Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Flags_1



    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Empty Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian

    Bài gửi by Admin 3/7/2019, 9:32 am

    Không Lộ thiền sư là một trong Tứ bất tử nước ta. Ông được thờ ở nhiều nơi nhưng không chỉ như một nhà sư tu hành mà còn như một vị thần bảo hộ các nghề nghiệp. Thử xem cụ thể truyền thuyết kể lại công trạng của thần Không Lộ liên quan thế nào tới các nghề nghiệp mà lại được thờ như vậy.
    Thần đánh cá
    Dọc ven biển miền Bắc Việt Nam có nhiều nơi thờ Không Lộ như một vị thần bảo hộ cho nghề chài lưới. Điều này thể hiện ngay trong tục rước thuyền rồng trong lễ hội của chùa Keo ở Thái Bình và Hành Thiện.
    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Thuyen-rong-thai-binh-2
    Thuyền rồng chùa Keo Thái Bình.

    Lĩnh Nam chích quáiTruyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải:
    Thiền sư Dương Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang huyện Hải Thanh, mấy đời làm nghề câu cá…
    Thiền sư Giác Hải cũng là người huyện Hải Thanh, tu tại chùa Diên Phúc trong quận nhà. Sư họ Nguyễn, thuở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền câu làm nhà, lênh đênh trên mặt nước.

    Không Lộ và Giác Hải người Hải Thanh, ban đầu sống bằng nghề đánh cá, sau đi tu, trở thành một vị cao tăng đắc đạo, phép thần thông biến hóa vô cùng. Cụ thể hơn nữa, Không Lộ từng có công diệt “thủy quái” trên biển, giúp ngư dân đi biển được bình an.
    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Khong-lo-giac-hai
    Tượng thần chài lưới ở đình Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh).

    Câu đối ở thôn Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, nơi thờ Khổng Minh Không:
    南天畱四噐北地嗔雙牛越史永傳法佛
    海上斬神蜈殿前醫帝虎李朝褒贈世師
    Nam thiên lưu tứ khí, Bắc địa sân song ngưu, Việt sử vĩnh truyền pháp Phật.
    Hải thượng trảm thần ngô, điện tiền y đế hổ, Lý triều bao tặng thế sư
    Dịch:
    Trời Nam còn bốn đồ, đất Bắc chọc hai trâu, mãi truyền Việt sử phép nhà Phật
    Trên biển chém thần rết, trước điện chữa đế hổ, khen tặng Lý triều thầy thế gian.

    Câu đối này có nói tới sự tích Không Lộ chém thần rết trên biển. Ngày nay, ở khu vực Trực Ninh, nơi Không Lộ khởi nghiệp đánh cá, còn có địa danh “cồn Rết”, tương truyền là nơi Không Lộ đã chém thần Rết ở đây. Đây cũng là một chỉ dẫn về địa điểm Giao Thủy, nơi giao tiếp giữa sông và biển và là quê hương của Không Lộ thiền sư.
    Thần giáng long
    Câu đối ở đền thánh Nguyễn (Đàm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình):
    與十八子有因果乎卓然扵後扵前醫虎翊龍两朝偉績
    是二社民所尸祝者辰或為分為合觀燈望井萬古祥光
    Dữ thập bát tử hữu nhân quả hồ, trác nhiên ư hậu ư tiền, y hổ dực long lưỡng triều vĩ tích
    Thị nhị xã dân sở thi chúc giả, thần hoặc vi phân vi hợp, quan đăng vọng tỉnh vạn cổ tường quang.
    Dịch:
    Cùng vua họ Lý nhân quả sao! vời vợi trước sau, chữa hổ giáng rồng, hai triều tích lớn
    Ấy dân hai xã khấn tế vậy! khi lúc chia hợp, xem đèn trông giếng, vạn năm sáng lành.
    Không Lộ thiền sư sau khi tu hành từ Tây phương về tương truyền có tài “hàng long phục hổ”. Tuy nhiên, trong các sự tích của Không Lộ thiền sư, không có sự tích nào nói đến việc “hàng long” cả.
    Lĩnh Nam chích quáiTruyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải:
    Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng sư Thông Huyền được triệu vào ngồi hầu trên ghế đá mát lạnh ở cung Liên Mộng. Bỗng một hôm có đôi tắc kè đang gáy, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền dùng phép để ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo với Giác Hải rằng: “Hãy còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư liền đọc thần chú, trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống đất. Vua kinh lạ, làm thơ rằng:
    Giác Hải lòng như biển

