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang, mất năm 180 TCN. Các sử gia hiện nay dựa vào đoạn trích trên xác định lại: năm 179 TCN Triệu Đà mới đánh Âu Lạc của An Dương Vương…, tức là tới gần 30 năm sau so với thời điểm Triệu Đà xưng Nam Việt Vũ Vương trước đó khi nhà Tần sụp đổ… Kết quả thành ra Triệu Đà thọ 121 tuổi như Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Tượng Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Cần chú ý là cuốn Sử ký được Tư Mã Thiên viết dưới thời Hiếu Vũ Đế từ quãng năm 109 đến 91 TCN. Còn nhà Triệu Nam Việt thì mới chỉ kết thúc trước đó vài năm vào năm 111 TCN khi Lộ Bác Đức bắt vị vua Triệu cuối cùng của Nam Việt là Vệ Dương Vương. Nước Nam Việt như vậy đã tồn tại độc lập với nhà Tây Hán khoảng 70 năm. Thậm chí không chỉ là độc lập mà còn là quốc gia đã đối đầu với nhà Tây Hán trong suốt thời gian này. Trong bối cảnh như vậy, Tư Mã Thiên hẳn sẽ không có đủ tư liệu để nhìn nhận đúng nguồn gốc các vị vua khai sáng nước Nam Việt, dẫn đến những khúc mắc khó hiểu trong sử liệu để lại.
Những thiếu sót này được tư liệu dân gian từ vùng đất quê gốc của Triệu Vũ Đế ở Chân Định (Kiến Xương, Thái Bình) bổ sung, chỉnh lý. Đôi câu đối trước cửa đền thờ hoàng hậu của Triệu Đà là Trình Thị ở Đồng Xâm chép:
何年開七君帝途正金殿留双府月
此地肇二南王化前恭古至一神能
Hà niên khai thất quân đế đồ/ chính kim điện lưu song phủ nguyệt
Thử địa triệu nhị Nam vương hóa/ tiền cung cổ chí nhất thần năng.
Dịch:
Năm nào mở nghiệp bảy vương quân, chính điện vàng lưu ánh trăng hai phủ
Đất này sinh hóa hai Nam đế, trước đền xưa tỏ tài sức một thần.
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Cần chú ý là cuốn Sử ký được Tư Mã Thiên viết dưới thời Hiếu Vũ Đế từ quãng năm 109 đến 91 TCN. Còn nhà Triệu Nam Việt thì mới chỉ kết thúc trước đó vài năm vào năm 111 TCN khi Lộ Bác Đức bắt vị vua Triệu cuối cùng của Nam Việt là Vệ Dương Vương. Nước Nam Việt như vậy đã tồn tại độc lập với nhà Tây Hán khoảng 70 năm. Thậm chí không chỉ là độc lập mà còn là quốc gia đã đối đầu với nhà Tây Hán trong suốt thời gian này. Trong bối cảnh như vậy, Tư Mã Thiên hẳn sẽ không có đủ tư liệu để nhìn nhận đúng nguồn gốc các vị vua khai sáng nước Nam Việt, dẫn đến những khúc mắc khó hiểu trong sử liệu để lại.
Những thiếu sót này được tư liệu dân gian từ vùng đất quê gốc của Triệu Vũ Đế ở Chân Định (Kiến Xương, Thái Bình) bổ sung, chỉnh lý. Đôi câu đối trước cửa đền thờ hoàng hậu của Triệu Đà là Trình Thị ở Đồng Xâm chép:
何年開七君帝途正金殿留双府月
此地肇二南王化前恭古至一神能
Hà niên khai thất quân đế đồ/ chính kim điện lưu song phủ nguyệt
Thử địa triệu nhị Nam vương hóa/ tiền cung cổ chí nhất thần năng.
Dịch:
Năm nào mở nghiệp bảy vương quân, chính điện vàng lưu ánh trăng hai phủ
Đất này sinh hóa hai Nam đế, trước đền xưa tỏ tài sức một thần.
Cửa đền Trình Thị ở Đồng Xâm và đôi câu đối.
Câu đối này cho thông tin rất lạ. Hoàng hậu Trình Thị và Triệu Vũ Đế đã mở nghiệp cho 7 vị quân đế nhà Triệu. Và vùng đất này đã khởi đầu 2 vị Nam vương.
Vế đối sau cho một gợi ý: có 2 vị vua khai sáng nước Nam Việt nhà Triệu… Chỉ như vậy mới giải quyết được những khúc mắc về 2 lần xưng đế của Triệu Đà ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên và tuổi thọ 121 năm của vị vua này.
