Bách Việt trùng cửu – nguồn Động Đình Thánh Mẫu và Ngũ vị Tôn Quan (Thần tích làng La Phù) – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
Bản dịch thần tích làng La Phù, tổng La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Ngọc phả cổ chép về Thần nương họ Phan thời Việt Thường Thị sinh một bầu năm vị thủy quan.
Tại bộ Long Vương
Nước Việt xưa trời Nam khởi vận, thánh tổ dựng đồ, trải 18 đời tương truyền, hơn 2 ngàn năm thịnh trị. Thời triều Kinh tới cháu ba đời là Hùng Quốc Vương lên ngôi (Tổ của Vương là Kinh Dương Vương, cha là Lạc Long Quân, mẹ là Âu Cơ. Xem thấy rằng Lạc Long Quân xuất ở núi Nghĩa Lĩnh, ở tại Bắc thành Phong Châu. Thành Phong Châu nay là xã Việt Trì bên sông Bạch Hạc. Vua ở đất Bắc. Âu Cơ có mang được 3 năm 30 ngày thì đầu núi Nghĩa Lĩnh có mây lành năm sắc rực rỡ, mới sinh được một bầu trăm trứng, nở ra điềm lành trăm nam, đều có tư chất hơn người, anh hùng vượt thế. Đến khi trưởng thành mới tạo dựng bình phong, phân chia đất nước thành 15 bộ. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Nam, ba là Hải Dương, bốn là Kinh Bắc, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Mã Châu, chín là châu Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Cao Bằng, mười ba là Lạng Sơn, mười bốn là Quảng Tây, mười lăm là Quảng Đông. Phân 50 người con theo cha về biển làm thủy thần, 50 người con theo mẹ lên núi làm sơn thần. Lại chia làm trăm họ như vậy. Hùng Quốc Vương chính là con trưởng), đóng đô ở Việt Trì bên sông Bạch Hạc, lập nước tên Văn Lang, quốc đô tên thành Phong.
Quốc quân tuân theo nghiệp lớn, chăm lo hóa đức, miễn giảm nông tang, khiến cho người dân không lo thiếu thốn, đất nước có nhiều dự trữ. Sông biển yên bình. Người không gian dối, thuần hậu chân thật. Lại có thấy chép gốc của việc hưng công chế trị đương thời tăng hơn các đời trước. Người đời khen là bậc hiền quân. Khi ấy Vua truy ơn tiền thánh, lấy đất chia cờ, lập các bộ sơn tinh, thủy tinh làm trăm vương, đổi thành trăm họ, phân ra đầu non góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên họ trấn các đầu núi, cùng gọi là phiên thần, phụ đạo. 50 tên họ trấn các góc biển, cùng gọi là linh thần thượng thủy. Tiện để giúp bảo dân sinh, khuông phù tôn xã.
Khi ấy ở xã La Phù, huyện Bất Bạt, phủ Đà Dương, đạo Sơn Tây có một nhà trưởng ông (họ Phan tên Trọng) cưới vợ người bản tổng xã Tang Ma (tên là Lỗ Thị Đam). Vợ chồng một nhà trung hậu, gia tộc thế lớn giàu đủ. Vào đương lúc mùa xuân tháng Giêng, khắp nơi hoa nở tràn mặt đất, người người nô nức đi vãn cảnh. Khi đó Phan Công đã ngoài tuổi 60, Lỗ Thị vừa đến tuổi 50. Nhờ ơn phúc hòe đình che rủ, sớm đầu đã có hai người con trai, đều đã thành bậc hùng trưởng ở một phương, yên bề gia thất. Cho đến lúc đó, vợ chồng Phan Công tuổi tác đã cao. Vào lúc ngày xuân, vợ chồng đem tiền hương đi cúng Phật. Đi tới núi thiêng Ngọc Tản, nhàn ngắm núi sông, rồi vào cửa thiền cảnh Phật làm lễ.
Đương khi đó Thủy quốc Long Vương thường hay du ngoạm cõi dương gian trần thế, thích tìm nữ sắc trên trần gian.
Hôm đó khi quay về đi đến chân núi, bỗng thấy một con rết dài hơn 2 thước đuổi theo một con rắn gió dài ngoài mười trượng, chạy lên đầu ngọn sông. Vợ chồng Phan Công không dám đi qua, dừng chân lại ở dưới một gốc cây để xem sự việc như thế nào. Được một lúc lại thấy con rết chạy lại mà đi mất. Tự nhiên nghe thấy một tiếng kêu lớn vọng về vùng đất dưới. Vợ chồng ông mới đến nơi đó xem thì thấy con rắn gió đã bị con rết cắn chết. Vợ chồng ông vốn có lòng lành, thấy con rắn bị chết rất là thương xót, liền gọi lũ trẻ chăn trâu ở trong khu rừng đó nói rằng:
– Các cháu nếu có thể chôn cất con rắn này thì ta sẽ có báo đáp trọng hậu.
Trong người ông lúc đó chỉ có 7 mạch tiền đồng, liền đem đưa cho lũ trẻ chăn trâu để thu xếp việc chôn cất con rắn. Sự viêc xong ông bà trở về. Tối hôm đó mơ màng như nằm mộng, bỗng thấy một con rắn vảy năm màu đi thẳng vào trước sân, dập đầu mà bái. Ông mới hỏi con rắn từ đầu mà tới. Dứt lời thì rắn biến ảo thành một người con gái nhỏ đáp rằng:
– Bữa ban ngày bị con rết làm hại, may gặp được tôn ông chôn cất mới bảo toàn được tính mạng. Ơn này phải biết báo đáp làm sao. Nay Hoàng thiên thấy tôn ông có đức, lệnh cho thiếp đầu thai nhập làm con trong gia đình ông để báo đáp ơn sâu.
Dứt lời thì ông tỉnh lại, đem sự việc trong mộng mà kể. Lỗ nương nghe vậy nói rằng:
– Đấy là rắn báo ơn.
Sau lại thấy Lỗ nương có mang. Đến năm Ất Tỵ ngày 2 tháng Giêng thì sinh hạ được một con gái. Khi sinh trên trán có một vệt sẹo đỏ, hai bên má có 2 vết sẹo xanh, diện mạo khác hẳn người thường. Đến khi lên 3 tuổi, rất hiếu thuận với cha mẹ, mới được đặt tên là Thị Cù. Khi lên 19 tuổi hình dáng yểu điệu, nhan sắc khó sánh. Nhưng chỉ có khuôn mặt lại rất xấu, trán thấp, răng vẩu, mắt to không có lông mày. Người thường không ai dám nhìn. Năm 22 tuổi những người gia đình bình thường không dám tỏ tình. Anh hùng hào kiệt cũng không có ai cầu hôn.
Đến tiết trời mùa hè ngày 6 tháng 6, Phan Nương cùng với hơn 7-8 người con gái trong làng đi lên núi Tang Ma lấy củi. Trên núi có một ngôi chùa nhỏ. Phan Nương đi vào chùa xem, lại đến một hang đá (hang có tên Hàm Rồng. Trong động có một lỗ huyệt thông thiên. Lại có một cái giếng ở trong động). Bèn mới vào bên trong hang chơi, thì thấy một miệng giếng. Nương mới ngồi xuống xem cái giếng, thấy nước bên trong giếng động mạnh. Bỗng nhiên thấy một đôi rắn xanh và rắn vàng nổi lên trên mặt nước một lúc, rồi lại lặn xuống nước mà biến mất. Sau một lúc bỗng thấy đáy giếng có tiếng vọng ù ù như tiếng sấm. Từ đáy giếng sóng nổi lên ầm ầm. Phan Nương cả sợ vội chạy ra khỏi động, đem gánh củi trở về.
Tối hôm ấy thấy có hai người tướng mạo đường đường, thân mặc áo đen. Đi trước có thanh đồng cầm bưng một chiếc mâm vàng, trên có đặt một buồng cau vàng cùng với trầu vàng năm cánh, tiến vào đến trước mặt Phan Công, nói với ông rằng:
– Vâng lệnh Thủy đế Long quân của thủy quốc, chủ quản sông Thao, nay thấy nhà Phan Công trên dương thế có một hiền nữ, nên nguyện kết hôn nhân. Sai thần khiển tướng đến làm lễ sính hỏi. Lại có một bài thơ, xin trình trước để Ông xem. Ngày sau Thủy quân sẽ đích thân đại giá đến nơi.
Vợ chồng Phan Công nghe lời vậy, cả sợ, mới cầm lấy thư mở ra xem, bên trong có 4 câu rằng:
Thủy quốc nay tìm người cõi trần
Một lòng chỉ ước muốn cầu thân
Anh hùng đâu để rơi người ngọc
Tấc lễ trước đem báo tin dâng.
Ông xem xong thì bỗng không thấy ba người đâu nữa. Vợ chồng Phan Công rất sợ hãi mới dẫn Phan Nương về ở trốn ở nhà người cậu (người cậu tên là Lỗ Đình Bản) tại xã Báo Triệu. Phan Nương sống ở nhà cậu được vài ngày. Một hôm Phan Nương đi ra ngoài bãi ghềnh bên bờ sông (tức là ghềnh Ba Triệu) mà tắm gội. Lại thấy toàn thân dính nhớt dãi, gột đi không được. Bỗng thấy có một con ba ba màu vàng nổi trên mặt nước. Nương sợ hãi vội chạy về. Đến nửa đêm Phan Nương nằm mơ màng như mộng, thấy một quan nhân đội mũ hoa sặc sỡ, mang đai gấm sáng láng. Mình mặc áo rồng, giáp vàng nổi mây năm màu, cưỡi một con long mã đen, theo sau hầu hơn mấy trăm tinh binh, khí giới đầy đủ, đều là mắt rồng, đuôi cá, vảy lân, áo ráng, đường đường tiến vào. Phan Nương thấy binh mã quan nhân đến thì muốn chạy trốn. Quan nhân bèn dắt nàng lại mà nói rằng:
– Ta chính là Thủy Đế Động Đình, quyền cai quản Tam Giang. Nay thấy nàng đúng là vật báu chốn thanh cung, ở nơi Bồng Đảo, Linh Tiêu, là người của điện nguyệt tiên nga, không phải là mệnh tính phàm trần. Nay ta thiếu người nâng khăn sửa túi, nên nguyện kết hòa hợp cầm sắt, duyên vui loan phượng, trần gian thủy giới tuy âm dương hai ngả nhưng phong thủy đều chung. Cõi người thì trăm năm là hạn. Thủy quốc lại trường thiên bất lão. Xin nàng, xin nàng đừng đóng lòng mà phụ ta vậy!
Dứt lời, Phan Nương đáp rằng:
– Thủy quân có lòng thương đến, tiện nữ đâu dám phụ chàng. Thiếp nguyện một lòng nghe theo mệnh lớn, như hoa quỳ hướng về mặt trời, thuận như dòng nước sông dài chảy vậy. Chỉ xin được ở lại trên trần thế để dưỡng ơn cha mẹ, báo đức lớn cù lao. Do còn nghĩa chăm nuôi, là người con đâu thể thờ ơ. Tuy là phận nữ phân theo tam tòng, nhưng cũng còn nghĩa tạo hóa sinh thành da tóc. Vả lại thủy quốc trần gian, hai đường xa cách. Phận làm con, cha mẹ còn đang tuổi cao, mà lại xa rời đỡ gối, sao gọi là hiếu được. Xin trần tình trước sau, mong được như lời. Thiếp một lòng xin lắng nghe theo.
