bài viết Các quận trên đất Việt thời Tần của tác gỉa Bách Việt trùng cửu đã gợi ra ý tưởng ...xét lại việc nhà Tần dùng đạo quân “bất hảo” đánh chiếm đất Lục dương chia thành các quận Quế lâm ,Nam hải và Tượng quận .
Sử ký -Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép : Năm thứ 28 (năm 219 TCN), Thủy Hoàng đi về phía đông đến các quận và các huyện, lên núi Trâu Dịch, dựng đá cùng các nho sinh nước Lỗ bàn việc khắc vào đá để ca tụng công đức nhà Tần...
Tư liệu khác cho biết Lang Gia đài khắc thạch là bia đá có khắc chữ tiểu triện. Năm thứ hai mươi tám (năm 219 TCN), Thủy Hoàng nhà Tần đi tuần thú miền đông, đến núi Lang Gia, sai Thừa tướng là Lí Tư khắc bia đá này để ca tụng công đức. Trong đó đoạn văn như sau:
“Ở trong sáu cõi đều là đất của hoàng đế. Phía tây vượt bãi cát Lưu Sa, phía nam đến tận miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc. Phía đông có biển đông, phía bắc qua đất Đại Hạ. Nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục.”
Đoạn sử trên thông tin quan trọng nhất là từ khi Thủy hoàng lên ngôi năm Ξ 221 đất nhà Tần phía Nam đến miền Bắc hộ tức miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc (nay), đất này được giới nghiên cứu xác định là miền Trung Việt nam như thế Giao chỉ đã thuộc lãnh thổ Tần sao còn có chuyện năm 214 TCN đánh đất Lục dương chia thành 3 quận ?.
Khi lên ngôi thì nước của Thủy hoàng có 36 quận là :
... Tam Xuyên, Hà Đông, Nam Dương, Nam, Cửu Giang, Chương, Cối Kê, Dĩnh Xuyên, Đãng, Tứ Thủy, Tiết, Đông hải, Lang Gia, Tề, Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông, Đại, Cự Lộc, Hàm Đan, Thượng Đảng, Thái Nguyên, Vân Trung, Cửu Nguyên, Nhạn Môn, Thượng, Lũng Tây, Bắc Địa, Hán Trung, Ba, Thục, Kiềm Trung, Trường Sa, cả thảy là ba mươi lăm quận, cùng với quận Nội sử là ba mươi sáu quận.
Tác gỉa Bách Việt trùng cửu đã có suy nghĩ sáng giá khi viết :
...Việc Tần Thủy Hoàng cho di cư 10 vạn hộ từ quận Tam Xuyên sang quận Lang Gia và Đông Hải có thể chính là vào năm thứ 33 (năm 214 TCN), khi "Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ)
Xuất phát từ sự gợi ý của nhà Nghiên cứu cổ sử Bách Việt trùng cửu đào sâu hơn nữa về các quận Tần trên đất Việt :
Tứ thủy tức quận đầu nguồn Châu giang hay Tây giang được ‘họ’ gán cho tên khác là Quế Lâm nay là đất Qúy châu và bắc Quảng Tây .
Quận Đông hải khi dùng ngôn ngữ Dịch học thì nhận ra chính là đất Thanh hải quân đời Đường cũng gọi là Nam hải .
Sơ đồ định vị các quận cực Nam nhà Tần .
Lang da thiết La ; la-ly-lý-lẽ-lễ-lỗ chỉ là biến âm của nhau là tên của 1 trong 2 tộc người anh em cùng cha đã tạo ra nước họ Hùng thuở ban đầu hoặc gỉa cũng có thể chỉ vùng đất của người La cư trú với La - Ly ấp là thủ đô .
