Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Flags_1



    Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Empty Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục

    Bài gửi by Admin 20/5/2017, 11:38 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2417
    An Tĩnh cổ lục là một công trình khảo cứu địa phương Nghệ An – Hà Tĩnh của học giả người Pháp Hippolyte Breton, hiệu trưởng trường quốc học Vinh từ những năm 1920. Công trình này khác với cách viết các loại “địa chí” của nước ta trước đây ở chỗ nó áp dụng cách nghiên cứu liên ngành địa chất, lịch sử, văn hóa, khảo cổ trên những tư liệu thực tế ở địa phương và cho những nhận định khái quát tổng hợp khá thú vị.
    H. Breton dẫn nhập cuốn sách của mình bằng cách nói về diễn biến địa chất của vùng bờ biển Nghệ Tĩnh, nhưng lại khai thác đối chiếu với các thông tin từ văn hóa dân gian. Sách viết: Kho tàng truyền thuyết Hán – Việt… chứng minh rằng tổ tiên của người An Nam và người Trung Hoa đã được chứng kiến những cuộc xâm chiếm của lãnh địa đối với lãnh hải, hiện tượng mà người ta phải đặt vào đầu thời hình thành các đồng bằng duyên hải của Trung Quốc và của An Nam.
    H. Breton đã đề cập đến truyền thuyết Nữ Oa, con của Viêm Đế bị chết đuối ngoài biển, hóa thành chim Tinh Vệ ngậm đá từ núi Tây bay sang lấp biển Đông (Tinh Vệ hàm thạch hay Tinh Vệ điền hải trong Sơn hải kinh).
    Như thế, ngay từ đầu tác phẩmH. Breton đã sử dụng truyền thuyết kết hợp với địa chất để bàn luận về lịch sử. Đây là điều táo bạo, ít người dám làm thời đó. Tuy nhiên Breton thực sự chưa biết rằng chuyện Tinh Vệ lấp biển xảy ra chẳng ở đâu xa mà chính là vùng biển Trung Bộ của Việt Nam. Trung Quốc thời Viêm Đế, lập quốc ở tận lưu vực sông Hoàng Hà, làm gì có giáp biển mà bồi với lấp. Tinh Vệ lấp biển chính là chuyện Mai An Tiêm khai phá hoang đảo trong truyền thuyết Việt và cũng là chuyện Nữ thần Trầm hương Thiên Y A Na của người Chăm.
    Từ diễn biến địa chất “bãi bể nương dâu” này H. Breton đã mô tả và giải thích sự kiện Cao Biền đào kênh ở Nghệ An:
    Xứ Diễn Châu được bao vây tất cả mọi mặt bởi đồi núi, chỉ mở ra mặt biển về phía Đông, Ở thời kỳ đệ tứ kỷ, xứ này làm thành cái mà tôi gọi là “vịnh Diễn Châu” thông về phía Bắc với vịnh Thanh Hóa bởi eo Hoàng Mai và về phía Nam với vịnh Vinh bởi eo Đò Cấm. Cuộc nổi lên của lục địa vào cuối thời kỳ đệ tứ kỷ biến vịnh thành vũng, va hai eo bể thành đèo, ngày nay mang tên của hai làng Hoàng Mai và Đò Cấm. Vào thế kỷ thứ IX Tiết độ sứ Cao Biền người Trung Quốc sai đào hai con kênh ở hai đèo để nối liên với nhau các vũng Thanh Hóa, Diễn Châu và Vinh.