Thủy quân lại nói rằng:
– Lòng nàng không muốn về thủy quốc, ta cũng để nàng sống ở trần gian để báo đáp ơn sâu dưỡng dục, sớm tối thăm hỏi mẹ cha. Nhưng duyên sự thủy quốc đã đến, xin nàng đừng để lộ ra nhân gian. Xin hãy giữ gìn cẩn thận. Không thể tiết lộ!
Phan Nương rằng:
– Xin vâng.
Nói đoạn xong, uyên ương chắp cánh, loan phượng sánh đôi, ngân tiếng thanh âm chiêng trống, hứng đọc vần nhã đàn thơ, mê tình xuân ong bướm, vui vầy vận đẹp thư cưu. Từ đó náu thần xuất thánh, biến hóa vô cùng. Ban ngày thì ở trên mái nhà, biến thành hình con thằn lằn. Hoặc hiện thành con rắn rồng nằm trên xà thượng. Tối đến hóa thành một chàng trai tướng mạo đường đường, đai gấm, khăn đỏ rực rỡ, từ trên không hạ xuống, cùng với Nương thông tình, vui mối nhân duyên trời định, khó mà giãi bày cho được.
Cù Nương về lại quê ấp (tức La Phù), nội tình này không dám để lộ ra. Hôm đó buổi tối lại thấy binh mã quan nhân tiến đến địa phương. Một vùng mưa to gió lớn, trời đất tối sầm. Nhân dân và cha mẹ đều không thấy gì. Duy chỉ có Nương là thấy. Đêm đến mộng mị thấy hoặc hiện thành một chàng trai cao to, quần áo chỉnh tề, cùng nhau ân ái. Hoặc biến thành một con rồng vàng quấn quanh bụng nàng. Rạng sáng thì ra bay lên không mà đi. Không ai biết mối tình riêng này.
Được quãng một năm Cù Nương có mang. Nhân dân trong làng xóm bàn tán. Hội đồng hương chức tìm Nương tra hỏi để trừng phạt. Khắp nơi người dân bàn luận, muốn gọi Nương ra để hỏi. Đến khi thấy Nương đến, nhân dân tự nhiên đều sợ, không người nào dám hỏi. Cha mẹ Nương thấy mọi người có nhiều lời chê cười, chỉ trích, lấy làm xấu hổ. Sau do vậy mà sinh ra bệnh nặng rồi cùng nhau qua đời. Các anh em làm lễ an táng. Sự việc xong, một hôm hương chức họp nhau lại, gọi Nương ra lấy tiền nộp phạt cho dân. Nương mới trình bày với hương chức rằng:
– Thiếp xin được khất tới kỳ sinh nở, mẹ tròn con vuông, sẽ ra nộp cho hương chức đầy đủ. Không dám không nộp.
Hương chức đồng ý. Cù Nương có mang 19 tháng, một ngày (tức ngày 12 tháng 4) nhân dân bỗng thấy mây sấm nổi lên, gió mưa kéo đến. Bốn hướng mù mịt. Kinh trời động đất. Trên sông sóng lớn vạn khoảnh, cá rùa ngàn trùng, nổi lên trên mặt nước. Lại thấy một đội binh mã hơn 500 người tiến vào chỗ dân cư, truyền cho nhân dân lấy một chiếc thuyền lớn mang ra bãi sông, thả xuống đầu dòng sông.
Cù Nương đi ra sông xuống thuyền, sai lấy nước sông lên đầy thuyền. Rồi sinh hạ một bầu năm con, hai nữ ba nam. Tất cả đều kỳ dị khác thường. Khi đang sinh có mây năm sắc bay ở trên không trung, che lấy nơi có chiếc thuyền. Năm bộ tiên nương ca múa, âm nhạc đàn sáo reo vang nơi đó. Hương thơm ngào ngạt, sắc hồng tím sáng láng. Sinh được một lúc thì dần dần biến mất.
Sinh được 3 ngày lại có mưa gió động trời, sấm sét chuyển đất. Nhân dân đều khiếp phục, mới làm lễ khánh hạ. Ngày hôm đó (tức 14 tháng 4) nhân dân địa phương (tức La Phù) bèn đón mẹ con trở về nhà. Đến lúc ban đêm lại có ba chiếc thuyền rồng đỗ tại bên bãi sông (tức bãi ghềnh La Phù). Bỗng thấy có một quan nhân từ trên thuyền rồng bước ra lên trên bãi sông, quần áo rực rỡ, binh mã uy nghi tiến vào chỗ dân cư. Bèn triệu tập người dân lại.
Hôm đó (15 tháng 4) người dân làm lễ bái hạ, hỏi rằng:
– Dám xin hỏi quan nhân từ đâu đến?
Quan nhân đó nói rằng:
– Ta vốn là quyền Thủy đế, cai quản sông Thao. Trước có đến vùng sông nước thuộc cai quản của sông Đà, may mắn gặp được Phan Thị ở đó (tức là đất La Phù), kết được duyên lành với trần thế. Trước đây chưa thể để lộ ra nhân gian. Nay đã sinh được 5 người con nên mới đến nơi dân cư thăm gặp các con trong nhà. Lại sắp xếp các con chia về các nơi, ngự trấn thế nước hai bên bờ sông để bảo vệ yên dân. Nay mới nói với nhân dân biết được việc này vậy.
Nhân dân rất kinh sợ, dập đầu bái lạy. Bỗng thấy hô triệu các con. Lúc ấy 5 người con đang nằm trên giường, nghe quan nhân hô gọi, liền đó 5 người con đều ngồi dậy. Thấy quan nhân nói rằng:
– Năm con hãy cùng phân chia trấn ở 5 nơi bên sông. Một người con là Long nương Công chúa phân trấn ở xã An Tập, sông Thao làm chính sở. Một người con Trưởng nam Đệ Nhất, tên là Côn Long Vương Thủy hầu, giao đóng trấn ở cửa Tam Giang sông Thao, lấy xã Báo Triệu (cũng từ đó viết là Bảo Triệu) làm chính sở (tức là ghềnh Ba Triệu), kiêm quản hai nơi Đồng Nương, Phong Thành. Một là Đệ Nhị Chàng Hai Long Vương, tên là Hồng Thủy hầu, phân trấn thủ một dải sông Bờ, lấy Bảo Khang làm chính sở, kiêm trị hai nơi cửa động Tang Ma, Khê Nguyên. Còn một người con trai thứ Đệ Tam Long hầu, tên Trì, ở lại cùng với quê mẹ, trấn trị tại La Phù làm chính sở, đều sống ở cửa sông (xã dân hai bên bờ sông phụng thờ ở các di tích sau đó), phân trị các nơi.
Sự việc xong, giây lát binh mã quan nhân đều cùng biến mất. Được một lúc, năm người con bỗng hóa thành năm con rắn, đầu có mào hoa năm sắc, thân dài mười trượng. Bỗng thấy nước sông mở ra một con đường thẳng, hình như dải lụa trắng, chạy thẳng đến nơi ở. Giao long, cá, ba ba, rùa, rắn hơn vài trăm bầy đều cùng theo đường nước đến nghênh đón. Lại thấy bốn con rắn dập đầu cùng nhau bái trước mẹ, rồi trườn xuống đường nước mà đi ra sông lớn. Bầy cá, ba ba, giao long đều đi theo. Nhân dân hai bên bờ sông đều kinh hãi, cúi phục mà nhìn. Lại thấy đại hội ở giữa sông chia làm 4 đạo. Trên trời mây mưa dầm dề. Đáy sông tiếng sấm vù vù nổi lên. Mây theo mưa đuổi. Bốn đạo chia ra mà đi.
Khi ấy quan địa phương nghe được mới báo lên triều đình, tấu đến bệ hạ. Vua bèn sai các đình thần và quan địa phương dẫn binh mã đến theo hai bên bờ sông để xem đi đến nơi đâu. Truyền cho dân cư địa phương lập các đền để phụng thờ.
Một đạo đi thẳng đến sông Đáy, đến bến Hội Giữ. Một phương trời đất u ám, trên sông sóng to gió lớn nổi tới. Khu đất dân cư sắp lở. Nhân dân thấy đó rất sợ hãi. Triều đình đến nơi nói với nhân dân rằng:
– Thủy quan tới cai trị. Người dân ta ở đất này mau lập đàn cầu đảo, sửa tạo miếu đền phụng thờ thì dân mới yên.
Ngày hôm đó 10 tháng 5, dân liền lập miếu, làm lễ phụng thờ. Dân đều được yên lành từ đó.
Lại nói, một đạo tiến thẳng đến cửa sông Ma Khê, xã An Khê sông Thao. Một đạo đến thẳng xã Báo Triệu, cùng với bến sông Đồng Nương, Phong Thành. Xứ ấy đều thấy nước dâng sóng cả, xô tới ngọn sông, phá lở vùng đất có dân. Mưa gió động trời. Nhân dân bị bệnh tật rất khổ. Quan triều đình tiến quân đến nơi, thúc giục sai khiến nhân dân rằng:
– Thủy quan đến cai trị. Nhân dân các người hãy mau lập đền thờ phụng.
Hôm ấy (ngày 12 tháng 4) dân địa phương (tức xứ ghềnh ba Triệu, xã Bảo Triệu) làm lễ cầu đảo, lập đền phụng thờ. Cũng khi đó Phong Thành, Đồng Nương cũng đều lập đền thờ (thờ phụng người anh cả Đệ Nhất Long hầu). Quan triều đình lại đến xã An Tập truyền lập đền phụng thờ (ở xứ Ngoi Ma) Đệ Nhị Long Nương Hoa Tinh Công chúa (hai bên bờ sông Thao, sông Đáy các xã Báo Triệu, Phong Thành, Đồng Nương, Hội Giữ phụng thờ, đều còn di tích).
Lại nói đến Đệ Nhị Công Thủy hầu, một đạo tiến thẳng đến bến Bảo Khang. Khi ấy dân xã Bảo Khang đi ra bến sông bỗng thấy ba chiếc thuyền rồng dừng ở chỗ bến. Mặt trời lúc đó đã đổ bóng chiều. Nhân dân hỏi rằng:
– Thuyền quan nào mà đến bến đây?
Người dân hỏi nhưng đều không thấy tiếng đáp. Nhân dân mới đi ra đến thuyền, ghé xem. Bỗng thấy giao long, rắn, ba ba nằm đầy trong ba chiếc thuyền. Những người dân đó cả sợ, bỏ chạy về dân cư, hô hoán mọi người cùng ra đường lớn. Bỗng gặp một đạo quân lớn hơn 500 người tiến đến thẳng vào nơi dân cư, tụ họp các gia đình ở đó. Nhân dân mới chạy ra, đến bến sông thì không thấy đâu. Lại trở về gia ấp thì thấy binh mã quan nhân đi đến, liền mới làm lễ bái hạ (đây là quan địa phương đến). Quan địa phương mới nói với nhân dân (tức xã Bảo Khang) rằng:
– Thủy quan đến nhận trị nơi dân. Các người mau mau làm lễ nghi lễ nghênh đón, lập đền phụng thờ.
Quan nhân còn đang nói thì bỗng thấy mưa gió nổi lên trên sông, sóng cả, sấm sét đùng đùng, gẫy cây đổ nhà, cát bụi, đá bay. Lại thấy hơn vài trăm con rắn, giao long, đầu có mào hoa ở dưới sông chia nước thành đường mà đi, lên trên bờ sông, trèo thẳng lên trên một cây lớn (nơi ấy có một cây cổ thụ to lớn có ba thân ở tại nơi đường bên sông trong vùng đất dân cư). Nhân dân đều cả sợ. Hôm đó (ngày 12 tháng 6) làm lễ cầu đảo lập đền phụng thờ. Tự nhiên bỗng thấy mưa gió nổi lên vù vù. Một đám mây đen kéo thẳng đến cửa động Tang Ma (nơi đó đất trang Tang Ma có một hang rồng đá hướng trăng, tên là cửa động Thạch Long. Trong động rồng có một cửa giếng thông tới Thủy phủ. Phía trên thân hang rồng có một ngôi chùa nhỏ, có tên là chùa Long Linh). Bỗng nhiên đến đó thì mưa gió mây sấm, giao long, rắn đều cùng biến mất. Sau này trang Tang Ma bèn lập miếu Đệ Nhị Công ở tại động Thạch Long thờ phụng. Từ đó nhân dân đều được yên ổn.
