Cặp quẻ : suôi – ngược
Dịch học người Tàu là Thái – Bỉ
Cặp Quẻ này là 2 tình huống trái ngược nhau.
Nếu phù hợp thì được thuận lợi, phù hợp là đặt đúng vị trí, cả không gian lẫn thời gian. Thông thường gọi là đúng nơi đúng lúc
Cái gì phù hợp: trong Quẻ dịch này ta có 2 cặp tương đối:
Âm và dương
Trong và ngoài
Âm và dương ta đã bàn nhiều rồi, xin nói một chút về trong và ngoài.
Trong qui tắc Dịch học, phía dưới là bên trong, phía trên là bên ngoài, trong ở đây là trong lòng hay nội tâm con người, còn ngoài là hiện thực xã hội. Trong là văn hóa đạo đức, ngoài là cơm áo gạo tiền, như thế là phù hợp hay thông suốt tức Thái âm vạch liền ở dưới tức bên trong còn thái dương vạch đứt ở bên ngoài là tượng Quẻ Thái hay phù hợp. (ngược với Dịch học người Tàu)
Ngược lại là Bỉ hay trái ngược, ý khác nữa bên trong là nỗ lực hành động chủ quan của con người, bên ngoài là xu thế vận động khách quan của tự nhiên hay xã hội, nếu gặp nhau gọi là “giao”, ta có cảnh Thái, ngược lại là “nghịch cảnh” hay Bỉ.
A- Quẻ phù hợp hay Suôi : địa / thiên
a. Lời Quẻ: Thái, Tiểu vãng, đại lai cát hanh.
Quẻ đơn Kiền ở trong, Khôn ở ngoài, như vậy là phù hợp tức Thái bên trong theo quy luật vận động vòng khắc, bên ngoài theo quy luật vòng sinh, bên trong và bên ngoài thúc đẩy nhau tiến lên đấy là “giao” là cảnh tượng quẻ Thái – Thuận .
Bên trong theo đến sự tột cùng của lý tưởng, bên ngoài chừng mực theo sự qui định của điều kiện vật chất.
Bên trong theo sự dẫn dắt của minh triết, bên ngoài chịu sự quản lý của khoa học, với dân chúng trưởng nhân bên trong lo việc giáo bên ngoài lo việc dưỡng, những trường hợp kể trên gọi là phù hợp, ngược lại là trái ngược hay Bỉ.
a. Lời tượng: Thiên địa giao Thái hậu dĩ Tài thành thiên đại chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân.
Sự vận động phát triển bên trong và bên ngoài hỗ tương cho nhau là Thái, thuận hợp. Quy luật tự nhiên của âm dương trong ngoài sẵn có, hậu hay người lãnh đạo chỉ việc giữ đứng làm cho xã hội phát triển, nhân dân sung túc.
Bên trong vận động theo ngũ hành tương khắc: Cam → Thủy → Hỏa → Thạch →Mộc→Cam.
Con người từ đáy lòng luôn hướng đến sự chí cực, chân thiện mỹ bất chấp sự ràng buộc do thuộc tính hữu hạn của vật chất.
Bên ngoài vận động theo ngũ hành tương sinh: Cam → Thạch → Thủy → Mộc → Hỏa→Cam
Thế giới hiện thực biến chuyển theo quy luật, phải có điều kiện cần và đủ thì phản ứng dây chuyền mới xảy ra.
Bên trong có thể nói đến sự yêu thương và chia xẻ nhưng bên ngoài chỉ buộc phải theo lẽ công bằng không thể buộc người ta “phải” chia xẻ, lẫn lộn trong ngoài là đại họa cho nhân loại.
C – Lời Hào
c.1) Hào Sơ:
Bạt mao nhự dĩ kỳ vị chinh cát
Thời Thái kế tiếp thời Bỉ, thời Bỉ là thời đen tối của Hôn Quân bạo chúa, đã đánh đổ nó rồi nhưng tay chân của nó còn theo thói tục xấu xa cũ, còn bám vào xã hội mới như rễ cỏ mao.
Để lập vận hội mới thì phải nhổ hết không còn chỗ cho thói xấu xa cũ mọc trở lại, tiến hành đi (nhổ) rất tốt.
c.2 Hào nhị:
Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di bằng vong, đắc thượng vu trung hành.