     
    Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Ban-do-atcl
    Các địa danh được nói tới trong bài.
    Ghi nhận công tích của Cao Biền trên đất Nghệ Tĩnh, H. Breton viết: viên quan này đã để lại ở An Tĩnh những kỷ niệm bất diệt… Cao Biền sang cai trị vùng Tĩnh Hải (Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ) từ 865 đến 875 đã xây dựng:
    – Đào sông Hoàng Mai và Đò Cấm.
    – Chùa Hương Tích và Nhạn Tháp.
    – Đắp thành Long Môn.
    Về Đò Cấm, nhân dân gọi là “kênh sắt”. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng khi đào con kênh này Cao Biền đã phải dùng thuốc súng để phá vỡ những “tảng đá sắt” chẹn ngang đèo.
    Ở phần Xứ Vinh, H. Breton nói về một phế tích Tháp Cao Biền: Ở địa phận làng Phương Tích và làng Yên Trường có một hòn núi khiến con sông đào từ Vinh đến Đò Cấm phải uốn dòng về phía Đông. Trên đỉnh núi ấy Cao Biền… đã dựng lên một cái tháp, người thì nói đó là một cái tháp để xá lỵ của nhà Phật, người thì nói đó là một cái đèn để ban đêm chiếu sáng cho thuyền bè qua lại trên sông đào, hoặc đó là đồn binh để báo hiệu…
    Tại làng Yên Trường, giữa chân núi và con sông đào là đền Lĩnh Vạn. Đền này do Cao Biền dựng…
    Chứng tích sự hiện diện của Tiết độ sứ Cao Biền ở Nghệ Tĩnh quá rõ ràng. Cao Biền còn lưu lại bài thơ Quá Thiên Uy kính:
    Sài lang khanh tận khước triều thiên,
    Chiến mã hưu tê chướng lĩnh yên.
    Quy lộ hiểm hy kim thản đãng,
    Nhất điều thiên lý trực như huyền.
    Dịch:
    Sài lang chôn sạch lại chầu vua
    Ngựa chiến thôi kêu cõi núi mờ
    Đường hiểm nay về bằng phẳng rộng
    Một lèo nghìn dặm thẳng như tơ.
    (Theo Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1996).
    Kênh Thiên Uy chính là kênh Thiết Cảng hay kênh sắt ở khu vực sông Cấm của Nghệ An. Cao Biền đã đào 2 con kênh Hoàng Mai và Đò Cấm nối liên vận đường thủy từ Bắc Bộ vào Nghệ An để đánh dẹp quân Nam Chiếu như trong bài thơ cho biết. Sự hiện diện này của Cao Biền cũng hoàn toàn khớp với phân bố các nơi thờ thần Cao Sơn Cao Các ở Nghệ An tại các huyện Nghi Lộc, Yên Thành và Hưng Nguyên. Tục thờ Cao Sơn Cao Các chính là thờ Tiết độ sứ Cao Biền ở khu vực này.

    Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Chua-thien-ton-624x468
    Chùa Thiên Tôn ở Ninh Bình.
    Cao Biền đã vượt sông Cấm tiến vào phía Nam. H. Breton cho rằng Cao Biền có liên quan tới việc xây chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh. Điều này rất có lý vì ở chân núi Hồng Lĩnh còn có cái hồ lớn được gọi là Hồ nhà Đường. Ngoài ra, khá đặc biệt là ở Ninh Bình có chùa Thiên Tôn tương truyền do Cao Biền dựng nên. Chùa Thiên Tôn thờ Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện và bố mẹ của bà là vua Trang Vương và Hoàng hậu. Tức là giống với chùa Hương Tích, nơi thời Phật Quan Âm và có di chỉ nền đài Trang Vương.
    Cao Biền đã đào thông kênh qua Đò Cấm, tiến vào xứ Vinh là để dẹp quân Nam Chiếu vì căn cứ gốc của Nam Chiếu ở khu vực này. Đó là nơi có Nhạn Tháp và thành Long Môn ở Nam Đàn. H. Breton từng thu thập được viên gạch của Nhạn Tháp có đề niên hiệu thời Đường và nhắc đến việc cần tìm hiểu thêm nguồn gốc của ngôi tháp này. Khảo cổ ngày nay ở Nhạn Tháp đã tìm thấy hộp vàng đựng xá lỵ và các viên gạch có chữ với niên hiệu Trinh Quán lục niên (632). Với niên hiệu này thì nguồn gốc của Nhạn Tháp và Long Môn tại Nam Đàn phải sớm hơn thời Cao Biền vì Cao Biền sang An Nam vào những năm Đường Hàm Thông (860-874).
    Nhạn Tháp nằm trong khu vực một thành cổ có tên Hồ Thành hay Chiêm Thành. Trong An Tĩnh cổ lục gọi là Lồi Vương Thành với cửa Long Môn. Rõ ràng đây là một tòa thành của người Chăm. Nhưng tại sao thành của người Chăm lại nằm ở Nghệ An và có niên đại vào thời Đường Trinh Quán (632)?
    Di tích Nhạn Tháp này không liên quan đến Cao Biền nhưng lại là một di tích của Nam Chiếu. Nam Chiếu còn được gọi là người Hồ như trong thần tích về Cao Sơn Cao Các dẹp họ Hồ. Vì thế thành này gọi là Hồ Thành hay Chiêm Thành.
    Niên đại Trinh Quán lục niên (632) của gạch Nhạn Tháp đưa đến một nhận định khá bất ngờ. Nhạn Tháp và Lồi Vương thành được xây dựng bởi vị “đệ nhất đại chiếu”, tổ của Nam Chiếu là Tế Nô La vào đầu thời nhà Đường. Lúc này Nam Chiếu chưa lập quốc riêng mà còn đang thần phục nhà Đường. Vì vậy mà gạch xây tháp tuy là tháp trong thành Chăm nhưng vẫn mang niên hiệu của nhà Đường.
    Lồi Vương do đó có thể là đọc sai từ Lỗ Vương (Lồi khi ghi chữ Nho thì ghi bằng chữ Lỗi). Nam Chiếu khi lập quốc lấy tên là Đại Lễ. Lễ cũng là Lỗ như trong tên của Cáp Lỗ Phong sau này.
    Nhạn Tháp và Lồi Vương Thành nằm cách không xa thị trấn Sa Nam, nơi Mai Thúc Loan khởi nghĩa. H. Breton trong An Tĩnh cổ lục đã đưa ra nhận định rằng Mai Thúc Loan là người gốc Chămpa. Điều này đúng với nghĩa Chăm hay Chiêm là gồm cả người Nam Chiếu.
    Cái tên Sa Nam có thể hiểu là: Sa nghĩa là chúa trong tiếng Chăm. Sa Nam là Nam Chúa hay Nam Chiếu, rất rõ.