Lại nói, khi ấy còn lại ông út Đệ Tam Thủy hầu, trị tại quê mẹ (tức xã La Phù) cùng ở với Phan Bà. Công lúc đó có nhiều biến hiện, đi du ngoạm ở vùng đất đai dân cư. Nhân dân hay gặp thấy. Hoặc biến thành hình rắn có mào hoa năm màu, thân vảy rực rỡ. Hoặc hiện thành một quan nhân tướng mạo đường đường, lẫm lẫm oai phong, đầu đội mũ ngọc, thân mặc áo gấm, giáp vàng. Hoặc gọi mưa đến, hoặc kêu gió tới. Nhân dân thường bị hại nhiều nên rất sợ. Hôm ấy (ngày 14 tháng 6) nhân dân làm lễ xin làm thần tử. Phan Bà đồng ý. Người dân bèn dựng lập một cung sở ở bên bờ sông, mời Phan Bà cùng ông đến ở trong cung đó.
Khi ấy chỗ Phan Bà có bãi Trường Sa ở giữa sông. Ngày tháng qua Phan Bà thường đến trồng dâu gai để sinh sống. Phan Bà thường ngày qua sông đến bãi Tang Ma làm cỏ. Ông Rắn bèn theo mẹ cùng đi. Khi đi về qua sông không thấy có người đưa đò, bèn tự rẽ nước mà đi sang bãi. Một hôm ông biến thành một con rắn nhỏ nằm trong đám cỏ ở nơi bãi dâu gai. Phan Bà làm cỏ đúng nơi ông nằm, mới làm đứt mất một đoạn đuôi. Sau khi ông bị đứt mất đuôi, mẹ mới đặt tên là Cộc Công. Nhân dân thường dùng gọi tên vậy.
Đến năm Đinh Tỵ, giờ Sửu ngày 8 tháng 2, Phan Bà tự nhiên không bệnh mà mất (Phan Bà húy là Cù, sinh năm Ất Tỵ giờ Hợi ngày 3 tháng 1. Sau kết với Thủy quốc Long Quân, đến tuổi 27 năm Tân Mùi giờ Thân ngày 12 tháng 4 thì sinh được một bầu năm con, hai nữ ba nam. Được 5 ngày thì đều hóa thành rắn. Bốn con đều trị ở 4 nơi. Còn một người con út, tính theo con trai là Đệ Tam Công, tính cả con gái là Đệ Ngũ Công. Trên là tính theo con trai, còn dưới là theo cả con gái. Phan Bà thọ được 86 năm. Đến năm Đinh Tỵ ngày 8 tháng 12 thì hóa).
Ngày bà Phan hóa trời đất mù mịt, sét nổ ầm ầm, mưa gió vù vù. Nhân dân đi trên đường đều mê mệt. Khi ấy dân các xã phụng thờ các vị (tức các xã La Phù, Báo Triệu, Phong Thành, Đồng Nương, An Tập, Hội Giữ, Bảo Khang, Tang Ma cùng đến làm lễ) cùng đến hội ở La Phù làm lễ an táng bà Phan ở nơi đó (tức là chôn cất sau khu dân cư, tên là xứ Khu Lâm, nơi ấy có hình chim phượng. Sau đổi tên thành khu xứ Am Lăng. Nơi đó ngàn núi thắt dựa phía sau, vạn sông lại chầu phía trước). Khi đang chôn cất, nhân dân bỗng thấy năm con rắn dài hơn 10 trượng tiến thẳng đến nơi mộ. Nhân dân sợ hãi phục xuống. Lại thấy năm con rắn nằm ngẩng đầu lên mà nhìn, trong khoảnh khắc tự biến mất.
Nhân dân an táng xong quay về khu dân cư lại làm lễ ở chính cung (tức là cung nơi ngày trước sinh ra và bà Phan cùng ông Út ở đó). Tối đó cùng nằm ở nơi ấy, mờ mờ ảo ảo, bỗng thấy năm vị thủy quan cùng Phan Bà và binh sĩ voi ngựa tiến đến cung. Phan Bà ngồi ở chính giữa, còn năm vị nam nữ ngồi chầu hai bên trái phải. Phan Bà cùng hai vị công chúa đều có các nữ sĩ đi theo nâng khăn lược, tay cầm gương ngọc, đầu đội mũ hoa, trâm vàng, chân đi giày phượng, có hơn trăm trinh đồng theo chầu đi bên cạnh, có hình dung chim sa cá lặn, sắc vẻ nguyệt thẹn hoa nhường, môi son mặt sáng, mắt phượng mày ngài, đều là sắc đẹp tuyệt trần. Ba vị quan ngồi trong cung, quân sĩ đứng chầu đầu đội mũ ngọc rực rỡ, thắt lưng khăn gấm sáng ngời, thân mặc áo bào gấm và giáp sắt, đầu lân mặt cá, mũi rồng mày hổ, có hơn ngàn người, đường đường đứng chầu, đầy vẻ thần oai. Xe rồng kiệu phượng cùng voi ngựa đứng thành hai hàng.
Nhân dân bèn làm lễ bái lạy. Bỗng thấy Phan Bà nói với nhân dân rằng:
– Ta vốn ở chốn cung tiên cửa đế bị giáng xuống núi thiêng Tản Viên, lại được sinh ra trên trần thế đầu thai nhập làm con trong gia đình họ Phan, găp gỡ được nhân duyên với thủy quốc, sinh thành một bầu năm con, vâng theo lệnh vua phân ban nơi thờ cúng ở trong dân, quyền quản các sông suối. Tới nay người con trưởng đi theo về với đức vua cha cai quản cung Báo Triệu ở sông Thao, kiêm là lị sở của Phong Thành, Đồng Nương. Người con trai thứ hai vâng về bên quê ngoại, nơi gia đường đất Tang Ma, Bảo Khang, trấn giữ chính sở Bảo Khang, Thạch Xá. Còn người con út cùng trị cư với ta một chỗ, yên trấn quê nhà, cai quản sông Đà là linh thần sông nước, trấn giữ hai bên bờ sông là đất thờ cúng. Vị công chúa thứ hai cai quản sông nơi có dân, quyền quản về sông Thao. Còn như sông Đáy hai dải phân theo về nơi bên vua cha. Còn lại một dải sông Đà theo hướng về cung của ta. Các nơi trị ở một phương chia theo hai chỗ.
Dứt lời bỗng nghe một tiếng tiếng nổ lớn từ giữa đáy sông mà vọng vào trong tai. Nhân dân mới tỉnh lại và biết đó là mộng. Mọi người đều cả sợ, lập tức làm lễ bái lạy, trình lên quan địa phương, làm biểu tấu vào triều đình báo cáo sự lạ đó.
Vua nghe vậy mới sai quan triều đình đến nơi cầu mưa gọi gió. Khi đang làm lễ thì gió mây nổi lên ùn ùn. Giữa ban ngày mà như đêm. Trên sông sóng dâng cuồn cuồn. Cá, ba ba nổi lên hướng chầu về nơi lễ tế. Việc xong trời lại trở nên sáng tỏ, núi sông bốn mặt quang đãng. Mưa gió đều yên. Mới biết là có sự hiển ứng linh thiêng to lớn. Vua bèn ban sắc chỉ phong thêm mỹ tự về các nơi thờ. Lại cho các dân ở đó làm hộ nhi phụng thờ.
Phong Động Đình Thánh mẫu Uy linh Công chúa.
Phong Đệ Tam Chàng Ba Long vương Trì Uyên Đại Xuyên Hiển ứng Đại vương (xã La Phù làm dân hộ nhi thờ phụng chính).
Phong Đệ Nhị Chàng Hai Long vương Hồng Xuyên Hiển ứng Đại vương (Thánh mẫu và Đệ Nhị công xã Tang Ma thờ phụng).
Phong Đệ Nhất Chàng Cả Long vương Xung Đổ Hiển Định Đại vương (Bảo Triệu, Phong Thành làm dân hộ nhi thờ phụng).
Phong Đệ Nhị Chàng Hai Long vương Hồng Xuyên Hiển Ứng Đại vương (Bảo Khang là dân hộ nhi thờ phụng chính).
Phong Chúa Cả Long Nương Thần nữ Công chúa (trang Hội Giữ là nơi thờ phụng chính).
Phong Chúa Hai Ngọc Tinh nương Công chúa (An Tập là nơi thờ phụng chính).
Từ triều Hùng trải các đời đế vương có nhiều linh thiêng hiển ứng, giữ nước giúp dân, được phong nhiều mỹ tự, hương lửa không ngừng vậy.
Lại nói, đến khi triều Hùng suy mạt, thế nước báo lúc kết hồi. Vua Duệ Vương không có con trai, mới nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. Vương ở ngôi được 50 năm. Khi ấy thường hay có nạn hạn hán lớn, cây cỏ khô cháy, nhân dân đói khát. Vua bèn sai các đình thần đi cầu đảo tế trăm thần ở các nơi. Một hôm sứ thần đi đến đền Thánh mẫu (tức đền Tang Ma, gọi là quán Thánh mẫu. Từ khi Thánh mẫu hóa đến sau ngày 12 tháng 6 trang Tang Ma đương làm lễ quan Đệ Nhị, bỗng thấy gió mạnh nổi tới mù mịt. Lại thấy một con rắn đầu có mào hoa dài hơn mười thước từ trong miệng giếng của hang đá trườn ra, tiến vào trong giữa nơi tế thờ. Nhân dân sợ hãi, chia thành hai bên trái phải mà đi đi. Rắn đi vào được một lúc thì đi ra mà tự biến mất. Lại thấy binh mã với Thánh mẫu và Đệ Nhị thủy quan xa giá tiến đến đi vào trong cung mà ngồi. Rồi thấy Thánh nói với nhân dân rằng:
– Thật đáng trách nhân dân ngu muội. Đất Tang Ma vốn là quê mẹ của ta. Ta thường xuyên đi về qua lại thăm hỏi. Vì sao không lập một hành cung để cho binh mã của ta có chỗ trú trong những ngày này.
Dân lại làm lễ bái lạy. Thánh mẫu nói xong đều cùng tự biến mất hút. Thế là ngay trong hôm đó nhân dân lại làm một ngôi miếu tranh ở chính ngay nơi cửa động đá để thờ phụng Thánh mẫu và Đệ Nhị Công cùng ở một nơi ấy).
Khi đó quan sứ giả đến làm lễ tế cầu đảo. Được khoảng một tuần hương bỗng thấy mưa từ trên trời đổ như trút nước, bốn phía mờ mịt, trời u ám, mưa tối tăm. Sứ thần lưu lại ở trong đền. Một đêm bỗng thấy có một con rắn vảy năm sắc, tọa ở trên chính điện trong đền. Lại nghe thấy tiếng ngâm:
Năm mươi năm triều Thục Vương đình
Sách Trời đã định biết điềm lành
Nước Nam lại về tay vua Triệu
Bảy quận núi sông thống nhất thành.
Ngâm xong thì rắn tự biến mất. Sứ quan lấy đó làm sự lạ, quay về mà tâu. Vua thấy có sự linh ứng lớn bèn phong thêm mĩ tự, cùng với đất nước vui hưởng không cùng.
