Bách Việt trùng cửu
Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
Xưa Tiền Hoàng đế của đất nước – Nam Thiên Thánh tổ – Hùng Vương Sơn, dựng tạo cơ đồ to lớn, là thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Thường, Họ Hùng mười tám đời thánh vương ngự trị.
Xưa cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, lại đi tuần ở phương Nam nơi Ngũ Lĩnh (Ngũ Lĩnh tức là tên gọi tiếng Nam là động Vân Nam Bạch Hổ, nay là quận Giao Chỉ). Đế Minh gặp được nàng Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là người thông mính thánh trí, vượt hơn cả Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền lại ngôi báu để trị vạn nước. Dương Vương cố nhường cho anh. Do vậy Đế Minh lập Đế Nghi làm trưởng mà trị ở phương Bắc, phong cho Kinh Dương Vương ở mặt Nam mà cai quản Thiên hạ. Khi đó tên nước ta là nước Xích Quỷ. Dương Vương tuân thừa ý chỉ liền theo oai trời mà tới núi Nam Miên, xem hình thắng nơi đó mà lập đô ấp. Lại đi qua Hoan Châu (sau tức là các xã Nội Thiên Lộc,Tả Thiên Lộc, Trình Hữu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An). Đế vượt qua xem hình thế, thấy được một bầu quý cuộc, lâu đài vạn nhận, gọi là núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh, gồm 199 ngọn núi ở giáp cạnh cửa biển Hội Thống. Núi chạy cao rộng, nước chảy quanh co. Rồng cuộn hồ ngồi. Bốn bề nhìn xa thấy rộng. Đế mới lập đô thành để bốn phương tới triều cống.
Vào lúc đó khí xuân dung hòa, vạn cảnh nhuốm màu sắc. Vương bình sinh rất thích sông núi, bèn rời giá đi tuần du ngoài biển để trải xem cảnh trí đất đai. Bất giác thuyền rồng đến thẳng hồ Động Đình. Vương lệnh dừng thuyền ở trên hồ mà ngắm cảnh. Bỗng thấy một nữ nhân tư chất diễm lệ, từ đáy nước tiến đến, dung nhan tuyệt đẹp. Thực là kỳ ngộ hiếm xưa nay.Vương lệnh tiến thuuyền đến và hỏi:
– Đẹp thay tiên nữ! Nàng từ đâu đến đây?
Đáp rằng:
– Thiếp tên là Thần Long, chính là con gái Động Đình Quân, sống ở sâu trong cửa ngọc, đợi bậc anh hùng đã lâu. Nay trời cho gặp được, nguyện xin được theo hầu nâng khăn sửa túi.
Vương thích thú vui mừng mới dẫn vào trong thuyền, quay về đô thành, lập Thần Long làm chính cung. Ngày sau Vương lại đi tuần thú, xem ngắm núi sông. Xa giá đến xứ Sơn Tây, thấy một địa hình trùng điệp, núi lạ sông đẹp. Vương bèn tìm riêng mạch đất, nhận thấy từ trên núi Côn Lôn khí giáng qua sông nước Cửa Ải mà thoát mạch. Rồng chạy xa mãi đến núi Tụ Long, liền sang châu Thụ Vật xứ Tuyên Quang biến ra thành tòa Kim tinh vạn nhận. Mạch chạy tới Hạ Hoa, Thanh Ba, Sơn Vi, Tây Lan của phủ Lâm Thao, bên dưới tới chùa Hoa Long thôn Việt Trì ở sông Bạch Hạc là chỗ của mạch. Bên trái từ sông Lôi, rồng chạy nước theo tới các huyện Đông Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương thì đột lập núi Tam Đảo, có cung Tiên bên trái làm Thanh long. Lại chạy qua núi Yên Tử xứ Đông Triều, Hải Dương, thoát tới ngoài biển các sông Đồ Bạn, sông Đà, tới huyện Bất Bạt thì bỗng dựng nên núi Tản Biên, bên phải cung tiên làm đầu Bạch hổ, tới Sơn Nam, Ái Châu, cửa biển Thần Phù là cửa lớn chính, loại qua bên dưới ngoài biển là núi Chích Trợ, cửa Trà Lý làm đầu hổ chầu án. Lấy sông Bạch Hạc làm Nội minh đường, huyện Nam Xương sông Cái là, Trung minh đường. Nghìn núi cúi phục, vạn dòng chầu tôn, cùng theo núi tổ Nghĩa Lĩnh mà thu hết những hình thế đó.
