Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn Flags_1



    bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn Empty bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

    Bài gửi by Admin 21/6/2010, 3:41 pm



    Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

    bài 23 - Cặp Quẻ: Kết – Đoàn Image014

    4. Cặp Quẻ: Kết – Đoàn

    Dịch học thông hành của Tàu là cặp quẻ : Tỷ – Sư.

    Với dịch học họ HÙNG là cặp quẻ : Kết – Đoàn

    Thủy địa là quẻ kết hay tỷ nghĩa là kết nối.

    Địa thủy tạo thành quẻ Đoàn hay đàn hay cộng đồng

    Kinh Dịch hiện lưu hành thì : Địa thủy thành quẻ sư chỉ quân đội đây là cái nhìn khác hẳn với dịch học họ Hùng.

    Thủy ở trên, đất ở dưới là tương phối hợp với nhau, vì nước thấm xuống đất, sự ứng hợp theo từ ngữ Dịch học gọi là theo nhau hay liên kết, liên hợp v.v…

    Còn đất và nước hay quẻ địa trên quẻ thủy chỉ cộng đồng, một đoàn người, … nếu là người Việt ai cũng hiểu: đất nước đồng nghĩa với Quốc gia.

    Liên kết con người lại với nhau thì thành người một nhà hay gia nhân chữ người một nhà ở đây cũng đồng nghĩa với chữ Đồng bào; hoặc nhìn ngược lại thì quốc gia là những người mà số phận gắn kết với nhau cùng vui cũng như cùng buồn…,

    Dịch học của người Tàu không biết vô tình hay cố ý biến cặp quẻ kết - đoàn này thành cặp : Tỷ – sư. Trong đó sư có 2 nghĩa là quần chúng và sư cũng là quân đội, còn tỷ là sự thân thiết với nhau. Thân thiết thì có quần chúng nhân dân rất gần nghĩa với kết đoàn còn thân thiết mà có quân đội thì chịu thua không hiểu nổi.

    A. Quẻ kết hay gắn kết = thủy/ địa.

    Dịch học của Tàu gọi là Thủy địa tỷ nghĩa là gắn kết, liên kết lại .

    Để cố gắng hiểu trọn vẹn Dịch ta phải đặt mình lùi lại vài ngàn năm. Thời tiền nhân làm ra Dịch học, từ ngữ và cú pháp không hoàn toàn giống như bây giờ, chỉ một thoáng gần gũi còn nhận ra được sau vài ngàn năm là quý lắm rồi.

    Thí dụ: Ta xét 2 quẻ liền nhau: Thiên thủy = cạnh tranh hay tụng và thủy địa = gắn kết hay tỷ.

    Trời ở trên, nước ở dưới, nước thấm xuống dưới chẳng liên quan gì tới trời, giữa 2 quẻ không có sự hỗ trợ nhau, thậm chí vận động trái chiều nhau, chống đối nhau nên lấy tượng đó đặt tên cho quẻ là trái chống hay tụng cũng có nghĩa là tranh đấu, tranh dành, giành giật v..v…

    Sang Quẻ Thủy địa có hiện tượng đảo nghịch. Nước ở trên, đất ở dưới, nước thấm xuống đất.. như vậy có sự phối hợp, hay ứng hợp với nhau khi vận động, sự ứng hợp này về mặt ngôn ngữ được khái quát hóa thành một từ chỉ sự gắn kết, liên hệ với nhau. Thủy địa = kết hay tỷ.

    Cách đây 2000 – 3000 năm chắc số từ còn rất ít nên sức ngoại trương của một từ rất lớn và nội hàm của từ đó dĩ nhiên là rất hẹp, rất ít thông tin chi tiết, nghĩa là: một từ gốc chưa được chi tiết hóa chỉ định chính xác riêng rẽ từng khía cạnh như ngày nay.

    a. Lời Quẻ: Tỷ cát, nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu, bất ninh phương lai, hậu phu huy

    Liên kết với nhau, tốt lắm phải xem xét kỹ lưỡng từ đầu (tác sự mưu thỉ) bền chặt ngay từ đầu như thế không lỗi gì, dựa vào nhau thành một khối an ninh chung.

    Kẻ chờ tới khi thấy rõ nguy cơ mới xin liên kết thì chẳng ai dại mà nhận để mua cái rắc rối vào người.

