Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Đỗ Động tướng quân là ai? Empty

October 2024

MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   

Calendar Calendar

Khách thăm



Đỗ Động tướng quân là ai? Flags_1



    Đỗ Động tướng quân là ai?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Đỗ Động tướng quân là ai? Empty Đỗ Động tướng quân là ai?

    Bài gửi by Admin 18/2/2016, 9:18 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Chính sử Việt ngày nay chép năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, khởi đầu nền độc lập của nước ta. Tiền Ngô Vương qua đời, Dương Tam Kha tiếm ngôi, nhà Ngô suy yếu. Tới khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mất, các hào trưởng, tướng lĩnh ở các nơi nổi lên chiếm giữ các vùng, bắt đầu thời kỳ gọi là loạn 12 sứ quân. Đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh mới dẹp được các sứ quân, thống nhất vùng Tĩnh Hải và lên ngôi Hoàng đế nước Đại Cồ Việt.
    Mọi việc tưởng như hai năm rõ mười, sách nào cũng chép vậy… nhưng ngày càng có nhiều dẫn chứng cho thấy những chuyện của thời này không hẳn diễn ra như vẫn nghĩ. Đặc biệt khảo cổ học giai đoạn này không cho một dẫn chứng nào tương ứng với những biên chép của chính sử. Không hề tìm thấy chiếc cọc gỗ nào ở Bạch Đằng có niên đại quãng thế kỷ 9-10. Thành Cổ Loa, nơi được chép là kinh đô của triều Ngô không có vết tích gì về triều đại này. Các lớp gạch bên dưới Hoàng Thành Thăng Long và Hoa Lư cho thấy, không hề có nước Đại Cồ Việt như sử sách vẫn chép…
    Thay vào đó, có thể dễ dàng nhận ra tên gọi “Sứ quân” là Tiết độ sứ của một Quân. Ví dụ, như Cao Biền sau khi đánh dẹp giặc Nam Chiếu ra khỏi thành Tống Bình được phong là Tĩnh Hải Tiết độ sứ, tức là vị Sứ quân của Tĩnh Hải quân. Bằng chứng rõ ràng về phạm vi của đơn vị “quân” thời này là lớp gạch “Giang Tây quân” nằm dưới cùng của thành Thăng Long, Hoa Lư hay thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. Giang Tây quân là vùng đất Tĩnh Hải, bao gồm Bắc Việt và Tây Quảng Tây. Với quy mô của một Quân rộng lớn như vậy, không thể có chuyện trong vùng đồng bằng ven sông Hồng lại có tới 12 sứ quân. Với phạm vi mỗi sứ quân chỉ cỡ độ 2-3 huyện ngày nay thì nhân lực, vật lực đâu ra để mà đánh lẫn nhau? Sử Việt đang nhầm lẫn sự phân rã thời Mạt Đường của các Tiết độ sứ phụ trách các đạo/quân trên phạm vi toàn Trung Hoa thành Thập quốc (thời kỳ Ngũ đại Thập quốc) hóa ra loạn 12 sứ quân ở vùng Giao Chỉ.
    Một trong những sứ quân chính được sử Việt chép là Đỗ Cảnh Thạc ở khu vực Đỗ Động Giang là vùng Thanh Oai – Quốc Oai ngày nay. Tuy nhiên, khi so sánh các sự tích về Đỗ Cảnh Thạc thì chợt nhận ra: vị tướng quân này không ai khác chính là Thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu Nam Việt, đã được dân gian kể lại dưới một góc độ khác.
    Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của nhà Nguyễn chú rằng Đỗ Cảnh Thạc “người huyện Thuận Đức thuộc Quảng Đông“. Xuất thân trong gia đình quý tộc, ông bị mất một tai trong lần giao chiến vì chạy loạn xuống phương Nam. Đỗ Cảnh Thạc là vị phụ chính của 3 triều Ngô Vương từ Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập sang Ngô Xương Văn. Những thông tin này hoàn toàn giống với thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt. Nhà Triệu đóng đô ở Quảng Đông, gọi là Phiên Ngu hay Phiên Ngô. Chính vì vậy các vua Triệu trong chuyện của Đỗ Cảnh Thạc đã bị gọi thành Ngô Vương. Lữ Gia là thừa tướng 3 triều vua Triệu được dân gian kể thành Đỗ Cảnh Thạc làm quan phụ chính 3 triều vua Ngô.