Có lòng bao dung rộng rãi, không phân biệt người của chế độ cũ hay mới, quyết chí tiến lên đến bến bờ mới, không quên đồng bào xa Tổ Quốc, dẹp bỏ bè đảng, phụ tá lãnh đạo đi đường Trung chính.
Bước đầu khi cách mạng thành công là trừ bỏ hệ thống chân rết của chế độ cũ, để những bại hoại không còn cơ phục hồi, sau đó là đại đoàn kết toàn dân không phân biệt cũ mới, ai có tài cũng trọng dụng.
Cách mạng thay cũ đổi mới là một việc khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm vững bước tiến tới không một chút chần chừ do dự.
Trong công cuộc phát triển không phải chỉ có những người hiện ở trong nước, phải làm sao huy động được mọi nguồn lực kể cả của kiều bào ở nước ngoài.. và vô cùng quan trọng là phải dẹp bỏ đảng phái riêng tư đi, không có một nhóm nào được hưởng đặc quyền đặc lợi cả, tất cả phải chí công vô tư , có làm được những việc trên bậc trưởng nhân mới có thể phò tá lãnh đạo đi đường công chính.
Trong cả cuốn sách Dịch học thực không có một đoạn văn nào bất hủ như hào từ hào nhị Quẻ Thái này, câu nói có đến 3.000 năm rồi mà vẫn như bài học còn đang phải học .
c.3 Hào Tam:
Vô bình bất bí, vô vàng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.
Không có gì bằng mãi không nghiêng, không có gì đi mãi không trở lại, gian nan vẫn một tấm lòng son thì không lỗi lầm rồi ra sẽ được trọng dụng, hưởng được phước lớn.
Thời cũ đầy dãy những điều tệ hại, cuộc cách mạng quét sạch đi rồi… nhưng thánh nhân cảnh giác chúng ta, thói hư tật xấu rất dễ trở lại, nếu không kiểm tra đánh động thường xuyên, sự thoái hóa biến chất sẽ xảy ra ngay, mặc ai ra sao thì ra, bậc trưởng nhân kiên trì một lòng với đạo công chính, trước mắt có thể bị trù dập vì không cùng hội cùng thuyền với bè lũ thoái hóa biến chất đó ; sau cùng chắc chắn công đạo sẽ phục hồi, lúc đó bản thân lại được trọng vọng, phú quí thanh dương.
c.4 Hào Tứ:
Phiên phiên bất phú dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu
Chẳng cần giàu sang cũng có xóm giềng người ta cư xử với nhau bằng lòng thành tín, cần gì phải đề phòng. Đây là cảnh tượng Thái Bình của Quẻ Thái, Việt Nam có câu thơ: Thuở Thái Bình cửa thường bỏ ngỏ… chính là ý hào từ này không có ý lợi dụng nhau nên đâu cần giàu cũng có xóm giềng, người người sống chân thực thì đề phòng cái gì?
c.5 Hào ngũ
Đế ất qui mụôi, dĩ chỉ nguyên cát.
Thời thái cực điểm không còn phân biệt “giai cấp”, quý tộc và bình dân, vua và dân không có bức tường ngăn cách, một câu ngắn nhưng thể hiện tính nhân văn cực cao đến 3.000 năm sau vẫn còn phải học tập, bệnh công thần địa vị , thói môn đăng hộ đối đâu đã bị quét sạch trong xã hội ngày nay. Thời Thái con người được hưởng phúc biết dường nào mà kể.
Đặc biệt Hào này sót lại chữ đế ất. Cấu trúc ngôn ngữ Việt rõ rệt, đó là một trong những chỉ dẫn để xác định nguồn gốc kinh Dịch.
c.6 Hào thượng: Thành phục, vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận
Vương triều đã đến thời sụp đổ, vua quan mặc sức phóng túng ăn chơi, bóc lột người dân đến cùng cực, nhân dân đói khổ nổi lên khắp nơi, không thể dùng quân đội để đàn áp dân chúng được, tốt nhất bậc trưởng nhân là lui về ấp quốc của mình (ông Cơ Xương lui về Tây Quốc của mình) trung thành mãi với hôn quân là sai lầm đáng xấu hổ.