    Con người sức vóc bé nhỏ mà phải gánh không biết bao nhiêu nguy cơ do đó họ phải gắn kết lại thành cộng đồng người, dựa vào nhau mà tồn tại, đến lượt các cộng đồng cũng phải liên kết với nhau thành các cộng đồng lớn hơn để đối phó với thiên tai dịch họa cũng như dựa vào nhau mà phát triển.

    b. Lời Tượng: Địa Thương hữu thủy: tỷ. Tiên vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.

    Đất ở dưới nước ở trên là tượng phối hợp, đấng tiên vương xem tượng ấy lập vạn nước, thân thiết với chư hầu.

    Chế độ phong kiến có từ thời nhà Chu. Ngoài nước chính là nòng cốt của liên minh gọi là Trung Quốc, vua chia đất ở bốn phía cho thân vương, công thần lập nên các “phụ Quốc” gọi là chư hầu hay các hầu. Với ý đồ là các nước thân tộc đó sẽ liên kết bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ chính quốc tức Trung Hoa, sỡ dĩ phải dùng chính sách chư hầu vì điều kiện vật chất đặc biệt là phương tiện liên lạc và giao thông vận tải, chưa cho phép có thể điều hành thống nhất một quốc gia quá rộng lớn.

    Phong tước kiến địa là một giải pháp tình thế hết sức thông minh, và hữu hiệu trong mấy trăm năm liền cho tới thời Xuân thu, chiến Quốc mới hết.

    C. Lời Hào

    c.1 Hào Sơ: Hữu phu tỷ chi vô cữu, hữu phu doanh phẫu chung lai hữu tha cát

    Lấy lòng thành tín mà kết liên, không lỗi gì; tín thành hết mực như rượu đầy bình sau cùng cũng khiến người người quy tụ về, thật tốt đẹp.

    Đấy chính là cõi lòng và thánh đức của bậc minh quân khi tạo lập sự nghiệp vỗ yên thiên hạ.

    c.2 Hào nhị: Tỷ chi tự nội, trinh cát.

    Liên kết là yêu cầu của cuộc sống, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển, liên kết bền vững rất tốt.

    Tự nội ở đây làm xuất phát từ bản thân cuộc sống, là sự bức bách buộc phải hành động như thế…. Không phải là ý muốn chủ quan, bày đặt ra.

    c.3 Hào Tam: Tỷ chi phỉ nhân

    Tụ tập thành đảng cướp ,

    Không phải bức bách và cuộc sống như ở hào nhị mà chủ động liên kết tạo sức mạnh để cướp của giết người. Tức có mục đích bất chính xấu xa.

    Đây chỉ là thí dụ điển hình về sự liên kết xấu xa gây tội ác mà thôi. Thực tế có đến thiên hình vạn trạng đủ thứ mưu mô quỷ quyệt, đại đa số đảng này phái kia đều là loại này, trộm cướp không chỉ là phường đầu đường xó chợ, cướp núi cướp rừng… có khi lại là chính các lãnh tụ khả kính, chính các bậc “cha mẹ” dân, ăn cướp công khai, ăn cướp hợp pháp, ăn cướp có binh lực bảo kê … tất cả loại này gom vào một chữ “phỉ nhân”.

    c.4 Hào Tứ: Ngoại Tỷ chi, trinh cát

    Liên kết bên trong và bên ngoài lâu dài tốt.

    Mỗi nước đều có thế mạnh, mặt mạnh riêng, liên kết để bổ sung cho nhau tốt cho cả 2, có nhiều loại và nhiều mặt hay lãnh vực có thể liên kết nếu không kể sự liên kết toàn diện như : Liên kết kinh tế – tài chính.,Liên kết chính trị ngoại giao,Liên kết quân sự phòng thủ v.v…

    Liên kết cũng có nhiều loại, liên kết giữa nhà nước và nhà nước, liên kết giữa các tổ chức quần chúng, liên kết giữa các công ty…

    Tóm lại càng ngày ngoại tỷ chi càng quan trọng và phong phú thậm chí nhân loại đã tiến đến mức không một nước nào có thể sống riêng lẻ, tất cả trở nên phụ thuộc vào nhau dù có muốn hay không muốn.

    c.5 Hào ngũ: Hiển tỷ vương dụng tam khu, thất tiền cầm, ấp nhân bất giới, cát.

