Người Hẹ , tiếng Quảng gọi là Hakka còn gọi là Khách gia , là tộc người độc đáo trên đất Trung quốc bởi họ còn giữ được nhiều tục lệ cổ truyền cũng như ngôn ngữ , mặc dù đã trải qua cả ngàn năm chung sống với các tộc địa phương nhưng vẫn không có mảnh đất để gọi là quê hương và bị người khác gọi là Khách gia tức chỉ là người ở nhờ .
Hiện nay rất nhiều giả thuyết về gốc gác của người Hẹ đều đi đến các ngõ cụt .
Một người Khách Gia, như bất kỳ nhóm tộc người nào khác, đều thuộc về một nhóm chủng người, ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán. Nhưng như
Ricky Heggheim viết trong bài :người Khách Gia Bản sắc của người Khách Gia ở Trung Quốc nhận định họ mang bản sắc kép “vừa là Hán vừa không phải Hán” tức nhóm dân riêng biệt ...không giống ai , ... vấn đề là người Khách Gia ý thức như thế nào về văn hóa, lịch sử và bản sắc của họ So với những tộc người chung quanh , giữa người phi Hán thì họ cho mình là người Hán nhưng ngược lại khi ở giữa người Hán thì họ lại cảm nhận mình là giống khác ....Hiện nhà cầm quyền Trung quốc coi Hẹ – Hakka chỉ là 1 phụ chủng của Hán tộc vì thế họ không có tên trong danh sách 54 dân tộc của Trung quốc , dù tiếng Hẹ được coi là 1 trong 7 phương ngữ Trung hoa tức khác với tiếng Hán phổ thông .
Trong số dân Trung quốc người Khách Gia là một nhóm riêng biệt sống ở nhiều vùng , đông nhất là Quảng Đông, sau là Phúc kiến sau nữa là Quảng Tây Giang Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, số liệu năm 1929 cho biết có khoảng : 10.000.000 người Quảng Đông, , 2.000.000 ở Phúc Kiến, 1.000.000 ở Quảng Tây, 1.000.000 ở Giang Tây 200.000 ở Hồ Nam, 50.000 ở Tứ Xuyên, và 250.000 ở Đài Loan, tổng cộng là 15.000.000 người Khách Gia ở Trung Quốc lục địa .
Hiện nay con số ước lượng là có khoảng 75 triệu người Khách Gia trên toàn thế giới. Theo các thành viên của Hội người Khách Gia ở Vân Nam và Mai Châu thì bên trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có khoảng 40 triệu người .
Gia Ứng Châu, Quảng Đông thành trì của người Khách Gia, là vùng đất nổi danh của các học giả. 5 trong số 11 Tiến sĩ năm 1752 thời Càn Long là người Gia Ứng Châu. Người Khách Gia rất hiếu học thậm chí cả người nghèo nhất bất kể khó khăn cũng muốn cho con cái được học hành tới nơi tới chốn .
Thật là bất thường khi mọi nhóm tộc người ở Trung hoa ngoài truyền thống ra mỗi nhóm đều có 1 quê hương riêng Khách gia thì không miếng đất cắm dùi...bị gọi là ‘Khách’ ngay chính ở nơi mình sinh sống bao đời .
Trước đây Người Hakka bị coi là di dân từ Bắc Trung Hoa xuống, nhưng các nghiên cứu gần đây của J. Norman (1988), Laurent Sagart (2002), và những người khác đã bác bỏ thuyết này và chứng minh rằng người Hakka đã có mặt từ cả ngàn năm trước ở phía nam sông Dương Tử, chủ yếu ở khu vực phía nam tỉnh Giang Tây và Quảng Đông. Ngôn ngữ Khách gia Hakka, tiếng Mân (Phúc Kiến) và tiếng Việt (Quảng Đông) đều có cùng một gốc Bách Việt mà J. Norman (1988) gọi chung là tiếng cổ nam Trung Hoa (Old southern Chinese), chúng đã có mặt ở đây từ rất lâu trước thời Hán [Nguyễn Đức Hiệp 2003: 42].
Vậy Quê hương người Hakka là ở đâu ?