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh Thần nữ
Nhất phong Hồng Xuyên Uy minh Hiển ứng Đại vương (xã Tang Ma phụng thờ).
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh nhất Thần nữ. Phong Đệ Tam Ông Ba Trì Uyên Đại Xuyên Trung minh Thuỷ đế Long Đại vương (xã La Phù phụng thờ hai vị).
Phong Ông Cả Long Vương Xung Đổ Hiển Định Đại vương (Báo Triệu, Bồng Lãng, Phong Thành, Đồng Nương, Thọ Xuyên cùng phụng thờ).
Phong Đệ Nhị Ông Hai Hồng Xuyên Uy minh Hiển ứng Đại vương. Phong Đệ Nhất Nương Thái trưởng Long Nương Công chúa (xã Bảo Khang phụng thờ hai vị).
Phong Đệ Nhị Ngọc Tinh Thần nữ Công chúa (hai xã Hội Giữ, An Tập phụng thờ).
Lại nói, thời Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, gộp lại là 340 năm, đến nước Nam có bốn họ Đinh, Lê, Trần, Lý khai sáng cơ đồ, thường có công giúp nước cứu dân, trải các đời đế vương phong thêm mỹ tự, vạn năm phụng thờ hương lửa không ngừng. Đến thời Trần Thái Tông, tháng 8 trời thu, một hôm Vua đang dạo chơi ngắm trăng trên lầu gác, thấy một mây đen nổi lên ở phía Tây Bắc, từng đám từng đám đều như sắc nhọn bay nhập vào sao Tử Vi Tinh Quân. Được 3 ngày sau nước lớn dâng tràn chảy vào Tây Hồ. Mưa lớn, gió to, nước cả ngập trời. Núi Tản Viên sạt lở ngoài trăm trượng. Sét đánh thình thình rung chuyển liên tục một hồi ở 10 xứ, làm gãy cột cờ trong kinh thành, đánh cả vào cung Thiên An và cung Thái Thanh cùng với tượng Thiên Tôn, tất cả đều bị phá gãy. Nhân dân mắc bệnh tật rất khổ sở. Vua mới sai quan Đình Nguyên làm lễ cầu đảo tế bách thần ở các đền miếu.
Một hôm sứ quan đi đến xã La Phù làm lễ tế ở đền Thánh mẫu và Đệ Tam thủy quan. Sứ quan nằm ở trong đền. Đến đêm hôm đó đang ngủ bỗng thấy xe giá voi ngựa binh sĩ của một vị phu nhân cùng với ba ông đường đường đi vào. Thánh mẫu ngồi ở chính đường, hai bên trái phải là ba ông. Các binh mã nghiêm chỉnh đứng chầu thành hai hàng. Sứ quan mới đến chỗ bên phải ở dưới. Lại thấy một người áo mũ chỉnh tề, quỳ trước điện, cầm một bài thơ đọc:
Trời răn vậy, Trời răn thay!
Nhà Trần mê muội tới linh đài
Núi lở đất rơi, cần biết việc
Giặc Nguyên Mông Cổ khởi binh rồi.
Ngâm xong thì sứ quan tỉnh lai, biết là mộng lạ. Bèn làm lễ bái lạy, trở về tâu lên Vua biết. Ngày hôm đó, sứ giả Mông Cổ đến. Vua thầm nhớ đến giấc mộng thần đã báo, bèn xuống chiếu cho các tả hữu tướng quân dẫn quân thủy bộ đến đóng ở biên giới để tính việc chống giặc. Thế rồi tháng Hai, Mông Cổ khởi binh đến xâm chiếm nước ta. Vua tự thân ngự đến đại hội tướng sĩ ở sông Lô. Đại quân của giặc Nguyên Mông Cổ tiến đến sông Thao. Vua bèn lệnh cho Quốc Tuấn là Đô Tĩnh Tiết Chế, dẫn quân đóng ở sông Đà. Trần Quốc Tuấn Đô Tĩnh Tiết Chế tiến quân đến nơi đền (tức La Phù), mật cầu:
– Xin thần phù hộ nhà vua, âm phù dẹp giặc, bình định quân Nguyên. Sau này khi yên bình sẽ cùng hưởng phúc thái bình. Ngày thắng trận trở về sẽ dâng biểu lên vua, tất có phong thêm mỹ tự, vạn năm phụng thờ hương lửa, muôn năm bền vững như trời đất vậy.
Chúc xong, ngày hôm đó bèn phân binh thủy bộ cùng tiến, hội với quân đội của Vua. Khi ấy Vua cùng với Thái tử và các tướng cùng nhau cưỡi thuyền đi theo đường thủy. Lúc đó, mưa gió mù mịt, sấm nổ đùng đùng. Thuyền lướt ào ào, đến thẳng Đông Bộ Đầu. Mưa gió vù vù, nghiêng ngả trời đất, tối tăm mắt mũi. Quân của Vua đại chiến. Quân Mông Cổ bạt vía kinh hồn thua chạy. Đến trại Quy Hóa, tướng Hà Bổng dẫn quân Man lại đến đánh quân Nguyên, cũng thắng lớn, đuổi về nước Bắc. Từ ấy quân Nguyên không dám đến xâm chiếm nước ta. Thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự. Đô Tĩnh Tiết Chế dâng biểu tấu với Vua, kể lại sự việc, khao thưởng quân sĩ. Lại truy phong cho bách thần đã âm phù giúp nước, vạn năm cùng với quốc gia vui hưởng. Tốt thay!
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh Thần nữ Phu nhân;
Phong Đệ Nhất Long vương Xung Đổ Hiển Định Linh ứng Đại vương;
Phong Đệ Nhất Thái trưởng Long Nương Thần nữ;
Phong Đệ Nhị Long Hồng Xuyên Long thái Hiển ứng Đại vương
Nhất phong Đệ Nhị Ngọc Tinh Công chủ;
Phong Đệ Tam Đê Uyên Đại Xuyên Trung minh Hiển ứng Thuỷ đế Long quân Đại vương;
Các nơi La Phù, Báo Triệu, Tang Ma, Bảo Khang, Hội Giữ, An Tập, Bồng Lãng đều là nơi đóng quản chính, cùng là dân hộ nhi phụng thờ. Còn như các vùng đất sông ngòi, các châu, trang, động, sách, nhân dân các xứ ghềnh, bãi, bờ sông, các vùng đất gần đó, cùng lập hành cung để phụng thờ, đều xếp là những di tích sau, không đưa vào chính bản.
Các kỳ sinh hóa, ngày chính lệ mâm bàn cùng với các tên húy cấm của các vị đại vương được khai chép như sau.
Ngày sinh Thánh mẫu là ngày mồng 2, mồng 3 tháng 1 (cỗ chay 3 mâm, cỗ trâu, lợn, rượu ngọt, lắc hoa, ca hát mở ngày);
Thánh mẫu hóa ngày 8 tháng 12 (cỗ chay ba mâm, cỗ trâu, lợn, các vật);
Ngày sinh năm vị thủy quân là ngày 12 tháng 4 (cỗ chay 3 mâ, cỗ trâu, lợn, rượu ngọt, ca hát, đấu vật, bơi thuyền trong ngày chính lệ);
Năm vị phân trị mà hóa là ngày 15 tháng 5 (lợn đen, cỗ chay 3 mâm, rượu ngọt các vật);
Lễ khánh hạ là ngày 14 tháng 4;
Ngày thưởng xuân khánh hạ là ngày 12 tháng Giêng (cỗ chay 3 mâm, lợn đen, trứng gà 5 quả, múa hoa, rượu ngọt);
Ngày mở sắc khánh hạ là ngày 14 tháng 6 (gà, lợn, rượu ngọt một bàn, ca hát một đêm);
Ngày chính khánh hạ là ngày 10 tháng 9 (cỗ lợn, bàn chay, rượu ngọt, bánh dày, hát một đêm);
Chính ngày khánh hạ mừng Đệ Tam Công là ngày 16 tháng 4 (lợn đen, gà, xôi, mâm chay, rượu ngọt);
Vào ngày sinh hóa của thánh mẫu và ngày sinh của năm vị thủy quân, quét dọn đường từ chỗ lăng đến miếu bên ghềnh bến sông. Tế lễ ở đó như trong chính miếu. Các xã Tang Ma, Bảo Khang cùng xã La Phù đến miếu để giúp việc tế. Còn các ngày lệ khác xã La Phù tế riêng tại đình (vào ngày tế các anh em cùng giúp mâm cúng);
Ngày 12 tháng 4 là ngày chính lệ Thánh mẫu hiển thần cùng với các ngày lập đền khánh hạ của các thủy quan (riêng trang Tang Ma dùng cỗ lợn, rượu ngọt, 3 mâm chay, ca hát một đêm);
Ngày 12 tháng 4 là ngày mở đền khánh hạ của Đệ Nhị Công thủy quan (chính lệ xã Bảo Khang làm cỗ trâu, rượu ngọt, lợn đen, cỗ chay, ca hát, chèo thuyền hai ngày, cùng dâng các anh em và Thánh mẫu thêm mâm cúng. Trong 2 lần cỗ này 2 xã quét dọn đường từ lăng Thánh mẫu ở bên bãi sông cho đến chỗ miếu tế. Đem trầu đến chỗ lăng Thánh mẫu nghênh đón về chỗ cùng tế cúng với các con);
Ngày chính lệ mở sắc khánh hạ là ngày 4 tháng Giêng (Tang Ma, Bảo Khang cùng ngày dùng cỗ trâu, rượu ngọt, mâm chay, ca hát một ngày. Riêng hai xã này cùng ngày làm lễ);
Ngày chính lệ khánh hạ hiển thần của Đệ Nhất Công là ngày 12 tháng 4 (cỗ trâu, lợn, rượt ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát);
Ngày chính hiển thần của Thứ Nương Công chúa là ngày 15 tháng 4 (cỗ lợn, mâm chay, ca hát);
Ngày chính hiển thần của Trưởng Nương Công chúa là ngày 10 tháng 5 (cỗ lợn, rượu ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát một đêm);
Ngày chính khánh hạ ngày 12 tháng 2 (cỗ lợn, rượu ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát 1 đêm);
Ngày chính khánh hạ ngày 2 tháng 3 (lợn đen, rượu ngọt, mâm chay);
Ngày khánh hạ 12 tháng 9 (cỗ lợn, mâm chay, rượu ngọt, bánh chưng, ca hát);
Ngày khánh hạ 15 tháng 11 (lợn đen, rượu ngọt, mâm chay);
Vào các ngày khánh hạ các xã đều cùng làm lễ như vậy.
Các chữ húy là Cù, Côn, Hồng, Trì, Long, Ngọc, Ba, Lâm, cùng cấm. Các sắc phục màu vàng trắng đều cấm.
Vạn năm sông núi, bất tử mãi còn. Trời đất nhân gian, người vật bốn cõi, đều đến cùng hưởng càn khôn thượng thế như vậy.
Niên hiệu Hồng Phúc năm thứ 3 ngày 10 tháng 3, Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính vâng soạn.
Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 ngày tốt tháng 8, Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh, lại theo đúng như bản cũ vâng chép.
Bản dịch thần tích làng La Phù, tổng La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Ngọc phả cổ chép về Thần nương họ Phan thời Việt Thường Thị sinh một bầu năm vị thủy quan.
