Bản đồ các nước chính thời Chiến quốc theo Sử thuyết Hùng Việt .
Phía Bức (Bắc - nóng) đất Giữa (Giao chỉ) thời Chiến quốc là 3 nước và 1 vùng đất cật ruột của Thiên tử nhà Châu .
*Nước Lỗ phân phong cho ông Chiêu công Đán vừa là Hoàng thân vừa là đại công thần có công dựng nên nhà Châu ; Công là tước qúi tộc hàng đầu , trong tiếng Việt cũng có nghĩa là ông , Chu hay Châu là biến âm của chiêu , bên chiêu ngược với bên Mục hay mọc chỉ hướng mặt trời mọc , Chiêu công trong cổ ngữ nghĩa là qúi tộc hay ông chúa phía Tây Thiên hạ , gọi là chúa Tây thổ cũng được .
*Nước Yên hay An phân phong cho ông Thiệu công Thích , tương tự như nước Lỗ trên ; Công là ông , cũng giống như chiêu →châu ; Thiệu là tam sao thất bản của thiêu – đốt , cũng đọc là thao chỉ hướng Xích đạo nóng bức như lửa đốt . An – Yên cũng là ôn nghĩa là ấm nóng ; là ơn – ân đồng nghĩa của nhị – nhì – 2 , 2 là số trấn hướng xích đạo trong Hà thư , ngược lại là hướng số 6 – lục – lạc – nác - nước .
*Nước Tề phân phong cho Lã Vọng hay Khương tử Nha ; tể tướng đại công thần đứng đầu bách quan nhà Châu buổi đầu , ông từng được Vũ vương nhà Châu bái làm thày .
* Đất Phan vua Châu phân phong cho họ Phan con cháu của Tất Công ; thực là lạ ...Tuyệt nhiên không thấy cổ sử nói đến 1 nước Phan nào đó trong lịch sử thiên hạ và đột nhiên lịch sử xuất hiện nước Phù Nam ở Nam bộ Việt Nam ngày nay , có lạ gì đâu ... phù nam thiết Phan chính là nước Phan cương giới phía Bắc (nay) giáp với Chiêm quốc được chỉ định hết sức rõ trên bản đồ hiện tại đó là vùng biên Cam ranh và Phan ranh , chính xác là Phan ranh nhưng bị viết sai thành Phan rang mất hết ý nghĩa chứa trong danh xưng , từ ‘phan ranh’ không biết các ông Tây bà đầm kí âm kiểu gì đó... mà thành ra Panduranga ngỡ như là tên tiếng Phạn . (tương tự Dừa , xứ dừa thành ra Vijaya , xứ Cau thành Cauthara...).
Bi thương thay cho người họ Hùng ...phần lớn các nước thời Chiến quốc xưa đều chịu cảnh lầm than dưới móng ngựa Đông Hán và sau đó là Tấn quốc ; Sử thuyết Hùng Việt đã chỉ ra Tấn chính là Tây Hán ; theo phép phiên thiết Hán văn thì tây Hán thiết Tấn , Sử gia Hán tộc đã cố ý làm cho lịch sử rối tinh rối mù thay Tây Hán bằng Tấn rồi lấy tên Tây Hán gán cho triều đại Lí Bôn – Lưu bang mập mờ đánh lận con đen ..., Phần Thiên hạ chịu cảnh Bắc thuộc dù đen tối như thế nhưng ít ra tên tuổi dòng Việt giữa biển đông và Trường giang còn lưu chút dấu vết trong sách sử dù là sử đểu của Tàu ... vẫn tốt hơn nhiều các nước của họ Hùng ở về hướng Xích đạo ... bấy lâu nay coi như biến mất khỏi cõi đời này ...
Thực ra các nước của người họ Hùng vùng nhiệt đới không hề mất chỉ tại lâu nay mọi người bị dẫn dụ theo hướng nhìn của tư liệu lịch sử ‘đểu’ của Tàu nên không nhận ra .
Miền đất gần xích đạo nhất của Giao chỉ là đất Nghệ An (Hà tĩnh nằm trong đấy) , An là ôn – nóng như đã biết ; Nghệ nghĩa là đỉnh cao , là gần nhất với đường mặt trời đi ..., khi Vũ vương phong tước kiến địa lập trăm nước chư hầu thì nước của ông Thiêu – Thao công giáp ranh với đất Giữa – Giao chỉ về hướng ôn – nóng nên có tên gọi là nước ÔN – Ơn – Yên - An ( ơn =2- nhị ) , dân nước này gọi là người Hai – 2 →Hời .
