Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí) Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí) Flags_1



    bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1194
    Join date : 31/01/2008

    bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí) Empty bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí)

    Bài gửi by Admin 21/6/2010, 4:07 pm

    Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí)

    bài 30 - Cặp Quẻ Cưỡng – bức (Bế – Bí) Image020

    Dịch học bản thông hành của Tàu gọi là: phệ hạp – bí

    Đây là cặp quẻ rất khó giải thích ý nghĩa

    Bí = bịt, bít không ra được ;

    phê hạp = cắn ( bằng 2 hàm răng)

    Đóng cửa để cưỡng chế hay bắt buộc vì nếu trong và ngoài thông với nhau thì không thể cưỡng chế hay bắt buộc ở bên trong được.

    Bí là phải cách ly đối tượng.

    Phê hạp là đưa vào khuôn phép tức cải tạo đối tượng.

    Tóm lại cặp quẻ này nói đến nhà tù và ý nghĩa nhân văn của nó là sự cải tà qui chánh cho tù nhân.

    A. Quẻ cưỡng hay phệ hạp = hỏa/ lôi

    Hỏa lôi là tượng của sự nghiêm chỉnh, hỏa là minh, lôi là nghiêm. Sự nghiêm minh của pháp luật là : phạm tội thì phải đền tội. Đi tù không phải là đi đày, đi đến nơi bị hành hạ để trả thù, mà là cách ly để cưỡng bức bắt phải vào khuôn phép, sống có kỷ cương có luật lệ.

    a. Lời Quẻ

    Phệ hạp hanh, lợi dụng ngục.

    cắn mà hạp lại ý nói cái lợi của việc dùng nhà ngục (tù) là dùng sức mạnh để bắt đối tượng phải trở về với đường ngay nẻo chính, hòa hợp với cộng đồng.

    cưỡng chế mà lại hợp với lý lẽ là nói cái lợi của nhà tù dùng sự cách ly đ̣ể cải tạo. Đối với loài người văn minh hoàn toàn không có sự trả thù nơi nhà tù. Cải tạo là cải tà qui chánh cho một con người tức là làm cho họ người hơn để đáng sống và được sống trong cộng đồng.

    a. Lời tượng

    Phệ hạp: tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp

    Quẻ phệ hạp đấng tiên vương phải ban bố pháp luật và công khai việc xét xử, luận tội.

    Đặc tính của luật pháp là phổ biến, ai ai cũng biết vì không biết thì làm sao mà thi hành.

    Minh phạt là công khai việc xử phạt hay xét xử và hình phạt.

    Tóm lại ý quẻ là mọi chuyện liên quan tới pháp luật, hình ngục đều phải công khai rõ ràng.



    b. Lời Hào

    c.1 Hào Sơ

    Lũ giảo diệt chỉ – vô cữu.

    Xiềng xích – đứt ngón chân – không lỗi.

    Hào sơ tượng trưng cho sự non dại mới phạm tội lần đầu.

    Bị bắ : lũ giảo là tra chân vào cùm, chịu hình phạt chặt ngón chân, tức hình phạt không nặng lắm, như thế không có lỗi (người phạt).

    Đau đớn sẽ khiến hắn tỉnh ngộ và nhớ đời để không phạm tội lần nữa.

    c.2 Hào nhị:

    Phệ phu – diệt tỵ, vô cữu.

    Hào sơ là phạm tội lần đầu, hào nhị là đã có phần ngoan cố không cải tà qui chánh, mà tiếp tục phạm tội lần nữa, phải trừng phạt mạnh tay hơn nữa.

    Buộc thụ hình cắt mũi cũng chưa phải là quá tay, mới chỉ cắn sâu hơn vào da mà thôi.

    c.3 Hào Tam

    Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận vô cữu.

    Cắn tới thịt, ngộ độc, sai phạm nhỏ, không lỗi.

    Hào nhị cắn tới da, tới hào tam cắn tới thịt (phệ tích nhục) coi chừng trừng phạt nặng quá sẽ phản tác dụng (ngộ độc), sự hơi quá đó chỉ là sai nhỏ, không phải bận tâm.

    c.4 Hào tứ

    Phệ can chỉ, đắc kim thỉ, lợi, gian trinh cát.

    Cắn sâu hơn nữa, tìm được nguyên nhân phát sinh tội lỗi (chết là vì đầu mũi tên) dù gian nan cũng không sờn lòng . tốt.

    c.5 Hào ngũ:

    Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh, lệ – vô cữu.

    Cắn thịt khô, được vàng, cứ giữ nguyên thì có điều lo, nhưng không lỗi.

    Hào ngũ là bậc chí tôn.

