Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột . Flags_1



    Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột . Empty Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột .

    Bài gửi by Admin 3/7/2012, 10:08 am

    Tìm từ nguyên (4), chữ Bái và chữ Nột .

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/

    Theo nghiên cứu của ngành khảo cổ và nhân loại học, di chỉ văn hóa Trường Tân
    ở Đài Loan có niên đại hơn 3 vạn năm, nền văn hóa này của thổ dân Đài Loan đến cách nay 5000 năm thì dần dần biến mất. Họ đã có kỹ thuật luyện thép rất cao siêu. Ba nghìn năm trước họ đã có kỹ thuật chế vỏ Bối, bán cho vương triều Trung Quốc để làm tiền.
    Đặc điểm người Việt là ăn nhiều loài nhuyễn thể. Các di chỉ ven biển Đông niên đại 6000-5000 năm trước đều có những đống vỏ Bối hơn 20 chủng loại đã hóa thạch. Nhiều đồ trang sức xưa làm bằng vỏ Bối. Từ thời Thương đến thời Tần vỏ Bối mài rồi xuyên lỗ làm thành tiền trao đổi. Đồ trang sức bằng vỏ Trai phổ biến thời Xuân Thu Chiến Quốc, trang sức trên thắt lưng, trên ngựa của quân nhân.
    Từ Bối là một từ Việt, gọi chung vỏ loài nhuyễn thể. Khi ở Bếp ngồi ăn nhuyễn thể nướng, người ta ăn cái Lõi thịt của nó, còn cái vỏ tức cái Bọc Lõi thì gọi lướt “Bọc Lõi” = Bối , là một cái tên chung chỉ vỏ loài nhuyễn thể; cũng như vỏ trấu vùi bếp giữ lửa, là cái bọc lõi gạo, cũng gọi trấu là "Bọc Lõi" = Bổi. Bối=Bái=Trai, Trai là loài nhuyễn thể có hai mảnh vỏ có vân xà cừ, được coi là loại Bối đẹp nhất, người ta mài làm đồ trang sức và dui lỗ làm đồng tiền. Trong vịnh Hạ Long còn có vụng nhỏ tên là vụng Bái Tử Long. Vì loài Trai hay loài Bối nói chung có hai mảnh vỏ úp vào nhau như hai bàn tay úp vào nhau, nên cái động tác úp hai bàn tay vào nhau khi gặp gỡ tỏ ý kính trọng, người ta gọi là Bái, Bái=Vái, cũng như Bối=Vôi. Động tác Bái này cùng lúc lặp lại nhiều cái, nên Bái=Vái=Lại=Lạy, và có câu thành ngữ “lạy Thánh mớ bái”, câu này hoàn toàn đồng nghĩa với câu “lạy Thánh mớ lạy” hay “vái Thánh mớ vái” hoặc “bái Thánh mớ bái”, nhưng trong Tiếng Việt những từ cùng nôi khái niệm Bái=Vái=Lại=Lạy đã vô tình như được phân công, Bái chỉ được dùng theo chức năng danh từ, trong khi Vái hay Lạy được dùng theo chức năng động từ (nho viết chữ Bái
    là hai tay, ý là hai bàn tay, nhưng nó là cái âm Việt do lướt “Bàn tay chắp Lại” = Bái, đã nói là chắp thì phải có hai cái rời nhau mới chắp được, một từ chắp đã nói thay cho “hai” là hai bàn tay, lướt “Bàn tay chắp Lại” = Bái ). Hán ngữ chỉ dùng một từ Bái này, phát âm là “bài”, mang nghĩa là lạy. Hán ngữ không dùng từ bàn tay, mà gọi bàn tay là “thủ chưởng ”, vậy từ Bái và cái động tác chắp tay Lạy là hoàn toàn gốc Việt; chỉ có những người làm từ điển là cho rằng“chữ Bái là một từ Hán-Việt”. Thuyết Văn Giải Tự hướng dẫn đọc chữ Bối là lướt “Bác Cái ” = Bái (Hán ngữ đọc chữ Bối là “bây”), giải thích nó là loài trùng biển “tại thủy danh Han ” tức nó là loài Hến, “cổ giả hóa bối nhi bảo qui ” tức kẻ cũ (người xưa) lấy bối làm hàng hóa coi là báu cũng như rùa, “chu nhi hữu tuyền ” tức theo đường thủy đưa đến các vùng xung quanh, “chí Tần phế bối hành tiền ” tức đến thời Tần thì bỏ dùng bối,lưu hành bằng tiền đồng.
