Vì tầm quan trọng của bài viết đối với Sử thuyết Hùng Việt ; xin tác gỉa cho phép đăng lại toàn bài trên hệ thống mạng Dòng Hùng Việt .
Quan niệm Hoa Di.
Trần quang Đức - nguồn http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=6513
Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn , bi văn Đình Nam Hương, Hà Nội.
Ngoài tư tưởng Đế vương, triều đình phong kiến Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ một quan niệm, vốn tràn ngập trong các kinh điển của Trung Quốc, đó là quan niệm Hoa di.
Trước thế kỷ XIX, khi chưa trở thành danh từ riêng đặc chỉ một chủng tộc hay một quốc gia cụ thể, các khái niệm “Hoa”, “Hạ”, “Trung Quốc”, “Trung Hạ”, “Trung châu”… xuất hiện trong kinh điển thời Xuân Thu (770-476 tr.CN) được dùng để chỉ vùng đất, cũng có khi chỉ những người văn minh ở trung tâm, có lễ giáo, khu biệt với các sắc dân Man, Di, Nhung, Địch ở bốn phía xung quanh. Chiến quốc sách giải thích: “Trung quốc là nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật tài nguyên hội tụ, nơi thánh hiền triển khai giáo hóa, nơi nhân nghĩa được ban bố thi hành, nơi thi thư, lễ nhạc được sử dụng, nơi tài nghệ kỳ tuyệt được triển thi, nơi phương xa đến quan ngưỡng, nơi man di phỏng noi theo.”16
Từ quan niệm “trung tâm văn minh”, Á thánh của đạo Nho, Mạnh Tử chủ trương “dụng Hạ biến di”, đem văn minh tiên tiến của trung nguyên truyền bá ra xung quanh như công cuộc khai hóa. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận một phần văn hóa Hán, hấp thu tư tưởng Xuân Thu, vua tôi các nước Việt, Triều, Nhật đều tự nhận mình là Trung Quốc, Trung Hạ, tức chủ thể của một nền văn minh có đầy đủ lễ giáo, văn hiến không thua kém các triều đại Hán Đường. Asami Keisai, học giả Nhật Bản thời trung đại từng bàn luận về khái niệm Trung Quốc cho biết: “Nước tôi (chỉ Nhật Bản) biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở góc độ nước tôi nhìn sang các nước khác, đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử. Không nắm được điều này mà đọc sách Đường thì thành ra những kẻ sùng bái đọc sách Đường (phiếm chỉ sách vở Trung Quốc), đứng từ góc độ nhà Đường trông sang để soi chiếu Nhật Bản, thì luôn xiểm nịnh nhà Đường và riêng dùng khái niệm di rợ để lý giải Nhật Bản, hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ Xuân Thu của Khổng Tử. Khổng Tử mà sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản lập ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới là người giỏi học sách Xuân Thu. Nay đọc Xuân Thu mà gọi Nhật Bản là di rợ, thì không phải do sách Xuân Thu hại đến đạo Nho, mà do kẻ không giỏi đọc Xuân Thu hại sách Xuân Thu vậy.”17 Như vậy, Keisai quan niệm những người đã học theo kinh điển của Trung Quốc thì không thể bị coi là “man di”, và bản thân những quốc gia có lễ giáo tương tự các triều Hán Đường cũng đều có thể được coi là Hoa Hạ, là Trung Quốc. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam vào thời Nguyễn: “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa.”18
Lý giải quan niệm của vua tôi người Việt tự nhận đất Việt là quốc gia văn minh ở trung tâm mới có thể lý giải được việc vua tôi Việt Nam không ít lần sử dụng khái niệm Trung quốc, Trung Hạ, Khu Hạ, Hoa Hạ để chỉ nước mình. Tỉ như:
- Toàn thư viết: “Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực của Trung quốc (1104)”; “Đối với những người hào kiệt Trung quốc, chúng (chỉ nhà Minh) phần nhiều vờ trao cho quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc (1417)”; Tháng 8, năm 1426, vua Lê Thái Tổ ban dụ cho cả nước viết: “Giặc còn ở Trung quốc, dân chúng còn chưa yên.”19…
- Thiền Tông khóa hư ngữ lục của Trần Thái Tông khi bàn về sự quý báu của thân người có đoạn viết: “Người nay chẳng biết, lại quý vật mà rẻ thân, chẳng hay thân mình có ba điều khó gặp… Một là, trong lục đạo chỉ có người là quý…có kẻ bị đọa xuống đạo Địa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sinh, không được làm người… Hai là, đã được sinh ra làm người nhưng lại có kẻ sinh ra ở nơi man di, tắm thì chung sông, nằm thì rọ chân, sang hèn ở lẫn, trai gái sống chung, chẳng đượm gió nhân, chẳng nhuần giáo hóa… Ba là, đã được sinh ra ở Trung quốc, nhưng sáu căn không đủ, bốn thể chẳng toàn, mù điếc ngọng câm… tuy ở trong Hoa Hạ cũng hệt như ở ngoài hoang dã. Nay đã làm người, được sinh ra ở Trung quốc, lại có đủ sáu căn, há chẳng quý lắm sao?”20
- Đại Việt Lam sơn Dụ lăng bi (soạn năm 1504) đặt tại lăng vua Lê Hiến Tông (di tích Lam Kinh) có đoạn viết: “Trung quốc vững mạnh, ngoại di khiếp hãi.”