Vị vua Triệu thứ nhất được gọi là Vũ Đế, là người đã lãnh đạo nhân dân Việt từ huyện Long Biên kháng Tần thắng lợi năm 207 TCN. Vị vua Triệu thứ hai là người đã nổi dậy ở Phiên Ngung sau khi Cao Hậu mất năm 180 TCN, thu phục Mân Việt và Tây Âu Lạc vào nước Nam Việt. Vị vua Triệu thứ hai là Triệu Văn Vương, là cháu của Triệu Vũ Đế (vị vua Triệu thứ nhất) theo đúng như “gia phả” nhà Triệu đã chép trong Sử ký Tư Mã Thiên. Công nghiệp của 2 vị vua Triệu này đã bị chép chung thành 1, dẫn đến những điều mâu thuẫn như đã nêu trên.
Lăng mộ Triệu Mạt được tìm thấy ở Quảng Đông với ấn Văn đế hành tỷ là lăng mộ của Triệu Đà thứ hai, người khởi đầu nước Nam Việt sau thời Lữ Hậu. Mạt = Một, Đà = Đầu. Triệu Mạt nghĩa là Triệu Một hay Triệu Đầu, vị vua đầu của Nam Việt. Cả Triệu Vũ Đế và Triệu Văn Đế đều gọi là Triệu Đà vì đều mở đầu nước Nam Việt, là 2 vị Nam vương được nhắc đến trong câu đối ở đền Trình Thị.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên nhà Triệu Nam Việt có 5 vị vua nối tiếp nhau là Vũ Vương, Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Nhưng câu đối ở đền Trình Thị (Đồng Xâm) lại cho biết dòng dõi nhà Triệu có tới 7 vị quân đế. Như vậy khoảng giữa Triệu Vũ Vương (Triệu Đà 1) và Triệu Văn Vương (Triệu Đà 2) còn có 2 vị vua nữa. Vì Văn Vương là cháu của Vũ Vương nên suy ra 2 vị vua “dư ra” này phải là hàng con của Triệu Vũ Vương và hoàng hậu Trình Thị. Đây là Hiếu Huệ Đế và Thiếu Đế của nhà Tây Hán, 2 vị vua nối tiếp Hiếu Cao Lưu Bang… bởi vì Triệu Vũ Đế chính là Lưu Bang, người đã chiếm Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN (trùng thời điểm với thắng lợi của Triệu Vũ Đế trước nhà Tần).
Lưu Bang khi khởi nghĩa được gọi là Bái Công, tế cờ ở Bái Đình. Bái Đình là đọc phản của Thái Bình, Thái Bình phản thiết Bái. Bái Công Lưu Bang là Triệu Vũ Đế ở Thái Bình. Hoàng hậu Trình Thị không phải ai khác chính là Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang. Trình Thị thiết Trị hay Trĩ, là tên của Lữ Hậu theo sử sách.
Vế đối sau cho một gợi ý: có 2 vị vua khai sáng nước Nam Việt nhà Triệu… Chỉ như vậy mới giải quyết được những khúc mắc về 2 lần xưng đế của Triệu Đà ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên và tuổi thọ 121 năm của vị vua này.
Vị vua Triệu thứ nhất được gọi là Vũ Đế, là người đã lãnh đạo nhân dân Việt từ huyện Long Biên kháng Tần thắng lợi năm 207 TCN. Vị vua Triệu thứ hai là người đã nổi dậy ở Phiên Ngung sau khi Cao Hậu mất năm 180 TCN, thu phục Mân Việt và Tây Âu Lạc vào nước Nam Việt. Vị vua Triệu thứ hai là Triệu Văn Vương, là cháu của Triệu Vũ Đế (vị vua Triệu thứ nhất) theo đúng như “gia phả” nhà Triệu đã chép trong Sử ký Tư Mã Thiên. Công nghiệp của 2 vị vua Triệu này đã bị chép chung thành 1, dẫn đến những điều mâu thuẫn như đã nêu trên.