B. Quẻ Ngược ngạo hay Bỉ = Thiên/ Địa
Thiên trên địa, trời trên đất dưới là một trật tự chuẩn xác sao lại bỉ.
Dịch học không dùng hệ đối chiếu trên - dưới mà dùng bên trong và bên ngoài. Dưới là bên trong trên là bên ngoài, bên trong là tinh thần- đạo đức- lý tưởng còn bên ngoài là đời sống vật chất kinh tế.
Bên trong mà lúc nào cũng đầy ắp lợi với lộc kể cả lúc mơ cũng chỉ thấy một chữ Tiền… còn bên ngoài thì biến lý tưởng thành thực tế ảo … bất cần có tài sản hay không cũng thực hiện ngay việc công hữu hóa tất cả là của chung, xã hội không còn người cai trị … chỉ còn đầy tớ của nhân dân… thực lý tưởng vô cùng.
Bên trong là cái gì vô hình vô hạn, thì lại đem vào đầy dẫy những quy tắc cứng rắn buộc phải chấp nhận vô điều kiện, nào là biện chứng nào là ý thức hệ nào là chủ nghĩa … tất cả đều là những thiết định vô bằng qui chiếu về những chuẩn mốc do chính mình dựng nên một cách chủ quan.
a) Lời Quẻ:
Bỉ chi phỉ nhân, bất lợi, quân tử trinh, đại vãng tiểu lại.
Ngược ngạo hay bế tắc là thời của lũ “ngợm”, hoàn toàn bất lợi . bậc trưởng nhân đừng ngã lòng,
Thời này bên ngoài xã hội được tổ chức theo khuôn mẫu lý tưởng nhưng trong lòng người ta...thì đầy ắp sự tham lam của cải. (Đại vãng, tiểu lai). Lợi lộc.
Đây là thời đặc trưng của dối trá… đến tột đỉnh là lừa cả chính mình… sống khiêm tốn “bình dân” đến độ vua chúa cũng phải thèm.
Bản thân mình không có chút tài sản, tất cả tiền của mình “xài” là của nhân dân…? Đúng là thời đảo ngược nhiễu nhương .
Trong cái vũng lầy đó vẫn còn những viên ngọc trọn vẹn một tấm lòng son, Dịch học dặn dò… kiên trinh đừng ngã lòng vì chắc chắn sẽ có ngày thái lai…
a / Lời tượng: Thiên địa bất giao, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.
Trong ngoài lộn phèo đấy là tượng xấu xa (bỉ tiếng Việt là xấu xa, đáng khinh) bậc trưởng nhân phải che giấu đức sáng nơi mình hòng tránh nạn sát thân, không thể mưu cầu lợi lộc và sự vinh quang trong tình thế đó.
Lũ đầu trâu mặt ngựa kết bè kết cánh với nhau, khống chế mọi hoạt động của xã hội, người quân tử không về phe với chúng thế nào cũng bị chúng trừ khử để thông đường trộm cắp vơ vét, trưởng nhân phải cố giữ mạng sống mình, chờ ngày thay thời đổi thế .
b) Lời Hào
c.1 Hào Sơ
Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, trinh cát hanh
Mỗi khi chuyển thời hay đổi đời đều phải quét sạch tàn dư chế độ cũ Bỉ chuyển sang Thái… quét sạch Thái chuyển sang Bỉ cũng quét sạch.
Người có lương tri và bản lĩnh phải biết giữ gìn lập trường, kiên trinh với con đường đã chọn rồi ra khi sóng yên biển lặng , phúc trạch hanh thông chắc chắn sẽ đến.
c.2 Hào nhị
Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bỉ, hanh
Được cấp trên dung dưỡng, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức tung hoành, trả thù và vơ vét, riêng những người có lương tri thì thực sự bế tắc vì một bên là lý tưởng cao đẹp và một thực tế quá sức phũ phàng phơi bày trước mắt, bế tắc diễn ra ngay trong nội tâm người quân tử, ray rứt khổ sở làm sao có thể chấp nhận dễ dàng việc mình thờ lầm chúa để bây giờ xảy ra tình cảnh này.
c.3 Hào tam: Bao tu .