- Tờ sớ Mạc Đăng Dung tâu lên vua Lê vào tháng 12 năm 1517 xin giết Lê Quảng Độ, đại ý nói: “Tam cương ngũ thường là rường cột chống đỡ trời đất, là trụ đá đặt yên sinh dân. Nước mà không có cương thường thì tuy là Trung Hạ cũng có khác nào di địch. Người mà không có cương thường thì tuy mặc xiêm áo, cũng có khác nào cầm thú.”21
- Bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (nay là Jakarta) năm 1637, có đoạn viết: “Nay ta có ý mong quý quan tiết chế của quý quốc Ô Lan (tức Hà Lan) kết giao với ta. Trên danh nghĩa chân chính, hai nước đùm bọc thương yêu, mãi đến muôn đời. Vậy cắt cử hoặc hai ba tàu, hoặc hai trăm lính thiện xạ đến Trung quốc ta, lấy đó làm tin”.22
Phải công tâm nhìn nhận rằng, vua tôi nước Việt trong giai đoạn phong kiến tự chủ đã xây dựng đế chế theo mô thức Trung Hoa, lấy trật tự Hoa di làm nền tảng. Mô thức này coi cõi đất hoàng đế ngự trị là trung tâm thiên hạ, tức Trung quốc, Trung Hạ, Hoa Hạ. Hoàng đế thi hành ơn đức, đồng thời bảo ban, dạy dỗ bốn cõi xung quanh, gọi là vương hóa, hoàng hóa. Các vùng biên viễn, man di ngưỡng mộ ơn đức của thiên triều phải thần phục và đến triều cống; những kẻ chống đối, ương ngạnh phải bị thảo phạt. Việt Nam vừa nằm trong hệ thống những nước triều cống của triều đình Trung Hoa, vừa thiết lập riêng một hệ thống tông chủ - phiên thuộc đối với các vùng đất và quốc gia phương Nam. Tư tưởng này được thể hiện hết sức rõ rệt qua các tờ chiếu, hịch, văn khắc ghi công của vua tôi nướcViệt trước hoặc sau khi thảo phạt các tộc người thiểu số và các nước phương Nam, như:
- Bài hịch đánh động Ma Sa của vua Lý Nhân Tông có đoạn viết: “Trẫm coi triệu họ trong bốn bể đều như con đỏ. Đến cõi xa cũng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ nghĩa mà lại chầu. Nay tên tù trưởng hèn nhà ngươi ngu xuẩn, phụ ước ông cha, quên việc tuế cống.”23
- Thái úy Đỗ Anh Vũ nhà Lý nói: “Để bọn man di quấy Hạ là tội của thần… Nay cấm chỉ thói mọi, chắp tay mà chịu mặc hình; trộm cắp dân ven, mất mật mà theo hoàng hóa”.24
- Văn khắc Chinh Ai Lao kỷ công ma nhai của Nguyễn Trung Ngạn trên sườn núi Trầm Hương (Nghệ An) năm 1335 có đoạn viết: “Vào thời hoàng đế thứ sáu triều Trần nước Hoàng Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết được trời ban mệnh, giữ đất Trung Hạ, khắp trong bốn bể, đâu cũng thần phục, Ai Lao cỏn con, dám chống vương hóa. Năm Ất Hợi, mùa thu, đế thân chinh soái lĩnh sáu quân, đi tuần miền Tây, thế tử nước Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La cùng tù trưởng man di Đạo Thần, Quỳ Cầm… đều dâng phương vật, tranh nhau nghênh đón. Mùa đông, đế đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn Mật châu, lệnh cho các tướng và quân lính man di tiến vào nước ấy.”25
- Văn khắc trên vách đá vùng Tây Bắc Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn do vua Lê Thái Tổ ngự chế cũng có đoạn với đại ý tương tự: “Bọn di địch là mối họa ở vùng biên cương, từ xưa đã có. Bọn Hung Nô thời Hán, bọn Đột Quyết thời Đường, bọn man mọi Mường Lễ ở phía Tây nước Việt ta cũng vậy. Vừa rồi chính trị Trần Hồ suy vi, bọn phiên thần ngang nhiên cát cứ, Cát Hãn giữ nguyên thói cũ, ỷ địa thế hiểm trở không chịu hối cải. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến, cất một trận là dẹp yên. Nhân viết một bài thơ Đường luật, khắc lên trên đá, để răn những tên tù trưởng man di chống lại vương hóa đời sau.”
