Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Flags_1



    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Empty Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt?

    Bài gửi by Admin 23/8/2020, 10:31 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2020/08/21/co-bao-nhieu-nha-thuc-trong-su-viet/

    Ngày nay học sinh sinh viên Việt Nam học sử Việt, được giảng: Thục An Dương Vương là người đã thay thế Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, rồi bị Triệu Đà sai con là Trọng Thủy đến lừa lấy mất lẫy nỏ thần, nên phải đường cùng mà tự vẫn ngoài biển Đông… Cao cấp hơn một chút, các giáo sư lịch sử sẽ “hé lộ” phát kiến mới chưa từng được sử sách nào ghi lại… là chuyện Thục Phán được các Lạc hầu Lạc tướng tôn lên làm “người Tuấn kiệt”, kháng chiến chống đại quân Tần thắng lợi…
    Việc quy kết tất cả các chuyện nói đến Thục Vương đều vào một thời gian khi thời đại Hùng Vương kết thúc là một sự lạc lối hết sức lớn của cổ sử Việt. Nếu Hùng Vương có tới 18 chi nhánh (18 triều đại) thì liệu Thục Vương có thể chỉ là 1 người được hay sao?
    Thục thực ra là danh từ chỉ phía Tây vì:
    – Thục = Thụt, là hướng mặt trời lặn.
    – Thục nghĩa là Chín (thành thục), chỉ số 9, con số của hướng Tây.
    Ví dụ nước Ấn Độ được gọi là Tây Trúc hay Đại Thực đều là những từ phiên thiết của chữ Thục mà ra, chỉ nước ở phía Tây Trung Hoa.
    Vì Thục nghĩa là phía Tây, nên Thục Vương có nghĩa là Tây Vương, không phải là tên 1 người hay một dòng họ, mà là một danh xưng của các triều đại lập quốc ở phía Tây Trung Hoa xưa. Do đó, không phải chỉ có 1 Thục Vương, mà là có hàng loạt các triều đại Thục khác nhau trong sử Việt.
    Hơn nữa, các sách vở đều ghi, Thục Vương là dòng dõi hoàng đế đời trước của Hùng Vương. Như vậy, việc Thục Vương kế vị (Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Vương) là chuyện tự nhiên và quan trọng hơn, khi đó Thục Vương lại trở thành một triều đại Hùng Vương kế tiếp.
    Với cách nhìn nhận như vậy, xem hết trong sử sách nước ta, có ít nhất những thời kỳ sau có nói tới Thục:
    1. Trong sự tích của Quốc mẫu Tây Thiên kể, bà đã tụ họp quân dân ở vùng Đại Đình, Tam Đảo kéo về Phong Châu giúp vua Hùng dẹp tan giặc Thục. Do đó, bà đã được phong là Tam Đảo sơn Trụ quốc Mẫu, đời đời tôn là người mẹ nguyên tổ của cả dân tộc họ Hùng. Giặc Thục ở thời kỳ này là tộc Cửu Lê do Xuy Vưu cầm đầu, đã được Hiên Viên Hữu Hùng Hoàng Đế (Đế Minh) dẹp nhờ sự giúp đỡ của Cửu Thiên Huyền Nữ (Tây Thiên Quốc mẫu). Sự kiện diễn ra ở thời khởi sử 5000 năm trước của Hồng Bàng Thị.


    Câu đối ở đền Hóa Tây Thiên:
    Vô sinh thiên hạ giai xưng mẫu

    Phù Hùng tảo tặc hiệu thánh thần.

    Dịch nghĩa:
    Tự không thiên hạ đều xưng mẫu

    Giúp Hùng dẹp giặc gọi thánh thần.


    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Dai-lu

    Nghi môn đền Đại Lữ, nơi Tây Thiên quốc mẫu hội quân với vua Hùng. Vế đối chữ Nôm còn ghi: Phù Hùng thắng Thục giữ trời Nam. 

