Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm Flags_1



    Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm Empty Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm

    Bài gửi by Admin 16/5/2018, 1:43 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3078

    Bài viết trích trong sách Thái Bình với sự nghiệp dựng nước Vạn Xuân của hai tác giả Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan (2008).
    Năm 1990 – 1991 trong lúc một số tác giả viết bài cho rằng thế kỷ thứ VI chưa có Thái Bình vì vậy Thái Bình không thể là quê hương, là đất dấy nghĩa của Lý Bí… thì giáo sư Vũ Tự Lập và những cộng sự của ông đã đi điền dã khắp vùng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là Thái Bình. Sau những chuyến đi thực tế một hội thảo khoa học đã được tổ chức và cuối cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã ra mắt bạn đọc sách “Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sông Hồng“. Sách đưa ra bản đồ lịch sử phát triển châu thổ sông Hồng, theo đó thì “Đất đai thuộc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ và phầ lớn đất đai thộc huyện Tiên Hưng, Thư Trì, Thụy Anh có lịch sử từ 3000 – 2000 năm. Hầu hết phần đất các huyện Vũ Tiên, Đông Quan, Thụy Anh có lịch sử 2000 -1000 năm. Vùng Nam Kiến Xương, Tiền hải và một phần Thái Ninh cũ có lịch sử từ 1000 năm trở lại đây theo xu hướng muộn dần.
    Không chỉ ngày nay các nhà nghiên cứu mới đưa ra tuổi của đất Thái Bình – Long Hưng mà từ xa xưa một số sách của người Hán cũng đã viết về vùng đất này…
    (Lược bỏ một đoạn dẫn các thư tịch về đất Thái Bình từ xưa)
    Ngoài nguồn tư liệu thư tịch đã nêu Thái Bình còn lưu nhiều truyền thuyết về thời Hùng Vương, thời An Dương Vương. Đặc biệt có truyền thuyết về Triệu Đà, về Đường Thâm (nay là Đồng Sâm) lấy vợ, đền Đồng Sâm và nhiều nơi trong vùng đã lập đền thờ Triệu Đà và Trình Hoàng hậu.
    Theo tác giả Nguyễn Ngọc Chương (Cục Bảo tồn bảo tàng, nay là Cục Di sản văn hóa) trong bài “Về tình hình phân bổ các di tích lịch sử thời các vua Hùng” Thái Bình có 244 di tích thờ các vị thần thời Hùng Vương đến thời Triệu Đà. Trong khi đó ở hai tỉnh Vĩnh Phúc , Phú Thọ (nội Văn Lang) chỉ còn được 432 di tích. Cả tỉnh Hà Tây chỉ có 164 di tích. Thái Bình là tỉnh có mật độ thờ các công thần thời Hùng Vương cao nhất cả nước”.
    Việc thờ các thần thời Hùng Vương, có người cho rằng dân từ các miền đất nước đến Thái Bình hội cư đã đem theo cả các vị thần từ quê gốc về Thái Bình? Qua dẫn chứng đã nêu và qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy những nơi thờ các công thần thời Hùng đều là những miền đất cổ của Thái Bình, những làng có tên Nôm và hầu hết ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng, Kiến Xương. Một phần đất Kiến Xương cắt về Tiền Hải, một phần đất của Đông Quan xưa cắt về Thái Thụy. Ở những vùng dân cư khai phá thời Trần, Lê không có các công thần thời Hùng vương. Thời Hùng Vương nước ta có 15 bộ, đất Thái Bình thời ấy thuộc bộ Lục Hải.
    Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào các năm 40-43 diễn ra ở Thái Bình rất sôi động. Nhân dân Thái Bình đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
    Câu nói bất tử của nữ tướng Cẩm Hoa ở làng Lộ Xá (nay là thôn An Liêm xã Thăng Long huyện Đông Hưng) còn vang vọng đến ngày nay: “Ta sinh ra vì việc nước, chết vì việc nước, chết cũng như sống vậy” với ý chí ấy nhân dân vùng Hương Đường – Vũ Thư đã “đốt tre tươi mài thành mũi giáo, đập mảnh vại làm gươm” để giết giặc. Cả nhà họ Triệu đã hy sinh vì nước. Tấm gương trung liệt ấy đến kẻ thù phải thán phục. Hơn một trăm năm sau Sĩ Nhiếp khi làm Thái thú Giao Châu đến thăm đền phải ghi tặng “Nhất gia trung liệt hiển Giao Châu” (Một nhà hy sinh oanh liệt nổi tiếng ở Giao Châu). Nhân dân vùng sông nước ven sông cũng vót cọc làm giáo, vác bê chèo làm gươm để đánh giặc. Các tướng súy đã đánh giặc là phải thắng, không thắng giặc thì cùng chết với giặc. Bà Lê Thị Cố ở làng Hoàng Quan, Rồi Công (xã Đông Phương, An Tràng) nói: “Bất Cam sinh mệnh tướng quần đầu” và đánh giặc đến lúc trên người không còn mảnh vải che thân (vì vậy tục lệ của làng là không rước thánh ra khỏi đền thờ trong ngày hội).
    Tổng kết cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trên đất Thái Bình ngày nay có gần 30 tướng súy tham gia. Trong đó nhiều người đã đưa nghĩa sĩ về Phong Châu cùng Bà Trưng tiến về giải phóng Luy Lâu. Mã Viện trở lại xâm lược, họ lại sát cánh cùng Bà Trưng chống giặc. Bà Trưng hy sinh, nhiều người trở lại quê hương, lấy sông nước để thủ hiểm, tiếp tục chống giặc. Những nơi thờ tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ngày nay phần lớn ở bên sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, ven các sông nội đồng. Không có dân cư từ thời Hùng Vương, không được sống trên mảnh đất đầy sóng gió này làm sao tôi luyện được ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm như vậy? Đất đai Thái Bình và truyền thống của người Thái Bình được tôi luyện trong cuộc sống hàng ngày, trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng Vương là những yếu tố thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí trên đất Thái Bình ở thế kỷ thứ VI.