- Tờ chiếu đi đánh Ai Lao của vua Lê Thánh Tông tháng 7 năm 1479 cũng viết: “Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai… Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn, ở đất Trung Hạ, vỗ yên ngoại di… Huống chi, đám dân chốn man rợ này, từ lâu nhiễm mùi hôi tanh của loài chó Lão Qua, muốn khôi phục cương thường cho tục mọi…”26. Trong tờ chiếu đánh Bồn Man, ông còn viết: “Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống ngự Hoa Di”27.
Tư tưởng Hoa Di được đẩy lên cao độ tại Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản sau khi triều đình phong kiến Trung Hoa do người Hán trị vì bị thay thế bởi “người Hồ” phương Bắc28, đặc biệt sau khi người Mãn làm chủ Trung Quốc, lập nên nhà Thanh. Lúc này, ba nước đều tự nhận là quốc gia trung tâm, chủ thể lưu giữ nền văn minh cổ phác và miệt thị gốc gác du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Mông. Đó cũng chính là tư tưởng ẩn chứa trong câu phản vấn của Hưng Đạo vương trong Hịch khuyên dụ các tỳ tướng, sau khi ông kể cho tướng lĩnh những câu chuyện đầy nghĩa khí thời Xuân Thu: “Các ngươi là tướng của Trung quốc, phụng sự tù trưởng di rợ mà không thấy căm phẫn?”29 Về phía Triều Tiên, Tư gián Triệu Quýnh (Zo Kyeong) bày tỏ: “Nước ta xưa nay nổi danh thiên hạ bởi có lễ nghĩa, được gọi với tên Tiểu Trung Hoa, kế thừa liệt thánh, thờ nước lớn một lòng, cung kính cẩn thận, nay phụng sự giặc Hồ, trộm yên tạm bợ, kéo dài chốc lát, làm như vậy đối với tổ tiên thế nào, đối với thiên hạ thế nào, đối với hậu thế thế nào?”30 Còn Tùng Cung Quan Sơn (Matsumiya Kanzan), binh pháp gia Nhật Bản thì nói: “Trộm nghĩ, nước ta từ xưa văn hiến đã đủ đầy, tự xưng là Trung châu, gọi nước kia (chỉ Trung Quốc) là Tây phiên (phên giậu phía Tây). Sự phân biệt trong ngoài, thể chế rất là nghiêm ngặt.”31 Diễn biến đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng như không ít sách vở triều Nguyễn dứt khoát gọi người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”32, gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”, mà “Thanh” như vua Minh Mệnh từng nói, “Tổ tiên là người Mãn… Mãn là di rợ.”33 Thậm chí, những người phương Tây như người Pháp, người Anh… cũng đều từng bị vua quan nhà Nguyễn gọi thẳng thừng là “Dương di”.
Tư tưởng phân biệt Hoa Di, đúc kết lại có thể thấy rõ nhất qua sự việc Lang trung Lý Văn Phức sang Thanh, thấy người Thanh viết bốn chữ lớn “Việt Di hội quán” lên vách tường, ông đã rất tức giận, trách mắng quan Quán Bạn, nét mặt và giọng nói đều rất dữ, không chịu vào quán, sau đó lệnh hành nhân xé nát chữ Di đi rồi mới vào, đoạn viết Biện Di luận để trần bày. Đại lược nói: “Việt Nam vốn hậu duệ của Thánh đế Thần Nông, là Hoa, chẳng phải Di vậy, đạo học noi theo Khổng Mạnh Trình Chu, pháp độ tuân theo Chu Hán Đường Tống, không vấn tết tóc, để vạt trái như người Di. Đến như vua Thuấn sinh ra ở Chư Phùng, Văn Vương sinh ra ở Kỳ Châu, người đời còn chẳng dám coi vua Thuấn, Văn Vương là Di, huống hồ dám coi ta là Di ư?’”34
..........................
Hết phần trích đăng .
Ý kiến của Văn Nhân
Sau thời gọi là Hoa nam Thập quốc , thiên hạ họ Hùng chia làm 3 nước :
Đại Việt sau đổi là Đại Hưng rồi lại phục hồi quốc hiệu Đại Việt hay Cồ Việt ở đất phía Tây .
Đại Tống trước kinh đô ở Hoa Bắc sử gọi là Bắc Tống sau Hoa Bắc bị giặc kim chiếm vua quan nhà Tống chạy về lập đô ở Lâm ấp hay Nam ấp gọi là nhà Nam Tống .
Đại Lý thời Việt Thường hay đại Đường tách ra lập quốc bên bờ tây Nhị hà hay Nhĩ hà tức sông Hồng ngày nay , sử Trung quốc nhập nhèm ra ....lập quốc bên hồ Nhĩ hải ở Vân nam .
