Suy nghĩ về vua Rộc nước Nam Giao .
Ở Thái bình có đền vua Rộc , trong đền có thần phả ghi lại tên nước Việt thời ấy là Nam Giao .
Vua Rộc là vua nào trong Việt sử hay truyền thuyết lịch sử và nước Nam Giao là nước nào ?
Về tên vua Rộc : Rộc↔Rục ↔Rạc là âm tiếng Việt cổ nay biến thành Lộc – Lục – Lạc .
Lộc tục vua phương Nam trong truyền thuyết Việt ;
Lục là chỉ Hùng vương thứ 6 hiện có mộ nơi đền Hùng linh thiêng
Lạc ↔Nác – nước chỉ ngài là vua phương Nước ; nước là Dịch tượng của phương Nam .
Tóm lại : vua Rộc đồng nghĩa với Lạc vương , vua phương Nam phải chăng là Lộc tục trong truyền thuyết ?
Theo truyền thuyết Lộc tục có tước hiệu là Quang lang (chính xác phải là Quan lang , quan là nom – nhìn tức hướng Nam) cai trị phương Nam từ năm 2879 trước công nguyên , năm này cũng đúng là năm đế Nghi – Viêm lang lên ngôi hoàng đế kế nghiệp vua cha là đế Minh quốc tổ . (theo tư liệu của ông Nguyễn hồng Sinh).
Nam Giao là địa danh đã nói đến trong kinh Thư , đế Nghiêu ...mệnh Hy Thúc trạch Nam Giao..., theo tôi viết Nam Giao là thiếu , chính xác phải là ‘Nam giao chỉ’ mới đủ nghĩa .
Ta phân biệt : Nam Giao khác với Giao Nam .
Giao Nam là đất Giao chỉ phần phía Nam , đối đẳng có Giao Bắc .
Nam Giao là đất ở phía Nam Giao chỉ (ngoài cõi) .
Hiểu theo cú pháp tiếng Việt thì Thông tin mang trong cụm từ “Nam Giao – Nam Giao chỉ” hoàn toàn khác với lối hiểu của người Tàu : Nam giao là đất Giao chỉ ở phía Nam (Trung quốc ?). Thử hỏi ...Thời Nghiêu Thuấn theo chính sử Trung quốc chỉ là cái lõm cỏn con ở Sơn tây thì làm gì đã biết đến đất Giao chỉ ở phía Nam của họ ?.
Đế Nghiêu – đế Nghi đã là vua Giao chỉ rồi mới ...mệnh Hy thúc trạch Nam giao... ý nghĩa thực sự là Mở rộng đất Giao chỉ về hướng Nam (xưa nay đã lộn ngược) tức vùng Quảng Tây ngày nay.; chính như thế mà Tôn Quyền chia Giao chỉ Bộ thành : Giao châu là đất Giao chỉ cũ gồm bắc trung và Bắc bộ ngày nay ; Quảng châu là Quảng Tây - Quảng Đông , chữ Quảng động từ có nghĩa là mở rộng ra ý nói Quảng châu là đất mở rộng từ đất gốc là Giao châu ,
Giao là biến âm của ‘giữa’ dùng chỉ nơi mà 2 trục Nam – Bắc và Đông – Tây giao cắt .
Truyền thuyết lịch sử Việt có chỗ chưa minh bạch khi nói ...đế Minh phong cho Đế Nghi là vua phương Bắc lộc Tục Là vua phương Nam , vậy rõ ràng là có 2 nước 2 vua ???, đã như thế sao lại còn có việc ...Đế Minh rất yêu thương và có ý truyền ngôi cho Lộc Tục nhưng Lộc tục không dám nhận để sau cùng đế Minh truyền ngôi (gì ?) cho anh là đế Nghi ???.
Truyền thuyết đã có sự lầm lẫn giữa chức và tước khiến rất lấn cấn .
Thực ra lịch sử buổi đầu nước họ Hùng có 2 giai đoạn :
· Giai đoạn 1 thời dựng nước :
Dịch có Thái cực sinh lưỡng Nghi nên truyền thuyết có vua cha quốc tổ phong cho 2 con tước Viêm lang và Quan lang ý chỉ sự phân cực đầu Bắc và đầu Nam , đầu Âm - đầu Dương còn truyền ngôi tức chuyển giao chức vụ thì chỉ có 1 , truyền thuyết chép là truyền cho đế Nghi như thế vẫn chỉ là 1 nước 1 vua ; nước có 2 miền Bắc và Nam , Viêm và Quan ; cổ sử Trung hoa gọi là ông Cao Giao và ông Giao Thường (thường ≠cao).