    Kết liên một cách quang minh chính đại, vua có lòng quảng đại vô biên còn tấm lòng của “đồng bào” đối với nhau trong suốt như thủy tinh, như thế còn việc gì phải dè chừng? Hết sức tốt đẹp.

    Thời xưa săn bắn hầu như đã là một nghi thức bắt buộc với vua chúa, quí tộc, khi đi săn vua cho chăng lưới 3 mặt chừa một mặt trống làm cổng để săn lùa thú vào vòng vây, tới vua Thành Thang vô cùng nhân từ vẫn phải thực hiện nghi thức đi săn nhưng mở 3 mặt chỉ chăng lưới một mặt (tức ngược lại) hễ có con chim hay thú nào “cố tình” không tránh bẫy mới bị bắt (tức là vua chỉ thực hiện tượng trưng nghi thức đi săn mà thôi).

    Đoạn này mô tả đức hiếu sinh của vua tổ nhà Thương. Vua thì nhân từ như thế, còn dân thì trong sáng hết mực, hỏi có sự kết nối nào tốt đẹp hơn nữa, đúng nghĩa hiển tỷ hơn nữa?

    Hào từ này nhiều sách dịch rất tối nghĩa : vua đi săn chỉ chăng lưới 3 mặt còn mở 1 mặt để tỏ đức hiếu sinh ...thử hỏi nếu chăng lưới cả 4 mặt thì thú làm sao có thể chạy vào trong để mắc lưới ...?

    c.6 Hào thượng: Tỷ chi vô thủ, hung

    Tụ tập đông đảo mà không được dẫn dắt, thực nguy hiểm khôn lường

    Ta hiểu được thế nào là bùng phát, quá khích thực là ghê gớm, đốt phá không thua gì lũ giặc cướp, người tràn như thác đổ và sự phá hoại cũng không thua gì thác đổ, một người sai lầm thì hậu quả đã rất đáng kể còn cả một tập thể người có hành động sai lầm thì thật là một đại họa nên hào tứ kết thúc bằng chữ Hung

    Một cơ thể bao giờ cũng phải có cái đầu, một tập thể người không thể không có thủ lĩnh, gắn kết mà không có thủ lĩnh thì chỉ là một mớ bùng nhùng ….. cãi nhau chán rồi tan rã.

    B. Quẻ: Đoàn hay Đàn = Địa/ Thủy

    Người liên kết lại thì thành một cộng đồng, cộng đồng người có rất nhiều từ để gọi, Đoàn, Đàn, bày, tộc, Quốc, …

    Ở đây Thánh nhân dùng tượng đất nước (địa trên thủy) để lập thành quẻ Đoàn, đàn hay gia nhân tức người một nhà.

    a. Lời Quẻ: Gia nhân lơi nữ Trinh

    Hợp nhau lại thành người một nhà để cùng mưu lợi ích. Mềm mại, tốn nhuận mà cư xử thì cộng đoàn bền vững.

    Quan niệm xưa, nam thì gánh vác việc quân việc quốc còn nữ thì tề gia nội trợ nên quẻ đoàn hay gia nhân mới nói nữ mà không nói nam, nữ đây là nữ đạo không phải người nữ ;trong văn hóa Việt là: lấy chồng gánh cả giang sơn nhà chồng.Ta nhấn mạnh: gánh cả giang sơn tức là dồn hết sức lực, tâm trí cho công việc nhưng vẫn gọi là của chồng không xưng là “nhà” của mình, đấy là sự tốn thuận đến hết mực, tuy không vỗ ngực xưng tên nhưng vị trí, người đàn bà trong gia đình Việt hết sức “uy tín”. Lệnh ông không bằng cồng bà… tục ngữ Việt đã nói thế từ xưa xưa lắm rồi, không phải đợi phong trào nữ quyền tranh đấu đàn bà mới được xếp ngang bằng với đàn ông như hiện nay .

    b.Lời tượng: Gia nhân: quân tử dĩ dung dân súc chúng.

    Dân một nước, bậc trưởng nhân phải làm hết sức mình để bao dung, súc dưỡng dân chúng, đồng bào.