Tại bộ Long Vương
Nước Việt xưa trời Nam khởi vận, thánh tổ dựng đồ, trải 18 đời tương truyền, hơn 2 ngàn năm thịnh trị. Thời triều Kinh tới cháu ba đời là Hùng Quốc Vương lên ngôi (Tổ của Vương là Kinh Dương Vương, cha là Lạc Long Quân, mẹ là Âu Cơ. Xem thấy rằng Lạc Long Quân xuất ở núi Nghĩa Lĩnh, ở tại Bắc thành Phong Châu. Thành Phong Châu nay là xã Việt Trì bên sông Bạch Hạc. Vua ở đất Bắc. Âu Cơ có mang được 3 năm 30 ngày thì đầu núi Nghĩa Lĩnh có mây lành năm sắc rực rỡ, mới sinh được một bầu trăm trứng, nở ra điềm lành trăm nam, đều có tư chất hơn người, anh hùng vượt thế. Đến khi trưởng thành mới tạo dựng bình phong, phân chia đất nước thành 15 bộ. Một là Sơn Tây, hai là Sơn Nam, ba là Hải Dương, bốn là Kinh Bắc, năm là Ái Châu, sáu là Hoan Châu, bảy là Bố Chính, tám là Mã Châu, chín là châu Ai Lao, mười là Hưng Hóa, mười một là Tuyên Quang, mười hai là Cao Bằng, mười ba là Lạng Sơn, mười bốn là Quảng Tây, mười lăm là Quảng Đông. Phân 50 người con theo cha về biển làm thủy thần, 50 người con theo mẹ lên núi làm sơn thần. Lại chia làm trăm họ như vậy. Hùng Quốc Vương chính là con trưởng), đóng đô ở Việt Trì bên sông Bạch Hạc, lập nước tên Văn Lang, quốc đô tên thành Phong.
Quốc quân tuân theo nghiệp lớn, chăm lo hóa đức, miễn giảm nông tang, khiến cho người dân không lo thiếu thốn, đất nước có nhiều dự trữ. Sông biển yên bình. Người không gian dối, thuần hậu chân thật. Lại có thấy chép gốc của việc hưng công chế trị đương thời tăng hơn các đời trước. Người đời khen là bậc hiền quân. Khi ấy Vua truy ơn tiền thánh, lấy đất chia cờ, lập các bộ sơn tinh, thủy tinh làm trăm vương, đổi thành trăm họ, phân ra đầu non góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên họ trấn các đầu núi, cùng gọi là phiên thần, phụ đạo. 50 tên họ trấn các góc biển, cùng gọi là linh thần thượng thủy. Tiện để giúp bảo dân sinh, khuông phù tôn xã.
Khi ấy ở xã La Phù, huyện Bất Bạt, phủ Đà Dương, đạo Sơn Tây có một nhà trưởng ông (họ Phan tên Trọng) cưới vợ người bản tổng xã Tang Ma (tên là Lỗ Thị Đam). Vợ chồng một nhà trung hậu, gia tộc thế lớn giàu đủ. Vào đương lúc mùa xuân tháng Giêng, khắp nơi hoa nở tràn mặt đất, người người nô nức đi vãn cảnh. Khi đó Phan Công đã ngoài tuổi 60, Lỗ Thị vừa đến tuổi 50. Nhờ ơn phúc hòe đình che rủ, sớm đầu đã có hai người con trai, đều đã thành bậc hùng trưởng ở một phương, yên bề gia thất. Cho đến lúc đó, vợ chồng Phan Công tuổi tác đã cao. Vào lúc ngày xuân, vợ chồng đem tiền hương đi cúng Phật. Đi tới núi thiêng Ngọc Tản, nhàn ngắm núi sông, rồi vào cửa thiền cảnh Phật làm lễ.
Đương khi đó Thủy quốc Long Vương thường hay du ngoạm cõi dương gian trần thế, thích tìm nữ sắc trên trần gian.
Chính điện đình La Phù
Hôm đó khi quay về đi đến chân núi, bỗng thấy một con rết dài hơn 2 thước đuổi theo một con rắn gió dài ngoài mười trượng, chạy lên đầu ngọn sông. Vợ chồng Phan Công không dám đi qua, dừng chân lại ở dưới một gốc cây để xem sự việc như thế nào. Được một lúc lại thấy con rết chạy lại mà đi mất. Tự nhiên nghe thấy một tiếng kêu lớn vọng về vùng đất dưới. Vợ chồng ông mới đến nơi đó xem thì thấy con rắn gió đã bị con rết cắn chết. Vợ chồng ông vốn có lòng lành, thấy con rắn bị chết rất là thương xót, liền gọi lũ trẻ chăn trâu ở trong khu rừng đó nói rằng:
– Các cháu nếu có thể chôn cất con rắn này thì ta sẽ có báo đáp trọng hậu.
Trong người ông lúc đó chỉ có 7 mạch tiền đồng, liền đem đưa cho lũ trẻ chăn trâu để thu xếp việc chôn cất con rắn. Sự viêc xong ông bà trở về. Tối hôm đó mơ màng như nằm mộng, bỗng thấy một con rắn vảy năm màu đi thẳng vào trước sân, dập đầu mà bái. Ông mới hỏi con rắn từ đầu mà tới. Dứt lời thì rắn biến ảo thành một người con gái nhỏ đáp rằng:
– Bữa ban ngày bị con rết làm hại, may gặp được tôn ông chôn cất mới bảo toàn được tính mạng. Ơn này phải biết báo đáp làm sao. Nay Hoàng thiên thấy tôn ông có đức, lệnh cho thiếp đầu thai nhập làm con trong gia đình ông để báo đáp ơn sâu.
Dứt lời thì ông tỉnh lại, đem sự việc trong mộng mà kể. Lỗ nương nghe vậy nói rằng:
– Đấy là rắn báo ơn.
Ban thờ Tản Viên Sơn Thánh với những cây bông dùng trong lễ hội ở La Phù
Sau lại thấy Lỗ nương có mang. Đến năm Ất Tỵ ngày 2 tháng Giêng thì sinh hạ được một con gái. Khi sinh trên trán có một vệt sẹo đỏ, hai bên má có 2 vết sẹo xanh, diện mạo khác hẳn người thường. Đến khi lên 3 tuổi, rất hiếu thuận với cha mẹ, mới được đặt tên là Thị Cù. Khi lên 19 tuổi hình dáng yểu điệu, nhan sắc khó sánh. Nhưng chỉ có khuôn mặt lại rất xấu, trán thấp, răng vẩu, mắt to không có lông mày. Người thường không ai dám nhìn. Năm 22 tuổi những người gia đình bình thường không dám tỏ tình. Anh hùng hào kiệt cũng không có ai cầu hôn.
Đến tiết trời mùa hè ngày 6 tháng 6, Phan Nương cùng với hơn 7-8 người con gái trong làng đi lên núi Tang Ma lấy củi. Trên núi có một ngôi chùa nhỏ. Phan Nương đi vào chùa xem, lại đến một hang đá (hang có tên Hàm Rồng. Trong động có một lỗ huyệt thông thiên. Lại có một cái giếng ở trong động). Bèn mới vào bên trong hang chơi, thì thấy một miệng giếng. Nương mới ngồi xuống xem cái giếng, thấy nước bên trong giếng động mạnh. Bỗng nhiên thấy một đôi rắn xanh và rắn vàng nổi lên trên mặt nước một lúc, rồi lại lặn xuống nước mà biến mất. Sau một lúc bỗng thấy đáy giếng có tiếng vọng ù ù như tiếng sấm. Từ đáy giếng sóng nổi lên ầm ầm. Phan Nương cả sợ vội chạy ra khỏi động, đem gánh củi trở về.
Chùa Tăng Má nơi có Thạch động Tang Ma, nay thuộc Thanh Lâm, Thanh Thủy, Phú Thọ
Tối hôm ấy thấy có hai người tướng mạo đường đường, thân mặc áo đen. Đi trước có thanh đồng cầm bưng một chiếc mâm vàng, trên có đặt một buồng cau vàng cùng với trầu vàng năm cánh, tiến vào đến trước mặt Phan Công, nói với ông rằng:
– Vâng lệnh Thủy đế Long quân của thủy quốc, chủ quản sông Thao, nay thấy nhà Phan Công trên dương thế có một hiền nữ, nên nguyện kết hôn nhân. Sai thần khiển tướng đến làm lễ sính hỏi. Lại có một bài thơ, xin trình trước để Ông xem. Ngày sau Thủy quân sẽ đích thân đại giá đến nơi.
Vợ chồng Phan Công nghe lời vậy, cả sợ, mới cầm lấy thư mở ra xem, bên trong có 4 câu rằng:
Thủy quốc nay tìm người cõi trần
Một lòng chỉ ước muốn cầu thân
Anh hùng đâu để rơi người ngọc
Tấc lễ trước đem báo tin dâng.
Ông xem xong thì bỗng không thấy ba người đâu nữa. Vợ chồng Phan Công rất sợ hãi mới dẫn Phan Nương về ở trốn ở nhà người cậu (người cậu tên là Lỗ Đình Bản) tại xã Báo Triệu. Phan Nương sống ở nhà cậu được vài ngày. Một hôm Phan Nương đi ra ngoài bãi ghềnh bên bờ sông (tức là ghềnh Ba Triệu) mà tắm gội. Lại thấy toàn thân dính nhớt dãi, gột đi không được. Bỗng thấy có một con ba ba màu vàng nổi trên mặt nước. Nương sợ hãi vội chạy về. Đến nửa đêm Phan Nương nằm mơ màng như mộng, thấy một quan nhân đội mũ hoa sặc sỡ, mang đai gấm sáng láng. Mình mặc áo rồng, giáp vàng nổi mây năm màu, cưỡi một con long mã đen, theo sau hầu hơn mấy trăm tinh binh, khí giới đầy đủ, đều là mắt rồng, đuôi cá, vảy lân, áo ráng, đường đường tiến vào. Phan Nương thấy binh mã quan nhân đến thì muốn chạy trốn. Quan nhân bèn dắt nàng lại mà nói rằng:
– Ta chính là Thủy Đế Động Đình, quyền cai quản Tam Giang. Nay thấy nàng đúng là vật báu chốn thanh cung, ở nơi Bồng Đảo, Linh Tiêu, là người của điện nguyệt tiên nga, không phải là mệnh tính phàm trần. Nay ta thiếu người nâng khăn sửa túi, nên nguyện kết hòa hợp cầm sắt, duyên vui loan phượng, trần gian thủy giới tuy âm dương hai ngả nhưng phong thủy đều chung. Cõi người thì trăm năm là hạn. Thủy quốc lại trường thiên bất lão. Xin nàng, xin nàng đừng đóng lòng mà phụ ta vậy!
Dứt lời, Phan Nương đáp rằng:
– Thủy quân có lòng thương đến, tiện nữ đâu dám phụ chàng. Thiếp nguyện một lòng nghe theo mệnh lớn, như hoa quỳ hướng về mặt trời, thuận như dòng nước sông dài chảy vậy. Chỉ xin được ở lại trên trần thế để dưỡng ơn cha mẹ, báo đức lớn cù lao. Do còn nghĩa chăm nuôi, là người con đâu thể thờ ơ. Tuy là phận nữ phân theo tam tòng, nhưng cũng còn nghĩa tạo hóa sinh thành da tóc. Vả lại thủy quốc trần gian, hai đường xa cách. Phận làm con, cha mẹ còn đang tuổi cao, mà lại xa rời đỡ gối, sao gọi là hiếu được. Xin trần tình trước sau, mong được như lời. Thiếp một lòng xin lắng nghe theo.
Thủy quân lại nói rằng:
– Lòng nàng không muốn về thủy quốc, ta cũng để nàng sống ở trần gian để báo đáp ơn sâu dưỡng dục, sớm tối thăm hỏi mẹ cha. Nhưng duyên sự thủy quốc đã đến, xin nàng đừng để lộ ra nhân gian. Xin hãy giữ gìn cẩn thận. Không thể tiết lộ!