Lang Da cũng có thể là ‘lang Di hạ’ (di hạ thiết da) nghĩa là chúa người Di hạ , đất lang Da là đất của chúa Di hạ , tương quan ngôn ngữ giữa lang Da và Dạ lang gợi ra suy nghĩ về 1 tộc người nhưng cư trú ở 2 vùng đất rất xa nhau , dĩ nhiên 2 miền có liên quan với nhau về mặt lịch sử , tư liệu lịch sử Trung hoa cổ đại có nói đến chuyện ông Cổ công đản phủ dẫn dân của mình qua 5 lần tạm dừng chân sau cùng mới định cư ở Kỳ sơn , Sử thuyết Hùng Việt cho Kỳ sơn – Kỳ châu chính là đất Cùi chu – Qúy châu ngày nay , 2 ông Cổ công đản phủ và bá Ích hay Ất chỉ là một nhân vật lịch sử cũng chính là tổ phụ các vua nhà Châu .
Lang gia quận đời Tần chính là vùng đất cổ sử dân gian thời hậu “Lưỡng quốc kháng giặc gỉa (Ngụy)” gọi là đất Nam - Hà do Lý Thành con cháu Lý ông Trọng và Phạm duy Hinh tức Phạm Hùng cháu dòng bên ngoại Khu Liên trấn giữ .
Phải chăng đoạn sử Tần thủy hoàng xua quân đánh chiếm miền Lục Dương (chính xác là Lạc Dương hay đất Lạc và đất Dương sử Tàu biến hoá thành kinh đô Lạc Dương của nhà Đông Châu ) lập thành các quận mới : Quế lâm Nam hải và Tượng là đoạn sử gỉa sản phẩm của đám sử gia phù thủy nhằm đánh tráo lịch sử vương quốc họ Hùng biến nó thành lịch sử của đám con dân đại hãn , suy xét cho kỹ ...chính đoạn sử thời Tần này đã cắt lìa Giao chỉ và cả miền đông nam Á lục địa ra khỏi cổ sử Trung hoa tạo nên sự nhiễu loạn lịch sử ghê gớm khiến người đời sau không còn nhận ra đâu là sự thật .
Mới năm 219 TCN còn cùng bàn với ...Nho sinh nước Lỗ vậy mà chỉ 6 năm sau năm 213 TCN lại xảy ra kỳ án ‘đốt sách chôn Nho’ khó hiểu , điểm nhấn ở đây là sau sự kiện động trời này thì trừ Kinh Dịch và sách ‘khoa học kỹ thuật’ còn lại toàn bộ tác phẩm của Bách gia chư tử kể cả ‘Tứ kinh’ do Khổng tử biên soạn tất cả đều là sách đã được biên tập lại ...nói trắng ra chỉ là những trang sách đã cạo sửa . Phải chăng đốt sách chôn nho là sự kiện cùng 1 kiểu với việc tịch thu nấu chảy trống đồng tức cũng nằm trong kế họach diệt chủng Trung hoa về văn hóa của vua tôi Đông Hán , Tần thủy hoàng – Lý tư chỉ là những kẻ thế thân gánh tội mà thôi ?.
...Thông tin ... ‘Nho sinh nước Lỗ’ ... rất thú vị vì đức Khổng tử tổ Nho gíao là người nước Lỗ nên chắc là khởi thủy Nho giáo mọc rễ và phát triển trên đất ấy , những bậc túc Nho mà đoạn sử trên gọi là Nho sinh cũng là nơi đất ấy , nói nước Lỗ chính xác là nói ...nơi trước đây là nước Lỗ vì thời Tần thủy hoàng thì Thiên hạ đã là 1 nhà làm gì còn nước nào .
Sử ký viết ... Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. ..
...Thủy Hoàng nói :
- Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương... sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.
Cửu nguyên ; đất cửu – qủy chính là lãnh thổ nước Quỷ phương thời nhà Ân nay là Tứ xuyên còn gọi là Xuyên thục , Vân dương nghĩa là phía Đông đất Vân nói rõ ra ...là phía đông Vân Nam hỏi còn nơi nào khác ngoài Quảng Tây , sử không nói hay nói lập lờ nhưng có thể nối kết con đường Thủy hoàng cho làm từ Cửu nguyên sang Vân dương chính là con đường nối Tứ xuyên đất gốc nhà Tần qua Quảng Tây đến đất CÙ cửa biển phía đông của nhà Tần , Sử thuyết Hùng Việt cho ‘Cù’ chẳng qua là biến âm của ‘Cửa’ , phải chăng chính là địa danh ‘Cửa Ông’ ở Quảng ninh – Việt nam ngày nay (Đông hải ở đây chỉ chung vùng biển Đông không chỉ riêng quận Đông hải – Thanh hải ) .