Thời Hùng Vũ – đế Minh – Hoàng đế lập Hữu Hùng quốc thì đất nước có 2 miền , đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh là đầu Bắc , lưu vực sông Đà hay Hắc thủy- Đan thủy là đầu Nam (phương hướng xưa theo Dịch học) , phần Bắc gọi là Đất Đào cũng là đất Cao , Nam là đất Đường hay Thường , đế Nghiêu là ông Giao Thường tước Đường vương (Đường hầu) tức người đứng đầu vùng lưu vực sông Đà – sông Mờ phía Nam xưa tức cũng là Lạc vương – vua nước – nác – Lạc – rạc – Rộc; còn cầm đầu phía Bắc xưa là ông Cao Giao. (Có tư liệu viết ông Cao Giao sinh ở Hồng thành ; hồng – đào – Xích là 1, liệu có liên quan gì tới dãy Hồng lĩnh ở Hà Tĩnh ?) .
· Thời sơ sử mở rộng lãnh thổ ban đầu :
Khi trị vì Đế Nghiêu đã ....mệnh Hy Thúc trạch Nam giao ...(chỉ) tức là mở rộng lãnh thổ về hướng Nam (xưa) thu phục miền đất phía nam Giao chỉ nay là vùng Đông Vân Nam và Lưỡng Quảng như 2 câu thơ của Phạm sư Mạnh :
Hồng bàng khai tịch Hậu
Nam phục nhất Đường Ngu .
Khi đất Nam Giao đã nhập vào với đất Giao chỉ cũ thì lãnh thổ nước họ Hùng được phân chia lại thành 2 miền :
Miền Bắc của đế Nghi – Viêm lang là Giao chỉ .
Miền Nam của Quan lang - Lộc tục hay Lục tộc là Nam Giao chỉ . Vùng đất Nam Giao mới thu phục gọi là Nam lĩnh hay lĩnh Nam ban đầu chỉ là vùng Quảng tây Trung quốc .
Do sai lầm lồng 2 thời kỳ vào làm 1 nên thông tin trong buổi đầu dựng nước trở nên lủng củng không hiểu nổi ; nơi thì bảo đế Nghi làm vua phương Bắc ( truyền thuyết Việt) nơi khác lại cho đế Nghiêu là chúa phương Nam ( Đường Nghiêu - cổ sử Trung hoa) , thực rối rắm qúa chừng .
Thực ra Nói phương bắc cũng đúng nếu đặt sự kiện ở sau thời đế Nghi mở nước về phương Nam nhưng nói đế Nghiêu – Nghi là chúa phương Nam cũng không hề sai nếu đặt trong buổi đầu dựng nước .
Từ Nghi ở đây chỉ là biến âm của nhì – nhị nghĩa là thứ 2 , đế thứ nhất là Hoàng đế – đế Minh ; đế thứ nhì là Đế Nghiêu – đế Nghi . Quy tắc âm ‘ng’ biến ra ‘n’ chưa thấy nhà ngôn ngữ học nào nói tới nhưng có thể dẫn chứng ...Ngung di không có nghĩa thực ra là Nhung di tức người Di phía đông .v.v.
Tạm thời sau khi đối chiếu 2 nguồn thông tin truyền thuyết Việt và cổ sử Trung hoa chỉ có thể suy đoán ... vua Rộc là 1 trong 2 vì đế vương cổ đại :
- Là đế Nghi tức ông Giao Thường , ông Giao Thường trong cổ sử Trung hoa là Đế Nghiêu – thường gọi là thời Đường Nghiêu (Đường ↔Thường) , kinh đô đặt trên đất Giao Nam là Bắc Việt ngày nay .
Hoặc :
- Là đế Thuấn hay ông Diêu trọng hóa vua kế nghiệp đế Nghi , thời Kinh đô Bồ bản đặt trên đất Nam Giao tức Nam Giao Chỉ nay là Quảng Tây .
Ghi hhận : Sử thuyết Hùng việt dựa vào Hùng vương thập bát chi thế truyền tư liệu lịch sử qúy gía truyền đời của người Việt cho Đế Nghi là Hùng Hy vương – Viêm lang , Hy biến âm của hai -2 – Hời đồng nghĩa với Nghi – nhì , Viêm là Viêm nhiệt chỉ xứ nóng , chính vì điều này mà Việt nam có thời xưng là Viêm bang .
Để có thể kết luận rõ ràng dứt khoát về vua Rộc nước Nam Giao chắc còn phải tìm hiểu và suy nghĩ nhiều lắm ...