Tối thiểu có năm lý thuyết cố gắng giải thích nguồn gốc và lịch sử của người Khách Gia:
(1) Người Khách Gia là con cháu của những người lính đồn trú Mông Cổ. (Eitel, Ethno. Sketches of Hakkas, p. 265.);
(2) Người Khách Gia là thổ dân Phúc Kiến đã bị người Trung Quốc đồng hóa. (Stauffer, op. Cit., P. 351.);
(3) Người Khách Gia là hậu duệ của nửa triệu binh sĩ của Tần Thủy Hoàng, mà nhiều người trong số đó đã kết hôn với phụ nữ 夷家 người Di sinh ra họ. (Mesney, Chinese Miscellany, II, 475);
(4) Người Khách Gia là hậu duệ của những tàn dư của Vương quốc Việt đã bị nước Sở tiêu diệt năm 333 TCN (Bái 白, Mínguó Dìzhì 民国 地志. 31/4/43.); (5) Người Khách Gia là hậu duệ của người Trung Quốc di cư xuống Hoa Nam từ các vùng phía Bắc Trung Quốc tiếp sau các triều đại Tấn, Đường” (Campbell, op. Cit., P. 476.).
(Trích internet)
Thuyết về gốc người Hẹ nổi tiếng nhất chính là thuyết của La Hướng Lâm (Luo Xiang Lin). Theo họ La, người Hẹ có tất cả 5 đợt di tản chính, từ phía Bắc xuống phía Nam:
- Đợt 1 vào thời Tần Thủy Hoàng, thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên;
- Đợt 2, cuối đời Đường và đầu đời Tống (thế kỷ 10 sau Công Nguyên);
- Đợt 3, cuối thời Bắc Tống và bắt đầu thời nhà Minh (thế kỷ 12-14): chạy Mông Cổ;
- Đợt 4, cuối đời Minh cho đến bắt đầu nhà Mãn Thanh (thế kỷ 17);
- Đợt 5, khoảng cuối thời nhà Thanh (thế kỷ 19-20), trùng hợp với loạn Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn, một người Hẹ. Đợt 5 này, có lẽ vì dính líu đến nhiều người Hẹ, đã khiến một số người Hẹ phải phân tán ra khỏi tỉnh Quảng Đông chạy đi nơi khác.
La hướng Lâm đã từng có nhận định ‘Thiên khải’ cư dân Hoa Nam là hậu duệ người nhà Hạ vì ông tổ Hạ Vũ được thờ ở Cối kê – Triết giang nhưng lại loại người Khách gia ra khỏi danh sách đó ...và cho họ là người Tàu từ phương Bắc xuống ...
( phải chăng vì thế mà họ bị con cháu Hạ Vũ gọi là Khách gia ?).
Vài thông tin về người Hakka hiện nay .
Về phương diện nhân chủng, người Hẹ có tóc dợn sóng, so với Hoa tộc tóc thẳng.
Về di truyền thể DNA thì DNA của người Hẹ không giống, hoặc cùng thứ với người Hoa ở phía Bắc, mà lại cùng loại với dân Hoa Nam đặc biệt gần gũi với người Việt ở tần suất cao của 2 di tố dòng cha :đột biến M89 và M119. Kết qủa ngược ngạo này làm bàng hoàng bối rối không ít người trong giới nghiên cứu .
So sánh tiếng Khách gia và Việt ngữ giới ngôn ngữ học đã khẳng định :
Tuy âm vực chắc chắn có khác nhau do sinh sống ở các vùng đất khác nhau, nhưng cơ bản thanh điệu tiếng Khách Gia với tiếng Việt xét về bản chất là tương đương nhau , các thứ tiếng Việt, Khách Gia và Quảng Đông đều bảo lưu cách đọc của tiếng Hán thời trung cổ, trong đó cách đọc của tiếng Việt và tiếng Khách Gia là gần nhau nhất, từ phụ âm, nguyên âm cho đến thanh điệu, càng đi sâu so sánh giữa hai ngôn ngữ ở các phần ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp thì càng bắt gặp sự tương đồng rõ nét hơn.
