Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương Empty

October 2024

MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   

Calendar Calendar

Khách thăm



Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương Flags_1



    Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương Empty Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương

    Bài gửi by Admin 10/6/2016, 7:21 pm

    Truyện cổ tích :

    Thời vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng – tục ngữ gọi là thần Kim Quy – và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy đã trút một chiếc móng của mình trao cho Vua để chế lẫy nỏ làm vũ khí giữ thành khi có ngoại bang xâm lấn. Vua bèn sai tướng Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ, gọi là “Linh quang kim trảo thần nỗ”. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng hàng trăm mũi tên tua tủa bay vút ra, bách phát bách trúng.

    Giặc phương Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nước ta, nhưng lần nào cũng rước lấy thảm bại. Tướng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một kế. Xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn với con gái vua An Dương Vương tên là Mỵ Châu. Thâm ý của Triệu Đà là sẽ dùng con trai mình làm mật thám trong việc đánh chiếm nước ta.

    Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy.

    Trong lúc hàn huyên, Triệu Đà cố tình dò hỏi, Mỵ Châu kể lại cho chồng nghe chuyện xây thành Cổ-Loa và chiếc nỏ thần. Một hôm, nhân lúc Mỵ Châu sơ ý, Trọng Thủy lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua An Dương Vương về thăm cha mẹ.

    Lúc ra đi, Trọng Thuỷ căn dặn vợ :

    – Trong lúc anh vắng nhà, nếu có chiến tranh em hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, em đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Anh sẽ theo vết lông ngỗng đi tìm em.

    Về tới nhà, Trọng Thủy liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh nước ta. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mỵ Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mỵ Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rải xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết lông ngỗng rượt theo đến đó.

    Đến núi Mộ Dạ cụt đường, nhà vua định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo:

    – Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy !

    An Dương Vương quay lại, thấy Mỵ Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm chém chết con gái  rồi  cầm sừng văn tê 7 tấc Theo thần Kim quy đi vào lòng biển .

    Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.
    Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.


    Hết phần truyện .

    Lẩn thẩn...Nỏ Thần An Dương Vương Image001

    Liệu đây có phải hình dáng Nỏ thần ???.

    Về mặt lịch sử , Sử thuyết họ Hùng đã chỉ ra các nhân vật thực trong tuyện : Sở khanh – Trọng Thủy là Doanh tử sở sau lên ngôi là Tần Trang tương vương, Mị châu là Triệu cơ mẹ Tần thủy hoàng , nước ta ở đây là nước của vua Hùng đời thứ 14 Hùng Tạo vương Đức quân lang , sau cùng nhân vật chính  Triệu đà không phải là Nam Việt vũ vương mà là Tần Hiếu văn vương Doanh Trụ nước Tần .

    Đọc truyện Nỏ thần ngoài vấn đề lịch sử về khía cạnh văn minh ngẫm  thấy có nhiều điểm cũng phải xem  lại .

    Danh xưng thần ‘Kim quy’ nghĩa là con ‘rùa bằng vàng’ xem ra không xác thực , Kim quy là con rùa bằng kim loại sản phẩm của bàn tay con người không thể là con vật sống trong tự nhiên , dù cho có là thần vật thì cũng phải dựa trên cơ sở tự nhiên rồi mới thần thánh hóa mà thành , thời điểm trước công nguyên không thể có rùa robot .

    Chi tiết Kim quy là đặc phái viên của ‘Thanh giang sứ gỉa’ đưa đến  suy đoán …Việt Nam không có con sông nào là Thanh giang chỉ có sông Thương , thương cũng như thanh đều nghĩa là màu xanh  Dịch tượng chỉ phương Đông , phải chăng Thanh giang trong truyện chính là sông Thương và phái viên của thần sông Thương chỉ có thể là loài rùa sông tức là Kinh quy hay Kênh – quy .

    Kinh lạch cũng là sông rạch cách gọi đường lưu chuyển nước trong tự nhiên về sau y học phát triển kinh rạch hay lạch biến thành ‘kinh – lạc’ là đường dẫn khí huyết trong cơ thể con người .

    Kênh rạch – kinh lạch biến ra kinh lạc ,luận về mặt văn tự … xem ra học thuật kinh – lạc của Đông y xưa nay tưởng là thành tựu của Trung quốc hóa ra lại có gốc Việt nam …

    Cung – tiễn tiếng Việt là ‘cung – tên’ , cung tưởng là từ Hán thực ra chỉ là cách đọc lạc đi của từ ‘cong’ tiếng Việt , cong là cách mô tả hình dáng vật dụng sau trở thành  tên gọi .

    Cung thường bắn ra 1 tên mỗi lần  , cung bắn 1 lúc nhiều tên tức vượt trội nên gọi là cung thần , Hán ngữ là Thần cung .