Ở Thái bình có đền vua Rộc , trong đền có thần phả ghi lại tên nước Việt thời ấy là Nam Giao .
Vua Rộc là vua nào trong Việt sử hay truyền thuyết lịch sử và nước Nam Giao là nước nào ?
Về tên vua Rộc : Rộc↔Rục ↔Rạc là âm tiếng Việt cổ nay biến thành Lộc – Lục – Lạc .
Lộc tục vua phương Nam trong truyền thuyết Việt ;
Lục là chỉ Hùng vương thứ 6 hiện có mộ nơi đền Hùng linh thiêng
Lạc ↔Nác – nước chỉ ngài là vua phương Nước ; nước là Dịch tượng của phương Nam .
Tóm lại : vua Rộc đồng nghĩa với Lạc vương , vua phương Nam phải chăng là Lộc tục trong truyền thuyết ?
Theo truyền thuyết Lộc tục có tước hiệu là Quang lang (chính xác phải là Quan lang , quan là nom – nhìn tức hướng Nam) cai trị phương Nam từ năm 2879 trước công nguyên , năm này cũng đúng là năm đế Nghi – Viêm lang lên ngôi hoàng đế kế nghiệp vua cha là đế Minh quốc tổ . (theo tư liệu của ông Nguyễn hồng Sinh).
Nam Giao là địa danh đã nói đến trong kinh Thư , đế Nghiêu ...mệnh Hy Thúc trạch Nam Giao..., theo tôi viết Nam Giao là thiếu , chính xác phải là ‘Nam giao chỉ’ mới đủ nghĩa .
Ta phân biệt : Nam Giao khác với Giao Nam .
Giao Nam là đất Giao chỉ phần phía Nam , đối đẳng có Giao Bắc .
Nam Giao là đất ở phía Nam Giao chỉ (ngoài cõi) .
Hiểu theo cú pháp tiếng Việt thì Thông tin mang trong cụm từ “Nam Giao – Nam Giao chỉ” hoàn toàn khác với lối hiểu của người Tàu : Nam giao là đất Giao chỉ ở phía Nam (Trung quốc ?). Thử hỏi ...Thời Nghiêu Thuấn theo chính sử Trung quốc chỉ là cái lõm cỏn con ở Sơn tây thì làm gì đã biết đến đất Giao chỉ ở phía Nam của họ ?.
Đế Nghiêu – đế Nghi đã là vua Giao chỉ rồi mới ...mệnh Hy thúc trạch Nam giao... ý nghĩa thực sự là Mở rộng đất Giao chỉ về hướng Nam (xưa nay đã lộn ngược) tức vùng Quảng Tây ngày nay.; chính như thế mà Tôn Quyền chia Giao chỉ Bộ thành : Giao châu là đất Giao chỉ cũ gồm bắc trung và Bắc bộ ngày nay ; Quảng châu là Quảng Tây - Quảng Đông , chữ Quảng động từ có nghĩa là mở rộng ra ý nói Quảng châu là đất mở rộng từ đất gốc là Giao châu ,
Giao là biến âm của ‘giữa’ dùng chỉ nơi mà 2 trục Nam – Bắc và Đông – Tây giao cắt .
Truyền thuyết lịch sử Việt có chỗ chưa minh bạch khi nói ...đế Minh phong cho Đế Nghi là vua phương Bắc lộc Tục Là vua phương Nam , vậy rõ ràng là có 2 nước 2 vua ???, đã như thế sao lại còn có việc ...Đế Minh rất yêu thương và có ý truyền ngôi cho Lộc Tục nhưng Lộc tục không dám nhận để sau cùng đế Minh truyền ngôi (gì ?) cho anh là đế Nghi ???.
Truyền thuyết đã có sự lầm lẫn giữa chức và tước khiến rất lấn cấn .
Thực ra lịch sử buổi đầu nước họ Hùng có 2 giai đoạn :
· Giai đoạn 1 thời dựng nước :
Dịch có Thái cực sinh lưỡng Nghi nên truyền thuyết có vua cha quốc tổ phong cho 2 con tước Viêm lang và Quan lang ý chỉ sự phân cực đầu Bắc và đầu Nam , đầu Âm - đầu Dương còn truyền ngôi tức chuyển giao chức vụ thì chỉ có 1 , truyền thuyết chép là truyền cho đế Nghi như thế vẫn chỉ là 1 nước 1 vua ; nước có 2 miền Bắc và Nam , Viêm và Quan ; cổ sử Trung hoa gọi là ông Cao Giao và ông Giao Thường (thường ≠cao).