Cũng như người Việt người Hakka đặt rất nặng việc thờ cúng tổ tiên .
Người Việt và người Hakka về gốc gác kẻ Bắc người Nam tại sao lại có sự gần gũi cả về thể tạng và văn hóa ?.
Có người cho là trong quá trình cư trú đan xen lâu dài với nhau ở Hoa bắc , do chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn hóa Hán, có thể có một bộ phận người Khách Gia bị Hán hóa quên mất gốc gác ,sau đó do những biến động lịch sử đã di cư về phía Nam hòa nhập vào với người Bách Việt, trong số đó một bộ phận người Khách Gia hòa nhập vào cộng đồngngười Lạc Việt, hình thành nhóm cư dân Việt có số dân đông đảo nhất trong Bách Việt ở Hoa nam và Giao chỉ .
Gs. Vương Văn Quan trong sách Trung Quốc Nam phương dân tộc sử (1999) cho biết thêm, Lạc Việt là nhóm tộc người đông nhất, phân bố rộng nhất trong Bách Việt. Các dân tộc dòng ngôn ngữ Tráng-Đồng (Tày-Thái) đều có nguồn gốc từ người Lạc Việt.
Nói chung về nguồn gốc người Hakka cho tới nay trong giới nghiên cứu vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể khẳng định và đương nhiên chưa thể lí gỉai sự tương đồng giữa người Việt và người Hẹ .
Sử thuyết Hùng Việt cho Hakka chính là người nhà Hạ , cụ thể hơn là con cháu nhà Hạ trung hưng kinh đô ở Dương thành Quảng Đông ngày nay .
Đại Vũ tổ là vua của thời bản lề giữa nước họ Hùng sơ khai và vương quốc họ Hùng, ông Khải con Đại Vũ người khai lập nhà Hạ đã tôn cha là ông tổ của triều đại nên còn gọi là Hạ vũ , nhà Hạ đã dành riêng đất Cối kê để thờ ông , Cối kê là từ Việt đúng ra là Cái cơ , Cơ biến âm của cả là đứng đầu , cái là người đẻ ra , cái cơ là cổ ngữ Việt ngày nay hiểu là vua thủy tổ , đất Cối kê sau gọi là nước Việt vì Hạ vũ trong 18 đời Hùng vương vua nước họ Hùng là Hùng Việt vương -Tuấn lang.
Triều Hạ của Hùng hoa vương Hải lang khởi lập ở lưu vực sông Hồng Giao chỉ kinh đô là An ấp sau bị Hậu Nghệ soán ngôi con cháu chạy sang Dương thành Quảng Đông Tái dựng ở đó gọi là nhà Hạ trung hưng nên đất Quảng đông còn gọi là Đông Hạ , Giao chỉ là Tây Hạ . Đời Đường Đông Hạ là Thanh hải quân , Tây hạ là Tĩnh hải quân .
Luận cứ này được hỗ trợ bởi thống kê nơi tụ cư của người Hakka ở trên :
Đông nhất là Quảng đông sau là Phúc Kiến đồng thời đã lý giải được về sự gần gũi cả nhân thể lẫn văn hóa giữa người Việt Nam và người Hakka ; cùng là dòng giống nhà Hạ , khác nhau là do cách biệt xa rời qúa lâu , mỗi bên phát triển trong môi trường lịch sử và nhân văn khác nhau thời gian dài tính ra đến hàng ngàn năm .
Tại sao người Hakka lại lưu lạc đến Bắc Trường giang .
Giở lại trang sử cũ :
Nhà Châu phong Hùng Dịch là vương nước sở , Tư liệu lịch sử Trung hoa cổ cho biết : Hoàng tộc Sở và dân nước Việt Cối kê cùng mang họ MY , họ My nước Việt Cối kê thì đích thị là dòng giống nhà Hạ vì thế mà người Hakka đã có mặt ở đất Sở - Hồ Nam rất sớm từ tận thời Xuân thu chiến quốc .
Sử viết :
Đông Việt bấy giờ đóng ở trung tâm điểm miền Vĩnh Gia, thuộc Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang về phía Nam Tâm Môn Loan. Mân Việt ở trung tâm điểm Mân Huyện, thuộc Phúc Châu trong địa hạt Phúc Kiến ngày nay.