Kinh đô Tây Châu ở đất Cảo -Vân Nam , đông Châu ở đất Phong -Bắc Việt thì đất giữa miền Phong và Cảo nơi Thủy hoàng chọn làm kinh đô cho đế quốc Tần chỉ có thể nằm ở Quảng Tây và Cửa ông là cửa biển phía Đông nhà Tần hoàn toàn hợp lẽ .
Lang Da là đất chúa tộc La được chứng tỏ thêm ở chuyện Yên kỳ sinh tu tiên trên núi Yên tử ; tử là Thày , Yên là tên nước , Yên tử nghĩa là ông thày người nước Yên mà Yên tử sinh ở quận lang Da chẳng hóa là đã nói rõ quận lang Da thời Tần chính là nước Yên thời Chiến quốc ?.
Đối chiếu thông tin với Sử thuyết Hùng Việt thì đất quận Lang Da thời Tần là 2 nước Lỗ và Yên thời chiến quốc .
Quận Tam xuyên lập trên đất Giao chỉ nơi có kinh đô phía đông nhà Châu , đông đô là nơi phồn hoa đô hội bậc nhất Thiên hạ nên dân chúng đông đúc là đúng , Tần thủy hoàng san sẻ dời dân sang 2 quận liền kề ; quận Đông hải phía đông , quận Lang da phía tây cũng như chia bớt sang Vân dương (Quảng tây) – Ly ấp ( Lào) là điều hợp lý.
Việc mấy ông Tàu đổi Đông hải – Thanh hải thành Nam hải không phải chỉ là việc của qúa khứ mấy ngàn năm mà đang còn là chuyện thời sự ; Đông hải là biển đông nhưng là phía đông của chốn nào ?; không thể đâu khác ngoài ‘chỗ giữa’ hay ‘Giao chỉ’, địa danh biển Đông là tên gọi xác định theo chuẩn Việt nam , Quảng đông xưa là quận Đông hải đời Đường là Thanh hải quân bị đám phù thủy hô biến thành đất Nam hải ,gọi là Nam hải - biển phương nam là So chiếu với lãnh thổ Trung quốc , hệ qủa nơi đấy ‘đang nhiên’ là của Trung quốc ..., Hoàng sa -Trường sa nằm ở Nam hải thì rõ ràng là ‘máu thịt’ của Trung quốc đứt đuôi đi rồi ...còn gì phải bàn ?, nhưng ...Chỉ vài thông tin trong ‘thân thế sự nghiệp’ của An kỳ sinh cũng đủ để ‘ai đó’ choáng váng , Yên tử - ông thày người nước Yên sinh ở Lang Gia quận chuyên bán thuốc ở vùng Đông hải , đi tìm cây Xương bồ cứu người rồi tu luôn ở núi Yên Tử Việt nam ....làm quái gì có Nam hải ???.
Nam hải chỉ là tên trên sách vở đã cạo sửa là chuyện của qúa khứ ngàn năm biết có biết không , trên bản đồ ngày nay còn rành rành đảo Hải nam ...đúng chuẩn Trung quốc nghĩa là hòn đảo ở phía nam của biển tương tự vùng Sơn tây Hà bắc xưa gọi là đất Hà nam nghĩa là phía nam Hoàng hà ...lạ thật sao lại phía nam , phía Bắc mới đúng chứ ...xin hỏi các ‘quan’ hay là Nam – Bắc nay đã lộn ngược ???.
Quan là nom là Nam đấy chẳng phải quan quyền gì đâu thưa các học gỉa ‘nam man’ con cháu Quan(g) vũ nước Đông Hãn xưa ...
Cuối cùng còn 1 việc nghĩ không thông ....Công đức nhà Tần khắc vào đá ở nơi mô ?, núi Trâu dịch , núi Lang gia hay ngọn núi quay ra ‘Nam hải’ gần quận Cối kê ?...đành thua ...
Được sửa bởi Admin ngày 17/4/2020, 10:17 am; sửa lần 2.