Dấu tích rõ ràng nhất về nước An là 2 câu thơ của vua nhà Trần để lại ở Khánh hoà :
Đại Việt cơ đồ tu hưng phục
An Chiêm sự nghiệp lại khang ninh .
Chỉ tiếc bấy lâu nay không phải riêng dân giả mà cả bác học cũng mắc sai lầm chỉ thấy có 1 nửa , chỉ thấy Chiêm mà không thấy An ; sự việc đã khiến con dân trên mảnh đất này về tâm linh bị tắc mạch không còn thông được đến nguồn ân sủng ngàn vạn năm của tổ tiên họ Hùng .
Nếu không lóa mắt mà nhận ra được nước An – Yên chính là nước Chiêm ngày nay thì cũng rất dễ để nhận ra Đông đô - Hà nội chính là Đông đô của nhà Châu thời Xuân thu Chiến quốc , rồi từ những nhận định mấu chốt này không khó gì để có thể viết ra 1 lịch sử Á châu hoàn toàn khác với sử hiện hành .
Về nước Lỗ thì thông tin về nước Nam Chiếu đã giúp đính chính sửa cái sai của dòng sử chính thống.
Nam Chiếu – Nam chúa khi mới lập thì xưng là Đại Mông sau cải thành đại Lễ , chính xác ra là Lẽ không phải Lễ hay Lỗ , lẽ là ‘lí lẽ’ tiếng Việt là tượng của hướng Tây theo Dịch học ngược với hướng Đông là hướng của Tình , của thương yêu từ ái .
Chỉ thông qua Dịch học thì mới có thể nhận ra ...Chiêu công nghĩa là ông chúa phía Tây là vua của nước Lẽ cũng ...nghĩa là nước phía Tây tương tự Thiêu công là chúa nước Ôn nóng .... rõ ràng có sự hợp lí và kín kẽ .
Giới nghiên cứu sử địa Việt và Tàu trước đây cho Quận Nhật Nam gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.
Sự thực không phải vậy ...
Sử thuyết Hùng Việt cho là Thiên hạ không hề có quận Nhật Nam theo nghĩa là đất ở phía Nam mặt trời mà chỉ có quận Nhất Nam nghĩa là quận ở hướng chính Nam (xưa nay lộn ngược) so với đất Giữa – Giao chỉ tức miền Quảng Tây ngày nay .
Nhất nam gọi gọn lại là đất Nam người Tàu mập mờ biến thành đất Lâm theo chuỗi biến hóa ....Nam →lam→lâm .
Phía Tây Nhất Nam là quận Tượng ở thời Tần thủy hoàng nay là vùng Vân Nam .
Vân Nam và Quảng Tây chính là đất ‘Tượng Lâm’ tức đất quận Tượng và quận Lâm (Nhất Nam) . Thời nhà Hiếu phía Đông Quận Tượng sáp nhập vào quận Tường kha , phía Tây lập quận Ích châu nên đất Tượng Lâm cũ cũng được gọi là đất Lâm – Ích ; sau Lâm - Ích biến thành Lâm Ấp , Sử thuyết Hùng Việt gọi đây là nước Lâm Ấp 1 , chính xác thì phải gọi là Lâm – Ích ở miền Vân Nam –Quảng Tây .Đây chính là ‘nước’ Lâm ấp hay chính xác là nước Nam của Khu Liên - Khu Đạt - Triệu quốc Đạt kiến lập thời khởi nghĩa bà Triệu , sau là lãnh thổ nước Thục của Lí phật tử - Lưu Bị .sử Việt gọi là hậu Lí Nam đế Lí Bí – Lưu Bị .
