Truyền thuyết Việt kể :
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Như thế Xích Quỷ được xem là quốc hiệu đầu tiên vào thời Hồng bàng của người Việt .
Trong chữ Nho : Xích qủy 赤鬼 thì 赤 cũng đọc là Thích có nghĩa là màu đỏ. Từ 鬼 có nghĩa là (ma) quỷ.
Giới nghiên cứu ngày nay có người cho : 赤鬼 nguyên nghĩa ‘qủy đỏ’ cũng có thể hiểu là :
-[size=9] Quỷ mặc áo đỏ. Ám chỉ trang phục của người Xích quỷ có màu đỏ, trên người xăm đầy mình, nên người Hán gọi là quỷ. Về sau, người Xích quỷ goị mình là Việt.[/size]
-[size=9] Theo Kinh Dịch, Xích quỷ là chỉ màu đỏ ở Phương Nam (ngày nay) nắng chói chang là nơi sáng sủa văn minh , Xích qủy phải hiểu là vị thần phương Nam .[/size]
-[size=9] Bản thân người viết trước đây kiến giải Xích qủy thực ra là Xích quái nghĩa là quái màu đỏ cách gọi khác của quẻ Ly – La nghĩa là Lửa , về mặt địa lí tượng trưng cho hướng Xích đạo nóng bức . Quái cũng là qủy nên Việt ngữ có từ kép ‘qủy – quái’ tức quỷ chỉ là qủe đọc trệch đi . Nước Xích quẻ là nước nằm ở vùng nhiệt đới cận Xích đạo , trong ngôn ngữ Dịch học cùng 1 hệ quy chiếu với Viêm bang – Hồng bang .[/size]
Chữ Nho xưa Qủy không có nghĩa là ma qủy , Dịch học quan niệm phía Tây mặt trời lặn là li – lìa về số là số 4 – 9 , hồn lìa khỏi xác rồi thì phần vật chất còn trơ lại gọi là ‘qủy’, qủy cũng là 9 – cửu ngược với phía Đông con rồng quẻ Thìn , Thìn cũng là Thần , Đông – Tây là bên qủy bên thần ...
Truyền thuyết Việt nam đại bộ phận rút ra từ 2 tác phẩm ‘Lĩnh Nam chích quái’ và ‘Việt điện u linh’ ra đời khoảng thế kỉ 15 . Bản thân tựa sách ‘Lĩnh Nam chích quái’ chỉ ra đây là sự gom nhặt những chuyện kì quái trong dân gian miền Lĩnh Nam (không phải chỉ riêng ở Việt Nam ngày nay), ghi lại tức chuyển ‘lời’ thành ‘chữ’ nên dễ mắc sai lầm với các từ đồng âm như trong trường hợp quốc hiệu Xích qủy này ...nếu đây là cách người Tàu gọi nước ta thì chẳng cần bàn ....đất nước mà họ căm ghét ... tức mà không làm gì được thì họ miệt thị chửi bới bằng lời ...bọn qủy đỏ ...bọn qủy phía Nam ... , ngược lại theo truyền thuyết thì đây lại là quốc hiệu do chính tổ tiên người Việt đặt thế mới kì quái ....không thể nào lại tự xưng mình là ‘qủy đỏ’ ghê gớm qúa sức như thế .
Tiếp tục suy nghĩ tìm lời giải cho 2 chữ Xích qủy ....
Sử thuyết Hùng Việt cho khởi thủy ‘Thiên hạ’ chỉ có đất Đào – Đường hay Thường , Đất Đào hay châu Đào màu đỏ quẻ Lửa trên thực địa là miền Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay nơi đặt kinh đô đầu tiên khi tổ tiên Việt lập quốc sau gọi là cựu đô Ngàn Hống miền Hồng lĩnh .