. gánh lấy sự nhục nhã
Bất tài vô đạo chắc chắn chỉ đắc thế một thời rồi sẽ phải gánh lấy sự nhục nhã ê chề, ra đường không dám ngẩng mặt, bia miệng còn truyền đến cả những đời sau, đấy là quy luật tất yếu không sao tránh khỏi.
c.4 Hào Tứ
Hữu mệnh vô cữu trù ly chỉ
Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi… những người tâm huyết hợp nhau ra tay đi cho muôn dân được hưởng ơn phước bởi trời.
Người Quân tử hãy sẵn sàng đón “thiên mệnh” để cứu đời, cứu người và hưởng phúc trạch từ trên cao ban xuống cho.
c.5 Hào ngũ
Hưu bỉ, đại nhân cát, kỳ vong hệ vu bao tang.
Khuynh bỉ đã thành công bọn dã man độc ác đã bị loại bỏ, mở ra vận hội hết sức tốt đẹp cho những chí sỹ có lòng yêu nước thương dân thực sự. Không được tự mãn ngủ quên trên chiến thắng, nguy cơ thoái hóa biến chất lúc nào cũng rình rập cả, bên ngoài lẫn chính bên trong tâm trí của mình, phải luôn luôn đề phòng luôn luôn cảnh giác không một chút lơ là.
c.6 Hào thượng
Khuynh bỉ, tiên bỉ, hận hỹ
Đánh đổ được chế độ thối nát vô nhân rồi không phải mọi sự êm xuôi ngay, do hậu quả của nó để lại rất lớn lao, xã hội rã rời, lòng người giao động, quốc khố trống rỗng, hạ tầng cơ sở quốc gia nát bét do sự bòn rút của bọn vua quan thời “đen tối”, nhiều khi nợ nần phải gánh ngập đầu ngập cổ thành ra Dịch học báo trước khuynh bỉ… tiên bỉ.
Đừng nản lòng, cùng nhau bắt tay vào việc phục hưng, huy động mọi nguồn lực trong cũng như ngoài nước (bất hà di) thế nào rồi sự phồn vinh, hạnh phúc cũng đến.
Dịch học người Tàu là Thái – Bỉ
Cặp Quẻ này là 2 tình huống trái ngược nhau.
Nếu phù hợp thì được thuận lợi, phù hợp là đặt đúng vị trí, cả không gian lẫn thời gian. Thông thường gọi là đúng nơi đúng lúc
Cái gì phù hợp: trong Quẻ dịch này ta có 2 cặp tương đối:
Âm và dương
Trong và ngoài
Âm và dương ta đã bàn nhiều rồi, xin nói một chút về trong và ngoài.
Trong qui tắc Dịch học, phía dưới là bên trong, phía trên là bên ngoài, trong ở đây là trong lòng hay nội tâm con người, còn ngoài là hiện thực xã hội. Trong là văn hóa đạo đức, ngoài là cơm áo gạo tiền, như thế là phù hợp hay thông suốt tức Thái âm vạch liền ở dưới tức bên trong còn thái dương vạch đứt ở bên ngoài là tượng Quẻ Thái hay phù hợp. (ngược với Dịch học người Tàu)
Ngược lại là Bỉ hay trái ngược, ý khác nữa bên trong là nỗ lực hành động chủ quan của con người, bên ngoài là xu thế vận động khách quan của tự nhiên hay xã hội, nếu gặp nhau gọi là “giao”, ta có cảnh Thái, ngược lại là “nghịch cảnh” hay Bỉ.
A- Quẻ phù hợp hay Suôi : địa / thiên
a. Lời Quẻ: Thái, Tiểu vãng, đại lai cát hanh.
Quẻ đơn Kiền ở trong, Khôn ở ngoài, như vậy là phù hợp tức Thái bên trong theo quy luật vận động vòng khắc, bên ngoài theo quy luật vòng sinh, bên trong và bên ngoài thúc đẩy nhau tiến lên đấy là “giao” là cảnh tượng quẻ Thái – Thuận .
Bên trong theo đến sự tột cùng của lý tưởng, bên ngoài chừng mực theo sự qui định của điều kiện vật chất.