Lăng mộ Triệu Mạt được tìm thấy ở Quảng Đông với ấn Văn đế hành tỷ là lăng mộ của Triệu Đà thứ hai, người khởi đầu nước Nam Việt sau thời Lữ Hậu. Mạt = Một, Đà = Đầu. Triệu Mạt nghĩa là Triệu Một hay Triệu Đầu, vị vua đầu của Nam Việt. Cả Triệu Vũ Đế và Triệu Văn Đế đều gọi là Triệu Đà vì đều mở đầu nước Nam Việt, là 2 vị Nam vương được nhắc đến trong câu đối ở đền Trình Thị.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên nhà Triệu Nam Việt có 5 vị vua nối tiếp nhau là Vũ Vương, Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Nhưng câu đối ở đền Trình Thị (Đồng Xâm) lại cho biết dòng dõi nhà Triệu có tới 7 vị quân đế. Như vậy khoảng giữa Triệu Vũ Vương (Triệu Đà 1) và Triệu Văn Vương (Triệu Đà 2) còn có 2 vị vua nữa. Vì Văn Vương là cháu của Vũ Vương nên suy ra 2 vị vua “dư ra” này phải là hàng con của Triệu Vũ Vương và hoàng hậu Trình Thị. Đây là Hiếu Huệ Đế và Thiếu Đế của nhà Tây Hán, 2 vị vua nối tiếp Hiếu Cao Lưu Bang… bởi vì Triệu Vũ Đế chính là Lưu Bang, người đã chiếm Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN (trùng thời điểm với thắng lợi của Triệu Vũ Đế trước nhà Tần).
Lưu Bang khi khởi nghĩa được gọi là Bái Công, tế cờ ở Bái Đình. Bái Đình là đọc phản của Thái Bình, Thái Bình phản thiết Bái. Bái Công Lưu Bang là Triệu Vũ Đế ở Thái Bình. Hoàng hậu Trình Thị không phải ai khác chính là Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang. Trình Thị thiết Trị hay Trĩ, là tên của Lữ Hậu theo sử sách.
Cũng vì Lưu Bang và Lữ Hậu là tiền nhân của Triệu Văn Vương (Triệu Đà 2) nên vị vua Triệu này mới có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc như Sử ký Tư Mã Thiên chép. Điều này đã dẫn đến nhận định sai rằng Triệu Đà là người phương Bắc.
Câu đối ở đền Đồng Xâm:
炎郊創始輿圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
Viêm Giao sáng thủy dư đồ /bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn /đồng đại Hán thời song đế quốc
Thích lý ngật thành cung khuyết /tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú /diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh.
Dịch:
Viêm Giao sáng lập địa đồ, giữ con cháu cha Rồng mẹ Tiên, đương cùng triều Hán hai đế quốc
Làng quê ngất thành cung khuyết, hợp linh tú biển Trà sông Động, với ngoài Phiên Ngung một kinh thần.
Nhà Triệu Nam Việt là một triều đại của đất Viêm Giao (Viêm Bang Giao Chỉ, tức là đất Việt), là con Rồng cháu Tiên chính thống. Triệu Vũ Đế quê ở miền sông Trà (Trà Lý) biển Động Đình (biển Đông). Cái tên nước Nam, vua Triệu còn in đậm trong suốt chiều dài lịch sử nước ta. Tới thời Lý nước Nam, vua Nam của người Việt còn vang trong bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Đừng ai vì không hiểu biết mà dại dột hạ bức hoành phi “Nam Việt triệu tổ” ở cửa đền Hùng (Phú Thọ) xuống, kẻo mà mang tội bất kính với tổ tiên.
炎郊創始輿圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
Viêm Giao sáng thủy dư đồ /bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn /đồng đại Hán thời song đế quốc
Thích lý ngật thành cung khuyết /tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú /diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh.
Dịch:
Viêm Giao sáng lập địa đồ, giữ con cháu cha Rồng mẹ Tiên, đương cùng triều Hán hai đế quốc
Làng quê ngất thành cung khuyết, hợp linh tú biển Trà sông Động, với ngoài Phiên Ngung một kinh thần.
Nhà Triệu Nam Việt là một triều đại của đất Viêm Giao (Viêm Bang Giao Chỉ, tức là đất Việt), là con Rồng cháu Tiên chính thống. Triệu Vũ Đế quê ở miền sông Trà (Trà Lý) biển Động Đình (biển Đông). Cái tên nước Nam, vua Triệu còn in đậm trong suốt chiều dài lịch sử nước ta. Tới thời Lý nước Nam, vua Nam của người Việt còn vang trong bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Đừng ai vì không hiểu biết mà dại dột hạ bức hoành phi “Nam Việt triệu tổ” ở cửa đền Hùng (Phú Thọ) xuống, kẻo mà mang tội bất kính với tổ tiên.