Quốc tổ đế Minh cũng là Hùng Vũ vương - Hiền lang (hay Hiển lang ?) cổ sử Trung hoa gọi là đế Hoàng màu (màu Vàng) hay Hoàng đế thăng hà ; ý nghĩa lịch sử thực sự là kết thúc thời Lập quốc ; đế Minh hay đế Hoàng truyền ngôi cho con là đế Nghi cổ sử Trung hoa gọi là đế Nghiêu hay Đường Nghiêu đế , đế Nghi – Nghiêu tên gọi khác là ông Giao Thường , từ Thường chỉ là âm đọc khác của chữ Đường- Thoòng nhưng quan trọng là tên Giao thường xác định bản tịch của đế Đường Nghiêu ...là người Giao chỉ , ‘Giao thường’ nghĩa là Nam phần Giao chỉ đối lại với ông ‘Cao Giao’ là Bắc phần Giao chỉ Xưa tức đất Đào – châu Đào (Bắc – Nam nay đã lộn ngược , xin đừng lầm với đất Nam Giao trong sách Thượng thư chỉ đất phía Nam Giao chỉ tức ngoài cõi ) , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu trước khi lên ngôi đế mang tước Đường vương hay Đường hầu tức qúy tộc của đất phương Nam (xưa).
Đế Nghi hay Đường Nghiêu đế đã mở đầu thời đại cổ sử dân gian Việt gọi là Nam triều vì đế Nghi bỏ kinh đô Ngàn Hống dời về miền Tam giang : Hồng Đà Lô . (Miền Tam giang nằm ở phía Nam xưa so với vùng Hồng lĩnh) , Vì điều này mà đế Nghi – Nghiêu trong tôn giáo dân gian Việt có đạo hiệu là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế và trong dòng cổ sử là Nam bang triệu tổ (triệu là biến âm của chậu - chủ , vua gọi là Bộ chủ).
Truyền thuyết chép đế Minh phong cho đế Nghi làm vua phương Bắc , Lộc tục làm vua phương Nam chẳng qua là sự phản kháng với việc người Tàu gọi Việt là Nam man theo nghĩa khinh miệt chứ làm gì có chuyện 1 cộng đồng , 1 đất nước có 2 vua 2 thủ lãnh ?.
‘Lộc tục’ lái lại là ‘Lục tộc’ chỉ tộc người ở phương 2 – 6 của Hà thư tức hướng Nam Dịch học cũng là hướng Nam của Thiên hạ xưa không phải là danh xưng của ông vua phương Nam ...
Lục tộc cũng là Lạc tộc chính là cư dân của nước Lạc Việt
Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại như sau:
"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương"
Lạc điền là ruộng nước nhưng Lạc hầu Lạc tướng không phải là quan nước tướng nước mà phải hiểu là quan nước Nam tướng nước Nam , nước là dịch tượng chỉ phía Nam xưa đối phản với Lửa chỉ hướng Bắc , Nam có gốc từ Nom – nhìn người Tàu chuyển ngữ thành Quan như Quan phương , Bắc gốc từ nóng – Bức chỉ hướng Xích đạo (Nam – Bắc nay đã lộn ngược) .
Nước là danh từ riêng quốc hiệu 1 thời của người Việt về sau biến thành danh từ chung đồng nghĩa với quốc gia .
Đế Nghi hay Đường Nghiêu là người mở đầu cho Nam triều – quốc gia ‘Lạc – nước’ đô ở miền Tam giang sau giới viết sử gọi là Lạc Việt lãnh thổ là Giao chỉ mà thực địa ăn tới cả phía Nam Quảng Tây ngày nay truyền thuyết dân gian miền Lĩnh Nam đã lầm lẫn biến Lục tộc người phương Nam thành Lộc tục vua phương Nam .
Lộc tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh dương vương đặt quốc hiệu là Xích qủy .
Sử thuyết Hùng Việt cho Kinh - Dương chỉ là kí âm Hán văn của
-Kênh – Giang từ tương đương của Kênh - Lạch , Kênh – mương chỉ đường lưu chuyển của nước , đông y biến thành Kinh – Lạc là đường dẫn truyền khí huyết trong cơ thể .
-Hoặc là Kênh – giêng trong đó giêng là số 1 (tháng 1 cũng là tháng Giêng) chỉ phương 1 – 6 phía Nam xưa trong đồ hình Hà thư .