Phan Nương rằng:
– Xin vâng.
Nói đoạn xong, uyên ương chắp cánh, loan phượng sánh đôi, ngân tiếng thanh âm chiêng trống, hứng đọc vần nhã đàn thơ, mê tình xuân ong bướm, vui vầy vận đẹp thư cưu. Từ đó náu thần xuất thánh, biến hóa vô cùng. Ban ngày thì ở trên mái nhà, biến thành hình con thằn lằn. Hoặc hiện thành con rắn rồng nằm trên xà thượng. Tối đến hóa thành một chàng trai tướng mạo đường đường, đai gấm, khăn đỏ rực rỡ, từ trên không hạ xuống, cùng với Nương thông tình, vui mối nhân duyên trời định, khó mà giãi bày cho được.
Cù Nương về lại quê ấp (tức La Phù), nội tình này không dám để lộ ra. Hôm đó buổi tối lại thấy binh mã quan nhân tiến đến địa phương. Một vùng mưa to gió lớn, trời đất tối sầm. Nhân dân và cha mẹ đều không thấy gì. Duy chỉ có Nương là thấy. Đêm đến mộng mị thấy hoặc hiện thành một chàng trai cao to, quần áo chỉnh tề, cùng nhau ân ái. Hoặc biến thành một con rồng vàng quấn quanh bụng nàng. Rạng sáng thì ra bay lên không mà đi. Không ai biết mối tình riêng này.
Được quãng một năm Cù Nương có mang. Nhân dân trong làng xóm bàn tán. Hội đồng hương chức tìm Nương tra hỏi để trừng phạt. Khắp nơi người dân bàn luận, muốn gọi Nương ra để hỏi. Đến khi thấy Nương đến, nhân dân tự nhiên đều sợ, không người nào dám hỏi. Cha mẹ Nương thấy mọi người có nhiều lời chê cười, chỉ trích, lấy làm xấu hổ. Sau do vậy mà sinh ra bệnh nặng rồi cùng nhau qua đời. Các anh em làm lễ an táng. Sự việc xong, một hôm hương chức họp nhau lại, gọi Nương ra lấy tiền nộp phạt cho dân. Nương mới trình bày với hương chức rằng:
– Thiếp xin được khất tới kỳ sinh nở, mẹ tròn con vuông, sẽ ra nộp cho hương chức đầy đủ. Không dám không nộp.
Hương chức đồng ý. Cù Nương có mang 19 tháng, một ngày (tức ngày 12 tháng 4) nhân dân bỗng thấy mây sấm nổi lên, gió mưa kéo đến. Bốn hướng mù mịt. Kinh trời động đất. Trên sông sóng lớn vạn khoảnh, cá rùa ngàn trùng, nổi lên trên mặt nước. Lại thấy một đội binh mã hơn 500 người tiến vào chỗ dân cư, truyền cho nhân dân lấy một chiếc thuyền lớn mang ra bãi sông, thả xuống đầu dòng sông.
Cù Nương đi ra sông xuống thuyền, sai lấy nước sông lên đầy thuyền. Rồi sinh hạ một bầu năm con, hai nữ ba nam. Tất cả đều kỳ dị khác thường. Khi đang sinh có mây năm sắc bay ở trên không trung, che lấy nơi có chiếc thuyền. Năm bộ tiên nương ca múa, âm nhạc đàn sáo reo vang nơi đó. Hương thơm ngào ngạt, sắc hồng tím sáng láng. Sinh được một lúc thì dần dần biến mất.
Sinh được 3 ngày lại có mưa gió động trời, sấm sét chuyển đất. Nhân dân đều khiếp phục, mới làm lễ khánh hạ. Ngày hôm đó (tức 14 tháng 4) nhân dân địa phương (tức La Phù) bèn đón mẹ con trở về nhà. Đến lúc ban đêm lại có ba chiếc thuyền rồng đỗ tại bên bãi sông (tức bãi ghềnh La Phù). Bỗng thấy có một quan nhân từ trên thuyền rồng bước ra lên trên bãi sông, quần áo rực rỡ, binh mã uy nghi tiến vào chỗ dân cư. Bèn triệu tập người dân lại.
Hôm đó (15 tháng 4) người dân làm lễ bái hạ, hỏi rằng:
– Dám xin hỏi quan nhân từ đâu đến?
Quan nhân đó nói rằng:
– Ta vốn là quyền Thủy đế, cai quản sông Thao. Trước có đến vùng sông nước thuộc cai quản của sông Đà, may mắn gặp được Phan Thị ở đó (tức là đất La Phù), kết được duyên lành với trần thế. Trước đây chưa thể để lộ ra nhân gian. Nay đã sinh được 5 người con nên mới đến nơi dân cư thăm gặp các con trong nhà. Lại sắp xếp các con chia về các nơi, ngự trấn thế nước hai bên bờ sông để bảo vệ yên dân. Nay mới nói với nhân dân biết được việc này vậy.
Nhân dân rất kinh sợ, dập đầu bái lạy. Bỗng thấy hô triệu các con. Lúc ấy 5 người con đang nằm trên giường, nghe quan nhân hô gọi, liền đó 5 người con đều ngồi dậy. Thấy quan nhân nói rằng:
– Năm con hãy cùng phân chia trấn ở 5 nơi bên sông. Một người con là Long nương Công chúa phân trấn ở xã An Tập, sông Thao làm chính sở. Một người con Trưởng nam Đệ Nhất, tên là Côn Long Vương Thủy hầu, giao đóng trấn ở cửa Tam Giang sông Thao, lấy xã Báo Triệu (cũng từ đó viết là Bảo Triệu) làm chính sở (tức là ghềnh Ba Triệu), kiêm quản hai nơi Đồng Nương, Phong Thành. Một là Đệ Nhị Chàng Hai Long Vương, tên là Hồng Thủy hầu, phân trấn thủ một dải sông Bờ, lấy Bảo Khang làm chính sở, kiêm trị hai nơi cửa động Tang Ma, Khê Nguyên. Còn một người con trai thứ Đệ Tam Long hầu, tên Trì, ở lại cùng với quê mẹ, trấn trị tại La Phù làm chính sở, đều sống ở cửa sông (xã dân hai bên bờ sông phụng thờ ở các di tích sau đó), phân trị các nơi.
Từ đền Quốc Tế nhìn ra ghềnh Bợ bên sông Đà ở Thạch Đồng, Thanh Thủy
Sự việc xong, giây lát binh mã quan nhân đều cùng biến mất. Được một lúc, năm người con bỗng hóa thành năm con rắn, đầu có mào hoa năm sắc, thân dài mười trượng. Bỗng thấy nước sông mở ra một con đường thẳng, hình như dải lụa trắng, chạy thẳng đến nơi ở. Giao long, cá, ba ba, rùa, rắn hơn vài trăm bầy đều cùng theo đường nước đến nghênh đón. Lại thấy bốn con rắn dập đầu cùng nhau bái trước mẹ, rồi trườn xuống đường nước mà đi ra sông lớn. Bầy cá, ba ba, giao long đều đi theo. Nhân dân hai bên bờ sông đều kinh hãi, cúi phục mà nhìn. Lại thấy đại hội ở giữa sông chia làm 4 đạo. Trên trời mây mưa dầm dề. Đáy sông tiếng sấm vù vù nổi lên. Mây theo mưa đuổi. Bốn đạo chia ra mà đi.
Khi ấy quan địa phương nghe được mới báo lên triều đình, tấu đến bệ hạ. Vua bèn sai các đình thần và quan địa phương dẫn binh mã đến theo hai bên bờ sông để xem đi đến nơi đâu. Truyền cho dân cư địa phương lập các đền để phụng thờ.
Một đạo đi thẳng đến sông Đáy, đến bến Hội Giữ. Một phương trời đất u ám, trên sông sóng to gió lớn nổi tới. Khu đất dân cư sắp lở. Nhân dân thấy đó rất sợ hãi. Triều đình đến nơi nói với nhân dân rằng:
– Thủy quan tới cai trị. Người dân ta ở đất này mau lập đàn cầu đảo, sửa tạo miếu đền phụng thờ thì dân mới yên.
Ngày hôm đó 10 tháng 5, dân liền lập miếu, làm lễ phụng thờ. Dân đều được yên lành từ đó.
Lại nói, một đạo tiến thẳng đến cửa sông Ma Khê, xã An Khê sông Thao. Một đạo đến thẳng xã Báo Triệu, cùng với bến sông Đồng Nương, Phong Thành. Xứ ấy đều thấy nước dâng sóng cả, xô tới ngọn sông, phá lở vùng đất có dân. Mưa gió động trời. Nhân dân bị bệnh tật rất khổ. Quan triều đình tiến quân đến nơi, thúc giục sai khiến nhân dân rằng:
– Thủy quan đến cai trị. Nhân dân các người hãy mau lập đền thờ phụng.
Hôm ấy (ngày 12 tháng 4) dân địa phương (tức xứ ghềnh ba Triệu, xã Bảo Triệu) làm lễ cầu đảo, lập đền phụng thờ. Cũng khi đó Phong Thành, Đồng Nương cũng đều lập đền thờ (thờ phụng người anh cả Đệ Nhất Long hầu). Quan triều đình lại đến xã An Tập truyền lập đền phụng thờ (ở xứ Ngoi Ma) Đệ Nhị Long Nương Hoa Tinh Công chúa (hai bên bờ sông Thao, sông Đáy các xã Báo Triệu, Phong Thành, Đồng Nương, Hội Giữ phụng thờ, đều còn di tích).
Lại nói đến Đệ Nhị Công Thủy hầu, một đạo tiến thẳng đến bến Bảo Khang. Khi ấy dân xã Bảo Khang đi ra bến sông bỗng thấy ba chiếc thuyền rồng dừng ở chỗ bến. Mặt trời lúc đó đã đổ bóng chiều. Nhân dân hỏi rằng:
– Thuyền quan nào mà đến bến đây?
Người dân hỏi nhưng đều không thấy tiếng đáp. Nhân dân mới đi ra đến thuyền, ghé xem. Bỗng thấy giao long, rắn, ba ba nằm đầy trong ba chiếc thuyền. Những người dân đó cả sợ, bỏ chạy về dân cư, hô hoán mọi người cùng ra đường lớn. Bỗng gặp một đạo quân lớn hơn 500 người tiến đến thẳng vào nơi dân cư, tụ họp các gia đình ở đó. Nhân dân mới chạy ra, đến bến sông thì không thấy đâu. Lại trở về gia ấp thì thấy binh mã quan nhân đi đến, liền mới làm lễ bái hạ (đây là quan địa phương đến). Quan địa phương mới nói với nhân dân (tức xã Bảo Khang) rằng:
– Thủy quan đến nhận trị nơi dân. Các người mau mau làm lễ nghi lễ nghênh đón, lập đền phụng thờ.
Quan nhân còn đang nói thì bỗng thấy mưa gió nổi lên trên sông, sóng cả, sấm sét đùng đùng, gẫy cây đổ nhà, cát bụi, đá bay. Lại thấy hơn vài trăm con rắn, giao long, đầu có mào hoa ở dưới sông chia nước thành đường mà đi, lên trên bờ sông, trèo thẳng lên trên một cây lớn (nơi ấy có một cây cổ thụ to lớn có ba thân ở tại nơi đường bên sông trong vùng đất dân cư). Nhân dân đều cả sợ. Hôm đó (ngày 12 tháng 6) làm lễ cầu đảo lập đền phụng thờ. Tự nhiên bỗng thấy mưa gió nổi lên vù vù. Một đám mây đen kéo thẳng đến cửa động Tang Ma (nơi đó đất trang Tang Ma có một hang rồng đá hướng trăng, tên là cửa động Thạch Long. Trong động rồng có một cửa giếng thông tới Thủy phủ. Phía trên thân hang rồng có một ngôi chùa nhỏ, có tên là chùa Long Linh). Bỗng nhiên đến đó thì mưa gió mây sấm, giao long, rắn đều cùng biến mất. Sau này trang Tang Ma bèn lập miếu Đệ Nhị Công ở tại động Thạch Long thờ phụng. Từ đó nhân dân đều được yên ổn.
