Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Chuyện khởi nghĩa núi Cham .  Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Chuyện khởi nghĩa núi Cham .  Flags_1



    Chuyện khởi nghĩa núi Cham .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Chuyện khởi nghĩa núi Cham .  Empty Chuyện khởi nghĩa núi Cham .

    Bài gửi by Admin 17/6/2012, 11:10 am

    Chuyện khởi nghĩa núi Cham .

    Khởi nghĩa Lam sơn chống nhà Minh Trung quốc xâm lược được coi như khởi đầu từ hội thề ở Lũng Nhai Thanh hóa của Lê Lợi và 18 chiến hữu .

    Nội dung lời thề Lũng Nhai (theo bản dịch của Hoàng Xuân Hãn)
    Bui hay Duy (?).
    Năm đầu niên hiệu Thiên Khánh là năm Bính Thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỹ Mão đến ngày 12 là ngày Canh Dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả Lam, tôi là phụ đạo Lê Lợi đứng đầu, với Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Nanh, Lê Kiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Phạm Lôi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến.
    Chúng tôi kính cẩn đem lễ vật, sanh huyết mà thành khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta . Chúng tôi cúi xin rộng lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy . Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo .
    .................

    Ngay vào đầu Bản văn này đã có điểm phải xét lại :

    ... Năm đầu niên hiệu Thiên Khánh là năm Bính Thân (1416)...

    Thiên Khánh là Niên hiệu của vua Trần Cảo mà bối cảnh và năm lên ngôi chép trong sử :

    Trần Cảo tên thật là Hồ Ông , không rõ ông là người ở đâu.

    Khi khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn thắng lợi quyết định, tướng nhà Minh là Vương Thông bị thua trận nặng ở Tuỵ Động, phải cố thủ trong thành Đông Quan. Để tìm cách kìm hãm sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chia rẽ nội bộ người Việt, Thông liền viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh Thành Tổ năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần mà đòi thủ lĩnh quân Lam Sơn là Lê Lợi phải lập con cháu nhà Trần mới đồng ý giảng hoà và rút quân về nước.

    Lê Lợi bèn sai người tìm con cháu nhà Trần. Theo sử sách, gặp lúc đó Hồ Ông lánh nạn ở châu Ngọc Ma, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma là Cầm Quý tiến cử với Lê Lợi. Để đối phó với yêu sách của Thông, muốn quân Minh nhanh chóng rút về, Lê Lợi đồng ý lập Trần Cảo làm vua, với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Trần, đặt niên hiệu là Thiên Khánh, còn Lê Lợi tự xưng là Vệ quốc công. Lê Lợi tập trung vào chiến sự, sai quan tả bộc xạ là Bùi Quốc Hưng ở bên cạnh phò tá, nhưng thực chất là để giám sát ông.

    Riêng sách Đại Việt thông sử lại chép sự kiện này xảy ra ngày 30 tháng chạp năm 1425, tức là trước khi Vương Thông sang Việt Nam.

    (Trích đoạn wiki – internet bài Trần Cảo)

    Năm 1425 nghĩa quân Lam sơn mới lập Trần cảo làm vua bù nhìn với niên hiệu Thiên Khánh vậy mà bản văn ghi …hội thề Lũng nhai diễn ra vào năm Thiên khánh thứ nhất Bính thân 1416 tức đi trước tới 9 năm ...? Phải chăng đây là lỗi của những người viết sách đời sau ?.

    Điểm đặc biệt nữa trong văn bản hội thề là quốc hiệu chưa từng nghe ...nước A NAM .

    Lịch sử Việt chưa lần nào đề cập đến quốc hiệu này ...rất có thể :

    *A Nam là Nam

    Đây chỉ là tên nước ‘Nam’ thêm vào âm phụ theo kiểu ngôn ngữ Tai- Kadai thành ra A Nam giống như Cham thành Champa , Cau thành Kauthara...?.

    *A Nam là phát âm không chuẩn của An Nam .