Kinh Dương vương là danh hiệu gọi vua Nam triều (có khi lầm lẫn gọi là Nam bang) . Vua Nam (xưa) triều thì quốc hiệu không thể là Xích qủy hay quẻ Ly – lửa chỉ hướng nóng bức của Xích đạo như đã tưởng . Các tượng của Dịch học là hệ thống nhất quán như Vua miền Giao chỉ tức ‘chỗ giữa’ gọi là đế màu Vàng – Hoàng đế , Vàng là màu của trung tâm trong Ngũ sắc .
Xích quẻ không thể là quẻ Li- lửa thì nghĩa là gì ?.
Từ Lạc – nác – nước gắn liền với người Việt từ thời Nam triều là điều không còn gì nghi ngờ vì đã có bảo chứng trong tiếng Việt : Lạc – nước cũng là quốc gia .
Lĩnh Nam chích quái khi lượm lặt chuyện dân gian ghi chép lại bằng chữ Nho , Lạc – nước viết là Thủy , chưa hiểu nguyên do tại sao mà người ta đã thay quốc danh ‘Thủy’ bằng từ phiên thiết Hán văn :
Xích qủy thiết Xủy - thủy ; Thủy chỉ là tên chữ của Lạc - nước .
Nước ‘Xích qủy’ giải mã tìm ra nghĩa thực là quốc gia ‘ NƯỚC’ tức ‘LẠC’, từ Lạc này chính là từ Lạc trong cụm ... ‘dòng giống Lạc – Hồng’ ; lạc là nước , hồng là ngọn lửa (lửa hồng) – ngọn đuốc để soi đường .
Vua Nam triều : Kinh Dương vương đặt tên nước lả ‘Xích qủy thiết THỦY’ là 1 bộ nhất quán của các Dịch tượng .
Xích qủy – Thủy - Lạc – nước còn có thể hiểu là nguyên thủy , thoạt kì thủy được coi là quốc hiệu đầu tiên của nòi giống Hùng - Việt sau quốc danh Hữu Hùng quốc chỉ thời kì kiến lập quốcgia là điều hoàn toàn hợp lẽ .
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Như thế Xích Quỷ được xem là quốc hiệu đầu tiên vào thời Hồng bàng của người Việt .
Trong chữ Nho : Xích qủy 赤鬼 thì 赤 cũng đọc là Thích có nghĩa là màu đỏ. Từ 鬼 có nghĩa là (ma) quỷ.
Giới nghiên cứu ngày nay có người cho : 赤鬼 nguyên nghĩa ‘qủy đỏ’ cũng có thể hiểu là :
-[size=9] Quỷ mặc áo đỏ. Ám chỉ trang phục của người Xích quỷ có màu đỏ, trên người xăm đầy mình, nên người Hán gọi là quỷ. Về sau, người Xích quỷ goị mình là Việt.[/size]
-[size=9] Theo Kinh Dịch, Xích quỷ là chỉ màu đỏ ở Phương Nam (ngày nay) nắng chói chang là nơi sáng sủa văn minh , Xích qủy phải hiểu là vị thần phương Nam .[/size]
-[size=9] Bản thân người viết trước đây kiến giải Xích qủy thực ra là Xích quái nghĩa là quái màu đỏ cách gọi khác của quẻ Ly – La nghĩa là Lửa , về mặt địa lí tượng trưng cho hướng Xích đạo nóng bức . Quái cũng là qủy nên Việt ngữ có từ kép ‘qủy – quái’ tức quỷ chỉ là qủe đọc trệch đi . Nước Xích quẻ là nước nằm ở vùng nhiệt đới cận Xích đạo , trong ngôn ngữ Dịch học cùng 1 hệ quy chiếu với Viêm bang – Hồng bang .[/size]
Chữ Nho xưa Qủy không có nghĩa là ma qủy , Dịch học quan niệm phía Tây mặt trời lặn là li – lìa về số là số 4 – 9 , hồn lìa khỏi xác rồi thì phần vật chất còn trơ lại gọi là ‘qủy’, qủy cũng là 9 – cửu ngược với phía Đông con rồng quẻ Thìn , Thìn cũng là Thần , Đông – Tây là bên qủy bên thần ...