    Vỏ Bối do ăn rồi bỏ quanh bếp lửa, bị nung nóng, khi xúc đổ đi xuống ao vô tình người ta thấy nó sủi bọt rồi nhũn ra như bùn, đó chính gọi là Vôi. Về sau ở vùng biển người ta xúc vỏ sò vụn để nung Vôi (nơi khác thì dùng đá), dùng nước để Tôi cho Vôi nhũn. Từ đó mới có tục têm vôi với trầu để ăn cho có nước trầu đỏ môi. Bình vôi khi không dùng nữa người ta để ở gốc đa, gọi là ông bình vôi, cũng vái ông bình vôi. Vôi viết chữ nho là chữ Khôi
    (có bộ thủ Hỏa ). Người Hán chỉ biết đến Vôi khi người Việt bán cho họ Vôi nung bằng đá, nên Hán ngữ gọi vôi bằng hai chữ Thạch Khôi phát âm là “sứ huây”, Hán ngữ phải dùng hai chữ Thạch Khôi , hoặc Bạch Khôi thì mới có nghĩa là Vôi, còn tiếng “huây” riêng thì trong Hán ngữ có nghĩa là màu xám hoặc chỉ tro bếp. Vôi xuất xứ từ Bối, nên màu của Vôi gọi là màu Bạc, nho viết là chữ Bạch , có thành ngữ “bạc như vôi”, và đồng tiền làm từ vỏ Bối người ta gọi là đồng Bạc, sau làm bằng Bạc kim loại cũng gọi là đồng Bạc (giống như Thái Lan gọi là đồng Bạt). Thời đồ đồng mới làm tiền bằng đồng kim loại hình tròn lỗ vuông tượng trưng trời đất “mẹ Tròn con Vuông”, khi đó mới gọi là đồng Tiền (Campuchia gọi là đồng Riên). Hán ngữ gọi con trai có vỏ xà cừ là ngọc loa . Nhưng Loa lại có xuất xứ từ Ốc, Ốc = Lốc nha lốc nhốc, ý nói rất nhiều, lướt “Lốc Nha” = Loa. Lốc nha là “Lấy vỏ ốc nung vôi làm Nhà” = Lốc Nha, rồi mới lướt “Lốc Nha” = Loa. Hán ngữ mượn chữ Loa này, gọi con ốc là “lúa”. Trong khi người Quảng Đông vẫn gọi cái nhà là “Ốc ” viết bằng chữ Ốc của địa ốc. Và người Việt do hình dung cái vỏ con Ốc chính là cái nhà của nó, nên cái che của nhà gọi là Nóc, dân giang hồ thì ở trên thuyền có Mui che lum khum như Mu con rùa, và gọi loại thuyền đó là cái Nốc (từ dùng phổ biến ở bắc Trung Bộ, tiếng Nhật lại gọi thuyền là Nô-Ê, không biết có liên quan gì đến con thuyền No-e trong cổ tích đại hồng thủy ?); người Việt hình dung cái Mai cua như cái nhà của nó nên cũng gọi cái che của nhà là Mái (người Triều Châu lại gọi cái cư xá để ở là Kua).
    “Lạy Thánh mớ bái”. Mớ là một từ phiếm chỉ, biểu thị một số lượng ít, nó đối nghịch với Muôn, biểu thị một số lượng nhiều, khi dùng với nghĩa số lượng cụ thể thì Muôn của Tiếng Việt có nghĩa là một Vạn, nên có từ đôi Muôn Vạn hay Muôn Vàn, bản thân cách ghép tự nhiên từ đôi Muôn Vàn cho thấy tính lịch sử là Muôn có trước Vạn có sau (Tiếng Tày lại dùng từ Muôn phát âm là “Mưn” mang nghĩa là một ngàn, Tiếng Nhật dùng từ Muôn phát âm là “Màn” mang nghĩa là một Vạn. Vậy cái lịch sử từ nguyên là đã đi từ Muôn = Mưn = Màn = Vàn = Vạn