Rợ Mông Thát lần lượt diệt Đại Lý rồi Nam Tống đặt phần lớn Thiên hạ dưới móng ngựa, sau đám rợ này học người ‘Thiên hạ’ văn minh ra lập triều đình gọi là nhà Nguyên của Đại Hãn quốc , Chu nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi Mông Thát khỏi đất Thiên hạ , nhà Nguyên dời đô về đồng cỏ phương Bắc sử Trung quốc đổi gọi là nhà Bắc Nguyên tồn tại song song với nhà Ngô hay Minh của Trung Hoa , điều này chứng tỏ Nguyên không thể là 1 triều đại của Trung Hoa .Nhà Nguyên của đại Hãn quốc bị nhà Mãn Thanh tộc Nữ chân thay thế và Đại Hãn quốc 1 lần nữa chiếm lại lãnh thổ Tống và Đại Lý xưa , nhà Mãn thanh của Đại Hãn quốc tồn tại đến năm 1912 thì vua Mãn thanh thoái vị ...ăn trợ cấp thất nghiệp .
Năm 1912 Đại Hãn quốc đã diệt vong ?
Thưa ...nó vẫn tồn tại với cái áo khoác mới gọi là ‘dân quốc’ tất cả chỉ là trò ‘rượu cũ bình mới’ mà thôi , không gọi là Đại Hãn nữa mà đổi gọi là đại Tổng thống , nổi bật là 2 triều Viên thế Khải sau là Tưởng Giới Thạch còn trong ruột chẳng thay đổi gì , ‘quốc dân’ vẫn là người thuộc chủng Mongoloid và cổ quốc xưa vẫn được quảng bá khai sinh trên...bờ bắc Hoàng hà , đám người Mongoloid phương Nam là mọi rợ mới được các đại Hãn khai hóa văn minh từ khoảng đầu công nguyên .
Hiện nay thì sao ?
Thưa chẳng có gì thay đổi , đại Hãn quốc vẫn là đại Hãn quốc chỉ hơi khác 1 chút ...xưa do 1 Đại Hãn cai trị nay Đại Hãn quốc do ‘hội đồng các Hãn’ cai trị ...bằng ‘nghị quyết’ thế thôi ...
Vậy Hữu Hùng quốc thì sao ?
Rợ Mông Thát mon men đến biên cương Đại Việt có đến 3 lần tan tác tháo chạy , quốc thống Hữu Hùng quốc truyền từ thời Hoàng đế nay vẫn bảo lưu hoàn toàn trên đất Việt nam , việc thờ kính các vua Hùng đã thành 1 tín ngưỡng ăn sâu trong tâm thức người Việt (Hùng vương là vua Hữu Hùng quốc …điều thật đơn giản đâu cần lý luận suy nghĩ gì) . Chính thông tin trong bài viết của tác gỉa Trần quang Đức đã chứng minh điều này .
Xin thêm 1 ý nhỏ ...
...Diễn biến đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng như không ít sách vở triều Nguyễn dứt khoát gọi người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”32, gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”, mà “Thanh” như vua Minh Mệnh từng nói, “Tổ tiên là người Mãn… Mãn là di rợ.”...
Chữ ‘Hán’ nhà Nguyễn dùng không phải là tên của tộc người gọi vua - chúa là Hãn (ngôn ngữ Mông -Thát) chỉ người Trung quốc hiện nay , từ ‘Hán’ trong bài thực ra là ‘Hớn’ biến âm của Hơn , Hên , Hưng (đối phản với Thua , Sui , Suy theo phép lưỡng lập trong ngôn ngữ Dịch học ) là từ có nguồn căn từ thời nước Đại Việt - Đại Hưng sau bị đám sử nô tráo chữ đổi nghĩa thành ra ...nước Nam Hán . Hưng nhân – Hưng dân biến ra Hán nhân – Hán dân nghĩa xa 1 trời 1 vực
, xét về giống dòng thì ...dân tộc này đã biến thành dân tộc khác ...
... Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam vào thời Nguyễn: “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa.”
Học giả Alexander Barton Woodside đã nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn của giới sử học người Hán ; đồng hóa Hán và Hoa để đánh tráo lịch sử Hữu Hùng quốc , lịch sử và văn minh của tộc người thuộc loại hình nhân chủng Mongoloid phương nam biến thành lịch sử và văn minh của đám người Mongoloid du mục gọi thủ lãnh là Khan - Hãn .
Vua Gia Long nhà Nguyễn và các vua tiền triều dùng chữ Trung quốc , Trung Hạ .v.v.. chỉ nước mình là đích xác và chính thống đúng với quốc thống truyền lưu từ thời tiền nhân lập quốc có lẽ đến 5 – 6 ngàn năm trước ; hoàn toàn không mơ hồ bất định vì người Việt nam là truyền nhân duy nhất còn lại của họ Hùng , kể từ khi đại Hãn quốc thành lập và nuốt gần hết đất đai của ‘Thiên hạ’ thì nước Việt nam ngày nay là quốc gia duy nhất kế thừa chính thức sự nghiệp của Hữu Hùng quốc xưa ; quốc gia đang tiếm xưng ‘Trung quốc’ hiện nay thực ra là ‘da Trung hoa hồn Mông Mãn ’ ...chẳng có họ hàng hang hốc gì với ông Bàn cổ và Tam hoàng Ngũ đế cả .
Quan niệm Hoa Di.
