Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu? Empty

October 2024

MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   

Calendar Calendar

Khách thăm



Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu? Flags_1



    Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu? Empty Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu?

    Bài gửi by Admin 14/6/2015, 11:21 am

    Nhân thể chuyện xây văn miếu và thờ Khổng Tử ở Việt Nam đang được dư luận bàn tán rôm rả xin góp vui vài ý về sự thật nước Lỗ và quê hương của Khổng Tử.
    Khổng Tử người nước Lỗ thì ai cũng biết, nhưng nước Lỗ này nằm ở đâu? Sử ký Tư Mã Thiên chép về quê hương của Khổng Tử  như sau: Khổng Tử sinh ở ấp Trâu, thuộc làng Xương Bình nước Lỗ. Tổ tiên trước kia là người nước Tống…
    Thông tin gốc như vậy mà không biết căn cứ vào đâu cho rằng quê của Khổng Tử “nay là” huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc? Khổng Miếu ở Sơn Đông cho dù có là di sản văn hóa thế giới nhưng niên đại của cái miếu đó chắc không quá được thời Đường Tống đổ về, tức là xây cách thời Khổng Tử cỡ trên 1.500 năm.
    Nước Lỗ vốn là đất phong của Chu Công Đán, vị đại công thần lập  quốc lớn nhất của nhà Chu. Nước Lỗ của Chu Công không hề nằm ở vùng Sơn Đông vì thời Ân Thương khu vực Sơn Đông là đất của dân Di, không phải của người Hoa. Chu Công còn phải vất vả đi đánh dẹp cuộc nổi loạn của hậu duệ nhà Ân là Vũ Canh liên kết với đám Hoài Di, Từ Nhung thời Chu Thành Vương. Như vậy làm gì có chuyện đất phong của Chu Công trước đó lại nằm trên đất của Di Địch được.
    Trà kinh của Lục Vũ (học giả thời Đường) chép: Trà làm thức uống, khởi từ Thần Nông thị, truyền bởi Lỗ Chu Công, Tề có Án Anh… Vậy là 3.000 năm trước Chu Công nước Lỗ đã thích uống trà. Nhưng vùng Sơn Đông (hay vùng Hoàng Hà nói chung) làm gì có cây trà mà uống? Trà (chè) là loài cây gốc tự nhiên ở khu vực dãy Hymalaya, như ở Vân Nam và Bắc Việt. Làm gì có trà mọc ở bán đảo Sơn Đông băng giá.
    Chuyện khác, Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử, nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc, bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả cho họ Khổng”.
    Thì ra Khổng Tử chép Ngũ kinh bằng chữ Khoa đẩu. Chữ Khoa đẩu được biết là chữ của người Việt cổ. Khổng Tử soạn kinh bằng chữ Việt, hỏi Khổng Tử là người Việt hay người Tàu?
    Chân lạp phong thổ ký do Chu Đạt Quan thời Nguyên đi sứ sang đất Chân Lạp (Cămpuchia) thì ghi nhận: Ngôi tháp bằng đá (Phnom Bakheng) ở ngoài cửa thành hướng Nam nửa dặm, người ta thuật lại rằng ông Lỗ Ban, vị kiến trúc sư Trung Hoa theo huyền thoại đã xây cất trong một đêm. Ngôi mộ của ông Lỗ Ban (Angko Wat) ở ngoài cửa Nam lối một dặm, có hàng trăm căn nhà bằng đá.
    Lỗ Ban, vị tổ nghề mộc và xây dựng người nước Lỗ cùng thời với Khổng Tử mà lại đi xây tháp ở Cămpuchia và mộ nằm ở Angko Wat. Hỏi nước Lỗ của Lỗ Ban và Khổng Tử phải nằm ở đâu?
    Khổng Tử làm Kinh Xuân thu đến năm Lỗ Ai Công săn được con Lân thì dừng bút. Vì thế Kinh Xuân thu còn gọi là Lân kinh. Thế nhưng, Chu Hy (thế kỷ 12 thời Nam Tống) chú giải về con Lân như sau: Lân, loại thú mình giống con chương, đuôi bò, móng ngựa, thú đứng đầu trong các loài có lông… Chân con lân không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống.
    Loài thú đứng đầu các loài có lông mao (động vật có vú), trông giống hươu, đuôi bò, móng ngựa, có một sừng thì phải là con Tê giác. Con Lân là con Tê hay con Tây. Vấn đề là con Tê giác thì không thể nào có ở khu vực Sơn Đông được. Tê giác là loài vật của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, gặp ở Lào – Việt Nam – Cămpuchia. Nước Lỗ nơi Lỗ Ai Công săn được con Lân chắc chắn nằm ở khu vực bán đảo Đông Dương, chứ không phải bán đảo Sơn Đông của vùng ôn đới.
    Nước Lỗ của Khổng Tử nằm ở đâu? Nhatho10

    Nhà thờ họ Cao tại Nho Lâm, Diễn Thọ.

    Thông tin từ văn hóa dân gian Việt cũng cho một số chỉ dẫn về vị trí nước Lỗ. Nhà thờ họ Cao ở làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An thờ tổ Cao Đại Tôn là ông Cao Thiện Trí, sống vào quãng năm 1360. Gia phả họ Cao nhận mình là xuất xứ từ vùng Bột Hải. Bột Hải nếu như ngày nay là vùng biển giáp với Triều Tiên ở tít phía Bắc Trung Quốc. Thực ra Bột Hải hay Bát Hải nghĩa là biển ở phương số Tám (8), tức là phương Đông trong Hà thư. Bột Hải của họ Cao là vùng biển Đông ngày nay.
    Ông Cao Thiện Trí còn được gia phả họ Cao ghi lấy vợ là bà Khổng Thị Tám, người… nước Lỗ chạy loạn sang Nghệ An. Nước Lỗ ở gần Nghệ An và Bột Hải – biển Đông thì phải là khu vực nước Lào ngày nay. Đây mới là vị trí thực sự quê của Khổng Tử, nơi có những con Lân – Tê sinh sống, có những cây trà cổ thụ mọc trong tự nhiên, nơi người dân vốn dùng chữ Khoa đẩu mà chép sách truyền kinh.
    Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Diễn Châu, Nghệ An thì có câu đối:
    Cổ nguyệt môn cao, hệ xuất thần minh Ngu đế trụ
    Bảng sơn địa thắng, thế truyền thi lễ Khổng sư tông.

    Dịch:
    Cửa cao trăng Hồ, sinh ra dòng dõi anh minh đế Ngu Thuấn
    Đất lành núi Bảng, các đời truyền lễ nghĩa thầy Khổng Khâu.

    Họ Hồ, dòng họ của những vĩ nhân Hồ Quý Ly, Quang Trung và Hồ Chí Minh, là có nguồn gốc từ Đế Ngu Thuấn, theo lễ nghĩa của Khổng Tử. Người Việt thực sự đã bị lạc hướng và hiểu sai về nguồn gốc và văn hóa của mình. Những đóng góp to lớn của Khổng Tử cho nền văn hóa Trung Hoa chính đã tạo nên nền tảng của văn hóa Việt.
    Có thơ:
    Muốn cứu đời thánh nhân Khổng Tử
    Dốc lao tâm khổ tứ viết kinh
    Thư, Thi, Dịch, Lễ, Nhạc thành
    “Vạn thế sư biểu” tôn vinh đời đời.

      Hôm nay: 18/10/2024, 1:13 pm