Khởi nghĩa Hai bà Trưng qua các câu đối ở đền Hát môn .
Bách Việt trùng cửu .
Trong số các câu đối ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn (nguồn Phạm Hy Sơn)
http://www.giaomua.freehomepage.com/GM89Unicode.html#V1) có một số câu đáng chú ý:
Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận
Bình Mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu.
Phạm Hy Sơn dịch:
Cung kiếm vượt nam nhi, Nữ Vương uy danh lưu bảy quận
Vì đồng bào diệt Mông, Thần linh công đức mãi muôn năm.
Trong vế đối đầu cho thấy khởi nghĩa Trưng Vương đã nổ ra trên một diện rộng gồm 7 quận. Như vậy khởi nghĩa này không chỉ bó hẹp trên đất Việt ngày nay vì vùng Bắc và Trung Việt cùng lắm chỉ chứa được 3 quận (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam).
Trong vế đối thứ hai cho một thông tin: Hai Bà đánh diệt giặc... Mông. Giặc Mông là giặc nào? Ở đây đã gọi rõ quân Đông Hán là giặc Mông. Mông ở đây với nghĩa Mông muội, tăm tối, chỉ phương Bắc. Chữ Mông này cũng cho thấy quân Đông Hán thực chất cũng là một loại người ... "Mông cổ" (Mongoloid phương Bắc).
Một câu đối khác ở Hát Môn:
Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại
Tam chiến can qua hậu, nữ trung hào kiệt cổ lai vô.
Phạm Hy Sơn dịch:
Cửu Chân biên cương vạch rõ Bắc Nam hai nước riêng hai
Sau mấy cuộc chiến chinh nữ anh hùng trước sau có một.
Vế đầu nói đến Cửu Chân là biên cương nước của Hai Bà Trưng. Điều này thật khó hiểu vì theo cách nghĩ ngày nay, Cửu Chân là vùng Thanh Hóa, không thể nào là biên cương nước của Trưng Vương với nhà Đông Hán. Phía Nam Cửu Chân (Thanh Hóa) còn có Nhật Nam, nằm trong "bảy quận" của Hai Bà, nên Cửu Chân cũng không là biên giới phía Nam.
Cách hiểu khác chính xác hơn: Cửu Chân = Quí Châu. Vùng Quí Châu mới là ranh giới phía Bắc nước của Trưng Vương. Đất của Trưng Vương trải khắp Bắc Nam (địa thượng Bắc Nam) từ Giao Châu đến Quí Châu. Nếu chỉ bó hẹp ở Việt Nam ngày nay thì làm sao đất của Trưng Vương có thể gồm 7 quận và 65 thành?
Vế đối thứ hai có nhắc đến "Tam chiến", cho biết trong khởi nghĩa Trưng Vương đã có 3 cuộc chiến lớn. Ba trận chiến này cũng được nhắc đến trong một câu đối khác tại đây:
Mã chừng nhất nhung chinh, tử liễu tham tàn do hổ phách
Tượng bành tam tiệp chiến, sinh hoàn quắc thước thượng kinh hồn.
Phạm Hy Sơn dịch:
Ngựa chứng một lần lâm chiến, tham tàn chết gặp hồn run vía cọp
Voi bành ba trận thắng oai hùng tái sinh tướng Mã sợ kinh hồn.
Như vậy những "mảnh thông tin" còn lại đã kể về một thời kỳ lịch sử oai hùng, về một cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng nổ ra trên 7 quận của Hoa Nam từ Giao Châu đến Quí Châu, với nhiều trận đánh lớn, chống lại lũ người "Mông muội" phương Bắc.
Bách Việt trùng cửu .
Trong số các câu đối ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn (nguồn Phạm Hy Sơn)
http://www.giaomua.freehomepage.com/GM89Unicode.html#V1) có một số câu đáng chú ý:
Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận
Bình Mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu.
Phạm Hy Sơn dịch:
Cung kiếm vượt nam nhi, Nữ Vương uy danh lưu bảy quận
Vì đồng bào diệt Mông, Thần linh công đức mãi muôn năm.
Trong vế đối đầu cho thấy khởi nghĩa Trưng Vương đã nổ ra trên một diện rộng gồm 7 quận. Như vậy khởi nghĩa này không chỉ bó hẹp trên đất Việt ngày nay vì vùng Bắc và Trung Việt cùng lắm chỉ chứa được 3 quận (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam).
Trong vế đối thứ hai cho một thông tin: Hai Bà đánh diệt giặc... Mông. Giặc Mông là giặc nào? Ở đây đã gọi rõ quân Đông Hán là giặc Mông. Mông ở đây với nghĩa Mông muội, tăm tối, chỉ phương Bắc. Chữ Mông này cũng cho thấy quân Đông Hán thực chất cũng là một loại người ... "Mông cổ" (Mongoloid phương Bắc).
Một câu đối khác ở Hát Môn:
Cửu Chân cương lý dư, địa thượng Bắc Nam công bán tại
Tam chiến can qua hậu, nữ trung hào kiệt cổ lai vô.
Phạm Hy Sơn dịch:
Cửu Chân biên cương vạch rõ Bắc Nam hai nước riêng hai
Sau mấy cuộc chiến chinh nữ anh hùng trước sau có một.
Vế đầu nói đến Cửu Chân là biên cương nước của Hai Bà Trưng. Điều này thật khó hiểu vì theo cách nghĩ ngày nay, Cửu Chân là vùng Thanh Hóa, không thể nào là biên cương nước của Trưng Vương với nhà Đông Hán. Phía Nam Cửu Chân (Thanh Hóa) còn có Nhật Nam, nằm trong "bảy quận" của Hai Bà, nên Cửu Chân cũng không là biên giới phía Nam.
Cách hiểu khác chính xác hơn: Cửu Chân = Quí Châu. Vùng Quí Châu mới là ranh giới phía Bắc nước của Trưng Vương. Đất của Trưng Vương trải khắp Bắc Nam (địa thượng Bắc Nam) từ Giao Châu đến Quí Châu. Nếu chỉ bó hẹp ở Việt Nam ngày nay thì làm sao đất của Trưng Vương có thể gồm 7 quận và 65 thành?
Vế đối thứ hai có nhắc đến "Tam chiến", cho biết trong khởi nghĩa Trưng Vương đã có 3 cuộc chiến lớn. Ba trận chiến này cũng được nhắc đến trong một câu đối khác tại đây:
Mã chừng nhất nhung chinh, tử liễu tham tàn do hổ phách
Tượng bành tam tiệp chiến, sinh hoàn quắc thước thượng kinh hồn.
Phạm Hy Sơn dịch:
Ngựa chứng một lần lâm chiến, tham tàn chết gặp hồn run vía cọp
Voi bành ba trận thắng oai hùng tái sinh tướng Mã sợ kinh hồn.
Như vậy những "mảnh thông tin" còn lại đã kể về một thời kỳ lịch sử oai hùng, về một cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng nổ ra trên 7 quận của Hoa Nam từ Giao Châu đến Quí Châu, với nhiều trận đánh lớn, chống lại lũ người "Mông muội" phương Bắc.