Trần quang Đức - nguồn http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=6513
Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn , bi văn Đình Nam Hương, Hà Nội.
Ngoài tư tưởng Đế vương, triều đình phong kiến Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ một quan niệm, vốn tràn ngập trong các kinh điển của Trung Quốc, đó là quan niệm Hoa di.
Trước thế kỷ XIX, khi chưa trở thành danh từ riêng đặc chỉ một chủng tộc hay một quốc gia cụ thể, các khái niệm “Hoa”, “Hạ”, “Trung Quốc”, “Trung Hạ”, “Trung châu”… xuất hiện trong kinh điển thời Xuân Thu (770-476 tr.CN) được dùng để chỉ vùng đất, cũng có khi chỉ những người văn minh ở trung tâm, có lễ giáo, khu biệt với các sắc dân Man, Di, Nhung, Địch ở bốn phía xung quanh. Chiến quốc sách giải thích: “Trung quốc là nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật tài nguyên hội tụ, nơi thánh hiền triển khai giáo hóa, nơi nhân nghĩa được ban bố thi hành, nơi thi thư, lễ nhạc được sử dụng, nơi tài nghệ kỳ tuyệt được triển thi, nơi phương xa đến quan ngưỡng, nơi man di phỏng noi theo.”16
Từ quan niệm “trung tâm văn minh”, Á thánh của đạo Nho, Mạnh Tử chủ trương “dụng Hạ biến di”, đem văn minh tiên tiến của trung nguyên truyền bá ra xung quanh như công cuộc khai hóa. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận một phần văn hóa Hán, hấp thu tư tưởng Xuân Thu, vua tôi các nước Việt, Triều, Nhật đều tự nhận mình là Trung Quốc, Trung Hạ, tức chủ thể của một nền văn minh có đầy đủ lễ giáo, văn hiến không thua kém các triều đại Hán Đường. Asami Keisai, học giả Nhật Bản thời trung đại từng bàn luận về khái niệm Trung Quốc cho biết: “Nước tôi (chỉ Nhật Bản) biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở góc độ nước tôi nhìn sang các nước khác, đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử. Không nắm được điều này mà đọc sách Đường thì thành ra những kẻ sùng bái đọc sách Đường (phiếm chỉ sách vở Trung Quốc), đứng từ góc độ nhà Đường trông sang để soi chiếu Nhật Bản, thì luôn xiểm nịnh nhà Đường và riêng dùng khái niệm di rợ để lý giải Nhật Bản, hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ Xuân Thu của Khổng Tử. Khổng Tử mà sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản lập ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới là người giỏi học sách Xuân Thu. Nay đọc Xuân Thu mà gọi Nhật Bản là di rợ, thì không phải do sách Xuân Thu hại đến đạo Nho, mà do kẻ không giỏi đọc Xuân Thu hại sách Xuân Thu vậy.”17 Như vậy, Keisai quan niệm những người đã học theo kinh điển của Trung Quốc thì không thể bị coi là “man di”, và bản thân những quốc gia có lễ giáo tương tự các triều Hán Đường cũng đều có thể được coi là Hoa Hạ, là Trung Quốc. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam vào thời Nguyễn: “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa.”18
Lý giải quan niệm của vua tôi người Việt tự nhận đất Việt là quốc gia văn minh ở trung tâm mới có thể lý giải được việc vua tôi Việt Nam không ít lần sử dụng khái niệm Trung quốc, Trung Hạ, Khu Hạ, Hoa Hạ để chỉ nước mình. Tỉ như:
- Toàn thư viết: “Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực của Trung quốc (1104)”; “Đối với những người hào kiệt Trung quốc, chúng (chỉ nhà Minh) phần nhiều vờ trao cho quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc (1417)”; Tháng 8, năm 1426, vua Lê Thái Tổ ban dụ cho cả nước viết: “Giặc còn ở Trung quốc, dân chúng còn chưa yên.”19…
- Thiền Tông khóa hư ngữ lục của Trần Thái Tông khi bàn về sự quý báu của thân người có đoạn viết: “Người nay chẳng biết, lại quý vật mà rẻ thân, chẳng hay thân mình có ba điều khó gặp… Một là, trong lục đạo chỉ có người là quý…có kẻ bị đọa xuống đạo Địa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sinh, không được làm người… Hai là, đã được sinh ra làm người nhưng lại có kẻ sinh ra ở nơi man di, tắm thì chung sông, nằm thì rọ chân, sang hèn ở lẫn, trai gái sống chung, chẳng đượm gió nhân, chẳng nhuần giáo hóa… Ba là, đã được sinh ra ở Trung quốc, nhưng sáu căn không đủ, bốn thể chẳng toàn, mù điếc ngọng câm… tuy ở trong Hoa Hạ cũng hệt như ở ngoài hoang dã. Nay đã làm người, được sinh ra ở Trung quốc, lại có đủ sáu căn, há chẳng quý lắm sao?”20
- Đại Việt Lam sơn Dụ lăng bi (soạn năm 1504) đặt tại lăng vua Lê Hiến Tông (di tích Lam Kinh) có đoạn viết: “Trung quốc vững mạnh, ngoại di khiếp hãi.”