Truyền thuyết Việt nam đại bộ phận rút ra từ 2 tác phẩm ‘Lĩnh Nam chích quái’ và ‘Việt điện u linh’ ra đời khoảng thế kỉ 15 . Bản thân tựa sách ‘Lĩnh Nam chích quái’ chỉ ra đây là sự gom nhặt những chuyện kì quái trong dân gian miền Lĩnh Nam (không phải chỉ riêng ở Việt Nam ngày nay), ghi lại tức chuyển ‘lời’ thành ‘chữ’ nên dễ mắc sai lầm với các từ đồng âm như trong trường hợp quốc hiệu Xích qủy này ...nếu đây là cách người Tàu gọi nước ta thì chẳng cần bàn ....đất nước mà họ căm ghét ... tức mà không làm gì được thì họ miệt thị chửi bới bằng lời ...bọn qủy đỏ ...bọn qủy phía Nam ... , ngược lại theo truyền thuyết thì đây lại là quốc hiệu do chính tổ tiên người Việt đặt thế mới kì quái ....không thể nào lại tự xưng mình là ‘qủy đỏ’ ghê gớm qúa sức như thế .
Tiếp tục suy nghĩ tìm lời giải cho 2 chữ Xích qủy ....
Sử thuyết Hùng Việt cho khởi thủy ‘Thiên hạ’ chỉ có đất Đào – Đường hay Thường , Đất Đào hay châu Đào màu đỏ quẻ Lửa trên thực địa là miền Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay nơi đặt kinh đô đầu tiên khi tổ tiên Việt lập quốc sau gọi là cựu đô Ngàn Hống miền Hồng lĩnh .
Quốc tổ đế Minh cũng là Hùng Vũ vương - Hiền lang (hay Hiển lang ?) cổ sử Trung hoa gọi là đế Hoàng màu (màu Vàng) hay Hoàng đế thăng hà ; ý nghĩa lịch sử thực sự là kết thúc thời Lập quốc ; đế Minh hay đế Hoàng truyền ngôi cho con là đế Nghi cổ sử Trung hoa gọi là đế Nghiêu hay Đường Nghiêu đế , đế Nghi – Nghiêu tên gọi khác là ông Giao Thường , từ Thường chỉ là âm đọc khác của chữ Đường- Thoòng nhưng quan trọng là tên Giao thường xác định bản tịch của đế Đường Nghiêu ...là người Giao chỉ , ‘Giao thường’ nghĩa là Nam phần Giao chỉ đối lại với ông ‘Cao Giao’ là Bắc phần Giao chỉ Xưa tức đất Đào – châu Đào (Bắc – Nam nay đã lộn ngược , xin đừng lầm với đất Nam Giao trong sách Thượng thư chỉ đất phía Nam Giao chỉ tức ngoài cõi ) , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu trước khi lên ngôi đế mang tước Đường vương hay Đường hầu tức qúy tộc của đất phương Nam (xưa).
Đế Nghi hay Đường Nghiêu đế đã mở đầu thời đại cổ sử dân gian Việt gọi là Nam triều vì đế Nghi bỏ kinh đô Ngàn Hống dời về miền Tam giang : Hồng Đà Lô . (Miền Tam giang nằm ở phía Nam xưa so với vùng Hồng lĩnh) , Vì điều này mà đế Nghi – Nghiêu trong tôn giáo dân gian Việt có đạo hiệu là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế và trong dòng cổ sử là Nam bang triệu tổ (triệu là biến âm của chậu - chủ , vua gọi là Bộ chủ).
Truyền thuyết chép đế Minh phong cho đế Nghi làm vua phương Bắc , Lộc tục làm vua phương Nam chẳng qua là sự phản kháng với việc người Tàu gọi Việt là Nam man theo nghĩa khinh miệt chứ làm gì có chuyện 1 cộng đồng , 1 đất nước có 2 vua 2 thủ lãnh ?.
‘Lộc tục’ lái lại là ‘Lục tộc’ chỉ tộc người ở phương 2 – 6 của Hà thư tức hướng Nam Dịch học cũng là hướng Nam của Thiên hạ xưa không phải là danh xưng của ông vua phương Nam ...