    Dịch học người Tàu đặt lời tượng này vào Quẻ Sư tức Quân đội khiến lạc nghĩa không ăn đâu vào với đâu ...

    C. Hào Từ

    c.1 Hào Sơ: Nhàn hữu gia – hối vong.

    Kỷ cương phép nước phải nghiêm minh từ buổi đầu dựng nước, nếu để việc vô phép tắc đã xảy ra lâu ngày thành nếp khó sửa chữa, tục ngữ Việt dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thủơ bơ vơ mới về. Cũng cùng ý nghĩa với nhàn hữu gia, đã ngăn ngừa từ đầu như thế còn gì phải hối tiếc.

    c.2 Hào nhị: Vô dụ toại, tại trung quĩ, trinh cát.

    Trong một Quốc gia guồng máy hành chính, tập trung vào việc chăm lo đời sống cho nhân dân, kinh tế ngày càng phát triển dân càng ấm no hạnh phúc, đấy là sự nghiệp lâu dài rất tốt đẹp. Việc lèo lái con thuyền về mặt chính trị là phận sự của vua, của thủ lãnh.

    Hào nhị đắc trung ở hạ quái là địa vị của tể tướng, của các chuyên gia hay nhà khoa học, còn hào ngũ đắc trung ở thượng quái là địa vị của vua chúa, thủ lãnh, của triết gia, việc sắp xếp thứ bậc các hào rất cẩn trọng về ý nghĩa chứ không tùy tiện.

    c.3 Hào Tam: Phú Gia đại cát

    Làm cho dân giàu nước mạnh hết sức tốt đẹp.

    Trong 6 cung bậc của một quẻ thì Hào Tam chủ lợi, hào Tứ chủ lý. Theo luật Dịch học vật chất hữu hình ở dưới, tinh thần vô hình ở trên.Ở đây Hào Tứ nói về giới doanh nhân và công chức quản lý xã hội, nếu đem lại no ấm giàu có cho người dân thì thực là tốt đẹp.

    Nền văn hóa Trung Hoa và Việt thường kỵ hay không thiện cảm với giới thương buôn và nghệ sĩ ,chữ thương buôn ngày nay phải hiểu là Doanh nhân chứ không phải chỉ riêng người đi buôn.

    Thực là lạ và hiếm khi Hào Từ Tán Dương phú gia đại cát.

    c.4 Hào Tứ: Gia nhân Hác Hác, Hối lệ cát, phụ tử Hy Hy chung lận

    Mọi người sống có nề có nếp, đôi khi thấy không xứng ý toại lòng,nhưng chắc chắn mọi sự đều tốt, còn cả trên lẫn dưới cùng ăn chơi thoải mái thì có ngày hối không kịp.

    Nơm nớp lo sợ bất trắc, mới dành dụm tiết kiệm, ăn xài chi tiêu đúng mực, ngày nay gọi là để dành cho tương lai tức đầu tư phát triển kinh tế, như thế không tốt sao được.

    c.5 Hào Ngũ: Vương cách hữu gia, vật tuất, cát.

    dịch sát nghĩa như cụ Ngô Tất Tố: “Vua đến có nhà đừng sợ tốt lành”....?

    lời dịch Hào Từ này không dám bàn vì không hiểu gì cả

    câu này có thể hiểu như sau :

    Bậc Quân vương không kể đến họ mình, thiên hạ không phải lo sợ ,ý muốn nói là: khi đã lên ngôi vương tức là vương của trăm họ, của toàn dân chứ không còn là người của một họ riêng nào nữa.

    c.6 Hào Thượng: Hữu phu, uy như chung cát

    Tự tin, uy nghiêm vô cùng tốt đẹp.

    Đây là trường hợp đặc biệt trong Dịch học, Hào Thượng của Quẻ gia nhân hay đoàn lũ lại dành để nói đến phong cách của thủ lĩnh. Nếu một nhà là gia trưởng còn một nước là Quốc trưởng, phẩm chất là biểu hiện là: tự tin và uy nghiêm.

    Tự tin vì con đường mình vạch ra chắc chắn đúng, thần thái uy nghiêm để thiên hạ một lòng cùng hợp sức vì mục đích chung, được như thế sau cùng sẽ thành công tốt đẹp lưu danh muôn thuở .


      Hôm nay: 24/11/2024, 10:07 am