- Tờ sớ Mạc Đăng Dung tâu lên vua Lê vào tháng 12 năm 1517 xin giết Lê Quảng Độ, đại ý nói: “Tam cương ngũ thường là rường cột chống đỡ trời đất, là trụ đá đặt yên sinh dân. Nước mà không có cương thường thì tuy là Trung Hạ cũng có khác nào di địch. Người mà không có cương thường thì tuy mặc xiêm áo, cũng có khác nào cầm thú.”21
- Bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (nay là Jakarta) năm 1637, có đoạn viết: “Nay ta có ý mong quý quan tiết chế của quý quốc Ô Lan (tức Hà Lan) kết giao với ta. Trên danh nghĩa chân chính, hai nước đùm bọc thương yêu, mãi đến muôn đời. Vậy cắt cử hoặc hai ba tàu, hoặc hai trăm lính thiện xạ đến Trung quốc ta, lấy đó làm tin”.22
Phải công tâm nhìn nhận rằng, vua tôi nước Việt trong giai đoạn phong kiến tự chủ đã xây dựng đế chế theo mô thức Trung Hoa, lấy trật tự Hoa di làm nền tảng. Mô thức này coi cõi đất hoàng đế ngự trị là trung tâm thiên hạ, tức Trung quốc, Trung Hạ, Hoa Hạ. Hoàng đế thi hành ơn đức, đồng thời bảo ban, dạy dỗ bốn cõi xung quanh, gọi là vương hóa, hoàng hóa. Các vùng biên viễn, man di ngưỡng mộ ơn đức của thiên triều phải thần phục và đến triều cống; những kẻ chống đối, ương ngạnh phải bị thảo phạt. Việt Nam vừa nằm trong hệ thống những nước triều cống của triều đình Trung Hoa, vừa thiết lập riêng một hệ thống tông chủ - phiên thuộc đối với các vùng đất và quốc gia phương Nam. Tư tưởng này được thể hiện hết sức rõ rệt qua các tờ chiếu, hịch, văn khắc ghi công của vua tôi nướcViệt trước hoặc sau khi thảo phạt các tộc người thiểu số và các nước phương Nam, như:
- Bài hịch đánh động Ma Sa của vua Lý Nhân Tông có đoạn viết: “Trẫm coi triệu họ trong bốn bể đều như con đỏ. Đến cõi xa cũng mến lòng nhân mà quy phụ, phương khác cũng mộ nghĩa mà lại chầu. Nay tên tù trưởng hèn nhà ngươi ngu xuẩn, phụ ước ông cha, quên việc tuế cống.”23
- Thái úy Đỗ Anh Vũ nhà Lý nói: “Để bọn man di quấy Hạ là tội của thần… Nay cấm chỉ thói mọi, chắp tay mà chịu mặc hình; trộm cắp dân ven, mất mật mà theo hoàng hóa”.24
- Văn khắc Chinh Ai Lao kỷ công ma nhai của Nguyễn Trung Ngạn trên sườn núi Trầm Hương (Nghệ An) năm 1335 có đoạn viết: “Vào thời hoàng đế thứ sáu triều Trần nước Hoàng Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết được trời ban mệnh, giữ đất Trung Hạ, khắp trong bốn bể, đâu cũng thần phục, Ai Lao cỏn con, dám chống vương hóa. Năm Ất Hợi, mùa thu, đế thân chinh soái lĩnh sáu quân, đi tuần miền Tây, thế tử nước Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La cùng tù trưởng man di Đạo Thần, Quỳ Cầm… đều dâng phương vật, tranh nhau nghênh đón. Mùa đông, đế đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn Mật châu, lệnh cho các tướng và quân lính man di tiến vào nước ấy.”25
- Văn khắc trên vách đá vùng Tây Bắc Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn do vua Lê Thái Tổ ngự chế cũng có đoạn với đại ý tương tự: “Bọn di địch là mối họa ở vùng biên cương, từ xưa đã có. Bọn Hung Nô thời Hán, bọn Đột Quyết thời Đường, bọn man mọi Mường Lễ ở phía Tây nước Việt ta cũng vậy. Vừa rồi chính trị Trần Hồ suy vi, bọn phiên thần ngang nhiên cát cứ, Cát Hãn giữ nguyên thói cũ, ỷ địa thế hiểm trở không chịu hối cải. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến, cất một trận là dẹp yên. Nhân viết một bài thơ Đường luật, khắc lên trên đá, để răn những tên tù trưởng man di chống lại vương hóa đời sau.”
- Tờ chiếu đi đánh Ai Lao của vua Lê Thánh Tông tháng 7 năm 1479 cũng viết: “Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai… Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn, ở đất Trung Hạ, vỗ yên ngoại di… Huống chi, đám dân chốn man rợ này, từ lâu nhiễm mùi hôi tanh của loài chó Lão Qua, muốn khôi phục cương thường cho tục mọi…”26. Trong tờ chiếu đánh Bồn Man, ông còn viết: “Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống ngự Hoa Di”27.