    An Nam với chữ An là động từ thì không thể trở thành 1 quốc hiệu , phải đảo lại thành Nam An mới có nghĩa là nước phương Nam an bình , có thể có An Nam vương nhưng không thể có An Nam quốc vương như trong sử sách xưa nay đã viết vì tổ hợp chữ này không có nghĩa , thời Đường đặt ‘An nam đô hộ phủ’ tức cơ quan có nhiệm vụ giữ cho phía nam an ổn chứ không có vùng đất hay 1 đơn vị hành chánh nào gọi là phủ An Nam để rồi từ ‘phủ’ nâng cấp thành ‘nước’ để có quốc vương được , tới nay nhiều người vẫn lầm lẫn ...sở dĩ nước ta có tên An nam vì trước đó là An nam đô hộ phủ ...thực lầm lẫn qúa lớn tới nỗi làm sai lệch Việt sử ; xin hỏi Trung quốc có nước nào tên là An Đông – An Tây _ An Bắc ?.

    A Nam không thể là An Nam với chữ An là yên ổn nhưng vẫn có thể là An Nam với chữ An Nghĩa khác nhưng đã bị ‘ai đó’ đánh lộn sòng .

    Sự thực lịch sử Việt vẫn có thời được gọi là An Nam nhưng là chữ An nghĩa là ôn – ấm – nóng kết hợp với chữ Nam là phương Nam cũng có thể hiểu là Nước – Nậm âm cổ giống như trong ngôn ngữ Thái Lào ngày nay, An và Nam hợp thành 1 chỉnh thể theo luật Âm – dương , chữ An này mới chính là chữ trong danh hiệu ‘An Nam quốc vương’ chép trong sử (vấn đề này xin được bàn ở 1 bài viết khác) .

    *Tiếp đến ta sét xem liệu A nam có thể là Hà nam ? .

    A nam → Ha Nam→Hà nam về phát âm là điều hoàn toàn có thể còn về mặt ngữ nghĩa phải chăng đây là từ kép cấu thành bởi 2 thành tố chỉ dòng tộc , Nam chỉ người Nam tức người nước Nam có từ thời Khu Liên năm 192 , nước Nam là nước có thủ đô là Lâm ấp hay Nam ấp vua là Lý Nam đế ...đã ghi chép trong sử sách ; Hà chính xác là Hời – Hai số 2 của Hà thư (Hà đồ) trấn phía xích đạo ,cụ thể trong địa lý Việt chỉ tộc người sống ở Bình trị thiên trở vào nam , địa điểm cư trú cực bắc của họ gọi là Đồng hới biến âm của ‘động Hời’ tức động của người Hời ; các từ : động , trại và mường là từ cổ có thể được dùng với nghĩa là đơn vị hành chánh .

    Tộc phả họ Phạm Việt nam chép :

    "Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân -Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu ( gọi là xứ Lâm ấp)-tức là Nam Trung bộ ngày nay.

    ................

    Những thông tin địa lý trong tư liệu phải hiệu chỉnh cho khớp với lịch sử – địa lý nước Việt ngày nay :

    Theo ý trong bài thì Xứ Nam Hà hay Hà Nam cùng 1 nghĩa ; là từ ghép 2 thành tố Nam chỉ người Nam ở Ái châu và Hà chỉ người Hời ở Trung châu .

    Ái châu là vùng Thanh Nghệ Tĩnh , Trung châu hay ‘châu Trong’là vùng Bình Trị Thiên ngày nay , với nghĩa hẹp chỉ có 2 châu này thì không thể gọi là nước A Nam mà chỉ có thể viết là Xứ A Nam – Hà Nam tức 1 phần của đất nước Nam – Hà rộng lớn hơn nhiều .

    Tên gọi xứ A nam - Hà Nam đã nối kết được dòng sử xưa và nay của cộng đồng người Chăm ; cho chúng ta thấy dòng sử xuyên suốt :

    Lâm ấp – (Nam – Hời) - Champa như đã khởi đầu trong Thiên nam ngữ lục ....Khu liên người nước Nam ta .