    Phệ can nhục là cắn miếng thịt cứng ý hào là: cắn thật mạnh, hay lực cưỡng chế thực mạnh để có kết quả tốt đẹp (đắc hoàng kim) tức đạt được mục đích thiết lập kỷ cương hay giáo hóa thành công một phạm nhân khiến nó cải tà qui chánh, có điều lo là khi đã phải dùng sức mạnh để cưỡng chế tức phong hóa đạo đức xã hội chưa tốt nên còn nhiều gian nan, sau nữa mới có sự tốt đẹp.

    c.6 Hào Thượng

    Hạ hiệu, diệt nhĩ, hung

    Đội xiềng xích, đứt tai, hung

    Đối với hạng người vô phương cứu chữa thì buộc phải dùng hình phạt nặng nề và cách ly với xã hội tức nhốt nó trong tù không cho tiếp xúc với bên ngoài nữa, cắt tai là vì nó không muốn nghe lời giáo hóa nữa. Nghe tai này, chạy qua tai khác… vô ích, ý hào là không thể giáo hóa được nữa, đấy là sự khốn nạn (hung)



    B . Quẻ Bức (biến âm là bít ) = Sơn/ Hỏa

    Dung nham trong lòng đất lúc nào cũng sôi sục muốn trào ra nhưng bị núi chắn mất đường ; về hình tượng quẻ bít là ngọn núi lửa đã tắt hay không hoạt động.

    a. Lời Quẻ:

    Bít – Bức – Hanh – tiểu, lợi, - hữu du vãng ;chữ hanh thừa và không hợp thời.

    Tiểu lợi: đóng cửa chỉ vì lợi ích nhỏ nhen của riêng mình thay vì có thể tiến xa hơn nữa (nếu mở cửa) đấy là tượng bế quan tỏa cảng, giao thương tiếp xúc với bên ngoài sợ dân trí sẽ khai mở do đó có thể mất ghế, đóng cửa là bỏ cái lợi lớn của xã tắc để giữ cái lợi nhỏ cho riêng mình.

    b. Lời tượng: Bít: tiên vương dĩ chí nhật bế quan, hậu bất tỉnh phương – thương lữ bất hành.

    Đóng cửa – lãnh đạo không đi xem xét công việc và dân tình ở các nơi, đã đóng cửa làm sao có thể giao thương được ; đây là cảnh quan liêu xa dân cực kỳ, còn với dân thì ngăn sông cấm chợ.. các nơi ráng tự cấp tự túc… thực là hình ảnh bi đát : trong ngoài không thông ,các nơi không thông, trên dưới không thông… thân thể rã rời ...nên chết chắc.

    c. Lời Hào

    c.1 Hào sơ

    Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.

    Cơ sở hạ tầng (chỉ ) tắc nghẽn, đành phải bỏ xe đi bộ, bí kỳ chỉ ở xã hội hiện đại gọi là kẹt xe…

    c.2 Hào nhị : Bí kỳ tu

    Sự ngăn cấm lên tới miệng rồi, phải ngậm câm như hến mở miệng là coi chừng...đi tù, ý nói không có tự do ngôn luận, chỉ nói những cái được phép thì thà câm còn hơn, mở miệng ra là phải ca tụng đại ơn đại đức của những kẻ đè đầu cởi cổ moi gan móc ruột mình còn gì khổ sở hơn.

    c.3 Hào Tam

    Bít như, nhu như, vĩnh trinh cát

    Người nhà đóng cửa bảo nhau thấm nhuần cho nhau, bền vững lâu dài tốt (mưa dầm thấm lâu)




    c.4 Hào tứ

    Bí như, ba như, bạch mã hàn như, phỉ khấu hôn cấu.

    Trong nhà đóng cửa bảo nhau, thông suốt với nhau (ba → sắc trắng trong)

    Có bóng bạch mã đang trên đường, không phải giặc cướp mà là người muốn kết thân.

    Đóng cửa để chấn chỉnh nội bộ, thống nhất được nhân tâm, lúc đó mới có thể để nhìn ra bên ngoài, thế giới là thế giới tùy thuộc vào nhau, ngựa sắc trắng ý nói sự chân chính thẳng thắn hay thực lòng tìm đến tạo mối liên kết để cả hai đều có lợi không phải hễ người ngoài đến là cướp nước phá nhà.

    c.5 Hào ngũ:

    Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận –chung cát.

    Biệt lập nơi sơn trang (nơi ở của ẩn sĩ) phải hạ mình xuống mang bó lụa trắng tới mời (ra giúp sức cho mình) có gì đâu mà xấu hổ, không sai lỗi gì.

    Bậc chí sĩ cao minh khi thời thế nhiễu nhương bèn trốn đời tự cô lập mình làm bạn với hươu nai, sống thanh bần lạc đạo, nay muốn các vị hạ sơn giúp đời trước hết phải tỏ lòng trân trọng và trong sáng tượng trưng bằng bó lụa mỏng, phải tự hạ mình xuống để chứng tỏ lòng thành như Lưu Bị mời Khổng Minh vậy, không phải chỉ một lần có khi tới 5, 7 lần mới xong.

    Hào ngũ là địa vị của vương công nên hào từ mới nói đến việc cầu hiền, tìm đến các chí sĩ ẩn cư.

    c.6 Hào thượng

    Bạch bí vô cữu

    Cách biệt để giữ cho tinh tuyền, không có lỗi.

    Trần gian vật dục làm hoen ố tinh thần, muốn nguyên toàn tinh khiết phải tìm sự thanh tịnh nơi đỉnh núi chót vót, đấy chính là hình ảnh của việc tu tiên.


      Hôm nay: 8/9/2024, 9:02 am