    , Hán ngữ phát âm chữ Vạn là “wàn”). Hai từ phiếm chỉ Mớ và Muôn này là do từ Một (một số lượng) trong QT Nở mà sinh ra hai từ đối nghịch về nghĩa làm thành từ đối Mớ/Muôn. Như vậy truy từ nguyên từ “Vạn ” của Hán ngữ hiện đại thì quay về “cổ Hán ngữ” là chữ nho Vạn . Từ nguyên của chữ nho Vạn là từ Muôn của Tiếng Việt. Từ nguyên của Muôn lại là từ Một, mà từ Một là do QT Nở đã làm cho cái tế Mỗi tự tách đôi ra, sinh ra trứng Âm và trứng Dương là Mô và Một , tạo thành từ đối Mô/Một = 0/1. Cái từ Mỗi này Hán ngữ mượn của Tiếng Việt và phát âm chữ nho Mỗi là “mẩy” (mei). Từ Mỗi có liên quan với số đếm Một của Tiếng Việt, còn từ “mẩy” chẳng liên quan gì đến số đếm của Hán ngữ là “Yi”- “Er”-“San”- “Si” (1-2-3-4). Nếu lấy từ của Hán ngữ “Yi” là 1 và “Líng” là 0 mà chiếu theo QT Nở thì hai từ ấy chẳng có liên quan Âm Dương gì với nhau, chỉ có nhìn con số Ả Rập 0 và 1 thì hiểu như là Âm và Dương, đó là do qui định về sau theo số học. Do vậy khẳng định là từ Mỗi dùng trong Hán ngữ là từ mượn của Tiếng Việt. Từ nguyên của Mỗi lại là cái NÔI (QT Tơi-Rỡi: Nôi=Mỗi). Chỉ có Tiếng Việt mới có NÔI là cái Nôi của mọi khái niệm của sự Nói, lại cũng là cái Nôi đựng trẻ sơ sinh mà cái Miệng của đứa trẻ sơ sinh là khởi nguồn của sự nói thành Tiếng (điều này thì trong Hán ngữ không thể nào có được, bởi Hán ngữ bói không ra một âm tiết “nôi”, còn cái đựng đứa trẻ sơ sinh thì Hán ngữ gọi bằng cách ghép hai chữ nho Dao Làn , là cái “làn lắc”, phát âm là “yáo lán”. Từ Mỗi có gốc hệ Môn-Khơme, tiếng Khơme “muôi” nghĩa là Một=1.Trong Hán ngữ cũng không có âm tiết “nói”.
    Cái gọi là “cổ Hán ngữ” tức ngôn ngữ của chữ nho Việt có chữ Nột
    (vì Hán ngữ không có âm tiết “nột”, phải phiên âm bằng một âm tiết là “nưa” (ne), nếu không thì phải tách thành hai âm “nô-tờ” để phiên bằng hai chữ là “nú thừa” (nú tè). Từ Điển Trung Việt NXB KHXH HN 1997 trang 869 giải thích chữ Nột : [sách], là từ viết ở sách cổ [ tức cái thời “cổ Hán ngữ” là cái thời Tiên Tần, toàn Trung Hoa đang dùng Tiếng Việt ]; Nột , giải thích nghĩa là “nói chậm rãi”, lại có từ đôi Nột Nột nghĩa là “nói chẳng nên lời” . Nếu hỏi những nhà làm Từ Điển này cái từ Nột ấy ở đâu ra mà có, họ sẽ trả lời là “đó là một từ gốc Hán, ta gọi là từ Hán-Việt, tiếng ta không có cái âm tiết Nột ấy”, đảm bảo 100% họ sẽ trả lời như vậy, chứng cớ rõ ràng là người ta đã không đưa cái âm tiết Nột này vào từ điển tiếng việt, như trong Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH HN 1977 cũng do các nhà từ điển ấy làm ra đã không có từ Nột, trang 594 chỉ có từ Nốt. Còn cái từ dùng trong