    Thông Huyền đạo cũng huyền
    Thần thông thêm biến hoá
    Một Phật một thần tiên.
    Sự tích Không Lộ “giáng long” là việc 2 vị thiền sư Thông Huyền và Giác Hải cùng làm phép hạ 2 con tắc kè, giúp chữa bệnh mất ngủ cho vua Lý Nhân Tông. Tắc kè là hình ảnh của rồng. Như vậy Không Lộ thiền sư là Thông Huyền hoặc Giác Hải trong sự tích này.
    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Hanh-thien
    Mảng chạm rồng ở chùa Keo Hành Thiện.

    Thần chữa hổ
    Sự tích chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông được chép là của Nguyễn Minh Không. Điều đáng chú ý, đây cũng là truyền thuyết về một vị đạo sĩ đã diệt thần Xương Cuồng, bởi vì thần Xương Cuồng là Mộc tinh, tức là chúa sơn lâm, cũng chính là ông ba mươi hay thần hổ.
    Truyện Mộc tinh trong Lĩnh Nam chích quái:
    Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng cành lá xum xuê, không biết che rợp tới mấy ngàn rậm. Có chim hạc bay đến đậu nên đất chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc. Cây trải qua hàng mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay đổi hình dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người hại vật….
    Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Văn Du Tường vốn người phương bắc, đức hạnh thanh cao, đã từng đi qua nhiều nước, biết được tiếng các dân man, học được thuật làm nanh vàng và răng đồng, năm hơn 80 tuổi sang nước Nam ta. Tiên Hoàng lấy lễ thầy trò mà tiếp, pháp sư bèn dạy cho nghề tạp kỹ để làm trò vui cho thần Xương Cuồng xem mà giết y. Đoàn tạp kỹ này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu… Khi thì cho bọn ca hát gõ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Lại giết súc vật mà tế. Thần Xương Cuồng tới, thấy thế bèn đến xem, pháp sư đọc mật chú rồi lấy kiếm mà chém. Thần Xương Cuồng cùng bộ hạ đều chết hết, không thể trở lại thành yêu nữa.
    Nguyễn Minh Không – Không Lộ thiền sư là pháp sư Văn Du Tường diệt thần Xương Cuồng bằng cách bày ra các trò diễn để dụ thần Xương Cuồng tới mà giết đi. Các trò diễn này được lưu lại qua 6 “Thánh tượng” đầu gỗ trong trò diễn Ổi Lỗi tại các nơi thờ Không Lộ thiền sư tới nay. Thánh tượng thiết Thượng, là tên của 6 người trong đoàn tạp kỹ của pháp sư Văn Du Tường.
    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Roi-dau-go-2
    Rối đầu gỗ ở chùa Keo Thái Bình (ảnh tư liệu thời Pháp).