    Đất Thái Bình đã có lịch sử 3000 – 2000 năm Img_6632-2-624x420
    Nếu còn hồ nghi, trăn trở với sử liệu thần phả, ta có thể theo dấu vết di tích khảo cổ để giám định niên đại tuổi của đất. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở thôn Ô Cách, xã Quỳnh Xá, huyện Quỳnh Phụ đã sưu tầm được gần 100 mũi tên đồng, lục lạc, giáo đồng. Tháng 5 năm 2000 tại làng Công xã Minh Tân nhân dân đã tìm thấy 2 trống đồng đều có cùng niên đại với trống đồng Đông Sơn, cách ngày nay 2500 năm. Hiện vật đồng Đông Sơn còn tìm thấy ở làng Mẽ, làng Buộm thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà), cửa sông Diêm Hộ (Thái Thụy).
    Ngoài các hiện vật đồng, những ngôi mộ cổ đầu Công nguyên cũng là chứng tích lịch sử. Ngay tại làng lưu Đồn xã Thụy Hồng huyện Thái Thụy, một xã vùng ven biển, năm 1974 trong khi đào mưng máng nhân dân đã tình cờ đào được một số ngôi mộ cổ hình thuyền độc mộc có kích thước 2,2×1,4×0,4m. Những ngôi mộ cổ này có cùng niên đại với mộ cổ Thủy Nguyên cách ngày nay ngót 2000 năm.
    Ngoài các ngôi mộ cổ của người Việt, dấu vết quý tộc Hán từ trước thềm Công nguyên còn thấy ở vùng Hưng Hà, Quỳnh Phụ, bắc Vũ Thư… Tại các vùng đất trên đã phát hiện gần 100 khu địa táng, xây cuốn vòm, mộ cao tới 3-4 mét. Vùng hạ lưu, ít nhất đã tìm thấy được khu mộ Hán trước thế kỷ III tại Phú Xuân (thành phố Thái Bình), Vân Động (xã Vũ Lạc huyện Kiến Xương). Lui xuống là Động Trung, trong khi làm đất ngoài đồng, nhân dân đã đào được tiểu đồng có đề chữ “Mã Viện chi thiếp” (vợ bé của Mã Viện). Con cháu họ Mã (gia đình Mã Soang) nhận là họ nhà mình xin được trông nom. Ngôi mộ ấy còn mãi đến năm hợp tác xã san ghềnh lấp trũng mới bị mất (1960).
    – Mộ cổ ở làng Mẽ (Mỹ Xá) thị trấn Hưng Nhân huyện Hưng Hà: cửa mộ dày 40cm rộng 3m, cao 1,65m. Phần chính của mộ dài 4m, rộng 3m, cao 1m65m kích thước (40x20x5cm) (theo cụ Nguyễn Văn bàn năm nay đã 90 tuổi (2007) thì sau ngày Cách mạng tháng 8-1945 khi ấy cụ làm cán bộ thông tin ở xã đã từng đi xuống hầm mộ), tại đây người ta đã tìm thấy môt con rồng bằng đất nung, được chắp nối từng khúc dài 1,2m, có hai con thú bằng kim loại, có cán gươm tượng người bằng đồng.
    – Mộ cổ ở làng Phú Lạc xã Phú Xuân (cách thành phố Thái Bình 2km) dân gian thường gọi là mả Ngô. Mộ đã bị đào bới từ lâu, hiện vật còn thu được 5 bình gốm các loại, 1 bát gốm, 1 dao găm đồng… Những hiện vật cổ ở đây cho phép các nhà khảo cổ kết luận: mộ cổ Phú Xuân có niên đại vào thế kỷ III sau Công nguyên.
    Từ những phát hiện trên, năm 1999 Bảo tàng Thái Bình đã xuất bản sách “Di tích khảo cổ học ở Thái Bình“. Tác giả Nguyễn Ngọc Phát và Vũ Đức Thơm viết: “Loại mộ này thường là các gò đống lớn, khối lượng ấp trúc lên tới hàng ngàn m3. Hầu hết các mộ này có kết cấu song táng hoặc đơn táng. Huyệt mộ dài 5-6m, rộng từ 1,5-3m. Móng thân vòm mộ được sử dụng loại gạch lưỡi búa, còn gọi là gạch múi bưởi, dài 40cm, rộng 20-25cm… Gạch lát mộ có loại nặng 70kg, có kích thước 53x53x10cm. Toàn bộ gạch được ấp trúc bằng đất sét hoặc đất thịt pha sét. Trên mộ người sau thường dựng miếu, trồng cây đa, cây si… Những ngôi miếu, những cây đa, cây si này có vài trăm năm tuổi”…

      Hôm nay: 21/9/2024, 4:42 pm