    2. Trận chiến Hùng – Thục thứ hai được kể trong sự tích Vĩnh Công Bát Hải Động Đình đánh Thục cùng với các vị quan lớn. Trong lần này, phần thắng thuộc về Hùng Vương, tức là dòng phía Đông (Động Đình) thắng dòng phía Tây. Đây cũng là chuyện Lạc Long Quân đánh nhau với Đế Lai khi bắt Âu Cơ vì vua cha Bát Hải đứng đầu Thoải phủ là Lạc Long Quân. Trong Hoa sử thì đây là cuộc chiến giữa Hạ Khải, con của Đại Vũ, đã đánh đuổi ông Bá Ích giành quyền cai quản thiên hạ. Sự kiện này đánh dấu mốc thời kỳ lịch sử theo chế độ phụ đạo, cha truyền con nối (Đại Vũ cho Hạ Khải hay Kinh Dương Vương cho Lạc Long Quân) ở quãng 4000 năm trước. Có thể gọi thời kỳ này là Việt Thường Thị.

    Câu đối ở điện thờ vua cha Bát Hải tại đền Đồng Bằng:
    Bình Thục trứ nguyên huân, mỹ tai Hồng Lạc sơn hà, bi kệ trường minh Đào Động miếu
    Lịch triều long tự điển, tế thử Á Âu phong hội, sương uy do tại hải môn thu.

    Dịch nghĩa:
    Trải triều đại thịnh dày năm xưa, đúng đây hội tục Á Âu, màn uy còn tại tiết thu cửa biển
    Dẹp quân Thục công đầu tiếng nổi, đẹp thay Lạc Hồng sông núi, bia đá mãi sáng nơi miếu Động Đào.



    Nghi môn đền Đồng Bằng với dòng chữ Bát Hải Động Đình.


    3. Dòng dõi ông Bá Ích hay Đế Lai (Âu Cơ) buộc phải “dắt nhau” lên núi, tức là di cư về phía Tây, nên được gọi là Thục. Khoảng 1000 năm sau, hậu duệ của dòng này được kể là vị con trai trưởng Hùng Quốc Vương đã lên ngôi Thiên tử ở đất Phong Châu, sau khi đã giành thắng lợi trước dòng Hùng ở phía Đông (từ nhánh Lạc Long Quân đi khai phá miền biển). Hùng Quốc Vương lập nước Văn Lang, phân phong cho các anh em và các công thần ở các nước chư hầu phiên dậu, mỗi chư hầu được quyền cha truyền con nối gọi là Phụ đạo, đặt ra trăm họ cho các nước chư hầu được phong, đặt ra lễ chế triều đình trăm quan, phong cho trăm thần. Trong Hoa sử đây là khi nhà Chu ở phía Tây (do Tây Bá Hầu Cơ Xương khởi sự) đánh bại nhà Ân Thương ở phía Đông, lập ra thiên hạ Trung Hoa trăm nước Bách Việt.

    Câu đối ở đình Bảo Đà (Việt Trì):
    Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
    Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.

    Dịch nghĩa:
    Mấy ngàn năm phụ đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
    Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.


    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Au-co

    Đền mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa. 

    4. Nhà Chu ban đầu đóng đô ở phía Tây nên gọi là thời Tây Chu. Tới thời Chu U Vương, do vua Chu thất đức, quân Khuyển Nhung làm loạn, nên buộc phải dời đô về phía Đông, bắt đầu thời kỳ Đông Chu. Đánh dấu sự kiện này là việc vua Chu xây thành ở Lạc Dương mà được sử Việt kể Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với sự giúp đỡ của Huyền Thiên Lão Tử, cử thần Kim Quy đến diệt trừ Bạch Kê Tinh, là oan hồn của đời trước (của thời nhà Ân – dòng Hùng Vương phía Đông). Sự kiện dời đô xây thành ở Đông Ngàn Cổ Loa xảy ra vào quãng thế kỷ 8 trước Công nguyên.

    Câu đối ở đình Thổ Hà, nơi thờ Lão Tử:
    Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
    Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.
    Dịch nghĩa:
    Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ chốn thanh hư, mở Đạo Giáo
    Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền phép màu nhiệm, tạo Thần Tiên.