Thế quân Tần bấy giờ đang mạnh, việc bình định được Trung Nguyên với cái kết quả rực rỡ huy hoàng của nó khiến hai nhóm Đông Việt và Mân Việt khiếp sợ, nhờ vậy mà quân Tần thắng nhanh chóng, dễ dàng ngay trong năm đầu. Việc chinh phục xong, Tần hợp hai nước lại làm một, đặt thành quận Mân Trung. Quốc Vương bản xứ hạ xuống làm quân trưởng để cai trị dân như cũ.
Đến ít năm sau Tần suy biến, Đông Việt và Mân Việt theo chư hầu đánh Tần rồi lại giúp Hán đánh Sở. Cao Đế năm thứ 5 (-202) thưởng công cho quân trưởng Mân Việt là Vô Chư tước Mân Việt vương. Đến Huệ Đế năm thứ 3 (-192) chia lại đất Mân Trung cũ mà đặt thêm nước Đông Hải và cũng để đền đáp cho quân trưởng Đông Việt là Dao, Hiếu Huệ phong cho tước Đông Hải vương, đóng đô ở miền Vĩnh Gia.
Sau Mân Việt đánh Đông Việt năm thứ ba đời Hiếu Vũ Đế (-138). Hiếu vũ sai tướng là là Nghiêm Trợ xuất binh bình định thì quân Mân Việt đã rút lui về , Nghiêm Trợ đến Đông Âu tức Đông Việt lấy danh nghĩa cứu đói liền cho dời dân Đông Âu về miền Giang - Hoài .
Sông Hoài là con sông lớn thứ 3 ở Trung quốc lưu vực bao trùm Hồ Nam An huy và Giang Tô ngày nay .
Đoạn sử trên đã lý giải việc tại sao người Hakka di cư từ Hoa Nam lên sống ở vùng giữa Trường giang và Hoàng hà hơn 2000 năm trước khiến giới nghiên cứu lầm lẫn về quê hương gốc gác của họ .
Học gỉa La hướng Lâm đã sai vì dựa vào gia phả - tộc phả các dòng tộc người Hoa là chính , các phả này hầu hết chỉ được viết ra từ đời Tống cách đời tổ tiên họ mấy ngàn năm và trong hoàn cảnh lịch sử Trung hoa đã bị cạo sửa lộn ngược lộn suôi ...tổ tiên là người giống Mongoloid , kinh đô cổ đại ở phía Bắc Hoàng hà , như nhiều tộc người Hoa khác , kí ức người Hakka lưu giữ thông tin về tổ tiên thời xửa thời xưa là hoàng thất nhà Hạ nên khi chấp bút viết tộc phả đương nhiên cho là dòng tộc mình có nguồn gốc từ miền Hoa Bắc .
Việc Càn Long nhà Thanh dời người Hakka đến miền duyên hải Nam Trung quốc thực ra là trả họ về quê gốc hoàn toàn không phải là cho họ một quê hương mới như vẫn tưởng.
Việc người Hakka có mặt ở ngoài vùng đất tổ Quảng đông – Triết giang là hậu quả của cuộc nổi dậy phản Thanh của Thái Bình Thiên quốc mà họ tham gia tích cực ,do khởi nghĩa thất bại buộc phải bồng bế nhau lưu lạc kể cả chạy ra nước ngoài để tránh sự trả thù .
Tóm lại : Theo Phép phiên thiết Hán văn Hak ka thiết Hạ ; chính là chỉ người nhà Hạ.
Với Việt ngữ thì mùa hạ cũng là muà hè , người Việt gọi người Hạ là người Hẹ là hoàn toàn hợp lẽ và chính xác .
Với Sử thuyết Hùng Việt thì người Hẹ – Hạ không còn là Khách gia ngay trên quê mình nữa , từ nay họ đã biết quê hương gốc gác : Gần là Dương thành - Quảng đông và xa hơn đời tổ tiên trước nữa là lưu vực sông Hồng – Giao chỉ và cũng từ đây khi xác định được cội nguồn là con cháu nhà Hạ tức là người họ Hùng chính gốc thì nghi vấn Tạp chủng Hán – Hoa phải chấm dứt vì không còn cơ sở để tồn tại lưu hành .