    Cuộc khởi nghĩa Khu Liên gắn liền với địa danh Tượng –Lâm , huyện Tượng lâm lại ‘dính’ vào cái mớ bòng bong Tượng quận ..., sử Trung quốc tự hào là chính xác tính bằng phân bằng li , xem sét tới dấu phết dấu phẩy ... nhưng cỡ vài trăm ngàn km2 thì ....hơn 2000 năm vẫn cãi nhau không xác định được Tượng quận nằm ở đâu ...thật nực cười .

    Tượng lâm ở đâu ?

    Đấy là vùng đất xa nhất về phương nam của nước Đông hãn , là nơi có cột đồng Mã viện đánh dấu biên giới chôn ở động Cổ sâm – Khâm châu nay thuộc Quảng Tây , thông tin chỉ định rõ như ban ngày ... vậy sao mãi gỉa mù sa mưa thế ?.

    Chỉ vì lòng người không ngay thẳng mà thôi ....

    Về địa lý, vương quốc Lâm Ấp ở đâu, lãnh thổ như thế nào còn rất nhiều điểm mơ hồ. Theo sử cổ Trung Quốc thì lãnh thổ vương quốc này là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, phía nam huyện Lô Dung (Thừa Thiên-Huế ngày nay). Đường thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Đại Nam Nhất Thống Chí nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên....

    Chẳng hiểu các vị khoa bảng cả Tàu lẫn ta căn cứ vào đâu mà phán các chữ ...nay là ...nay là ‘chửi bố’ nhau như thế trong khi thông tin không phải là không có ...

    Thủy Kinh chú cho biết thủ phủ Lâm Ấp lúc đầu không biết ở đâu, sau được biết đặt tại Khu Lật phía nam có sông Lô Dung chảy qua.

    Xin hỏi dựa vào đâu mà khẳng định ....thành Khu Lật thủ đô của Lâm ấp quốc nay là thành phố Huế ? , sông Lô Dung là sông Hương ???, Đoán mò thì ít ra cũng phải bấu víu vào cái gì đó chứ , bằng chứng vật thể thành quách đền đài ...không , văn bia thư tịch cũng không , liên quan âm ngữ của tên gọi cũng không Khu lật thì dính dáng gì tới Huế chứ , vậy mà dám phán bừa Khu Liên lập nước Lâm ấp ở Tượng lâm nay là miền trung Việt nam ..., không hề để ý gì tới cái cột đồng Mã Viện đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán chôn ở Khâm châu Quảng Tây cũng như thông tin trong sử ....quân Mã viện nếu có cũng chỉ tiến tới Cư phong nay thuộc Thanh hóa rồi rút về Hán quốc thì vùng Bình trị Thiên lấy quan nhà Đông Hán đâu cho dân giết rồi tôn Khu Liên làm vua lập ra nước Lâm ấp ?.

    Lô dung không phải là danh từ riêng tên con sông , dung chỉ là biến âm của giang danh từ chung đồng nghĩa với sông, Lô dung thực ra là Lô giang hay sông Lô , nó còn có nhiều cách gọi do biến âm khác như ....Lư giang , Lư dung , Lư thủy .v.v. ; hiểu như vậy thì đoạn Thủy kinh chú trở nên xác định rõ ràng không còn gì là mờ mờ ảo ảo ..., viết ‘sông Lô dung’ là do cái bệnh ...thừa chữ y như ...núi Thái sơn ....sông Hồng hà vậy ...

    Nhìn vào hình :

    Chuyện khởi nghĩa núi Cham .  Image136

    Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên như sau:

    Khu Linh người nước Nam ta
    Bình sinh tập dụng can qua một mình
    Bèn vào Tượng quận dấy binh
    Toan làm sự cả công danh ở đời.

    Tượng lâm đất cực nam của nhà Hán nơi có cột đồng phân ranh... , nơi Khu liên lấp nước Lâm ấp mà thủ đô nằm ở bờ bắc Lô giang ...còn gì rõ hơn ?.