    Một di tích khác có liên quan đến sự tích Không Lộ diệt hổ là ở chùa Thượng, Đình Liêu, thôn Liêu, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình. Chùa nằm trên hang núi, phía trên làng Hổ. Tương truyền, khu vực này có nhiều hổ, nhưng nếu vào hang chùa này sẽ tránh được hổ. Chùa có sắc phong cho Giác Hải thiền sư và còn đôi câu đối:
    武跡在山傳自古
    虎頭建廟始於今
    Vũ tích tại sơn truyền tự cổ
    Hổ đầu kiến miếu thủy ư kim.
    Dịch:
    Dấu võ ở núi truyền từ cổ
    Đầu hùm dựng miếu trước tới nay.
    Thần đúc đồng
    Các làng nghề đúc đồng nằm ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội và Thanh Hóa thờ thánh Không Lộ. Tất nhiên, nghề đúc đồng ở nước ta đã có từ thời Đông Sơn, trước Công nguyên. Việc các làng đúc đồng thờ thánh tổ Không Lộ mang tính chất là thờ thần bảo hộ cho nghề đúc hơn là tổ nghề. Việc này bắt nguồn từ việc Không Lộ thiền sư đi sang “Minh quốc”, gom đồng vào túi, cưỡi nón làm thuyền vượt biển mà về, dùng đồng đó đúc ra An Nam tứ đại khí: đỉnh tháp Báo Thiên, chuông chùa Phả Lại, vạc Phổ Minh và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
    Ngọc phả chùa làng Công Luận (Văn Giang, Hưng Yên) kể:
    [Minh Không] tự nghĩ mình đến Tây Trúc, đi qua bốn mươi tám nước, chùa nào cũng đến thăm, chưa có chuông nào được năm thước, muốn đúc một quả chuông thật to để lưu danh đến vạn đời sau. Nhưng nước ta nhỏ, sao có thể khuyến khích nhiều người góp vàng, đồng để đúc chuông. Bèn may một chiếc túi, đựng được khoảng hai mươi đấu thóc, đến nước Tống khuyến đồng đúc chuông. Vua Thần Tông nhà Tống tự nghĩ túi này đựng được bao nhiêu đồng, mới cười , bảo: Quý tăng Nam Việt không hẹp hòi công sức đến nước trẫm khuyến đồng, cho phép vào kho đồng lấy theo ý muốn”. Minh Không bèn thu hết đồng trong kho vào túi mà chưa đầy, rồi vác trên vai đến trước mặt vua Thần Tông, bái tạ vua xin về nước. Vua Thần Tông thấy đồng trong kho đã hết, có ý hối tiếc, nhưng đã trót hứa, đành để Minh Không về nước.
    Minh Không vác túi đồng về nước, phàm qua sông biển, hễ xuống thuyền đò, đều bị chìm lật, không thể chở được. Minh Không bèn hạ nón của mình thay cho thuyền, vác túi đồng ngồi trong nón, lấy hai tay làm mái chèo, trong chốc lát biển lớn cũng vượt qua. Mọi người nhìn thấy, ai cũng kinh hãi, cùng hô là Thần sư.
    Minh Không mang túi đồng về chùa quê ngoại ở Phả Lại, lập một gác chuông chín tầng, cao một trăm thước, rộng ba mươi trượng, đúc một quả chuông, lòng rộng hai mươi thước. Thỉnh ba tiếng, con trâu vàng nước Tống nghe thấy, tự chạy đến thành Thăng Long nước Việt ta, hóa thành sông Kim Ngưu, cùng Tây Hồ, vốn là do đường chạy của trâu vàng tạo ra. Minh Không biết Tống Thần Tông đã mất đồng trong kho, lại mất trâu vàng, tất sẽ sinh lòng oán giận, sợ chuyển thành tội, bèn ném chuông này ở sông Lục Đầu. Từ đó, danh tiếng của Minh Không nổi khắp bốn phương xa gần, nhân dân lũ lượt kéo đến xin làm thần tử, đông đến năm trăm ấp.
    Không Lộ thiền sư, vị thần của dân gian  Ve-xa-1
    Tượng đồng Không Lộ thiền sư ở đền Vệ Xá (Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh).

    Câu đối ở chùa Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh:
    括盡一囊萬古聲傳北國
    鑄成四噐千秋跡顯南邦
    Quát tận nhất nang, vạn cổ thanh truyền Bắc quốc
    Chú thành tứ khí thiên thu tích hiển Nam bang.
    Dịch:
    Thu hết một túi, vạn xưa tiếng truyền nước Bắc
    Đúc thành bốn đồ, nghìn thu tích tỏ bang Nam.

      Hôm nay: 24/11/2024, 12:23 pm