Thời Hùng Vũ – đế Minh – Hoàng đế lập Hữu Hùng quốc thì đất nước có 2 miền , đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh là đầu Bắc , lưu vực sông Đà hay Hắc thủy- Đan thủy là đầu Nam (phương hướng xưa theo Dịch học) , phần Bắc gọi là Đất Đào cũng là đất Cao , Nam là đất Đường hay Thường , đế Nghiêu là ông Giao Thường tước Đường vương (Đường hầu) tức người đứng đầu vùng lưu vực sông Đà – sông Mờ phía Nam xưa tức cũng là Lạc vương – vua nước – nác – Lạc – rạc – Rộc; còn cầm đầu phía Bắc xưa là ông Cao Giao. (Có tư liệu viết ông Cao Giao sinh ở Hồng thành ; hồng – đào – Xích là 1, liệu có liên quan gì tới dãy Hồng lĩnh ở Hà Tĩnh ?) .
· Thời sơ sử mở rộng lãnh thổ ban đầu :
Khi trị vì Đế Nghiêu đã ....mệnh Hy Thúc trạch Nam giao ...(chỉ) tức là mở rộng lãnh thổ về hướng Nam (xưa) thu phục miền đất phía nam Giao chỉ nay là vùng Đông Vân Nam và Lưỡng Quảng như 2 câu thơ của Phạm sư Mạnh :
Hồng bàng khai tịch Hậu
Nam phục nhất Đường Ngu .
Khi đất Nam Giao đã nhập vào với đất Giao chỉ cũ thì lãnh thổ nước họ Hùng được phân chia lại thành 2 miền :
Miền Bắc của đế Nghi – Viêm lang là Giao chỉ .
Miền Nam của Quan lang - Lộc tục hay Lục tộc là Nam Giao chỉ . Vùng đất Nam Giao mới thu phục gọi là Nam lĩnh hay lĩnh Nam ban đầu chỉ là vùng Quảng tây Trung quốc .
Do sai lầm lồng 2 thời kỳ vào làm 1 nên thông tin trong buổi đầu dựng nước trở nên lủng củng không hiểu nổi ; nơi thì bảo đế Nghi làm vua phương Bắc ( truyền thuyết Việt) nơi khác lại cho đế Nghiêu là chúa phương Nam ( Đường Nghiêu - cổ sử Trung hoa) , thực rối rắm qúa chừng .
Thực ra Nói phương bắc cũng đúng nếu đặt sự kiện ở sau thời đế Nghi mở nước về phương Nam nhưng nói đế Nghiêu – Nghi là chúa phương Nam cũng không hề sai nếu đặt trong buổi đầu dựng nước .
Từ Nghi ở đây chỉ là biến âm của nhì – nhị nghĩa là thứ 2 , đế thứ nhất là Hoàng đế – đế Minh ; đế thứ nhì là Đế Nghiêu – đế Nghi . Quy tắc âm ‘ng’ biến ra ‘n’ chưa thấy nhà ngôn ngữ học nào nói tới nhưng có thể dẫn chứng ...Ngung di không có nghĩa thực ra là Nhung di tức người Di phía đông .v.v.
Tạm thời sau khi đối chiếu 2 nguồn thông tin truyền thuyết Việt và cổ sử Trung hoa chỉ có thể suy đoán ... vua Rộc là 1 trong 2 vì đế vương cổ đại :
- Là đế Nghi tức ông Giao Thường , ông Giao Thường trong cổ sử Trung hoa là Đế Nghiêu – thường gọi là thời Đường Nghiêu (Đường ↔Thường) , kinh đô đặt trên đất Giao Nam là Bắc Việt ngày nay .
Hoặc :
- Là đế Thuấn hay ông Diêu trọng hóa vua kế nghiệp đế Nghi , thời Kinh đô Bồ bản đặt trên đất Nam Giao tức Nam Giao Chỉ nay là Quảng Tây .
Ghi hhận : Sử thuyết Hùng việt dựa vào Hùng vương thập bát chi thế truyền tư liệu lịch sử qúy gía truyền đời của người Việt cho Đế Nghi là Hùng Hy vương – Viêm lang , Hy biến âm của hai -2 – Hời đồng nghĩa với Nghi – nhì , Viêm là Viêm nhiệt chỉ xứ nóng , chính vì điều này mà Việt nam có thời xưng là Viêm bang .
Để có thể kết luận rõ ràng dứt khoát về vua Rộc nước Nam Giao chắc còn phải tìm hiểu và suy nghĩ nhiều lắm ...