    Đỗ Động tướng quân là ai? Image012




    Câu đối ở đền Tam Xã (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) thờ Đỗ Cảnh Thạc:
    罰北徵東威武振二朝漢主
    教民护國德光流三世吳王
    Phạt Bắc chinh Đông, uy vũ chấn nhị triều Hán chủ
    Giáo dân hộ quốc, đức quang lưu tam thế Ngô vương.
    Dịch:
    Đánh Bắc dẹp Đông, oai võ chấn hai triều chúa Hán
    Dạy dân giúp nước, đức sáng lưu ba đời vua Ngô.
    Câu đối trên nhấn mạnh đến việc Đỗ Cảnh Thạc đánh giặc Hán. Công nghiệp chính của Đỗ Cảnh Thạc là chống Hán chứ không phải làm sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh. Đây không phải là lần đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền mà là chuyện Lữ Gia kiên quyết chống lại nhà Tây Hán, giết bỏ phe theo Hán của Cù Hậu và Triệu Ai Vương, lập Triệu Kiến Đức lên ngôi.
    Thần phả Cao Thị bản tự chùa Chợ ở Bình Đà (Thanh Oai) còn cho một thông tin… không thể hiểu nổi. Năm 16 – 17 tuổi Đỗ Cảnh Thạc gặp cảnh chướng tai gai mắt đã đánh lại quan quân nhà Nam Tấn, do thế cô bị chúng quây bắt và xẻo mất một tai… Nhà Tấn Trung Quốc kết thúc vào năm 420, Đỗ Cảnh Thạc sống vào thời nào mà lại đánh nhau với quan quân nhà Tấn? Phải chăng Tấn là chữ phiên thiết từ Tây Hán? Đỗ Cảnh Thạc đánh quân Tây Hán, tức là thời của Lữ Gia Nam Việt.
    Tinh thần trung trinh với tiền triều được nhấn mạnh trong chuyện của Đỗ Cảnh Thạc. Đại Việt sử ký toàn thư chép ở Đỗ Động Giang có tới “500 con em họ Ngô” theo về. Còn về Lữ Gia Sử ký Tư Mã Thiên cho biết năm 111 trước Công nguyên khi nhà Tây Hán tiến đánh Nam Việt, Phiên Ngung thất thủ, “Lữ Gia cùng Kiến Đức từ đêm đã cùng gia thuộc vài trăm người, chạy trốn ra biển, lấy thuyền đi về phía Tây”. Cần nhớ rằng gia thuộc của Lữ Gia cũng là gia tộc nhà Triệu vì “Họ hàng [Lữ Gia] làm quan trường lại đến hơn bảy mươi người. Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua, lại thông gia với Tần vương ở quận Thương Ngô”. 500 con em họ Ngô được nhắc đến ở Đỗ Động Giang là những người đã lên thuyền cùng Lữ Gia và vua Triệu rút về đất Giao Chỉ – Phong Châu.
    Thần tích về Đỗ Cảnh Thạc ở Bình Đà cho biết Ngô Quyền muốn xây dựng ở Đỗ Động Giang một bản doanh đủ mạnh, còn có ý định xây dựng lại “Minh đô Giao Chỉ”, giao việc này cho Đỗ Cảnh Thạc. Chữ Đỗ
    có nghĩa là “ngăn chặn”. Đây cũng là nghĩa của chữ Sài trong Sài Sơn (Quốc Oai), nơi Đỗ Cảnh Thạc hy sinh. Có thể thấy đây không phải là họ Đỗ, mà Đỗ Động có nghĩa là một căn cứ để chặn giặc.
    Câu đối ở đền Tam Xã:
    十二山河杜洞雄争王伯業
    三千宫阙柴岩神界佛仙間
    Thập nhị sơn hà, Đỗ Động hùng tranh vương bá nghiệp
    Tam thiên cung khuyết, Sài Nham thần giới phật tiên gian.
    Dịch:
    Mười hai núi sông, Đỗ Động tranh hùng nghiệp vương bá
    Ba ngàn thế giới, Đá Sài thần tách cõi phật tiên.
    Thông tin về Minh Đô Giao Chỉ cũng khớp với chuyện Lữ Gia đã rút về vùng phía Tây Giao Chỉ chống Hán. Minh Đô là đất Phong Châu nơi các vua Hùng dựng nước. Minh Đô sau đó thời Hai Bà Trưng là đô kì của Trưng Vương vì Mê Linh thiết Minh. Đỗ Động như vậy là vùng cửa ngõ của Minh Đô – Mê Linh, chặn giặc phương Bắc.



    Đỗ Động tướng quân là ai? Image013


    Đình Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội.