từ điển và nay phổ biến trong thông tin là từ “tiếng Trung” thì tôi không hiểu nổi, có chủng tộc nào gọi là chủng tộc Trung hay không mà lại có ngôn ngữ gọi là “tiếng Trung”. Chữ Nột ấy ở cái thời vẫn còn là “cổ Hán ngữ” người ta phát âm là “nột”, đến mấy nghìn năm sau thì “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nên vẫn phát âm là Nột. Hai nghìn năm trước Hứa Thận trong “Thuyết Văn Giải Tự” giải thích nghĩa chữ Nột là “ngôn nan dã tức là nói khó ạ”nói khó thì phải “nói chậm rãi”, nói chậm rãi tức là nói tiếng một, người Việt đã lướt “Nói tiếng Một” = Nột và viết chữ nho là chữ Nột , từ nguyên của khái niệm “nói chậm rãi” là Nói Nột, đó là một từ đôi, sắc thái của từ đôi này là diễn đạt ý là cái người nói đó diễn đạt ý tứ không trôi chảy, tiếng chảy tiếng chột, “Nói chảy nói Chột” thì cũng lướt thành Nói Nột. Chột là do lướt “Chỉ còn Một” = Chột, nên mới có từ ghép Chột Mắt tức là chỉ còn một mắt. Nói không trôi chảy tức “nói khó ạ” thì ví dụ: đáng lẽ từ dính có hai tiếng, chỉ nói rõ được một tiếng, tiếng kia không phát âm ra rõ được, tức là “Nói Chột” = Nột. Cũng như từ Nói Năng là một từ đôi, sắc thái của nó là nói nhiều chuyện, ví dụ kể chuyện ma chẳng hạn, trong đó có cái thật có cái do tưởng tượng hư cấu, nên nó là câu “Nói chắc nói chăng” và đã lướt “Nói Chăng” = Năng, như là lướt cả câu “Nói chắc Nói Chăng” = Nói Năng (tiết kiệm được 50% âm tiết và cả ký tự). Các nhà ngôn ngữ học Tiếng Việt giải thích là những từ hai âm tiết kiểu như từ Nói Năng là “chỉ có một tiếng có nghĩa, còn tiếng kia chưa rõ nghĩa, gọi là từ ở trạng thái chờ, chưa được đem dùng” (!). Hán ngữ không có âm tiết “nột” và từ Nột là họ mượn của Tiếng Việt thời cổ đại nên nó có chữ trong “cổ Hán ngữ”, mà cả ngàn năm nay họ cũng không dùng nữa. Bản thân cái Tơi “N” của từ Nột đã cho thấy nó có gốc với từ Nói cũng có Tơi “N” của Tiếng Việt. Trong Hán ngữ không có âm tiết nào có Tơi “N” mà liên quan đến cái ý nghĩa là nói. Những chữ nho cổ như Ngôn (“yán” ), Ngữ (“yu” ), Viết (“yue” ) đều có nghĩa là nói, nhưng phát âm trong ngoặc đơn là phát âm của Hán ngữ, về âm vận đã bị lơ lớ, rất xa với âm vận của “cổ Hán ngữ”, âm vận của “cổ Hán ngữ” còn tương đồng với âm vận của Tiếng Việt. “Thuyết Văn Giải Tự” hướng dẫn đọc chữ Nột bằng cách lướt “Nội Cốt ”= = Nột, chỉ đúng khi đọc bằng âm vận Việt , nếu lướt tức “thiết” bằng âm vận của Hán ngữ thì là lướt “Nây Củ ”= =Nủ, làm sao ra âm “Nưa” như Hán ngữ phát âm được (?). Tiếng Quảng Đông và Tiếng Đài Loan thì khái niệm “nói” phát âm là “Coỏng”, nhưng gốc từ nguyên của nó là Kêu, trong cái nôi khái niệm Kêu = Ca = Kể = Coỏng. Tiếng Việt cớ từ đôi Kêu Ca, sắc thái nó khác với Kêu hay Nói bình thường. Tiếng Việt có từ lướt “Lời Kể” = Lể, tức còn phải lựa lời khi kể chứ không phải kể