    Nỏ thần do tướng quân Cao Lỗ chế tạo bắn 1 lần cả trăm mũi tên chắc phải là Thần cung . Ở Việt Nam cung và nỏ là 2 loại vũ khí gần giống nhau về nguyên lí họat đông nên thường gọi chung là cung – nỏ , thần cung cũng là nỏ thần .

    Nỏ thần – thần cung biến âm thêm lần nữa cong →cung→công ; thần cung thành ‘thần công’ khiến nảy ra  suy đoán  …thần công là tên gọi ban đầu của loại đại pháo nay là súng đại bác …

    Nỏ thần bắn ra 1 lần cả trăm mũi tên chỉ có thể là súng thần công  tức  đại pháo thuở đầu bắn đạn ghém .


    Bản thân từ ‘nỏ’ cũng khiến ta phải suy nghĩ …

    Người Việt gọi loại vũ khí khi vận hành …phát ra tiếng nổ và bắn đầu đạn đi là ‘súng’, phải chăng súng là biến âm của ‘sấm’?, súng thường đi đôi với ống thành ‘súng ống’ , ống là vật thể rỗng ruột hình tròn và dài , từ ống ở đây cho ta liên tưởng tới bộ phận ngày nay gọi là nòng súng .

    Từ nỏ trong nỏ thần phải chăng là biến âm của ‘nổ’ là âm thanh phát ra khi súng vận hành ?. Tiếng nổ lớn nghe như tiếng sấm nên công cụ phát ra nó gọi là sấm cũng gọi là nổ ?.

    Nổ thần – thần nổ cũng là thần cung – thần công tức là đại pháo ngày nay .

    Vấn đề đặt ra là liệu khoảng trăm năm trước công nguyên có thể có thuốc súng và Đại pháo ?. Theo tư liệu ngày nay thì thuốc súng hay thuốc nổ là phát minh của người Tàu và những khẩu súng đầu tiên được chế tạo và xử dụng  thời Mông cổ , quả nổ được dùng từ đời Tống , đại pháo do Hồ nguyên Trừng chế ra mãi tới thời Minh mới có .

    Tới nay người ta mới chỉ biết đến nền văn minh phương Đông ở lớp vỏ ngoài …cả thế giới sững sờ nhìn Trung quốc phẫu thuật với kim châm không cần đến thuốc gây mê…, tận mắt nhìn mới dám công nhận học thuật Kinh – Lạc huyệt đạo là có thật , chỉ 1 việc khai quật đám binh mã đất nung của Tần thủy hoàng 2000 năm trước đã khiến đám khoa học phương Tây há hốc mồm đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi , nguyên tố Bari tạo thành màu tím là nguyên tố  không tồn tại bình thường trong tự nhiên và phương pháp sản xuất phổ biến ngày nay là điện phân nóng chảy bari clorua (BaCl2),  thời nhà Tần làm gì có điện để điện phân vậy họ đã dùng cách nào để tạo ra Bari để có màu tím gọi là màu tím Trung hoa ?.

    Khi mới đào lên có thanh kiếm của 1 chiến binh bị tượng ngã đè cong lại , lấy lên mặt đất 1 thời gian thanh kiếm tự thẳng ra như ban đầu , bằng cách nào người thời Tần đã chế được loại thép tự hoàn nguyên ?.

    Thời Tần người ta cũng đã tìm thấy kim loại được mạ Crom hết sức kì bí … ???.

    Văn minh phương đông nói chung  thiên hạ mới chỉ biết hời hợt ngoài vỏ riêng văn minh Việt nam thì hoàn toàn mù tịt vì có ai thèm quan tâm nghiên cứu khi cứ đinh ninh đấy chỉ là vùng đất của sự  nghèo đói lạc hậu …

    Sử sách còn ghi chép rành rành các triều đại Mongoloid phương bắc khi chiếm đóng An Nam thì đối tượng họ săn lùng tiến kinh luôn luôn là giới thợ và thày. Thợ và thày nghe tưởng giản đơn thực ra khuất ở bên dưới là cả 1 nền khoa học kĩ thuật.

    Ngày nay nghèo nàn lạc hậu là chuyện thực nhưng ngày xưa so với trình độ chung của nhân loại thì chưa chắc đâu …(điều này khi nói ra người viết thực sự xấu hổ ) , sau Dịch học và chữ Khoa đẩu (thiết khẩu → Khải) đã trình bày trong trang dòng Hùng Việt , chuyện nổ thần , thần cung – đại pháo này rất có thể là bước đầu khám phá 1 nền văn minh xưa nay chưa  biết .

      Hôm nay: 18/10/2024, 1:42 pm