Hiện nay rất nhiều giả thuyết về gốc gác của người Hẹ đều đi đến các ngõ cụt .
Một người Khách Gia, như bất kỳ nhóm tộc người nào khác, đều thuộc về một nhóm chủng người, ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán. Nhưng như
Ricky Heggheim viết trong bài :người Khách Gia Bản sắc của người Khách Gia ở Trung Quốc nhận định họ mang bản sắc kép “vừa là Hán vừa không phải Hán” tức nhóm dân riêng biệt ...không giống ai , ... vấn đề là người Khách Gia ý thức như thế nào về văn hóa, lịch sử và bản sắc của họ So với những tộc người chung quanh , giữa người phi Hán thì họ cho mình là người Hán nhưng ngược lại khi ở giữa người Hán thì họ lại cảm nhận mình là giống khác ....Hiện nhà cầm quyền Trung quốc coi Hẹ – Hakka chỉ là 1 phụ chủng của Hán tộc vì thế họ không có tên trong danh sách 54 dân tộc của Trung quốc , dù tiếng Hẹ được coi là 1 trong 7 phương ngữ Trung hoa tức khác với tiếng Hán phổ thông .
Trong số dân Trung quốc người Khách Gia là một nhóm riêng biệt sống ở nhiều vùng , đông nhất là Quảng Đông, sau là Phúc kiến sau nữa là Quảng Tây Giang Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, số liệu năm 1929 cho biết có khoảng : 10.000.000 người Quảng Đông, , 2.000.000 ở Phúc Kiến, 1.000.000 ở Quảng Tây, 1.000.000 ở Giang Tây 200.000 ở Hồ Nam, 50.000 ở Tứ Xuyên, và 250.000 ở Đài Loan, tổng cộng là 15.000.000 người Khách Gia ở Trung Quốc lục địa .
Hiện nay con số ước lượng là có khoảng 75 triệu người Khách Gia trên toàn thế giới. Theo các thành viên của Hội người Khách Gia ở Vân Nam và Mai Châu thì bên trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có khoảng 40 triệu người .
Gia Ứng Châu, Quảng Đông thành trì của người Khách Gia, là vùng đất nổi danh của các học giả. 5 trong số 11 Tiến sĩ năm 1752 thời Càn Long là người Gia Ứng Châu. Người Khách Gia rất hiếu học thậm chí cả người nghèo nhất bất kể khó khăn cũng muốn cho con cái được học hành tới nơi tới chốn .
Thật là bất thường khi mọi nhóm tộc người ở Trung hoa ngoài truyền thống ra mỗi nhóm đều có 1 quê hương riêng Khách gia thì không miếng đất cắm dùi...bị gọi là ‘Khách’ ngay chính ở nơi mình sinh sống bao đời .
Trước đây Người Hakka bị coi là di dân từ Bắc Trung Hoa xuống, nhưng các nghiên cứu gần đây của J. Norman (1988), Laurent Sagart (2002), và những người khác đã bác bỏ thuyết này và chứng minh rằng người Hakka đã có mặt từ cả ngàn năm trước ở phía nam sông Dương Tử, chủ yếu ở khu vực phía nam tỉnh Giang Tây và Quảng Đông. Ngôn ngữ Khách gia Hakka, tiếng Mân (Phúc Kiến) và tiếng Việt (Quảng Đông) đều có cùng một gốc Bách Việt mà J. Norman (1988) gọi chung là tiếng cổ nam Trung Hoa (Old southern Chinese), chúng đã có mặt ở đây từ rất lâu trước thời Hán [Nguyễn Đức Hiệp 2003: 42].
Vậy Quê hương người Hakka là ở đâu ?