bình thường nghĩ sao nói vậy, do đó từ đôi Kể Lể là có sắc thái khác với Kể. Tiếng Việt tuy không dùng từ Coỏng nhưng còn có từ lướt “Lời Coỏng” = Lóng, và có từ đôi Nói Lóng, sắc thái của nó khác với Nói Lời bình thường. Coỏng=Lóng=Rống=Giọng=Gióng=Giảng. Gióng trống là làm cho cái trống nó nói. Lên Giọng cũng có nghĩa là Nói, nhưng gần gũi sắc thái với Giảng hơn. Tuy Giảng thì thường phải Lên Giọng như vậy, nhưng do lướt “Lời Giảng” = Lảng , và có từ đôi Nói Lảng (người giảng cũng thường hay nói lảng khi bị hỏi vặn), nên người Việt nghe kể chuyện hay nghe nói chuyện thì tin lắm, chú ý như nuốt từng lời, còn nghe Giảng thì thường ít chú ý hơn, tiếp thu nội dung bài giảng chỉ khoảng 10% là nhiều lắm rồi. Nhưng Tiếng Đài Loan cũng còn có La nghĩa là nói, mà Tiếng Việt còn có từ đôi La Lối, như cái lõi Na trong từ nói của Tiếng Nhật là Ha-Na-Xư. Nhưng ngữ pháp Tiếng Nhật thì từ đa âm tiết này bị biến theo các cách (giống ngữ pháp Tiếng Nga): Ha-Na- Xi-Ma-Xư là “đang nói”, Ha-Na-Xi-Ma-Xi-Ta là “đã nói”, Ha-Na-Xi-Tê là “khi nói” (như tiếng Anh dùng “speaking”).
    Từ Điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng (viện Ngôn Ngữ học) NXB KHXH HN 1991, Lời nói đầu có viết: “Các tài liệu nghiên cứu cho biết, khoảng 60% vốn từ Tiếng Việt hiện đại có nguồn gốc từ Tiếng Hán. Ở nhiều lĩnh vực khác… tỉ lệ này còn cao hơn (70-80%). Toàn bộ vốn từ ngữ Hán-Việt nói trên đều được tạo thành từ một lượng hữu hạn các yếu tố gốc Hán đơn tiết gọi là yếu tố Hán-Việt.”
    Qua giải thích từ nguyên của hai chữ Hán tự diễn đạt hai từ thuộc tầng đáy của Tiếng Việt, cũng là thuộc tầng đáy của “cổ Hán ngữ”, là từ Bái (thuộc về lễ nghi), Hán ngữ hiện đại phát âm lơ lớ là “bài”, và từ Nột (thuộc về lời nói), Hán ngữ hiện đại phát âm lơ lớ là “nưa” (đều không khác phát âm của tiếng Việt hiện đại là bao nhiêu). Hai từ này đều thuộc trong nhóm mà các nhà từ điển VN cho là “yếu tố gốc Hán đơn tiết gọi là yếu tố Hán-Việt”, nhưng như tôi đã chứng minh ở trên, hai từ Bái và Nột đều 100% là gốc Việt. Cái chuyện gạt bỏ những từ cổ khỏi Từ Điển Tiếng Việt (vì cho rằng nó là từ Hán-Việt do nó có viết bằng chữ nho) chẳng khác gì gạt bỏ 60-80% âm vận Tiếng Việt sang cho người khác (vì Tiếng Việt có 15.000 âm vận, trong khi Hán ngữ hiện đại có 1.300 âm vận, như có học giả đã tổng kết).



    Ý kiến của Văn Nhân .



    ‘Hoàng đế’ là vua vùng ‘hoàng thổ’ cạnh xa mạc Tây bắc Trung quốc :

    Xin Hỏi :

    Lấy ‘long Xỉ’ tức ngà voi ở đâu ra ?

    Lấy bối tức vỏ sò ở đâu ra mà làm tiền ?

    Làm muối ở bờ biển nào ?.

    Những thông tin kỳ lạ trên đều được ghi chép trong cổ thư Trung hoa .

    Xin lỗi các quan ‘cạo sử’, lịch sử Trung Hoả không thể nào tráo trở được vì qủa đất này chưa lộn ngược .





      Hôm nay: 22/11/2024, 5:25 am