Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Tư liệu khảo cổ Nam Việt Empty

October 2024

MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   

Calendar Calendar

Khách thăm



Tư liệu khảo cổ Nam Việt Flags_1



    Tư liệu khảo cổ Nam Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Tư liệu khảo cổ Nam Việt Empty Tư liệu khảo cổ Nam Việt

    Bài gửi by Admin 30/3/2018, 2:55 pm

    nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2992

    Tư liệu trích từ bài báo Quá trình hình thành và sụp đổ của nước Nam Việt trước sự thôn tính của nhà Hán qua tư liệu khảo cổ và lịch sử của PGS. TS. Hoàng Xuân Chinh trong Tạp chí Khảo cổ học số 6-2017.
    … (lược bỏ phần mở đầu)
    Tộc Nam Việt, nhà nước sơ khai Nam Việt
    Nam Việt vừa là tộc danh tộc Nam Việt vừa là tên nước – nước Nam Việt. Nước Nam Việt do Triệu Đà lập nên vào thời Hán, còn tộc Nam Việt xuất hiện sớm hơn nhiều. Qua tư liệu khảo cổ phát hiện trong những năm gần đây trên đất Quảng Đông thì có thể nhà nước sơ khai Nam Việt đã ra đời trong thời đại đồng thau thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
    Địa bàn cư trú của tộc Nam Việt, theo “Hán thư Lưỡng Việt truyện” thì Nam Việt “phía Tây có Tây Âu, phía Đông có Mân Việt”. Qua đó, giới hạn cụ thể khu vực cư trú của người Nam Việt chưa thể định luận. Nhưng dựa vào cương vực Tây Âu là ở vào khoảng Bắc – Tây Bắc Quảng Tây và Mân Việt là vào khoảng Phúc KIến và Nam Triết Giang cùng Đài Loan ngày nay. Có thể ước chừng Nam Việt ở vào khoảng Quảng Đông và Đông Bắc Quảng Tây ngày nay, mà trung tâm là tam giác châu Châu Giang, sau này trở thành kinh đô Phiên Ngung của nước Nam Việt.
    Tộc Nam Việt trong quá trình hình thành và phát triển thành nhà nước sơ khai không những có mối quan hệ với các tộc, các nhà nước lân cận, mà còn có quan hệ với người Hoa Hạ trong nội địa Trung nguyên. Tình hình này được phản ánh khá rõ trên tư liệu khảo cổ.
    Các di tích thời đại Đá mới từ sơ kỳ đến hậu kỳ trên đất Quảng Đông phân bố rộng khắp và liên tục, không bị biến dị và cắt đoạn với đặc trưng nổi bật là đồ gốm văn in kỷ hà hệ Lĩnh Nam theo phân loại của Lý Bá Khiêm trong hội thảo về gốm văn in kỷ hà tổ chức ở Lư Sơn năm 1978 (Lý Gia Khiêm 1979). Chính trên cơ sở văn hóa Đá mới với đặc trưng gốm văn in kỷ hà hệ Lĩnh Nam, tộc Nam Việt đã phát triển văn hóa thời đại Đồng thau rộng khắp từ lưu vực Bắc Giang, Tây Giang, Đông Giang đến Châu Giang, Trạm Gianng. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, cho đến năm 1995, trên đất Quảng Đông đã phát hiện được khoảng 500-600 địa điểm có tầng văn hóa thời đại Đồng thau, trên 10 di tích có dấu tích lò đúc đồng, khoảng 300 ngôi mộ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thu được khoảng trên 1.200 hiện vật đồng thai, khoảng trên 20 khuôn đúc đồng bằng đá (Dương Thức Đỉnh 1998).
    Chẳng hạn như năm 1962 – 1963. tại mã Đầu Cương thuộc huyện Thanh Viễn phát hiện 2 ngôi mộ thời Đông Chu, đồ tùy táng chủ yếu là đồ đồng thau và gốm cứng văn in kỷ hà. Đồ đồng thu tổng cộng có 64 hiện vật như lôi, đỉnh, phẫu, chuông dẹt, vật hình trụ có tượng đầu người cùng công cụ và binh khí.
    Năm 1986 trở đi, tại vùng Long Tử Sơn huyện Hòa Bình phát hiện trên 10 mộ thời Đông Chu, trong đó mộ số 1 thu được 5 hiện vật đồng thau như đỉnh kiểu Việt, việt, dao nạo, qua cùng vò gốm cứng văn chiếu, cốc gốm tráng men, ấm có vòi rót tay cầm và một dãy 11 viên đá ngọc trang sức to nhỏ khác nhau.