Bên trong theo sự dẫn dắt của minh triết, bên ngoài chịu sự quản lý của khoa học, với dân chúng trưởng nhân bên trong lo việc giáo bên ngoài lo việc dưỡng, những trường hợp kể trên gọi là phù hợp, ngược lại là trái ngược hay Bỉ.
a. Lời tượng: Thiên địa giao Thái hậu dĩ Tài thành thiên đại chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân.
Sự vận động phát triển bên trong và bên ngoài hỗ tương cho nhau là Thái, thuận hợp. Quy luật tự nhiên của âm dương trong ngoài sẵn có, hậu hay người lãnh đạo chỉ việc giữ đứng làm cho xã hội phát triển, nhân dân sung túc.
Bên trong vận động theo ngũ hành tương khắc: Cam → Thủy → Hỏa → Thạch →Mộc→Cam.
Con người từ đáy lòng luôn hướng đến sự chí cực, chân thiện mỹ bất chấp sự ràng buộc do thuộc tính hữu hạn của vật chất.
Bên ngoài vận động theo ngũ hành tương sinh: Cam → Thạch → Thủy → Mộc → Hỏa→Cam
Thế giới hiện thực biến chuyển theo quy luật, phải có điều kiện cần và đủ thì phản ứng dây chuyền mới xảy ra.
Bên trong có thể nói đến sự yêu thương và chia xẻ nhưng bên ngoài chỉ buộc phải theo lẽ công bằng không thể buộc người ta “phải” chia xẻ, lẫn lộn trong ngoài là đại họa cho nhân loại.
C – Lời Hào
c.1) Hào Sơ:
Bạt mao nhự dĩ kỳ vị chinh cát
Thời Thái kế tiếp thời Bỉ, thời Bỉ là thời đen tối của Hôn Quân bạo chúa, đã đánh đổ nó rồi nhưng tay chân của nó còn theo thói tục xấu xa cũ, còn bám vào xã hội mới như rễ cỏ mao.
Để lập vận hội mới thì phải nhổ hết không còn chỗ cho thói xấu xa cũ mọc trở lại, tiến hành đi (nhổ) rất tốt.
c.2 Hào nhị:
Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di bằng vong, đắc thượng vu trung hành.
Có lòng bao dung rộng rãi, không phân biệt người của chế độ cũ hay mới, quyết chí tiến lên đến bến bờ mới, không quên đồng bào xa Tổ Quốc, dẹp bỏ bè đảng, phụ tá lãnh đạo đi đường Trung chính.
Bước đầu khi cách mạng thành công là trừ bỏ hệ thống chân rết của chế độ cũ, để những bại hoại không còn cơ phục hồi, sau đó là đại đoàn kết toàn dân không phân biệt cũ mới, ai có tài cũng trọng dụng.
Cách mạng thay cũ đổi mới là một việc khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm vững bước tiến tới không một chút chần chừ do dự.
Trong công cuộc phát triển không phải chỉ có những người hiện ở trong nước, phải làm sao huy động được mọi nguồn lực kể cả của kiều bào ở nước ngoài.. và vô cùng quan trọng là phải dẹp bỏ đảng phái riêng tư đi, không có một nhóm nào được hưởng đặc quyền đặc lợi cả, tất cả phải chí công vô tư , có làm được những việc trên bậc trưởng nhân mới có thể phò tá lãnh đạo đi đường công chính.
Trong cả cuốn sách Dịch học thực không có một đoạn văn nào bất hủ như hào từ hào nhị Quẻ Thái này, câu nói có đến 3.000 năm rồi mà vẫn như bài học còn đang phải học .
c.3 Hào Tam:
Vô bình bất bí, vô vàng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.
Không có gì bằng mãi không nghiêng, không có gì đi mãi không trở lại, gian nan vẫn một tấm lòng son thì không lỗi lầm rồi ra sẽ được trọng dụng, hưởng được phước lớn.