Vương nhận thấy đất này có hình thế hơn thành Cựu đô, bèn lập chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh, thời thường đến ngự ở đó. Bên ngoài lập đô Phong Thành, nay tức là thôn Việt Trì xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, là đô thành cũ. Lấy tên là nước Văn Lang, phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc tới hồ Động Đình, phía Nam giáp với Hồ Tôn. Đế dựng nước lập đô, việc hoàn thành thì về lại đô thành cũ Hoan Châu ở núi Thứu Lĩnh, đặt đô thành của Việt Thường Thị ở đó. Khi ấy Vương đi tuần thú về thì Thần Long có thai, điềm lành ánh hồng đầy nhà, trong màn trướng có mùi thơm. Ngày tháng đến tuần sinh ra Lạc Long Quân. Long Quân có tư chất phi thường, tự có khí tượng của bậc đế vương. Vương bèn lập làm hoàng thái tử.
Vào thời Vương trị vì có người con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ, trở về sống ở quê mẹ tại động Lăng Sương, đi ra du ngoạn ở bãi Trường Sa. Long Quân thấy nhan sắc đó rất thích thú, mới lấy lập làm hoàng phi. Đến khi Kinh Dương vương sai Lạc Long Quân tới thành Phong Châu ở Nghĩa Lĩnh để nhận quốc sự. Kinh Dương Vương ở ngôi 160 năm thì mất. Con là Lạc Long Quân nối ngôi, lập tên hiệu chính là Hùng Hiền Vương.
Khi ấy Âu Cơ có mang, ba năm bao mươi ngày thì ở đầu núi Nghĩa Lĩnh có mây lành năm sắc sáng lạn. Rồi sinh ra một bầu trăm trứng, nở ra trăm người con trai, đều có tư chất anh hùng quán thế. Đến khi trưởng thành, Vương bèn cho phong hầu lập bình, chia nước thành 15 bộ. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Nam, ba là Hải Dương, bốn là Kinh Bắc, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Điểu Châu, chín là Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Cao Bình, mười ba là Lạng Sơn, mười bốn là Quảng Đông.
Khi đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng:
– Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, Tí Ngọ không cùng. Nhân đây cùng chia ra, 50 con theo cha về biển làm thủy tinh, đều là 50 thủy thần. 50 con theo mẹ lên núi là sơn tinh, đều là sơn thần. Cộng lại là trăm thần vậy.
Truyền rằng từ Kinh Dương Vương, Hùng Hiền Vương, Hùng Quốc Vương, Hùng Hi Vương, Hùng Hy Vương, Hùng Hoa Vương, Hùng Huy Vương, Hùng Ninh Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Định Vương, Hùng Triều Vương, Hùng Nghị Vương, Hùng Duệ Vương là 18 thánh thế, núi sông một dải, xe sách trị nước, dựng lập 120 thành điện, tạo nếp phong hóa qua các đời mà trị, 18 đời thánh quân, di truyền con cháu các triều đại đế vương, cùng hưởng nước cộng 2655 năm, thọ 8678 năm, sinh 9860 hoàng tử công chúa, sinh cháu chắt dòng dõi cộng 14.370 người, trị ở nước Nam tại đầu núi góc biển đều có hùng đồ. Nay để lại ngọc phả, bảng vàng sách rồng, vạn thế trường tồn, mãi mãi không dứt. Theo phả ký Lê Đại Hành).
Khai mở Trời Nam, cơ đồ đất nước Việt Hùng. Nước biết một dòng, khởi vận thánh đế vua minh. Núi xanh vạn dặm lập nền đô thành cung điện. Mở vật giúp người, cai quản 15 bộ, thế mạnh trước các chư hầu. Nối nghiệp làm rạng tỏ đất nước thành Viêm Hồng. Thay nhau trị nước hơn 2.000 năm, mãi giữ vững như bàn đá, hiển ứng linh thiêng ở Nghĩa Lĩnh, truyền trăm đời đế vương nước Nam, muôn năm thánh điện núi Hùng ngự trị. Là Thánh tổ Trời Nam, nền móng đất nước cơ đồ, mãi tôn sùng muôn năm, lưu đời vạn cổ. Bèn lập cung lăng miếu điện, con cháu dòng dõi hoàng gia được chia ở đầu núi góc biển tại địa giới quận Giao Chỉ.
Nhân dân phủ huyện các xứ trang động sách đều phụng thờ, hương lửa lưu truyền. Vạn cổ nhật nguyệt mãi sáng, muôn năm dấu vết không phai. Người đời sau có thơ khen rằng:
Trời Nam khởi vận từ Hùng Vương
Vạn cổ ban đầu lập kỷ cương
Thống nhất tương truyền mười tám vị
Hai ngàn năm lẻ mãi dâng hương
Một bầu trăm trứng cùng sinh thánh
Hai rể lên trời bất tử đường
Cùng bởi quốc triều nhiều sự lạ
Dấu đây Tản mẫu ở Lăng Sương.
Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
[size=36]Bộ Thượng[/size]
Xưa Tiền Hoàng đế của đất nước – Nam Thiên Thánh tổ – Hùng Vương Sơn, dựng tạo cơ đồ to lớn, là thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Thường, Họ Hùng mười tám đời thánh vương ngự trị.
Xưa cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, lại đi tuần ở phương Nam nơi Ngũ Lĩnh (Ngũ Lĩnh tức là tên gọi tiếng Nam là động Vân Nam Bạch Hổ, nay là quận Giao Chỉ). Đế Minh gặp được nàng Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là người thông mính thánh trí, vượt hơn cả Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền lại ngôi báu để trị vạn nước. Dương Vương cố nhường cho anh. Do vậy Đế Minh lập Đế Nghi làm trưởng mà trị ở phương Bắc, phong cho Kinh Dương Vương ở mặt Nam mà cai quản Thiên hạ. Khi đó tên nước ta là nước Xích Quỷ. Dương Vương tuân thừa ý chỉ liền theo oai trời mà tới núi Nam Miên, xem hình thắng nơi đó mà lập đô ấp. Lại đi qua Hoan Châu (sau tức là các xã Nội Thiên Lộc,Tả Thiên Lộc, Trình Hữu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An). Đế vượt qua xem hình thế, thấy được một bầu quý cuộc, lâu đài vạn nhận, gọi là núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh, gồm 199 ngọn núi ở giáp cạnh cửa biển Hội Thống. Núi chạy cao rộng, nước chảy quanh co. Rồng cuộn hồ ngồi. Bốn bề nhìn xa thấy rộng. Đế mới lập đô thành để bốn phương tới triều cống.
Vào lúc đó khí xuân dung hòa, vạn cảnh nhuốm màu sắc. Vương bình sinh rất thích sông núi, bèn rời giá đi tuần du ngoài biển để trải xem cảnh trí đất đai. Bất giác thuyền rồng đến thẳng hồ Động Đình. Vương lệnh dừng thuyền ở trên hồ mà ngắm cảnh. Bỗng thấy một nữ nhân tư chất diễm lệ, từ đáy nước tiến đến, dung nhan tuyệt đẹp. Thực là kỳ ngộ hiếm xưa nay.Vương lệnh tiến thuuyền đến và hỏi:
– Đẹp thay tiên nữ! Nàng từ đâu đến đây?
Đáp rằng:
– Thiếp tên là Thần Long, chính là con gái Động Đình Quân, sống ở sâu trong cửa ngọc, đợi bậc anh hùng đã lâu. Nay trời cho gặp được, nguyện xin được theo hầu nâng khăn sửa túi.
Vương thích thú vui mừng mới dẫn vào trong thuyền, quay về đô thành, lập Thần Long làm chính cung. Ngày sau Vương lại đi tuần thú, xem ngắm núi sông. Xa giá đến xứ Sơn Tây, thấy một địa hình trùng điệp, núi lạ sông đẹp. Vương bèn tìm riêng mạch đất, nhận thấy từ trên núi Côn Lôn khí giáng qua sông nước Cửa Ải mà thoát mạch. Rồng chạy xa mãi đến núi Tụ Long, liền sang châu Thụ Vật xứ Tuyên Quang biến ra thành tòa Kim tinh vạn nhận. Mạch chạy tới Hạ Hoa, Thanh Ba, Sơn Vi, Tây Lan của phủ Lâm Thao, bên dưới tới chùa Hoa Long thôn Việt Trì ở sông Bạch Hạc là chỗ của mạch. Bên trái từ sông Lôi, rồng chạy nước theo tới các huyện Đông Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương thì đột lập núi Tam Đảo, có cung Tiên bên trái làm Thanh long. Lại chạy qua núi Yên Tử xứ Đông Triều, Hải Dương, thoát tới ngoài biển các sông Đồ Bạn, sông Đà, tới huyện Bất Bạt thì bỗng dựng nên núi Tản Biên, bên phải cung tiên làm đầu Bạch hổ, tới Sơn Nam, Ái Châu, cửa biển Thần Phù là cửa lớn chính, loại qua bên dưới ngoài biển là núi Chích Trợ, cửa Trà Lý làm đầu hổ chầu án. Lấy sông Bạch Hạc làm Nội minh đường, huyện Nam Xương sông Cái là, Trung minh đường. Nghìn núi cúi phục, vạn dòng chầu tôn, cùng theo núi tổ Nghĩa Lĩnh mà thu hết những hình thế đó.