Cả miền Tượng hay Ích và Lâm chiếm trọn miền Tây Nam Trung quốc bị các nhà ngâm cứu ‘Tào lao’ nhét vào phía Nam quận Nhất nam gọi là huyện Tượng Lâm . Sai lầm nối tiếp sai lầm ...Nhất nam tức chính nam bên Trung quốc ngày nay biến thành quận Nhật nam phía Nam mặt trời ở Miền Trung Việt Nam , quá say mê với ý tưởng này người ta đã mắc phải sai lầm cơ bản thậm chí là ấu trĩ ...quận Nhật nam ở đâu mà huyện Tượng lâm cực nam của quận Nhật Nam nơi có kinh đô của nước Lâm ấp lại ở Huế ???.
Chính ở Thời Tam quốc ; Khổng Minh Gia cát Lượng thu phục Mạnh Hoạch nhưng không sáp nhập đất đai phía Nam vào tay chính quyền trung ương đã đẻ ra chế độ châu Ki Mi tức vùng đất tự trị của người họ Cơ và họ Mi thời Tùy – Đường về sau .
Ngoài nước Lâm ấp 1 lịch sử còn có nước Lâm ấp 2 ở Trung bộ Việt nam mà sử chép là nước của Phạm Hùng dòng bên ngoại Khu Liên lập nên . Đây chính là nước An Chiêm trong bài thơ của vua nhà Trần ở trên.
Nước Lâm ấp 2 tức An Chiêm hợp với lãnh thổ Phù nam thiết Phan tạo ra miền đất có tên là An Nam trong sử .
Do không biết có 2 nước Lâm Ấp khác nhau trong lịch sử nên lịch sử Việt – Hoa và Đông Nam Á nói chung có những thời kì rối như mớ bòng bong người trong cuộc cũng chẳng biết mô tê gì nữa ....càng tìm thì càng chẳng hiểu gì ...
Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di...là nói nước Lâm ấp 2 ở miền Trung Việt nam .Cựu Đường Thư, Địa lý chí tứ viết: “Nhà Hậu Hán sai Mã Viện … mở đường bộ đến quận Nhật Nam, lại đi thêm hơn 400 dặm nữa đến nước Lâm Ấp, lại đi về phía Nam hơn 2000 dặm nữa đến nước Tây Đồ Di. ..., rất có thể Lâm ấp này là Lâm ấp 1 ở Vân Nam – Quảng Tây .
Theo phép phiên thiết Hán văn : Tây đồ thiết Tồ – Tề ; chính là nước vua Châu phân phong cho tể tướng Khương tử Nha .
Xét rất nhiều tình tiết lịch sử ...nước Tây đồ di chỉ có thể là đất nước của người Môn – Khơ me tiền thân của đế quốc Angkor ở thế kỉ 9 tới thế kỉ 14 .
Tư liệu lịch sử Việt và Trung thời cổ đại truyền đến ngày nay đã sai lạc đi nhiều lắm , đôi khi đến độ không thể nhận ra được trên thực địa như trường hợp lãnh thổ Chiêm thành :
Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại trong bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” :
“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông...”
Xin lưu ý từ ‘giáp’và ‘liền’ là những từ có ý chỉ rõ ràng và từ ‘đến’ phiếm chỉ trong dòng thông tin trên , phía Tây đến Vân nam hoàn toàn khác nghĩa với Giáp hay liền với Vân nam mà có thể hiểu là trùm qua Vân nam , đến Quảng đông có thể hiểu là vượt qua ranh giới Quảng đông ...như thế nước Chiêm thành ở đâu trên bản đồ ?.
Nước Chiêm thành theo thông tin trong ‘Phương Đình Dư Địa Chí’???
Phải chăng Nguyễn văn Siêu đã lẫn lộn Chiêm thành - Lâm Ấp 2 với Lâm ấp 1 của ‘giặc” Khu Liên cũng chính là nước của hậu Lí Nam đế – Lí Bí – Lưu Bị ?.
Tương tự : Sử gia Việt cho Lãnh thổ Lâm ấp – Chiêm thành thuộc quận Nhật nam là miền Trung Việt Nam ngày nay ...nhưng rất nhiều tư liệu của cả ta và Tàu đã chỉ ra rất rõ ràng : Lâm ấp và Nhật Nam là 2 miền đất khác nhau ...không hiểu sao giới nghiên cứu người Việt vẫn ngoan cố ....mãi tự mâu thuẫn với chính mình để rồi dẫn sử đi vào ngõ cụt .
Biết đến bao giờ người Việt mới có được 1 lí lịch chính xác rõ ràng ?.