Đình làng La Phù
Lại nói, khi ấy còn lại ông út Đệ Tam Thủy hầu, trị tại quê mẹ (tức xã La Phù) cùng ở với Phan Bà. Công lúc đó có nhiều biến hiện, đi du ngoạm ở vùng đất đai dân cư. Nhân dân hay gặp thấy. Hoặc biến thành hình rắn có mào hoa năm màu, thân vảy rực rỡ. Hoặc hiện thành một quan nhân tướng mạo đường đường, lẫm lẫm oai phong, đầu đội mũ ngọc, thân mặc áo gấm, giáp vàng. Hoặc gọi mưa đến, hoặc kêu gió tới. Nhân dân thường bị hại nhiều nên rất sợ. Hôm ấy (ngày 14 tháng 6) nhân dân làm lễ xin làm thần tử. Phan Bà đồng ý. Người dân bèn dựng lập một cung sở ở bên bờ sông, mời Phan Bà cùng ông đến ở trong cung đó.
Khi ấy chỗ Phan Bà có bãi Trường Sa ở giữa sông. Ngày tháng qua Phan Bà thường đến trồng dâu gai để sinh sống. Phan Bà thường ngày qua sông đến bãi Tang Ma làm cỏ. Ông Rắn bèn theo mẹ cùng đi. Khi đi về qua sông không thấy có người đưa đò, bèn tự rẽ nước mà đi sang bãi. Một hôm ông biến thành một con rắn nhỏ nằm trong đám cỏ ở nơi bãi dâu gai. Phan Bà làm cỏ đúng nơi ông nằm, mới làm đứt mất một đoạn đuôi. Sau khi ông bị đứt mất đuôi, mẹ mới đặt tên là Cộc Công. Nhân dân thường dùng gọi tên vậy.
Bãi Trường Sa, nay là khu Đảo ngọc xanh ở Thanh Thủy
Đến năm Đinh Tỵ, giờ Sửu ngày 8 tháng 2, Phan Bà tự nhiên không bệnh mà mất (Phan Bà húy là Cù, sinh năm Ất Tỵ giờ Hợi ngày 3 tháng 1. Sau kết với Thủy quốc Long Quân, đến tuổi 27 năm Tân Mùi giờ Thân ngày 12 tháng 4 thì sinh được một bầu năm con, hai nữ ba nam. Được 5 ngày thì đều hóa thành rắn. Bốn con đều trị ở 4 nơi. Còn một người con út, tính theo con trai là Đệ Tam Công, tính cả con gái là Đệ Ngũ Công. Trên là tính theo con trai, còn dưới là theo cả con gái. Phan Bà thọ được 86 năm. Đến năm Đinh Tỵ ngày 8 tháng 12 thì hóa).
Ngày bà Phan hóa trời đất mù mịt, sét nổ ầm ầm, mưa gió vù vù. Nhân dân đi trên đường đều mê mệt. Khi ấy dân các xã phụng thờ các vị (tức các xã La Phù, Báo Triệu, Phong Thành, Đồng Nương, An Tập, Hội Giữ, Bảo Khang, Tang Ma cùng đến làm lễ) cùng đến hội ở La Phù làm lễ an táng bà Phan ở nơi đó (tức là chôn cất sau khu dân cư, tên là xứ Khu Lâm, nơi ấy có hình chim phượng. Sau đổi tên thành khu xứ Am Lăng. Nơi đó ngàn núi thắt dựa phía sau, vạn sông lại chầu phía trước). Khi đang chôn cất, nhân dân bỗng thấy năm con rắn dài hơn 10 trượng tiến thẳng đến nơi mộ. Nhân dân sợ hãi phục xuống. Lại thấy năm con rắn nằm ngẩng đầu lên mà nhìn, trong khoảnh khắc tự biến mất.
Lăng mộ Phan Bà ở La Phù
Nhân dân an táng xong quay về khu dân cư lại làm lễ ở chính cung (tức là cung nơi ngày trước sinh ra và bà Phan cùng ông Út ở đó). Tối đó cùng nằm ở nơi ấy, mờ mờ ảo ảo, bỗng thấy năm vị thủy quan cùng Phan Bà và binh sĩ voi ngựa tiến đến cung. Phan Bà ngồi ở chính giữa, còn năm vị nam nữ ngồi chầu hai bên trái phải. Phan Bà cùng hai vị công chúa đều có các nữ sĩ đi theo nâng khăn lược, tay cầm gương ngọc, đầu đội mũ hoa, trâm vàng, chân đi giày phượng, có hơn trăm trinh đồng theo chầu đi bên cạnh, có hình dung chim sa cá lặn, sắc vẻ nguyệt thẹn hoa nhường, môi son mặt sáng, mắt phượng mày ngài, đều là sắc đẹp tuyệt trần. Ba vị quan ngồi trong cung, quân sĩ đứng chầu đầu đội mũ ngọc rực rỡ, thắt lưng khăn gấm sáng ngời, thân mặc áo bào gấm và giáp sắt, đầu lân mặt cá, mũi rồng mày hổ, có hơn ngàn người, đường đường đứng chầu, đầy vẻ thần oai. Xe rồng kiệu phượng cùng voi ngựa đứng thành hai hàng.
Nhân dân bèn làm lễ bái lạy. Bỗng thấy Phan Bà nói với nhân dân rằng:
– Ta vốn ở chốn cung tiên cửa đế bị giáng xuống núi thiêng Tản Viên, lại được sinh ra trên trần thế đầu thai nhập làm con trong gia đình họ Phan, găp gỡ được nhân duyên với thủy quốc, sinh thành một bầu năm con, vâng theo lệnh vua phân ban nơi thờ cúng ở trong dân, quyền quản các sông suối. Tới nay người con trưởng đi theo về với đức vua cha cai quản cung Báo Triệu ở sông Thao, kiêm là lị sở của Phong Thành, Đồng Nương. Người con trai thứ hai vâng về bên quê ngoại, nơi gia đường đất Tang Ma, Bảo Khang, trấn giữ chính sở Bảo Khang, Thạch Xá. Còn người con út cùng trị cư với ta một chỗ, yên trấn quê nhà, cai quản sông Đà là linh thần sông nước, trấn giữ hai bên bờ sông là đất thờ cúng. Vị công chúa thứ hai cai quản sông nơi có dân, quyền quản về sông Thao. Còn như sông Đáy hai dải phân theo về nơi bên vua cha. Còn lại một dải sông Đà theo hướng về cung của ta. Các nơi trị ở một phương chia theo hai chỗ.
Dứt lời bỗng nghe một tiếng tiếng nổ lớn từ giữa đáy sông mà vọng vào trong tai. Nhân dân mới tỉnh lại và biết đó là mộng. Mọi người đều cả sợ, lập tức làm lễ bái lạy, trình lên quan địa phương, làm biểu tấu vào triều đình báo cáo sự lạ đó.
Vua nghe vậy mới sai quan triều đình đến nơi cầu mưa gọi gió. Khi đang làm lễ thì gió mây nổi lên ùn ùn. Giữa ban ngày mà như đêm. Trên sông sóng dâng cuồn cuồn. Cá, ba ba nổi lên hướng chầu về nơi lễ tế. Việc xong trời lại trở nên sáng tỏ, núi sông bốn mặt quang đãng. Mưa gió đều yên. Mới biết là có sự hiển ứng linh thiêng to lớn. Vua bèn ban sắc chỉ phong thêm mỹ tự về các nơi thờ. Lại cho các dân ở đó làm hộ nhi phụng thờ.
Ban thờ Động Đình Uy Linh Thánh mẫu ở đình La Phù
Phong Động Đình Thánh mẫu Uy linh Công chúa.
Phong Đệ Tam Chàng Ba Long vương Trì Uyên Đại Xuyên Hiển ứng Đại vương (xã La Phù làm dân hộ nhi thờ phụng chính).
Phong Đệ Nhị Chàng Hai Long vương Hồng Xuyên Hiển ứng Đại vương (Thánh mẫu và Đệ Nhị công xã Tang Ma thờ phụng).
Phong Đệ Nhất Chàng Cả Long vương Xung Đổ Hiển Định Đại vương (Bảo Triệu, Phong Thành làm dân hộ nhi thờ phụng).
Phong Đệ Nhị Chàng Hai Long vương Hồng Xuyên Hiển Ứng Đại vương (Bảo Khang là dân hộ nhi thờ phụng chính).
Phong Chúa Cả Long Nương Thần nữ Công chúa (trang Hội Giữ là nơi thờ phụng chính).
Phong Chúa Hai Ngọc Tinh nương Công chúa (An Tập là nơi thờ phụng chính).
Từ triều Hùng trải các đời đế vương có nhiều linh thiêng hiển ứng, giữ nước giúp dân, được phong nhiều mỹ tự, hương lửa không ngừng vậy.
Lại nói, đến khi triều Hùng suy mạt, thế nước báo lúc kết hồi. Vua Duệ Vương không có con trai, mới nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. Vương ở ngôi được 50 năm. Khi ấy thường hay có nạn hạn hán lớn, cây cỏ khô cháy, nhân dân đói khát. Vua bèn sai các đình thần đi cầu đảo tế trăm thần ở các nơi. Một hôm sứ thần đi đến đền Thánh mẫu (tức đền Tang Ma, gọi là quán Thánh mẫu. Từ khi Thánh mẫu hóa đến sau ngày 12 tháng 6 trang Tang Ma đương làm lễ quan Đệ Nhị, bỗng thấy gió mạnh nổi tới mù mịt. Lại thấy một con rắn đầu có mào hoa dài hơn mười thước từ trong miệng giếng của hang đá trườn ra, tiến vào trong giữa nơi tế thờ. Nhân dân sợ hãi, chia thành hai bên trái phải mà đi đi. Rắn đi vào được một lúc thì đi ra mà tự biến mất. Lại thấy binh mã với Thánh mẫu và Đệ Nhị thủy quan xa giá tiến đến đi vào trong cung mà ngồi. Rồi thấy Thánh nói với nhân dân rằng:
– Thật đáng trách nhân dân ngu muội. Đất Tang Ma vốn là quê mẹ của ta. Ta thường xuyên đi về qua lại thăm hỏi. Vì sao không lập một hành cung để cho binh mã của ta có chỗ trú trong những ngày này.
Dân lại làm lễ bái lạy. Thánh mẫu nói xong đều cùng tự biến mất hút. Thế là ngay trong hôm đó nhân dân lại làm một ngôi miếu tranh ở chính ngay nơi cửa động đá để thờ phụng Thánh mẫu và Đệ Nhị Công cùng ở một nơi ấy).
Miếu thờ Động Đình Thánh mẫu và Quan Đệ Nhị ở miệng hang Tang Ma.
Khi đó quan sứ giả đến làm lễ tế cầu đảo. Được khoảng một tuần hương bỗng thấy mưa từ trên trời đổ như trút nước, bốn phía mờ mịt, trời u ám, mưa tối tăm. Sứ thần lưu lại ở trong đền. Một đêm bỗng thấy có một con rắn vảy năm sắc, tọa ở trên chính điện trong đền. Lại nghe thấy tiếng ngâm:
Năm mươi năm triều Thục Vương đình
Sách Trời đã định biết điềm lành
Nước Nam lại về tay vua Triệu
Bảy quận núi sông thống nhất thành.