    Giới Sử – địa học Trung quốc đã cố tình gây nhiễu , thực ra chẳng hề có huyện Tượng – Lâm cực nam của quận Nhật nam nào cả , Tượng lâm cứ trên cái nền Dịch học thì nhận ra ngay : đất Tượng lâm là đất Tây – Nam (Tượng = Tây , Lâm =Nam) , là tên gọi miền Vân nam - Quảng tây - Qúy châu Trung quốc , nơi sinh trú của đám Tây – Nam di , là đất của Điểu Man – Điểu Hử ...

    Bài viết Điểu –cầm - chim đã giúp giải đáp tại sao Lâm ấp khởi đầu ở Tượng lâm – Quảng tây khúc sau tới đời các vua họ Phạm cháu dòng ngoại của Khu Liên lại lộn ngược rơi xuống châu Ái – châu Trung của đất Việt .

    Vua Lê lợi xưng là Lam sơn động chủ thực ra danh xưng này chỉ là chữ nghĩa hóa tên gọi ‘Đạo Cham’ tức ông đạo Cham cụt lủn xem ra đầy sự quê mùa ..., đạo là lang đạo – phụ đạo nghĩa là người đứng đầu , Cham là vùng đất hay ‘động’ Cham nơi có làng Cham - núi Cham (Lam sơn) .

    Nước hay xứ A Nam , lộ Khả Lam ...qúa rõ , Khả lam thiết Cam ...

    Sinh ở kẻ Cham hay làng Cham , dựng nghiệp ở núi Cham , cham ↔chim , chim là điểu vậy .

    Nơi ấy gọi là lộ Khả lam , khả lam thiết Cam ; cam ↔kiềm↔cầm .

    Thông tin về Thân thế của vua khai sáng nhà Hậu Lê có đủ cả 2 yếu tố Cầm-Cam lẫn Chim-Cham thì làm sao nói khác : Triều hậu Lê là triều đại của nước A Nam-Nam vua là người Chăm và triều thần là ...Kinh – thượng hoà hợp , xét về mặt bản sắc dân tộc thì đấy là thời hỗn dung ‘Kinh – Hời’ , là đất nước của cả người Kinh lẫn người Hời .

    Trong Phổ chí mới sưu tầm được của tộc Phan hai làng Đà Sơn và Đà Ly là Hoàng tộc 1 thời của Chiêm quốc có chép :

    ..........................

    Nhớ lại, thuỷ tổ chúng ta là : vua Lạc sinh ra tộc chúng ta. Thời thượng cổ sinh sống tại động Thanh Lam (vùng Thanh hóa) , hiệu là bộ Việt Thường, thời trung cổ dời vào Lâm Châu (nay là đất Lâm Bình), thời cận cổ lại dời vào Đà Bàn (nay là đất Bình Định), đổi hiệu là nước Chiêm Thành, bao trùm cả Thanh Hà (nay là đất Thanh Hóa), về nam tới động Thạch Bi (nay là đất Thuận Thành – Phan Rang ), tiếp nối các đời làm chủ đất nước, gồm 68 thế kỷ (đất cũ thổ âm gọi là “dung anh”). Các thế hệ đều dùng chữ khoa đẩu để biên chép...

    .... .........

    Ông (tổ của tộc) nói: Chúng ta là nòi giống Chiêm, là cháu ngoại nhà Trần, nhờ nhà Trần mà diệt được giặc Mật, giặc Đẩu ( Trịnh giác Mật – Sạ Đẩu 2 người nước ngoải tiếm ngôi vua Chàm ), rửa được mối hận của nước nhà không dám quên ơn đức (nhờ đó mà khỏi) cam chịu mười ba châu này là bãi đất trống không chủ. Đất đai của chúng ta, nhân dân của chúng ta không phải nhờ giặc Hồ (nhà Hồ) mà có, mà chúng lại dám chiếm đoạt, phá huỷ động tháp của tổ quốc ta, dày xéo lăng tẩm tổ tiên bên ngoại ta, lẽ nào ta lại đành lòng ngồi yên mà nhìn vậy sao ?