Tối thiểu có năm lý thuyết cố gắng giải thích nguồn gốc và lịch sử của người Khách Gia:
(1) Người Khách Gia là con cháu của những người lính đồn trú Mông Cổ. (Eitel, Ethno. Sketches of Hakkas, p. 265.);
(2) Người Khách Gia là thổ dân Phúc Kiến đã bị người Trung Quốc đồng hóa. (Stauffer, op. Cit., P. 351.);
(3) Người Khách Gia là hậu duệ của nửa triệu binh sĩ của Tần Thủy Hoàng, mà nhiều người trong số đó đã kết hôn với phụ nữ 夷家 người Di sinh ra họ. (Mesney, Chinese Miscellany, II, 475);
(4) Người Khách Gia là hậu duệ của những tàn dư của Vương quốc Việt đã bị nước Sở tiêu diệt năm 333 TCN (Bái 白, Mínguó Dìzhì 民国 地志. 31/4/43.); (5) Người Khách Gia là hậu duệ của người Trung Quốc di cư xuống Hoa Nam từ các vùng phía Bắc Trung Quốc tiếp sau các triều đại Tấn, Đường” (Campbell, op. Cit., P. 476.).
(Trích internet)
Thuyết về gốc người Hẹ nổi tiếng nhất chính là thuyết của La Hướng Lâm (Luo Xiang Lin). Theo họ La, người Hẹ có tất cả 5 đợt di tản chính, từ phía Bắc xuống phía Nam:
- Đợt 1 vào thời Tần Thủy Hoàng, thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên;
- Đợt 2, cuối đời Đường và đầu đời Tống (thế kỷ 10 sau Công Nguyên);
- Đợt 3, cuối thời Bắc Tống và bắt đầu thời nhà Minh (thế kỷ 12-14): chạy Mông Cổ;
- Đợt 4, cuối đời Minh cho đến bắt đầu nhà Mãn Thanh (thế kỷ 17);
- Đợt 5, khoảng cuối thời nhà Thanh (thế kỷ 19-20), trùng hợp với loạn Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn, một người Hẹ. Đợt 5 này, có lẽ vì dính líu đến nhiều người Hẹ, đã khiến một số người Hẹ phải phân tán ra khỏi tỉnh Quảng Đông chạy đi nơi khác.
La hướng Lâm đã từng có nhận định ‘Thiên khải’ cư dân Hoa Nam là hậu duệ người nhà Hạ vì ông tổ Hạ Vũ được thờ ở Cối kê – Triết giang nhưng lại loại người Khách gia ra khỏi danh sách đó ...và cho họ là người Tàu từ phương Bắc xuống ...
( phải chăng vì thế mà họ bị con cháu Hạ Vũ gọi là Khách gia ?).
Vài thông tin về người Hakka hiện nay .
Về phương diện nhân chủng, người Hẹ có tóc dợn sóng, so với Hoa tộc tóc thẳng.
Về di truyền thể DNA thì DNA của người Hẹ không giống, hoặc cùng thứ với người Hoa ở phía Bắc, mà lại cùng loại với dân Hoa Nam đặc biệt gần gũi với người Việt ở tần suất cao của 2 di tố dòng cha :đột biến M89 và M119. Kết qủa ngược ngạo này làm bàng hoàng bối rối không ít người trong giới nghiên cứu .
So sánh tiếng Khách gia và Việt ngữ giới ngôn ngữ học đã khẳng định :
Tuy âm vực chắc chắn có khác nhau do sinh sống ở các vùng đất khác nhau, nhưng cơ bản thanh điệu tiếng Khách Gia với tiếng Việt xét về bản chất là tương đương nhau , các thứ tiếng Việt, Khách Gia và Quảng Đông đều bảo lưu cách đọc của tiếng Hán thời trung cổ, trong đó cách đọc của tiếng Việt và tiếng Khách Gia là gần nhau nhất, từ phụ âm, nguyên âm cho đến thanh điệu, càng đi sâu so sánh giữa hai ngôn ngữ ở các phần ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp thì càng bắt gặp sự tương đồng rõ nét hơn.
Cũng như người Việt người Hakka đặt rất nặng việc thờ cúng tổ tiên .
Người Việt và người Hakka về gốc gác kẻ Bắc người Nam tại sao lại có sự gần gũi cả về thể tạng và văn hóa ?.