    Chuyện Nam Chiếu trong sách An Tĩnh cổ lục Den-mai-thuc-loan
    Đền thờ Mai Thúc Loan ở chân núi Hùng Sơn tại Nam Đàn.
    Tế Nô La cũng là Phùng Tói Cái, vị tiền nhân 7 đời của Phùng Hưng, là người đã từng vào chầu Đường Cao Tổ và được làm quan lang ở Đường Lâm. Tên Đường Lâm rất có thể còn lưu lại trong địa danh Nam Đàn = Nam Đường = Đường Lâm.  Một số tư liệu chép về Mai Hắc Đế: Năm Nhâm Tuất (722) là năm Khai Nguyên thứ 10 về đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu có một người tên là Mai Thúc Loan nổi lên chống cự với quân nhà Đường. Mai Thúc Loan là người huyện Thiên Lộc, tức là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ, mặt mũi đen sì, sức vóc khỏe mạnh, thấy quan nhà Đường làm nhiều điều tàn bạo, dân gian khổ sở, lại nhân lúc bấy giờ lắm giặc giã,ông ấy bèn chiêu mộ những người nghĩa dũng, rồi chiếm giữ lấy một chỗ ở đất Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đường tỉnh Nghệ An) rồi xây thành đắp lũy, xưng hoàng đế, tục gọi là Hắc Đế”.
    Thành Vạn An của Mai Hắc Đế nằm ở huyện Nam Đàn nên trong tư liệu trên đã gọi Nam Đàn là Nam Đường. Còn Phúc Lộc (địa danh khác trong tên quê của Phùng Hưng) là vùng Can Lộc – Hà Tĩnh, cũng là quê hương của Mai Thúc Loan.
    Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh từng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Như thế châu Đường Lâm – Phúc Thọ của họ Phùng nằm ở xứ An Tĩnh, hoàn toàn có lý.
    Phùng Hưng là hậu duệ của Phùng Tói Cái hay Nam Chiếu Mông Tế Nô La nên khởi nghĩa Phùng Hưng chính là sự nổi dậy thành lập nước Nam Chiếu độc lập. Cao Biền khi dẹp quân Nam Chiếu chiếm thành Tống Bình ở Bắc Bộ đã tiến quân vào xứ An Tĩnh, đào kênh thông thủy, dẹp “sài lang” ở vùng đất Nam Đàn – Đường Lâm.
    Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái kể sau thời Cao Biền:
    Tướng Tư Mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu hoành Mô quốc Bồn Man, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sát nhập trong bản đồ nước Đại Việt.
    Bồn Man la Mường Phuon hay Xiêm Khoảng của Lào, từng gọi là Trấn Ninh thời Pháp. Con đường thượng đạo phía Tây Nghệ An mà H. Breton nói đến trong sách của mình là con đường nối từ Nam Đàn sang Xiêm Khoảng. Con đường này có vai trò chiến lược quan trọng trong nhiều thời đại khi quân khởi nghĩa sử dụng nó để rút lui phòng thủ hay làm bàn đạp để tấn công miền ven biển Nghệ Tĩnh.
    Một chi tiết lạ nữa trong An Tĩnh cổ lục nói: Mười hai sứ quân cát cứ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Một trong 12 sứ quân là Hồ Hưng Dật, tổ của họ Hồ ở vùng An Tĩnh.
    Đây là tư liệu độc đáo nói rằng thái thú Diễn Châu Hồ Hưng Dật là một sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh. Về nguồn gốc nguyên tổ họ Hồ này đã từng bàn. Nó liên quan đến việc Lý Thái Tổ – Đinh Bộ Lĩnh đi đánh dẹp châu Diễn. Lý Thái Tổ cũng là Lý Tiến được nói đến trong Truyện Nam Chiếu.
    Thay lời kết, xin dẫn lời của H. Breton trong An Tĩnh cổ lục:
    “Cái gọi là sự tiến bộ chỉ là truyền thống đang đi lên. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp, con người sẽ bị lôi cuốn theo bản năng xấu. Nước Đại Việt giàu về quá khứ và các bạn nên hiểu rằng chính người chết cai trị người sống. Những đức tính tốt mà chúng ta có, chúng ta nhờ cha mẹ ông bà mà có. Hãy kính thờ vong linh tổ tiên bằng cách phổ biến lịch sử của tổ tiên”.

      Hôm nay: 11/11/2024, 5:52 am