    Năm 1987 – 1988, tại núi đối diện với Đại Cũng Bình huyện Lạc Xương phát hiện hơn 20 ngôi mộ thời Đông Chu có đỉnh đồng kiểu chân đế hình thú và chân đế dẹt, kiếm dài, kiếm ngắn, giáo, qua, việt, móc đai, trong đó có một lưỡi qua trang trí văn quỳ phượng, văn mây móc liền nhau là loại rất hiếm thấy. Đồ gốm có phễu, vò trang trí quỳ văn, vân lôi văn và văn chữ mễ.
    Năm 1983 tại Bối Phu Sơn khu La Bình huyện La Định phát hiện mộ Chiến Quốc sớm, đáy mộ có hố lưng hình tròn. Đồ tùy táng có 98 hiện vật đồng thau như đỉnh, gương, thích, vật hình trụ trên có tượng đầu người, kiếm, qua, giáo, việt, rìu cùng cốc gốm mịn màu đen tay cầm cao nông lòng, chén sứ nguyên thủy và 18 viên đá ngọc trang sức. Đáng chú ý 4 vật trụ trên có tượng đầu người được cắm ở đáy quan tài gỗ 2 trước 2 sau.
    Năm 1989 tại khu mộ Lại Dương Đôn thuộc Khai Phong Nam khai quật 30 mộ huyệt đất thuộc các giai đoạn sớm, giữa và muộn thời Chiến Quốc. Đa số đáy mộ có hố lưng hình tròn hoặc vuông, phát hiện được một sưu tập đồ đồng thau cùng gốm cứng văn in kỷ hà và sứ nguyên thủy (Dương Thức Đỉnh 1995).
    Năm 1971 trở đi, tại Yết Dương Trung Hạ Diện Đầu Lĩnh khai quật 15 ngôi mộ thời Chiến Quốc, trong đó mộ phong phú đồ tùy táng nhất có 29 hiện vật, gồm 19 đồ đồng thai, 10 đồ gốm và sứ nguyên thủy. Trong đó có 1 qua đồng viện bằng hồ hẹp và 1 lưỡi giáo khắc chữ “vương”. Ngoài ra, còn có kiếm dài và di bằng sứ nguyên thủy tương tự đồng loại phát hiện ở Thượng Hải, Kim Sơn Thích Gia Đôn, Hoài Dương Cao Trang (Khâu Lập Thành 1920).
    Phong phú hơn cả là phát hiện ở huyện Quảng Ninh. Năm 1977, tại Đồng Cổ Cương phát hiện 22 ngôi mộ thời Chiến Quốc, thu được 295 đồ đồng thau trong tổng số 357 hiện vật tùy tàng. Năm 1995, tại Long Trở Cương khai quật 15 ngôi mộ thời Chiến Quốc. Mộ phong phú đồ thùy táng nhất có trên 30 hiện vật, trong đó đồ đồng thau có trên 20 hiện vật. Tổng cộng có 15 mộ, thu được trên 100 hiện vật đồng thau.
    Ngoài ra, lẻ tẻ cũng thu được một số sưu tầm đồ gốm, đồ đồng khá đẹp. Chẳng hạn như tại Xiêm Cương ngoại ô thành phố Quảng Châu thu được một sưu tập đồ đồng thau gồm qua, kiếm ngắn trang trí văn hình mặt người, dao trang trí văn lôi văn thời Xuân Thu và đồ gốm quỳ văn (Mạnh Anh Hòa 1997).
    Phần lớn các nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng tới giữa thời Xuân Thu đến giữa thời Chiến Quốc văn hóa thời đại Đồng thau trên đất Quảng Đông cực kỳ phát triển – tuy không bằng văn hóa Điền và văn hóa Lạc Việt. Cho đến lúc này, công cụ bằng đá hầu như không còn. Đồ gốm tiêu biểu cho thời kỳ này là gốm cứng văn in quỳ văn cùng gốm men và sứ nguyên thủy. Đồ đồng thời kỳ này rất đặc biệt, bên cạnh số lượng khá lớn đồ đồng mang phong cách đồ đồng thời Xuân Thu – Chiến Quốc của khu vực Trung nguyên như lôi, đỉnh, phẫu, dao nạo, kiếm dài, qua, giáo, móc đai, v.v… đã xuất hiện khá nhiều đồ đồng thau mang sắc thái địa phương như đỉnh nông lòng kiểu Việt, việt, vật hình trụ trên có tượng đầu người. Về đồ đồng mang phong cách Trung nguyên, một số là được truyền trực tiếp từ Trung nguyên xuống, một số đúc chế tại địa phương theo phong cách đồ đồng Trung nguyên. Nam Việt tuy xa Trung nguyên, nhưng có bờ biển dài cùng nhiều sông lớn, và Nam Việt có mối quan hệ khá sớm với Câu Ngô và Vu Việt là hai nước có trình độ phát triển cao hơn Nam Việt lại gần Trung nguyên hơn nên rất có thể đồ đồng Trung nguyên đã qua Câu Ngô và Vu Việt mà truyền vào Nam Việt trước khi Nam Việt thuộc Hán. Thời kỳ này trên đất Quảng Đông chưa xuất hiện đồ sắt.