Có người cho là trong quá trình cư trú đan xen lâu dài với nhau ở Hoa bắc , do chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn hóa Hán, có thể có một bộ phận người Khách Gia bị Hán hóa quên mất gốc gác ,sau đó do những biến động lịch sử đã di cư về phía Nam hòa nhập vào với người Bách Việt, trong số đó một bộ phận người Khách Gia hòa nhập vào cộng đồngngười Lạc Việt, hình thành nhóm cư dân Việt có số dân đông đảo nhất trong Bách Việt ở Hoa nam và Giao chỉ .
Gs. Vương Văn Quan trong sách Trung Quốc Nam phương dân tộc sử (1999) cho biết thêm, Lạc Việt là nhóm tộc người đông nhất, phân bố rộng nhất trong Bách Việt. Các dân tộc dòng ngôn ngữ Tráng-Đồng (Tày-Thái) đều có nguồn gốc từ người Lạc Việt.
Nói chung về nguồn gốc người Hakka cho tới nay trong giới nghiên cứu vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể khẳng định và đương nhiên chưa thể lí gỉai sự tương đồng giữa người Việt và người Hẹ .
Sử thuyết Hùng Việt cho Hakka chính là người nhà Hạ , cụ thể hơn là con cháu nhà Hạ trung hưng kinh đô ở Dương thành Quảng Đông ngày nay .
Đại Vũ tổ là vua của thời bản lề giữa nước họ Hùng sơ khai và vương quốc họ Hùng, ông Khải con Đại Vũ người khai lập nhà Hạ đã tôn cha là ông tổ của triều đại nên còn gọi là Hạ vũ , nhà Hạ đã dành riêng đất Cối kê để thờ ông , Cối kê là từ Việt đúng ra là Cái cơ , Cơ biến âm của cả là đứng đầu , cái là người đẻ ra , cái cơ là cổ ngữ Việt ngày nay hiểu là vua thủy tổ , đất Cối kê sau gọi là nước Việt vì Hạ vũ trong 18 đời Hùng vương vua nước họ Hùng là Hùng Việt vương -Tuấn lang.
Triều Hạ của Hùng hoa vương Hải lang khởi lập ở lưu vực sông Hồng Giao chỉ kinh đô là An ấp sau bị Hậu Nghệ soán ngôi con cháu chạy sang Dương thành Quảng Đông Tái dựng ở đó gọi là nhà Hạ trung hưng nên đất Quảng đông còn gọi là Đông Hạ , Giao chỉ là Tây Hạ . Đời Đường Đông Hạ là Thanh hải quân , Tây hạ là Tĩnh hải quân .
Luận cứ này được hỗ trợ bởi thống kê nơi tụ cư của người Hakka ở trên :
Đông nhất là Quảng đông sau là Phúc Kiến đồng thời đã lý giải được về sự gần gũi cả nhân thể lẫn văn hóa giữa người Việt Nam và người Hakka ; cùng là dòng giống nhà Hạ , khác nhau là do cách biệt xa rời qúa lâu , mỗi bên phát triển trong môi trường lịch sử và nhân văn khác nhau thời gian dài tính ra đến hàng ngàn năm .
Tại sao người Hakka lại lưu lạc đến Bắc Trường giang .
Giở lại trang sử cũ :
Nhà Châu phong Hùng Dịch là vương nước sở , Tư liệu lịch sử Trung hoa cổ cho biết : Hoàng tộc Sở và dân nước Việt Cối kê cùng mang họ MY , họ My nước Việt Cối kê thì đích thị là dòng giống nhà Hạ vì thế mà người Hakka đã có mặt ở đất Sở - Hồ Nam rất sớm từ tận thời Xuân thu chiến quốc .
Sử viết :
Đông Việt bấy giờ đóng ở trung tâm điểm miền Vĩnh Gia, thuộc Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang về phía Nam Tâm Môn Loan. Mân Việt ở trung tâm điểm Mân Huyện, thuộc Phúc Châu trong địa hạt Phúc Kiến ngày nay.