Thời cũ đầy dãy những điều tệ hại, cuộc cách mạng quét sạch đi rồi… nhưng thánh nhân cảnh giác chúng ta, thói hư tật xấu rất dễ trở lại, nếu không kiểm tra đánh động thường xuyên, sự thoái hóa biến chất sẽ xảy ra ngay, mặc ai ra sao thì ra, bậc trưởng nhân kiên trì một lòng với đạo công chính, trước mắt có thể bị trù dập vì không cùng hội cùng thuyền với bè lũ thoái hóa biến chất đó ; sau cùng chắc chắn công đạo sẽ phục hồi, lúc đó bản thân lại được trọng vọng, phú quí thanh dương.
c.4 Hào Tứ:
Phiên phiên bất phú dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu
Chẳng cần giàu sang cũng có xóm giềng người ta cư xử với nhau bằng lòng thành tín, cần gì phải đề phòng. Đây là cảnh tượng Thái Bình của Quẻ Thái, Việt Nam có câu thơ: Thuở Thái Bình cửa thường bỏ ngỏ… chính là ý hào từ này không có ý lợi dụng nhau nên đâu cần giàu cũng có xóm giềng, người người sống chân thực thì đề phòng cái gì?
c.5 Hào ngũ
Đế ất qui mụôi, dĩ chỉ nguyên cát.
Thời thái cực điểm không còn phân biệt “giai cấp”, quý tộc và bình dân, vua và dân không có bức tường ngăn cách, một câu ngắn nhưng thể hiện tính nhân văn cực cao đến 3.000 năm sau vẫn còn phải học tập, bệnh công thần địa vị , thói môn đăng hộ đối đâu đã bị quét sạch trong xã hội ngày nay. Thời Thái con người được hưởng phúc biết dường nào mà kể.
Đặc biệt Hào này sót lại chữ đế ất. Cấu trúc ngôn ngữ Việt rõ rệt, đó là một trong những chỉ dẫn để xác định nguồn gốc kinh Dịch.
c.6 Hào thượng: Thành phục, vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận
Vương triều đã đến thời sụp đổ, vua quan mặc sức phóng túng ăn chơi, bóc lột người dân đến cùng cực, nhân dân đói khổ nổi lên khắp nơi, không thể dùng quân đội để đàn áp dân chúng được, tốt nhất bậc trưởng nhân là lui về ấp quốc của mình (ông Cơ Xương lui về Tây Quốc của mình) trung thành mãi với hôn quân là sai lầm đáng xấu hổ.
B. Quẻ Ngược ngạo hay Bỉ = Thiên/ Địa
Thiên trên địa, trời trên đất dưới là một trật tự chuẩn xác sao lại bỉ.
Dịch học không dùng hệ đối chiếu trên - dưới mà dùng bên trong và bên ngoài. Dưới là bên trong trên là bên ngoài, bên trong là tinh thần- đạo đức- lý tưởng còn bên ngoài là đời sống vật chất kinh tế.
Bên trong mà lúc nào cũng đầy ắp lợi với lộc kể cả lúc mơ cũng chỉ thấy một chữ Tiền… còn bên ngoài thì biến lý tưởng thành thực tế ảo … bất cần có tài sản hay không cũng thực hiện ngay việc công hữu hóa tất cả là của chung, xã hội không còn người cai trị … chỉ còn đầy tớ của nhân dân… thực lý tưởng vô cùng.
Bên trong là cái gì vô hình vô hạn, thì lại đem vào đầy dẫy những quy tắc cứng rắn buộc phải chấp nhận vô điều kiện, nào là biện chứng nào là ý thức hệ nào là chủ nghĩa … tất cả đều là những thiết định vô bằng qui chiếu về những chuẩn mốc do chính mình dựng nên một cách chủ quan.
a) Lời Quẻ:
Bỉ chi phỉ nhân, bất lợi, quân tử trinh, đại vãng tiểu lại.
Ngược ngạo hay bế tắc là thời của lũ “ngợm”, hoàn toàn bất lợi . bậc trưởng nhân đừng ngã lòng,
Thời này bên ngoài xã hội được tổ chức theo khuôn mẫu lý tưởng nhưng trong lòng người ta...thì đầy ắp sự tham lam của cải. (Đại vãng, tiểu lai). Lợi lộc.
Đây là thời đặc trưng của dối trá… đến tột đỉnh là lừa cả chính mình… sống khiêm tốn “bình dân” đến độ vua chúa cũng phải thèm.
Bản thân mình không có chút tài sản, tất cả tiền của mình “xài” là của nhân dân…? Đúng là thời đảo ngược nhiễu nhương .