    Một số học giả Trung Quốc cho rằng đây là thời kỳ hình thành nhà nước sơ khai của tộc Nam Việt, và văn hóa Hán cũng đã góp phần vào quá trình hình thành nhà nước sơ khai này. Về tính chất của nhà nước sơ khai này phải chăng đồng nghĩa với khái niệm phương quốc, giai đoạn giữa trong mô thức 3 giai đoạn của giáo sư Tô Bình Kỳ.
    Quận Nam Hải của nhà Tần và nước Nam Việt của nhà Triệu
    … (lược bỏ đoạn bàn luận thư tịch, không liên quan đến khảo cổ)
    Thời kỳ nước Nam Việt mở rộng bao gồm cả nước Âu Lạc là thời kỳ hùng mạnh nhất của nước này. Bộ mặt văn hóa lúc bấy giờ có những đổi mới khác hẳn về chất so với thời nhà nước sơ khai Nam Việt.
    Thể hiện rõ nhất là đã phát hiện được những ngôi mộ to lớn có cấu trúc độc đáo, đồ tùy táng cực kỳ phong phú. Đó là mộ Nam Việt Vương ở Quảng Châu, khu mộ La Bạc Loan ở huyện Quý và khu mộ Ngân Sơn Lĩnh là 2 vùng thuộc đất Tây Âu xưa được xem là thuộc đất nước Nam Việt thời nhà Triệu.
    Như mộ Nam Việt Vương có trên 500 hiện vật đồng thai và nhiều đồ sơn, đồ vàng bạc chạm khắc tinh mỹ, đồ ngà voi, đồ pha lê. Đồ tùy táng không những nhiều mà còn mang phong cách khác nhau. Chẳng hạn đỉnh đồng có tới 37 chiếc thuộc 3 phong cách khác nhau là đỉnh phong cách Hán Trung nguyên, đỉnh phong cách Sở và đỉnh phong cách bản địa Nam Việt. Hay chuông, vừa có chuông nữu vừa có chuông dũng và chuông câu. Đáng chú ý là có tới 9 thạp đồng và 2 thạp gốm về kiểu dáng và hoa văn trang trí rất giống với thạp đồng văn hóa Đông Sơn. Sự có mặt của hiện vật văn hóa Đông Sơn trong mộ Nam Việt Vương là phản ánh đúng tình hình chính trị lúc bấy giờ, vì lúc này Âu Lạc là một thành viên của nước Nam Việt.
    Mộ La Bạc Loan số 1 có trên 200 hiện vật đồng thau với nhiều phong cách khác nhau. Trong đó đáng chú ý là 2 chiếc trống đồng mà các học giả Trung Quốc cho là thuộc loại hình Thạch Trại Sơn và 4 thạp đồng mà kiểu dáng cũng như hoa văn trang trí hoàn toàn giống với thạp đồng văn hóa Đông Sơn.
    Khu mộ Ngân Sơn Lĩnh có một số công cụ và vũ khí kiểu Việt như rìu đồng xòe rộng hai đầu vểnh lên mà học giả Trung Quốc gọi là việt hình chữ phượng, hay loại kiếm ngắn không có chắn tay, cán dẹt ngắn, lưỡi rộng dẹt, giữa có sống dọc nổi rõ, v.v…
    Qua đó có thể nói nước Nam Việt của Triệu Đà lúc phát triển nhất, bên cạnh đồ đồng kiểu Việt ngày một nhiều, còn có đồ đồng kiểu Tây Âu, Lạc Việt và đồ đồng phong cách Hán Trung nguyên và bộ mặt văn hóa Nam Việt lúc này cũng đã hình thành nên những khu vực có tính chất địa phương như khu vực kinh đô Phiên Ngung, khu vực Bình Lạc Quế Lâm, khu vực Quý huyện, khu vực Lạc Việt Âu Lạc.
    Nhà Hán thôn tính Nam Việt
    … (lược bỏ đoạn bàn luận thư tịch, không liên quan đến khảo cổ)
    Tình hình này được phản ánh khá rõ trên tư liệu khảo cổ. Trong khu vực rộng lớn này bên cạnh đồ gốm đồ đồng bản địa, xuất hiện ngày càng nhiều đồ gốm, đồ đồng phong cách Hán. Đồ sắt trước đây đã có nhưng đến lúc này đồ sắt Trung nguyên truyền xuống ngày càng nhiều.
    Tại kinh đô Phiên Ngung cũng như xung quanh các thành phố đô thị lớn nhỏ trong khu vực đều phát hiện được nhiều mộ đất và nhất là mộ gạch vòm cuốn rất đặc trưng cho mộ Hán thời Hán. Đồ tùy táng, bên cạnh một số ít đồ gốm và đồ đồng bản địa là số lượng lớn đồ gốm và đồ đồng phong cách Hán. Đồ gốm thường có các loại vò in ô vuông, văn ô vuông có thêm dấu triện tròn hoặc vuông, vò ấm 3 chân có vòi rót có tay cầm, nhĩ bôi, hồ, đỉnh và đặc biệt là mô hình nhà, bếp lò, giếng, nhà kho, chuồng lợn, v.v… Đồ đồng có hồ, liễm, hộp, gương đồng, tiền bán lạng, tiền ngũ thù, v.v… Đồ sắt thường có nồi, kiếm sắt.
    … (lược bỏ phần kết)

      Hôm nay: 18/10/2024, 1:48 pm