Ngâm xong thì rắn tự biến mất. Sứ quan lấy đó làm sự lạ, quay về mà tâu. Vua thấy có sự linh ứng lớn bèn phong thêm mĩ tự, cùng với đất nước vui hưởng không cùng.
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh Thần nữ
Nhất phong Hồng Xuyên Uy minh Hiển ứng Đại vương (xã Tang Ma phụng thờ).
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh nhất Thần nữ. Phong Đệ Tam Ông Ba Trì Uyên Đại Xuyên Trung minh Thuỷ đế Long Đại vương (xã La Phù phụng thờ hai vị).
Phong Ông Cả Long Vương Xung Đổ Hiển Định Đại vương (Báo Triệu, Bồng Lãng, Phong Thành, Đồng Nương, Thọ Xuyên cùng phụng thờ).
Phong Đệ Nhị Ông Hai Hồng Xuyên Uy minh Hiển ứng Đại vương. Phong Đệ Nhất Nương Thái trưởng Long Nương Công chúa (xã Bảo Khang phụng thờ hai vị).
Phong Đệ Nhị Ngọc Tinh Thần nữ Công chúa (hai xã Hội Giữ, An Tập phụng thờ).
Lại nói, thời Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, gộp lại là 340 năm, đến nước Nam có bốn họ Đinh, Lê, Trần, Lý khai sáng cơ đồ, thường có công giúp nước cứu dân, trải các đời đế vương phong thêm mỹ tự, vạn năm phụng thờ hương lửa không ngừng. Đến thời Trần Thái Tông, tháng 8 trời thu, một hôm Vua đang dạo chơi ngắm trăng trên lầu gác, thấy một mây đen nổi lên ở phía Tây Bắc, từng đám từng đám đều như sắc nhọn bay nhập vào sao Tử Vi Tinh Quân. Được 3 ngày sau nước lớn dâng tràn chảy vào Tây Hồ. Mưa lớn, gió to, nước cả ngập trời. Núi Tản Viên sạt lở ngoài trăm trượng. Sét đánh thình thình rung chuyển liên tục một hồi ở 10 xứ, làm gãy cột cờ trong kinh thành, đánh cả vào cung Thiên An và cung Thái Thanh cùng với tượng Thiên Tôn, tất cả đều bị phá gãy. Nhân dân mắc bệnh tật rất khổ sở. Vua mới sai quan Đình Nguyên làm lễ cầu đảo tế bách thần ở các đền miếu.
Một hôm sứ quan đi đến xã La Phù làm lễ tế ở đền Thánh mẫu và Đệ Tam thủy quan. Sứ quan nằm ở trong đền. Đến đêm hôm đó đang ngủ bỗng thấy xe giá voi ngựa binh sĩ của một vị phu nhân cùng với ba ông đường đường đi vào. Thánh mẫu ngồi ở chính đường, hai bên trái phải là ba ông. Các binh mã nghiêm chỉnh đứng chầu thành hai hàng. Sứ quan mới đến chỗ bên phải ở dưới. Lại thấy một người áo mũ chỉnh tề, quỳ trước điện, cầm một bài thơ đọc:
Trời răn vậy, Trời răn thay!
Nhà Trần mê muội tới linh đài
Núi lở đất rơi, cần biết việc
Giặc Nguyên Mông Cổ khởi binh rồi.
Ngâm xong thì sứ quan tỉnh lai, biết là mộng lạ. Bèn làm lễ bái lạy, trở về tâu lên Vua biết. Ngày hôm đó, sứ giả Mông Cổ đến. Vua thầm nhớ đến giấc mộng thần đã báo, bèn xuống chiếu cho các tả hữu tướng quân dẫn quân thủy bộ đến đóng ở biên giới để tính việc chống giặc. Thế rồi tháng Hai, Mông Cổ khởi binh đến xâm chiếm nước ta. Vua tự thân ngự đến đại hội tướng sĩ ở sông Lô. Đại quân của giặc Nguyên Mông Cổ tiến đến sông Thao. Vua bèn lệnh cho Quốc Tuấn là Đô Tĩnh Tiết Chế, dẫn quân đóng ở sông Đà. Trần Quốc Tuấn Đô Tĩnh Tiết Chế tiến quân đến nơi đền (tức La Phù), mật cầu:
– Xin thần phù hộ nhà vua, âm phù dẹp giặc, bình định quân Nguyên. Sau này khi yên bình sẽ cùng hưởng phúc thái bình. Ngày thắng trận trở về sẽ dâng biểu lên vua, tất có phong thêm mỹ tự, vạn năm phụng thờ hương lửa, muôn năm bền vững như trời đất vậy.
Chúc xong, ngày hôm đó bèn phân binh thủy bộ cùng tiến, hội với quân đội của Vua. Khi ấy Vua cùng với Thái tử và các tướng cùng nhau cưỡi thuyền đi theo đường thủy. Lúc đó, mưa gió mù mịt, sấm nổ đùng đùng. Thuyền lướt ào ào, đến thẳng Đông Bộ Đầu. Mưa gió vù vù, nghiêng ngả trời đất, tối tăm mắt mũi. Quân của Vua đại chiến. Quân Mông Cổ bạt vía kinh hồn thua chạy. Đến trại Quy Hóa, tướng Hà Bổng dẫn quân Man lại đến đánh quân Nguyên, cũng thắng lớn, đuổi về nước Bắc. Từ ấy quân Nguyên không dám đến xâm chiếm nước ta. Thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự. Đô Tĩnh Tiết Chế dâng biểu tấu với Vua, kể lại sự việc, khao thưởng quân sĩ. Lại truy phong cho bách thần đã âm phù giúp nước, vạn năm cùng với quốc gia vui hưởng. Tốt thay!
Phong Động Đình Tang Ma Thánh mẫu Uy linh Thần nữ Phu nhân;
Phong Đệ Nhất Long vương Xung Đổ Hiển Định Linh ứng Đại vương;
Phong Đệ Nhất Thái trưởng Long Nương Thần nữ;
Phong Đệ Nhị Long Hồng Xuyên Long thái Hiển ứng Đại vương
Nhất phong Đệ Nhị Ngọc Tinh Công chủ;
Phong Đệ Tam Đê Uyên Đại Xuyên Trung minh Hiển ứng Thuỷ đế Long quân Đại vương;
Các nơi La Phù, Báo Triệu, Tang Ma, Bảo Khang, Hội Giữ, An Tập, Bồng Lãng đều là nơi đóng quản chính, cùng là dân hộ nhi phụng thờ. Còn như các vùng đất sông ngòi, các châu, trang, động, sách, nhân dân các xứ ghềnh, bãi, bờ sông, các vùng đất gần đó, cùng lập hành cung để phụng thờ, đều xếp là những di tích sau, không đưa vào chính bản.
Phù điêu múa cây bông ở La Phù
Các kỳ sinh hóa, ngày chính lệ mâm bàn cùng với các tên húy cấm của các vị đại vương được khai chép như sau.
Ngày sinh Thánh mẫu là ngày mồng 2, mồng 3 tháng 1 (cỗ chay 3 mâm, cỗ trâu, lợn, rượu ngọt, lắc hoa, ca hát mở ngày);
Thánh mẫu hóa ngày 8 tháng 12 (cỗ chay ba mâm, cỗ trâu, lợn, các vật);
Ngày sinh năm vị thủy quân là ngày 12 tháng 4 (cỗ chay 3 mâ, cỗ trâu, lợn, rượu ngọt, ca hát, đấu vật, bơi thuyền trong ngày chính lệ);
Năm vị phân trị mà hóa là ngày 15 tháng 5 (lợn đen, cỗ chay 3 mâm, rượu ngọt các vật);
Lễ khánh hạ là ngày 14 tháng 4;
Ngày thưởng xuân khánh hạ là ngày 12 tháng Giêng (cỗ chay 3 mâm, lợn đen, trứng gà 5 quả, múa hoa, rượu ngọt);
Ngày mở sắc khánh hạ là ngày 14 tháng 6 (gà, lợn, rượu ngọt một bàn, ca hát một đêm);
Ngày chính khánh hạ là ngày 10 tháng 9 (cỗ lợn, bàn chay, rượu ngọt, bánh dày, hát một đêm);
Chính ngày khánh hạ mừng Đệ Tam Công là ngày 16 tháng 4 (lợn đen, gà, xôi, mâm chay, rượu ngọt);
Vào ngày sinh hóa của thánh mẫu và ngày sinh của năm vị thủy quân, quét dọn đường từ chỗ lăng đến miếu bên ghềnh bến sông. Tế lễ ở đó như trong chính miếu. Các xã Tang Ma, Bảo Khang cùng xã La Phù đến miếu để giúp việc tế. Còn các ngày lệ khác xã La Phù tế riêng tại đình (vào ngày tế các anh em cùng giúp mâm cúng);
Ngày 12 tháng 4 là ngày chính lệ Thánh mẫu hiển thần cùng với các ngày lập đền khánh hạ của các thủy quan (riêng trang Tang Ma dùng cỗ lợn, rượu ngọt, 3 mâm chay, ca hát một đêm);
Ngày 12 tháng 4 là ngày mở đền khánh hạ của Đệ Nhị Công thủy quan (chính lệ xã Bảo Khang làm cỗ trâu, rượu ngọt, lợn đen, cỗ chay, ca hát, chèo thuyền hai ngày, cùng dâng các anh em và Thánh mẫu thêm mâm cúng. Trong 2 lần cỗ này 2 xã quét dọn đường từ lăng Thánh mẫu ở bên bãi sông cho đến chỗ miếu tế. Đem trầu đến chỗ lăng Thánh mẫu nghênh đón về chỗ cùng tế cúng với các con);
Ngày chính lệ mở sắc khánh hạ là ngày 4 tháng Giêng (Tang Ma, Bảo Khang cùng ngày dùng cỗ trâu, rượu ngọt, mâm chay, ca hát một ngày. Riêng hai xã này cùng ngày làm lễ);
Ngày chính lệ khánh hạ hiển thần của Đệ Nhất Công là ngày 12 tháng 4 (cỗ trâu, lợn, rượt ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát);
Ngày chính hiển thần của Thứ Nương Công chúa là ngày 15 tháng 4 (cỗ lợn, mâm chay, ca hát);
Ngày chính hiển thần của Trưởng Nương Công chúa là ngày 10 tháng 5 (cỗ lợn, rượu ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát một đêm);
Ngày chính khánh hạ ngày 12 tháng 2 (cỗ lợn, rượu ngọt, cỗ chay 3 mâm, ca hát 1 đêm);
Ngày chính khánh hạ ngày 2 tháng 3 (lợn đen, rượu ngọt, mâm chay);
Ngày khánh hạ 12 tháng 9 (cỗ lợn, mâm chay, rượu ngọt, bánh chưng, ca hát);
Ngày khánh hạ 15 tháng 11 (lợn đen, rượu ngọt, mâm chay);
Vào các ngày khánh hạ các xã đều cùng làm lễ như vậy.
Phù điêu rước kiệu phượng ở đình La Phù
Các chữ húy là Cù, Côn, Hồng, Trì, Long, Ngọc, Ba, Lâm, cùng cấm. Các sắc phục màu vàng trắng đều cấm.
Vạn năm sông núi, bất tử mãi còn. Trời đất nhân gian, người vật bốn cõi, đều đến cùng hưởng càn khôn thượng thế như vậy.
Niên hiệu Hồng Phúc năm thứ 3 ngày 10 tháng 3, Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính vâng soạn.
Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 ngày tốt tháng 8, Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh Thiếu khanh, lại theo đúng như bản cũ vâng chép.