Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Long Xuyên – Long Xoang . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Long Xuyên – Long Xoang . Flags_1



    Long Xuyên – Long Xoang .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Long Xuyên – Long Xoang . Empty Long Xuyên – Long Xoang .

    Bài gửi by Admin 13/6/2011, 3:46 pm

    Long Xuyên – Long Xoang .

    Trong mộ Triệu Mạt vua Nam Việt tìm được chiếc thạp đồng giống hệt chiếc thạp đồng khác có xuất xứ từ Việt nam .

    Tiến sĩ Nguyễn Việt đã nghiên cứu kỹ lưỡng chiếc thạp đồng song sinh này , trong bài viết của ông có đoạn :
    Long Xuyên – Long Xoang . Image015

    “...Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này, tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.

    xoang / () / / / 廿

    Nguồn: http://www.drnguyenviet.com/?id=5&cat=1&cid=51
    .....
    Khám phá này xác định không hề có địa danh Long Xuyên như sách vở đã chép .
    Úy Đà là huyện lệnh huyện Long xuyên đã là 1 lỗi nghiêm trọng , thời Tần quan úy thời kỳ đầu là quan toàn quyền cả quân sự lẫn hành chánh ở cấp quận (sau có thêm quận thú coi về hành chánh) nên không thể có chuyện úy Đà mà lại là huyện lệnh .

    Nay lại thêm rắc rối địa danh : Long Xoang - Long Xuyên .

    Nhưng nghiêm trọng hơn hết là tên vua Triệu Mạt không hề có trong danh sách vua Nam Việt , đặc biệt căn cứ vào chiếc ấn Hoàng đế thì ông vua này không làm phiên thần của vua nào mà công khai xưng đế làm chủ 1 phương .

    Như vậy những gì chính sử Trung quốc viết về nước Nam Việt trở nên ...không đâu vào đâu đúng như Sử thuyết Hùng Việt đã phê ....phải xem lại tất cả ...

    bài viết này ...bàn riêng về địa danh Long Xuyên nơi trấn nhậm của úy Đà .

    Một khi sử đã viết là úy Đà thì Long xuyên phải là 1 quận nhưng trong danh sách các quận thời Tần không hề có quận Long xuyên chỉ có quận Tam xuyên .

    Sử ký Tư mã thiên viết : Tần lấy đất hai nhà Chu lập quận Tam xuyên ...lục tìm các địa danh cho tới cả cấp huyện thị ở 2 tỉnh Thiểm tây xưa có kinh đô Tây chu và Hà nam nơi có Lạc dương là đô của nhà Đông chu cũng chẳng thấy chút vết tích gì về ngôn ngữ còn lại của địa danh ‘Tam xuyên’ .

    Việc xác định vị trí quận Tam xuyên mang tính quyết định với toàn bộ lịch sử Trung hoa vì quận Tam xuyên ở đâu thì đất nhà Châu ở đấy .

    Khi dùng dịch tượng làm chuẩn :

    Tam – sám - sấm – quẻ chấn – quẻ Thìn – con rồng –long - phương đông .

    Như vậy :Tam xuyên cũng là Long xuyên .

    Đã có chút manh mối rồi đây .

    Phải chăng huyện Long xuyên thuộc quận Nam hải xưa chính là 1 phần của quận Long xuyên - Tam xuyên nơi trấn nhậm của úy Đà ?

    Một quận thời Tần tương đương với quy mô cấp tỉnh của Trung quốc hiện nay .

    Nếu phần phía đông của Tam xuyên bị ... biến thành huyện Long xuyên thuộc quận Nam hải xưa nay là tỉnh Quảng Đông thì phần lớn đất đai của Tam xuyên hay Long xuyên phải nằm ở Qủang Tây .

    Bằng vào chữ nghĩa thì Long xuyên không có vết tích gì ở Quảng Tây nhưng với khám phá của Ts Nguyễn Việt thì nẩy ra :

    Long Xoang cũng là Long Choang tương tự như cách đọc tên vua Xuyên húc - Chuyên Húc vậy .

    Choang chính là tên gọi của người Choang ngày nay , Quảng Tây là khu tự trị dân tộc Choang , phải chăng người Choang là tên gọi tộc người sống ở quận Long Choang thời Tần và chính họ là người nhà Đông Châu ?

    Trên bình diện ngôn ngữ còn 1 mối liên quan chằng chéo khác :

    Tần lấy đất Đông Châu lập quận Tam Xuyên .

    Đông là phương đông cũng là Tam là long như xét ở trên , tất cả đều là Dịch tượng .

    Châu là sáng , Choang cũng là sáng , ghép cả 2 lại thành ‘sáng Choang’ trong việt ngữ .

    Xét như vậy ‘Long Choang’ chính là từ đồng nghĩa đã được dùng thay thế cho ‘Đông Châu’ .

    Bằng sự liên hệ về từ ngữ và dấu vết thực tế nhận ra được có thể tạm kết luận :

    Quận Long Choang nhà Tần chính là đất nhà Đông Châu trên bản đồ Trung quốc ngày nay là : Nam Quảng Tây –Tây Quảng Đông và miền Bắc + bắc trung Việt , phần bắc Quảng tây nhà Tần ghép với Qúy châu thành quận Quế – Lâm , Trừ huyện Long xoang phần còn lại của Quảng Đông là đất quận Nam Hải xưa.

    Để có thể viết lịch sử Trung hoa theo ý mình , giới thẩm quyền Trung quốc nhất quyết thủ tiêu quận Tam xuyên hay Long Choang ở phương nam vì như đã nói ...Loang Choang ở đâu thì nhà Châu ở đấy , những nhà khoa bảng nhiều đại học đã phối hợp nỗ lực nghiên cứu và đưa ra kết luận : vùng đất này thời Tần là Tượng quận ???, còn Tượng quận thật ở Vân nam họ biến thành huyện Tượng - lâm giống hệt như sách sử soạn từ thời Đông hãn quốc ...

    Chuyện đáng ngờ và nực cười là Tượng quận , vùng đất to cỡ 1 tỉnh của Trung quốc ngày nay mà trong cả thời gian dài không biết nó ‘nằm’ ở đâu ...tới nay vẫn còn cãi nhau chưa có ai dám khẳng định kể cả nhà cầm quyền ....tại sao vậy ? phải chăng là những thông tin về ‘một thời đã qua’ không khớp đâu vào đâu ; có sách bẻ qua đàng đông ...sách khác lại cho quay sang đàng tây , nếu đường đường chính chính cứ ngay thẳng mà đi thì đâu ra nông nỗi này .


      Hôm nay: 27/4/2024, 9:06 am