Thế quân Tần bấy giờ đang mạnh, việc bình định được Trung Nguyên với cái kết quả rực rỡ huy hoàng của nó khiến hai nhóm Đông Việt và Mân Việt khiếp sợ, nhờ vậy mà quân Tần thắng nhanh chóng, dễ dàng ngay trong năm đầu. Việc chinh phục xong, Tần hợp hai nước lại làm một, đặt thành quận Mân Trung. Quốc Vương bản xứ hạ xuống làm quân trưởng để cai trị dân như cũ.
Đến ít năm sau Tần suy biến, Đông Việt và Mân Việt theo chư hầu đánh Tần rồi lại giúp Hán đánh Sở. Cao Đế năm thứ 5 (-202) thưởng công cho quân trưởng Mân Việt là Vô Chư tước Mân Việt vương. Đến Huệ Đế năm thứ 3 (-192) chia lại đất Mân Trung cũ mà đặt thêm nước Đông Hải và cũng để đền đáp cho quân trưởng Đông Việt là Dao, Hiếu Huệ phong cho tước Đông Hải vương, đóng đô ở miền Vĩnh Gia.
Sau Mân Việt đánh Đông Việt năm thứ ba đời Hiếu Vũ Đế (-138). Hiếu vũ sai tướng là là Nghiêm Trợ xuất binh bình định thì quân Mân Việt đã rút lui về , Nghiêm Trợ đến Đông Âu tức Đông Việt lấy danh nghĩa cứu đói liền cho dời dân Đông Âu về miền Giang - Hoài .
Sông Hoài là con sông lớn thứ 3 ở Trung quốc lưu vực bao trùm Hồ Nam An huy và Giang Tô ngày nay .
Đoạn sử trên đã lý giải việc tại sao người Hakka di cư từ Hoa Nam lên sống ở vùng giữa Trường giang và Hoàng hà hơn 2000 năm trước khiến giới nghiên cứu lầm lẫn về quê hương gốc gác của họ .
Học gỉa La hướng Lâm đã sai vì dựa vào gia phả - tộc phả các dòng tộc người Hoa là chính , các phả này hầu hết chỉ được viết ra từ đời Tống cách đời tổ tiên họ mấy ngàn năm và trong hoàn cảnh lịch sử Trung hoa đã bị cạo sửa lộn ngược lộn suôi ...tổ tiên là người giống Mongoloid , kinh đô cổ đại ở phía Bắc Hoàng hà , như nhiều tộc người Hoa khác , kí ức người Hakka lưu giữ thông tin về tổ tiên thời xửa thời xưa là hoàng thất nhà Hạ nên khi chấp bút viết tộc phả đương nhiên cho là dòng tộc mình có nguồn gốc từ miền Hoa Bắc .
Việc Càn Long nhà Thanh dời người Hakka đến miền duyên hải Nam Trung quốc thực ra là trả họ về quê gốc hoàn toàn không phải là cho họ một quê hương mới như vẫn tưởng.
Việc người Hakka có mặt ở ngoài vùng đất tổ Quảng đông – Triết giang là hậu quả của cuộc nổi dậy phản Thanh của Thái Bình Thiên quốc mà họ tham gia tích cực ,do khởi nghĩa thất bại buộc phải bồng bế nhau lưu lạc kể cả chạy ra nước ngoài để tránh sự trả thù .
Tóm lại : Theo Phép phiên thiết Hán văn Hak ka thiết Hạ ; chính là chỉ người nhà Hạ.
Với Việt ngữ thì mùa hạ cũng là muà hè , người Việt gọi người Hạ là người Hẹ là hoàn toàn hợp lẽ và chính xác .
Với Sử thuyết Hùng Việt thì người Hẹ – Hạ không còn là Khách gia ngay trên quê mình nữa , từ nay họ đã biết quê hương gốc gác : Gần là Dương thành - Quảng đông và xa hơn đời tổ tiên trước nữa là lưu vực sông Hồng – Giao chỉ và cũng từ đây khi xác định được cội nguồn là con cháu nhà Hạ tức là người họ Hùng chính gốc thì nghi vấn Tạp chủng Hán – Hoa phải chấm dứt vì không còn cơ sở để tồn tại lưu hành .