    Ta đây chờ cho binh lính giỏi, lương thực đủ, ta quyết thừa cơ thu phục đất cũ.

    Tiếp đến, nghe tin vua Lê khởi nghĩa. Ông nói: dòng giống họ Lê gốc người động Thanh Lam, cùng một nòi giống Chiêm của ta, ông bèn xuất tiền của, kêu gọi các châu huyện chuẩn bị lương tiền cùng các loại thực phẩm để cống hiến cho binh lính nhà Lê.

    Vua Lê trọng tạ. Đến lúc nhà Lê dựng đựoc cơ nghiệp, phong cho ông tước hầu.

    ................................

    Dĩ nhiên phổ chí đời sau ghi lại bằng ký ức không thể chính xác hoàn toàn nhưng chí ít cũng phải đúng 1 phần ..., cái 1phần ấy đem so chiếu kết hợp với những nguồn thông tin khác ...tổng kết sẽ là sự thật : Lê Lợi là người nước Nam (Lâm ấp) sắc tộc Cham .

    Xin lưu ý Cham không đồng nghĩa với Hời , Cham – Chim là dòng giống người sinh sống trải từ Qúi châu tức đất Kiềm trung , xuống Lào đất của dòng họ Cầm , xuống mãi phía nam đến miền Trung Việt là đất Cam của người Chàm hay Chiêm thành , đấy là lãnh thổ rộng lớn của nước Nam khởi dựng từ thời Khu Liên hay Khu Linh . Thời Lê Lợi khởi nghĩa đất nước rộng lớn ấy chỉ còn 1 góc gọi là xứ A Nam – Hà Nam hay xứ Nam Hà đúng như tộc phả họ Phạm viết , Nam – Hà chỉ là 1 xứ gồm 2 châu Ái và Trung còn cả nước Nam – Lâm ấp thì lãnh thổ lớn hơn nhiều .

    Triều đại Lê khởi từ đất phía tây Thanh hóa , nói tây Thanh hoá thực ra là kiểu chơi chữ tránh né sự thực ....nhà Hậu Lê nổi lên ở đất Lào ; nhà nghiên cứu Tạ chí đại Tường viết ... Tập họp Lam Sơn mang tính hỗn hợp Mường Thái chứng tỏ trong liên hệ hôn nhân: mẹ Lê Lợi họ Trịnh, vợ ông cũng họ Trịnh (người Thái- Lào ?) , và họ Phạm (người Cham ?) . Ngày sau , xa cả sau khi Lê đổ, Phạm Đình Hổ còn biết trong lễ tế ở Lam Kinh có xướng bằng tiếng Thái chứng tỏ người ta đã không quên tổ...

    Tại sao lại phải che đạy sự thật mà đáng lý ra phải công khai trước bàn dân thiên hạ , phải chăng là do ý nghĩ sai lầm .... ‘nước Việt thì vua người Kinh mới đúng là chính thống’ của lớp sử gia thời trước ?.

    Không phải mãi tới thời hậu Lê , thời nhà Trần đã gọi dòng giống vua Chăm là Lê gia , ....Trần triều uy đức an thiên hạ – Lê gia công trạch định viêm cương ...; gia ở đây không phải là nhà hay triều đại mà là 1 họ tộc , họ Lê là họ tộc trấn giữ Viêm cương - biên cương phía Xích đạo của thiên hạ nhà Trần , Lê là biến âm của Lửa vậy .

    Âm Cam – Cầm viết bằng ‘Hoả tự’ dù ký âm lại bằng mẫu tự La tinh Kampapura vẫn không mất gốc ... Cam vẫn là Kam ... dù có nối thêm papura vào thì vẫn là nước có biên giới cực bắc là Cam Môn - Hà tĩnh , cực nam là Cam ranh – Khánh hoà .

    Chim dù có ký âm thảnh Champa hay Chiêm quốc Chiêm thành gì gì nữa ...thì chim cũng vẫn là chim ...

    Đất xứ ‘Dừa’ thành ra ‘vijaya’ (da = dừa) , Cau thành ‘Kauthara’ vẫn y nguyên về thanh âm nơi cửa miệng ...nào có khác chi ?

