Câu đối ở đền Hùng thờ các vị Thánh tổ Hùng Vương đề:
Lịch Tam Hoàng chí Tam Vương, thần truyền thánh kế.
Đĩnh bách nam khai Bách Việt, tổ thiện tôn bồi.
Dịch nghĩa:
Từ Tam Hoàng đến Tam Vương, thần dõi truyền, thánh nhân kế tục
Sinh trăm trai mở Bách Việt, tổ thiện đức, con cháu bồi vun.
Theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả thì:
- Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng, là giai đoạn sinh ra Trời, Đất và Con người, từ Bàn Cổ khai thiên lập địa cho đến Thần Nông trồng cây nuôi sống con người.
- Tam Vương là 3 triều đại Hạ, Thương và Chu, cũng gọi là Tam Đại.
Sách Tam tự kinh kể:
Hạ hữu Vũ, Thương hữu Thang,
Châu Văn Võ, Xưng Tam Vương....
Tức là Tam Vương gồm Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Võ.
Cùng quan điểm chính thống về các tiền triều là Miếu Lịch đại đế vương do nhà Nguyễn dựng ở Huế. Trong miếu toà nhà chính gồm 5 gian. Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Vị tả nhất thờ Thần Nông. Vị hữu nhất thờ Hoàng Đế. Vị tả nhị thờ Đường Nghiêu. Vị hữu nhị thờ Ngu Thuấn. Vị tả tam thờ Hạ Võ. Vị hữu tam thờ Thương Thang. Vị tả tứ thờ Chu Văn. Vị hữu tứ thờ Chu Võ.
Cùng thời gian vua Minh Mạng cho đúc 9 chiếc đỉnh lớn đặt ở thế miếu. Dụ chỉ đúc đỉnh ghi:
Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam Đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm ! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu...
Nói cách khác, Hoàng đế Minh Mạng công khai xác nhận các minh vương đời Tam Đại là tiền nhân của mình, hay Hạ, Thương, Chu là lịch sử trực tiếp của nước Việt Nam.
Lịch Tam Hoàng chí Tam Vương, thần truyền thánh kế.
Đĩnh bách nam khai Bách Việt, tổ thiện tôn bồi.
Dịch nghĩa:
Từ Tam Hoàng đến Tam Vương, thần dõi truyền, thánh nhân kế tục
Sinh trăm trai mở Bách Việt, tổ thiện đức, con cháu bồi vun.
Theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả thì:
- Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng, là giai đoạn sinh ra Trời, Đất và Con người, từ Bàn Cổ khai thiên lập địa cho đến Thần Nông trồng cây nuôi sống con người.
- Tam Vương là 3 triều đại Hạ, Thương và Chu, cũng gọi là Tam Đại.
Sách Tam tự kinh kể:
Hạ hữu Vũ, Thương hữu Thang,
Châu Văn Võ, Xưng Tam Vương....
Tức là Tam Vương gồm Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Võ.
Cùng quan điểm chính thống về các tiền triều là Miếu Lịch đại đế vương do nhà Nguyễn dựng ở Huế. Trong miếu toà nhà chính gồm 5 gian. Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Vị tả nhất thờ Thần Nông. Vị hữu nhất thờ Hoàng Đế. Vị tả nhị thờ Đường Nghiêu. Vị hữu nhị thờ Ngu Thuấn. Vị tả tam thờ Hạ Võ. Vị hữu tam thờ Thương Thang. Vị tả tứ thờ Chu Văn. Vị hữu tứ thờ Chu Võ.
Cùng thời gian vua Minh Mạng cho đúc 9 chiếc đỉnh lớn đặt ở thế miếu. Dụ chỉ đúc đỉnh ghi:
Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam Đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm ! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu...
Nói cách khác, Hoàng đế Minh Mạng công khai xác nhận các minh vương đời Tam Đại là tiền nhân của mình, hay Hạ, Thương, Chu là lịch sử trực tiếp của nước Việt Nam.