Lục tộc cũng là Lạc tộc chính là cư dân của nước Lạc Việt
Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại như sau:
"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương"
Lạc điền là ruộng nước nhưng Lạc hầu Lạc tướng không phải là quan nước tướng nước mà phải hiểu là quan nước Nam tướng nước Nam , nước là dịch tượng chỉ phía Nam xưa đối phản với Lửa chỉ hướng Bắc , Nam có gốc từ Nom – nhìn người Tàu chuyển ngữ thành Quan như Quan phương , Bắc gốc từ nóng – Bức chỉ hướng Xích đạo (Nam – Bắc nay đã lộn ngược) .
Nước là danh từ riêng quốc hiệu 1 thời của người Việt về sau biến thành danh từ chung đồng nghĩa với quốc gia .
Đế Nghi hay Đường Nghiêu là người mở đầu cho Nam triều – quốc gia ‘Lạc – nước’ đô ở miền Tam giang sau giới viết sử gọi là Lạc Việt lãnh thổ là Giao chỉ mà thực địa ăn tới cả phía Nam Quảng Tây ngày nay truyền thuyết dân gian miền Lĩnh Nam đã lầm lẫn biến Lục tộc người phương Nam thành Lộc tục vua phương Nam .
Lộc tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh dương vương đặt quốc hiệu là Xích qủy .
Sử thuyết Hùng Việt cho Kinh - Dương chỉ là kí âm Hán văn của
-Kênh – Giang từ tương đương của Kênh - Lạch , Kênh – mương chỉ đường lưu chuyển của nước , đông y biến thành Kinh – Lạc là đường dẫn truyền khí huyết trong cơ thể .
-Hoặc là Kênh – giêng trong đó giêng là số 1 (tháng 1 cũng là tháng Giêng) chỉ phương 1 – 6 phía Nam xưa trong đồ hình Hà thư .
Kinh Dương vương là danh hiệu gọi vua Nam triều (có khi lầm lẫn gọi là Nam bang) . Vua Nam (xưa) triều thì quốc hiệu không thể là Xích qủy hay quẻ Ly – lửa chỉ hướng nóng bức của Xích đạo như đã tưởng . Các tượng của Dịch học là hệ thống nhất quán như Vua miền Giao chỉ tức ‘chỗ giữa’ gọi là đế màu Vàng – Hoàng đế , Vàng là màu của trung tâm trong Ngũ sắc .
Xích quẻ không thể là quẻ Li- lửa thì nghĩa là gì ?.
Từ Lạc – nác – nước gắn liền với người Việt từ thời Nam triều là điều không còn gì nghi ngờ vì đã có bảo chứng trong tiếng Việt : Lạc – nước cũng là quốc gia .
Lĩnh Nam chích quái khi lượm lặt chuyện dân gian ghi chép lại bằng chữ Nho , Lạc – nước viết là Thủy , chưa hiểu nguyên do tại sao mà người ta đã thay quốc danh ‘Thủy’ bằng từ phiên thiết Hán văn :
Xích qủy thiết Xủy - thủy ; Thủy chỉ là tên chữ của Lạc - nước .
Nước ‘Xích qủy’ giải mã tìm ra nghĩa thực là quốc gia ‘ NƯỚC’ tức ‘LẠC’, từ Lạc này chính là từ Lạc trong cụm ... ‘dòng giống Lạc – Hồng’ ; lạc là nước , hồng là ngọn lửa (lửa hồng) – ngọn đuốc để soi đường .
Vua Nam triều : Kinh Dương vương đặt tên nước lả ‘Xích qủy thiết THỦY’ là 1 bộ nhất quán của các Dịch tượng .
Xích qủy – Thủy - Lạc – nước còn có thể hiểu là nguyên thủy , thoạt kì thủy được coi là quốc hiệu đầu tiên của nòi giống Hùng - Việt sau quốc danh Hữu Hùng quốc chỉ thời kì kiến lập quốcgia là điều hoàn toàn hợp lẽ .