Trong cái vũng lầy đó vẫn còn những viên ngọc trọn vẹn một tấm lòng son, Dịch học dặn dò… kiên trinh đừng ngã lòng vì chắc chắn sẽ có ngày thái lai…
a / Lời tượng: Thiên địa bất giao, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.
Trong ngoài lộn phèo đấy là tượng xấu xa (bỉ tiếng Việt là xấu xa, đáng khinh) bậc trưởng nhân phải che giấu đức sáng nơi mình hòng tránh nạn sát thân, không thể mưu cầu lợi lộc và sự vinh quang trong tình thế đó.
Lũ đầu trâu mặt ngựa kết bè kết cánh với nhau, khống chế mọi hoạt động của xã hội, người quân tử không về phe với chúng thế nào cũng bị chúng trừ khử để thông đường trộm cắp vơ vét, trưởng nhân phải cố giữ mạng sống mình, chờ ngày thay thời đổi thế .
b) Lời Hào
c.1 Hào Sơ
Bạt mao nhự, dĩ kỳ vị, trinh cát hanh
Mỗi khi chuyển thời hay đổi đời đều phải quét sạch tàn dư chế độ cũ Bỉ chuyển sang Thái… quét sạch Thái chuyển sang Bỉ cũng quét sạch.
Người có lương tri và bản lĩnh phải biết giữ gìn lập trường, kiên trinh với con đường đã chọn rồi ra khi sóng yên biển lặng , phúc trạch hanh thông chắc chắn sẽ đến.
c.2 Hào nhị
Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bỉ, hanh
Được cấp trên dung dưỡng, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức tung hoành, trả thù và vơ vét, riêng những người có lương tri thì thực sự bế tắc vì một bên là lý tưởng cao đẹp và một thực tế quá sức phũ phàng phơi bày trước mắt, bế tắc diễn ra ngay trong nội tâm người quân tử, ray rứt khổ sở làm sao có thể chấp nhận dễ dàng việc mình thờ lầm chúa để bây giờ xảy ra tình cảnh này.
c.3 Hào tam: Bao tu .
. gánh lấy sự nhục nhã
Bất tài vô đạo chắc chắn chỉ đắc thế một thời rồi sẽ phải gánh lấy sự nhục nhã ê chề, ra đường không dám ngẩng mặt, bia miệng còn truyền đến cả những đời sau, đấy là quy luật tất yếu không sao tránh khỏi.
c.4 Hào Tứ
Hữu mệnh vô cữu trù ly chỉ
Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi… những người tâm huyết hợp nhau ra tay đi cho muôn dân được hưởng ơn phước bởi trời.
Người Quân tử hãy sẵn sàng đón “thiên mệnh” để cứu đời, cứu người và hưởng phúc trạch từ trên cao ban xuống cho.
c.5 Hào ngũ
Hưu bỉ, đại nhân cát, kỳ vong hệ vu bao tang.
Khuynh bỉ đã thành công bọn dã man độc ác đã bị loại bỏ, mở ra vận hội hết sức tốt đẹp cho những chí sỹ có lòng yêu nước thương dân thực sự. Không được tự mãn ngủ quên trên chiến thắng, nguy cơ thoái hóa biến chất lúc nào cũng rình rập cả, bên ngoài lẫn chính bên trong tâm trí của mình, phải luôn luôn đề phòng luôn luôn cảnh giác không một chút lơ là.
c.6 Hào thượng
Khuynh bỉ, tiên bỉ, hận hỹ
Đánh đổ được chế độ thối nát vô nhân rồi không phải mọi sự êm xuôi ngay, do hậu quả của nó để lại rất lớn lao, xã hội rã rời, lòng người giao động, quốc khố trống rỗng, hạ tầng cơ sở quốc gia nát bét do sự bòn rút của bọn vua quan thời “đen tối”, nhiều khi nợ nần phải gánh ngập đầu ngập cổ thành ra Dịch học báo trước khuynh bỉ… tiên bỉ.
Đừng nản lòng, cùng nhau bắt tay vào việc phục hưng, huy động mọi nguồn lực trong cũng như ngoài nước (bất hà di) thế nào rồi sự phồn vinh, hạnh phúc cũng đến.