Tư tưởng Hoa Di được đẩy lên cao độ tại Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản sau khi triều đình phong kiến Trung Hoa do người Hán trị vì bị thay thế bởi “người Hồ” phương Bắc28, đặc biệt sau khi người Mãn làm chủ Trung Quốc, lập nên nhà Thanh. Lúc này, ba nước đều tự nhận là quốc gia trung tâm, chủ thể lưu giữ nền văn minh cổ phác và miệt thị gốc gác du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Mông. Đó cũng chính là tư tưởng ẩn chứa trong câu phản vấn của Hưng Đạo vương trong Hịch khuyên dụ các tỳ tướng, sau khi ông kể cho tướng lĩnh những câu chuyện đầy nghĩa khí thời Xuân Thu: “Các ngươi là tướng của Trung quốc, phụng sự tù trưởng di rợ mà không thấy căm phẫn?”29 Về phía Triều Tiên, Tư gián Triệu Quýnh (Zo Kyeong) bày tỏ: “Nước ta xưa nay nổi danh thiên hạ bởi có lễ nghĩa, được gọi với tên Tiểu Trung Hoa, kế thừa liệt thánh, thờ nước lớn một lòng, cung kính cẩn thận, nay phụng sự giặc Hồ, trộm yên tạm bợ, kéo dài chốc lát, làm như vậy đối với tổ tiên thế nào, đối với thiên hạ thế nào, đối với hậu thế thế nào?”30 Còn Tùng Cung Quan Sơn (Matsumiya Kanzan), binh pháp gia Nhật Bản thì nói: “Trộm nghĩ, nước ta từ xưa văn hiến đã đủ đầy, tự xưng là Trung châu, gọi nước kia (chỉ Trung Quốc) là Tây phiên (phên giậu phía Tây). Sự phân biệt trong ngoài, thể chế rất là nghiêm ngặt.”31 Diễn biến đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng như không ít sách vở triều Nguyễn dứt khoát gọi người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”32, gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”, mà “Thanh” như vua Minh Mệnh từng nói, “Tổ tiên là người Mãn… Mãn là di rợ.”33 Thậm chí, những người phương Tây như người Pháp, người Anh… cũng đều từng bị vua quan nhà Nguyễn gọi thẳng thừng là “Dương di”.
Tư tưởng phân biệt Hoa Di, đúc kết lại có thể thấy rõ nhất qua sự việc Lang trung Lý Văn Phức sang Thanh, thấy người Thanh viết bốn chữ lớn “Việt Di hội quán” lên vách tường, ông đã rất tức giận, trách mắng quan Quán Bạn, nét mặt và giọng nói đều rất dữ, không chịu vào quán, sau đó lệnh hành nhân xé nát chữ Di đi rồi mới vào, đoạn viết Biện Di luận để trần bày. Đại lược nói: “Việt Nam vốn hậu duệ của Thánh đế Thần Nông, là Hoa, chẳng phải Di vậy, đạo học noi theo Khổng Mạnh Trình Chu, pháp độ tuân theo Chu Hán Đường Tống, không vấn tết tóc, để vạt trái như người Di. Đến như vua Thuấn sinh ra ở Chư Phùng, Văn Vương sinh ra ở Kỳ Châu, người đời còn chẳng dám coi vua Thuấn, Văn Vương là Di, huống hồ dám coi ta là Di ư?’”34
..........................
Hết phần trích đăng .
Ý kiến của Văn Nhân
Sau thời gọi là Hoa nam Thập quốc , thiên hạ họ Hùng chia làm 3 nước :
Đại Việt sau đổi là Đại Hưng rồi lại phục hồi quốc hiệu Đại Việt hay Cồ Việt ở đất phía Tây .
Đại Tống trước kinh đô ở Hoa Bắc sử gọi là Bắc Tống sau Hoa Bắc bị giặc kim chiếm vua quan nhà Tống chạy về lập đô ở Lâm ấp hay Nam ấp gọi là nhà Nam Tống .
Đại Lý thời Việt Thường hay đại Đường tách ra lập quốc bên bờ tây Nhị hà hay Nhĩ hà tức sông Hồng ngày nay , sử Trung quốc nhập nhèm ra ....lập quốc bên hồ Nhĩ hải ở Vân nam .
Rợ Mông Thát lần lượt diệt Đại Lý rồi Nam Tống đặt phần lớn Thiên hạ dưới móng ngựa, sau đám rợ này học người ‘Thiên hạ’ văn minh ra lập triều đình gọi là nhà Nguyên của Đại Hãn quốc , Chu nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi Mông Thát khỏi đất Thiên hạ , nhà Nguyên dời đô về đồng cỏ phương Bắc sử Trung quốc đổi gọi là nhà Bắc Nguyên tồn tại song song với nhà Ngô hay Minh của Trung Hoa , điều này chứng tỏ Nguyên không thể là 1 triều đại của Trung Hoa .Nhà Nguyên của đại Hãn quốc bị nhà Mãn Thanh tộc Nữ chân thay thế và Đại Hãn quốc 1 lần nữa chiếm lại lãnh thổ Tống và Đại Lý xưa , nhà Mãn thanh của Đại Hãn quốc tồn tại đến năm 1912 thì vua Mãn thanh thoái vị ...ăn trợ cấp thất nghiệp .