Vương nhận thấy đất này có hình thế hơn thành Cựu đô, bèn lập chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh, thời thường đến ngự ở đó. Bên ngoài lập đô Phong Thành, nay tức là thôn Việt Trì xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, là đô thành cũ. Lấy tên là nước Văn Lang, phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc tới hồ Động Đình, phía Nam giáp với Hồ Tôn. Đế dựng nước lập đô, việc hoàn thành thì về lại đô thành cũ Hoan Châu ở núi Thứu Lĩnh, đặt đô thành của Việt Thường Thị ở đó. Khi ấy Vương đi tuần thú về thì Thần Long có thai, điềm lành ánh hồng đầy nhà, trong màn trướng có mùi thơm. Ngày tháng đến tuần sinh ra Lạc Long Quân. Long Quân có tư chất phi thường, tự có khí tượng của bậc đế vương. Vương bèn lập làm hoàng thái tử.
Vào thời Vương trị vì có người con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ, trở về sống ở quê mẹ tại động Lăng Sương, đi ra du ngoạn ở bãi Trường Sa. Long Quân thấy nhan sắc đó rất thích thú, mới lấy lập làm hoàng phi. Đến khi Kinh Dương vương sai Lạc Long Quân tới thành Phong Châu ở Nghĩa Lĩnh để nhận quốc sự. Kinh Dương Vương ở ngôi 160 năm thì mất. Con là Lạc Long Quân nối ngôi, lập tên hiệu chính là Hùng Hiền Vương.
Khi ấy Âu Cơ có mang, ba năm bao mươi ngày thì ở đầu núi Nghĩa Lĩnh có mây lành năm sắc sáng lạn. Rồi sinh ra một bầu trăm trứng, nở ra trăm người con trai, đều có tư chất anh hùng quán thế. Đến khi trưởng thành, Vương bèn cho phong hầu lập bình, chia nước thành 15 bộ. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Nam, ba là Hải Dương, bốn là Kinh Bắc, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Điểu Châu, chín là Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Cao Bình, mười ba là Lạng Sơn, mười bốn là Quảng Đông.
Khi đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng:
– Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, Tí Ngọ không cùng. Nhân đây cùng chia ra, 50 con theo cha về biển làm thủy tinh, đều là 50 thủy thần. 50 con theo mẹ lên núi là sơn tinh, đều là sơn thần. Cộng lại là trăm thần vậy.
Truyền rằng từ Kinh Dương Vương, Hùng Hiền Vương, Hùng Quốc Vương, Hùng Hi Vương, Hùng Hy Vương, Hùng Hoa Vương, Hùng Huy Vương, Hùng Ninh Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Định Vương, Hùng Triều Vương, Hùng Nghị Vương, Hùng Duệ Vương là 18 thánh thế, núi sông một dải, xe sách trị nước, dựng lập 120 thành điện, tạo nếp phong hóa qua các đời mà trị, 18 đời thánh quân, di truyền con cháu các triều đại đế vương, cùng hưởng nước cộng 2655 năm, thọ 8678 năm, sinh 9860 hoàng tử công chúa, sinh cháu chắt dòng dõi cộng 14.370 người, trị ở nước Nam tại đầu núi góc biển đều có hùng đồ. Nay để lại ngọc phả, bảng vàng sách rồng, vạn thế trường tồn, mãi mãi không dứt. Theo phả ký Lê Đại Hành).
Khai mở Trời Nam, cơ đồ đất nước Việt Hùng. Nước biết một dòng, khởi vận thánh đế vua minh. Núi xanh vạn dặm lập nền đô thành cung điện. Mở vật giúp người, cai quản 15 bộ, thế mạnh trước các chư hầu. Nối nghiệp làm rạng tỏ đất nước thành Viêm Hồng. Thay nhau trị nước hơn 2.000 năm, mãi giữ vững như bàn đá, hiển ứng linh thiêng ở Nghĩa Lĩnh, truyền trăm đời đế vương nước Nam, muôn năm thánh điện núi Hùng ngự trị. Là Thánh tổ Trời Nam, nền móng đất nước cơ đồ, mãi tôn sùng muôn năm, lưu đời vạn cổ. Bèn lập cung lăng miếu điện, con cháu dòng dõi hoàng gia được chia ở đầu núi góc biển tại địa giới quận Giao Chỉ.
Nhân dân phủ huyện các xứ trang động sách đều phụng thờ, hương lửa lưu truyền. Vạn cổ nhật nguyệt mãi sáng, muôn năm dấu vết không phai. Người đời sau có thơ khen rằng:
Trời Nam khởi vận từ Hùng Vương
Vạn cổ ban đầu lập kỷ cương
Thống nhất tương truyền mười tám vị
Hai ngàn năm lẻ mãi dâng hương
Một bầu trăm trứng cùng sinh thánh
Hai rể lên trời bất tử đường
Cùng bởi quốc triều nhiều sự lạ
Dấu đây Tản mẫu ở Lăng Sương.