    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Ngu-mon

    Ngũ môn đền Sái ở Đông Anh, nơi Huyền Thiên cử Kim Quy diệt Kê tinh.


    5. Cuối thời Đông Chu, chư hầu mạnh nhất ở phía Tây là nước Tần bắt đầu thôn tính cả thiên hạ. Trung tâm nước Tần khi đó nằm ở vùng Tứ Xuyên, tức là đất Xuyên Thục, phía Tây Bắc thiên hạ Trung Hoa. Do đó Tần chúa cũng được gọi là Thục Vương. Tần chúa ban đầu thôn tính đất đai phần Tây Chu, tức là vùng cao nguyên Vân Quý mà được sử Việt gọi là đất Ai Lao. Tần chiếm được vùng này, trở thành “bộ chủ Ai Lao” như trong Ngọc phả Hùng Vương đã chép. Sau đó, Tần Chiêu Tương Vương mới tấn công chiếm nốt đất Đông Chu ở miền Bắc Việt Nam, đuổi dòng họ Cơ của vua Chu về một khu đất nhỏ, gọi là Đông Chu Quân. Đất của Đông Chu Quân khả năng là ở miền Trung Việt, nơi mà theo truyền thuyết An Dương Vương đã đi vào biển về với thần Kim Quy. Tần thay thế vua Chu làm Thiên tử của Thiên hạ Trung Hoa, được sử Việt gọi là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc. Tới đời Tần Thủy Hoàng, chế độ Thiên tử – Chư hầu bị bãi bỏ, thay vào đó theo kế sách của Lý Tư, Thủy Hoàng đã lập quận huyện thống nhất quản lý trên toàn lãnh thổ. Thời kỳ phong kiến của nhà Chu (nước Văn Lang của Hùng Vương) đã chấm dứt, thay bằng một thời kỳ quốc gia thống nhất, vào năm 257 TCN.

    Câu đối ở đền Cổ Loa:
    Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
    Thục quốc sơn hà thượng cố cung.

    Dịch nghĩa:
    Thông bách lăng Chiêu giờ đâu nhỉ?
    Non sông nước Thục đó cung xưa.


    Có bao nhiêu nhà Thục trong sử Việt? Co-loa

    Cửa võng đền Cổ Loa.

    Tới đây ta nhận thấy, cuộc chiến giữa Hùng – Thục hay hai dòng Đông – Tây chính đã tạo nên sự phát triển chế độ xã hội Trung Hoa (Việt), là những nấc thang trên con đường tiến hóa của lịch sử phương Đông. (Hùng – Thục) = (Đông – Tây) = (Âu – Lạc) = (Rồng – Tiên) là cặp lưỡng lập, âm dương tăng trưởng không ngừng.
    Trong các thần tích Việt, còn có sự kiện Tản Viên Sơn Thánh cùng các tướng lĩnh đánh Thục. Đây khả năng là sự kiện thứ 3 nêu trên, khi Thục Vương – Tây Bá Hầu Cơ Xương (Âu Cơ) đánh nước Sùng của Sùng Hầu Hổ (Sùng Lãm). Sử Việt kể Hùng Vương sau nhiều trận chiến với sự trợ giúp của Sơn Thánh đã nhường lại ngôi vị cho Thục Vương.
    Ngoài ra, còn một thời kỳ Thục nữa là thời Tây Thục của Lưu Bị, mà khi đó phần Tây của miền Bắc Việt do Mạnh Hoạch cai quản, là một khu tự trị của nhà Tây Thục. Khu vực Tây Bắc sau đó đã không bị nhà Tấn chiếm được, tồn tại mãi dưới tên Hậu Lý Nam Đế, kéo dài tới thời Tùy mới nhập lại với quốc gia Trung Hoa, để rồi sau đó thời gian ngắn lại tách ra thành nước Nam Chiếu nổi tiếng trong sử cận đại.

      Hôm nay: 23/11/2024, 4:36 am