Năm 1912 Đại Hãn quốc đã diệt vong ?
Thưa ...nó vẫn tồn tại với cái áo khoác mới gọi là ‘dân quốc’ tất cả chỉ là trò ‘rượu cũ bình mới’ mà thôi , không gọi là Đại Hãn nữa mà đổi gọi là đại Tổng thống , nổi bật là 2 triều Viên thế Khải sau là Tưởng Giới Thạch còn trong ruột chẳng thay đổi gì , ‘quốc dân’ vẫn là người thuộc chủng Mongoloid và cổ quốc xưa vẫn được quảng bá khai sinh trên...bờ bắc Hoàng hà , đám người Mongoloid phương Nam là mọi rợ mới được các đại Hãn khai hóa văn minh từ khoảng đầu công nguyên .
Hiện nay thì sao ?
Thưa chẳng có gì thay đổi , đại Hãn quốc vẫn là đại Hãn quốc chỉ hơi khác 1 chút ...xưa do 1 Đại Hãn cai trị nay Đại Hãn quốc do ‘hội đồng các Hãn’ cai trị ...bằng ‘nghị quyết’ thế thôi ...
Vậy Hữu Hùng quốc thì sao ?
Rợ Mông Thát mon men đến biên cương Đại Việt có đến 3 lần tan tác tháo chạy , quốc thống Hữu Hùng quốc truyền từ thời Hoàng đế nay vẫn bảo lưu hoàn toàn trên đất Việt nam , việc thờ kính các vua Hùng đã thành 1 tín ngưỡng ăn sâu trong tâm thức người Việt (Hùng vương là vua Hữu Hùng quốc …điều thật đơn giản đâu cần lý luận suy nghĩ gì) . Chính thông tin trong bài viết của tác gỉa Trần quang Đức đã chứng minh điều này .
Xin thêm 1 ý nhỏ ...
...Diễn biến đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục cũng như không ít sách vở triều Nguyễn dứt khoát gọi người Việt là “Hán nhân”, “Hán dân”32, gọi người Trung Quốc là “Thanh nhân”, mà “Thanh” như vua Minh Mệnh từng nói, “Tổ tiên là người Mãn… Mãn là di rợ.”...
Chữ ‘Hán’ nhà Nguyễn dùng không phải là tên của tộc người gọi vua - chúa là Hãn (ngôn ngữ Mông -Thát) chỉ người Trung quốc hiện nay , từ ‘Hán’ trong bài thực ra là ‘Hớn’ biến âm của Hơn , Hên , Hưng (đối phản với Thua , Sui , Suy theo phép lưỡng lập trong ngôn ngữ Dịch học ) là từ có nguồn căn từ thời nước Đại Việt - Đại Hưng sau bị đám sử nô tráo chữ đổi nghĩa thành ra ...nước Nam Hán . Hưng nhân – Hưng dân biến ra Hán nhân – Hán dân nghĩa xa 1 trời 1 vực
, xét về giống dòng thì ...dân tộc này đã biến thành dân tộc khác ...
... Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn như học giả người Mỹ, Alexander Barton Woodside về chính khái niệm “Trung quốc” được sử dụng tại Việt Nam vào thời Nguyễn: “Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường được dùng để chỉ Trung Hoa, nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tắc kinh điển Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa.”
Học giả Alexander Barton Woodside đã nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn của giới sử học người Hán ; đồng hóa Hán và Hoa để đánh tráo lịch sử Hữu Hùng quốc , lịch sử và văn minh của tộc người thuộc loại hình nhân chủng Mongoloid phương nam biến thành lịch sử và văn minh của đám người Mongoloid du mục gọi thủ lãnh là Khan - Hãn .
Vua Gia Long nhà Nguyễn và các vua tiền triều dùng chữ Trung quốc , Trung Hạ .v.v.. chỉ nước mình là đích xác và chính thống đúng với quốc thống truyền lưu từ thời tiền nhân lập quốc có lẽ đến 5 – 6 ngàn năm trước ; hoàn toàn không mơ hồ bất định vì người Việt nam là truyền nhân duy nhất còn lại của họ Hùng , kể từ khi đại Hãn quốc thành lập và nuốt gần hết đất đai của ‘Thiên hạ’ thì nước Việt nam ngày nay là quốc gia duy nhất kế thừa chính thức sự nghiệp của Hữu Hùng quốc xưa ; quốc gia đang tiếm xưng ‘Trung quốc’ hiện nay thực ra là ‘da Trung hoa hồn Mông Mãn ’ ...chẳng có họ hàng hang hốc gì với ông Bàn cổ và Tam hoàng Ngũ đế cả .