    Phan ranh cùng phân giới với Cam ranh viết sai thành Phan rang chuyển sang chữ Chàm rồi âm lại bằng âm Latinh là Panduranga ...qua bao cuộc ‘bể dâu’ như thế mà vẫn nhận ra âm gốc Phan và ranh-rang của tiếng Việt ...kể cũng lạ thật .

    Tên vua Cham thì trừ những vị sách vở chỉ chép ‘thần hiệu’ theo Ấn độ giáo không thể nhận ra được còn lại đều là người họ Phạm mà tộc phả xác định có từ thời Hùng vương , Chế này Chế kia tưởng là Chàm ngữ ...nhìn kỹ thì chế Mân - Chế Củ chẳng qua là Chúa tên Mân , Chúa Củ thế thôi , vua họ Trà – chà có thể chỉ là biến âm của cha , như sự biến âm của 2 từ Việt quen thuộc vẫn hay bất ngờ bật ra từ cửa miệng người Việt ...ới cha→ui gia→úi chà→ối dào ... ; vua Po... thì rõ ràng là bố theo kiểu ‘bố cái đại vương – Pi lo co’ không chạy đi đâu được ...

    Thực kỳ lạ khi hầu hết tên tuổi địa danh quan trọng nước Champa đều là từ gốc Việt ngữ rất ư quen thuộc thân thương .

    Đọc 1 đoạn trong Chiếu thư đánh Chàm thời Lê thánh Tông khiến không khỏi giật mình...

    Khi Nhân Miếu lên ngôi cả, thì giống nòi chúng đã rất đông. Nương chốn Cổ Lũy như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như tổ kiến. Điên cuồng mất trí, nó ( Trà Toàn) xưng bừa là cha chú , gọi đức vua ta là cháu con; mất đức ra oai, ác chất chồng, giấu sao cho nổi ? Những lời lăng nhục không thể nêu tường....

    Nay xét tổng thể lịch sử nước Nam có đô là Lâm ấp từ khi Khu Liên lập quốc ....dám nói thẳng ...chưa chắc Trà Toàn đã xưng bừa...khi gọi ‘vua ta’ là cháu con , lịch sử Việt và Cham còn muôn vàn khuất tất ...xưa nay nghe tên Lâm ấp thì không dám ‘nhận’ nhưng khi gọi đích danh nước NAM thì lập tức nhìn ra ngay ... .Vua Lê Lợi là người Cham thì cuộc chiến Việt - Chiêm thời ấy chỉ là nội chiến mà đã là nội chiến tương tự Chàm Dừa ‘oánh nhau’ với Chàm Cau thì làm gì có tộc thắng tộc thua ...mất nước , thắng thua là chuyện của mấy ông hoàng bà chúa mà thôi ...; Xét cho đến cùng cũng chẳng hề có cuộc Nam tiến của người Việt như xưa nay vẫn thường nghe ...không lẽ người Việt tiến chiếm đất của người nước Nam ? ...thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn ‘ta’ chẳng xưng là đại NAM đấy sao ?.

    Bài viết này khẳng định bản thân từ ‘Chăm’ mang 1 nội hàm hoàn toàn khác với nghĩa đang dùng , Hời - Hà chỉ là 1 phần của cộng đồng Chăm – Chim to lớn hơn nhiều , đất Cầm – Kiềm – Cam của họ ít ra cũng gấp cỡ chục lần cái nước Kampapura ở Miền Trung Việt nam chép trong sử ngày nay .

    Lịch sử là sự xuyên suốt cổ kim , tách riêng 1 đoạn nào đó dù là đầu là giữa hay cuối dòng sử mà xem sét thì chắc chắn dẫn đến 1 cái ‘biết’ méo mó lệch lạc bất toàn , đây là điều vô cùng nguy hiểm vì điều đó chính là khởi đầu của chuỗi diễn biến ....biết không đúng→nghĩ sai →làm bậy vô cùng tai hại .



      Hôm nay: 17/9/2024, 3:04 am