    Ở vùng Thanh Oai, tương truyền là quê của Đỗ Cảnh Thạc tới nay không còn di tích nào thờ vị tướng quân này. Nhưng thay vào đó, hai làng Ước Lễ và Phúc Thụy của vùng này lại thờ Lữ Gia làm thành hoàng làng. Câu đối về Lữ Gia ở đình Ước Lễ:
    位望冠三朝趙帝山河身上重
    精忠存一劍漢軍戈甲目中輕
    Vị vọng quán tam triều, Triệu đế sơn hà thân thượng trọng
    Tinh trung tồn nhất kiếm, Hán quân qua giáp mục trung khinh.
    Dịch:
    Ngôi danh đầu ba triều, núi sông đế Triệu thân coi trọng
    Trung thành còn một kiếm, giáo mác quân Hán mắt xem khinh.
    Còn ở thị trấn Quốc Oai nay còn đình Ngô Sài và miếu thờ Đỗ Tướng quân, tương truyền là nơi Đỗ Cảnh Thạc đã cai quản, an định nhân dân. Nơi đây trước được gọi là Sài Trang. Đình Ngô Sài còn phối thờ Ả Lã Nàng Đề, được nhân dân quanh vùng gọi là Vua Bà. Ả Lã như đã biết, chính là Trưng nữ Vương mang họ Lữ của Lữ Gia. Nàng Đề hay Lang Tề, nghĩa là vị vua phía Tây vì Trưng Vương dựng đô ở đất Tây Thổ Phong Châu. Sự phối thờ Ả Lã với Đỗ tướng quân ở Ngô Sài một lần nữa xác nhận khả năng Đỗ Cảnh Thạc chính là thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu.



    Đỗ Động tướng quân là ai? Image014


    Đình Ngô Sài, Thị trấn Quốc Oai, Hà Nội.
    Quốc Oai còn có di chỉ khảo cổ thành Quèn hay trại Quyền ở xã Tuyết Nghĩa, tương truyền là đại bản doanh của Đỗ Cảnh Thạc. Nay ở đây còn đình làng Cổ Hiền thờ Đỗ Tướng quân và các ngôi miếu xung quanh thờ các tướng của Đỗ Cảnh Thạc. Câu đối ở đình Cổ Hiền:
    杜洞雄才稱第壹
    古城主宰是無双
    Đỗ Động hùng tài xưng đệ nhất
    Cổ thành chủ tể thị vô song.
    Dịch
    Đỗ Động tài cao xưng đệ nhất
    Thành cổ chúa tể chính vô song.
    Cổ Hiền là tên chữ của trại Quyền hay thành Quèn. Cổ Hiền thiết Quyền – Quèn. Đây là cách dùng phiên thiết để đặt tên chữ cho địa danh xưa.



    Đỗ Động tướng quân là ai? Image015


    Một số đồng tiền Ngũ thù.
    Di chỉ Thành Quèn được khai quật với những mảnh ngói, gốm thời Bắc thuộc. Gần đây ở phía Nam thành Quèn người ta đã đào được nhiều chum tiền Ngũ thù. Các cụ trong làng cho rằng đây là kho quân lương của Đỗ Tướng quân. Những đồng tiền này được các chuyên gia cổ tiền học xác định là của thời Hiếu Vũ Lưu Triệt nhà Tây Hán. Đây là bằng chứng rõ ràng rằng tướng quân Đỗ Cảnh Thạc không phải ở vào thời Đinh Bộ Lĩnh thế kỷ 10 mà là thời kỳ trước Công nguyên, đầu nhà Tây Hán. Đỗ Cảnh Thạc thời Tây Hán thì không thể là ai khác ngoài thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu cùng con cháu là Nhị Trưng Vương (Ả Lã) đã lập căn cứ chống nhà Hiếu (Tây Hán) ở Đỗ Động – Sài Trang và Minh Đô – Mê Linh.
    Cuối cùng nơi mất của Đỗ Cảnh Thạc là ở chân núi Sài Sơn, nơi có đền Tam Xã trong quần thể di tích chùa Thầy. Sài Sơn là nơi có hang Cắc Cớ với bể xương các nghĩa quân của Lữ Gia tử trận. Sài Sơn còn là nơi hy sinh của tướng Lý Phục Man (Thánh Giá ở Yên Sở, Hoài Đức).



    Đỗ Động tướng quân là ai? Image016


    Sài Sơn ở Quốc Oai.
    Còn có chuyện kể Đỗ Cảnh Thạc trước khi chết đã nói chuyện với bà bán nước dưới gốc đa ở Sài Sơn. Cây đa này nay nằm trong đền Tam Xã, nơi gọi là mộ của Đỗ tướng quân. Vừa mới đây cây đa này đã được cộng nhận là cây di sản. Chuyện bà bán nước và vị tướng quân trước lúc mất cũng gặp trong thần tích về Lý Phục Man ở Yên Sở.
    Lý Phục Man cũng được gọi là Đỗ Động tướng quân. Trong các bài viết trước từng xác định Lý Phục Man là thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu. Như vậy, mọi thông tin đều trùng khớp và chỉ ra rằng Đỗ Cảnh Thạc chính là thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu.
    Vị sứ quân lớn nhất trong 12 sứ quân thế kỷ 10 lại là thừa tướng Lữ Gia cách đó hơn 1000 năm trước. Sử Việt còn biết bao nhiêu điều cần được chỉnh lý từ những dữ liệu dân gian và thực tế.

      Hôm nay: 18/10/2024, 1:14 pm