Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ . Flags_1



    Bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ . Empty Bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ .

    Bài gửi by Admin 30/11/2014, 11:12 am

    Hàn Dũ 韓愈 (768-824) có tên tự là Thoái Chi 退之, sinh quán ở Nam Dương nay thuộc tỉnh Hồ Bắc. Tổ phụ là người huyện Xương Lê nên ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê 韓昌黎. Ông sinh năm 768, mất năm 824 làm quan về đời vua Đường Hiến Tông (806 – 820) tới Binh bộ thị lang, Lại bộ thị lang.

    Trong sách An Nam chí lược có bài Đàn Việt Thường của Hàn Dũ

    (Bản địch của đại học Huế năm 1960)

    Mưa phải thì,

    Vận tốt tươi,

    Nào ta có ý gì với ai?

    Từ thuở Thành-Chu,

    Chăm chỉ gian lao,

    Mở mang bờ cõi,

    Lưu truyền đời sau.

    Ngày nay Thánh-hoàng,

    Ngự trị bốn phương.

    Oai linh lừng lẫy

    Ai dám khinh thường.

    Nhà không bỏ trống,

    Ruộng có người cày.

    Việt-Thường thần phục,

    Bốn bể vui vầy.

    Bài này thoáng qua thì không có gì đặc biệt nhưng khi đối chiếu thông tin với sử thuyết Hùng Việt thì nhận ra gía trị hết sức lớn về mặt sử học .

    Đầu tiên xác định ngay Việt Thường là tên gọi trước đây của nước Việt Nam ngày nay ,là Quốc gia có lãnh thổ là vùng Giao chỉ . Thường cũng là Đường – thoòng trong Đào Đường vùng đất ban đầu của ‘Thiên hạ’ , cũng chính là Đường trong Đường quốc – Đường triều danh xưng thời thịnh trị bậc nhất của Trung hoa .

    Mưa phải thì,

    Vận tốt tươi,

    Người xưa cho rằng :Thiên nhân tương dữ ; hễ vua là bậc minh quân thánh đức thì trời cho mưa gió thuận hoà mùa màng tốt tươi muôn dân ấm no , ngược lại trời nổi cơn thịnh nộ gieo xuống tai ương phong ba bão táp lụt lội khắp nơi khiến dân tình khổ sở lầm than .

    Nào ta có ý gì với ai?

    Câu này chỉ ra trong lòng tác gỉa đang có gì đó không không đồng ý, không bằng lòng với trào lưu tư tưởng phổ biến lúc đó hoặc gỉa cho là có những điều đang bị che dấu khiến lệch lạc sự hiểu biết của mọi người . Sự sai lạc đó được tác gỉa ngầm chỉ ra ở 4 câu sau .

    Từ thuở Thành-Chu,

    Chăm chỉ gian lao,

    Mở mang bờ cõi,

    Lưu truyền đời sau.

    Thành Chu là nhà Đông Châu của Lịch sử Trung Hoa sao lại nêu ra trong bài nói về nước Việt Thường ?

    Đọc những dòng chữ này không thể hiểu khác ý tác gỉa nói Chính nhà Đông Châu đã mở mang xây đắp đất Giao chỉ đẹp tươi truyền lại cho Đại Đường . Chỉ với Sử thuyết Hùng Việt : Kinh đô triều Thành Châu – Đông châu chính là Hà nội ngày nay …mới có thể thấu nghĩa bài đàn Việt Thường của Hàn Dũ .

    Ngày nay Thánh-hoàng,

    Ngự trị bốn phương.

    Oai linh lừng lẫy

    Ai dám khinh thường.

    Thánh hoàng … chỉ vua nhà Đường , ý nói …nhà Đường – Thường đã tiếp nhận và gìn giữ vẹn toàn lãnh thổ quốc gia mà tiền nhân dày công tạo dựng ; xứng đáng nối tiếp quốc thống Nhà Đông Châu xưa trong việc cai quản Thiên hạ khiến quốc gia phú cường tiếng tăm lừng lẫy .

    Hình ảnh của sự phú cường và nhất thống thể hiện trong cuối bài .

    Nhà không bỏ trống,

    Ruộng có người cày.

    Việt-Thường thần phục,

    Bốn bể vui vầy.

    2 câu : Nhà không bỏ trống , Ruộng có người cày…vẽ nên cảnh nhà nhà an cư lạc nghiệp , người người chăm chỉ làm ăn tức nói đến thời xã hội thái bình thịnh trị .

    Bài kết ý với 2 câu sau cùng :

    Việt Thường vốn là 1 phần của Thiên hạ nhà Thành Châu sau do nhiễu loạn vì sự xâm lăng của giặc Hán phương bắc mà Việt Thường tách biệt với khối Trung hoa số đông , nay thời hậu Hán thuộc , nước Việt Thường đã hợp nhất lại với thiên hạ Đại Đường nên …non sông liền một gỉai bốn bể vui vầy .

    Ta nên biết lối phát âm từ Hán Việt ngày nay là tiếng nói ở kinh đô nhà Đường xưa , chỉ phát âm theo kiểu gọi là Hán Việt thì thơ Đường mới ra thơ và phiên thiết Hán văn mới chính xác , còn nữa theo 1 nhà nghiên cứu đời Tống thì lối ăn mặc ở Giao chỉ chính là lối ăn mặc của dân kinh đô nhà Đường .

    Điều này trái ngược với quan điểm Chính sử Việt Nam hiện nay vẫn coi đây là thời nước Việt bị người Hán đô hộ thường gọi là Bắc thuộc .

    Sử gia Trần trọng Kim viết :

    Lý Phật Tử lấy được thành Long Biên rồi, xưng đế hiệu, đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), sai Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ Đỉnh giữ Ô Diên.

    Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở Nam Việt thì vua Văn Đế nhà Tùy đã gồm cả Nam Bắc, nhất thống nước Tàu. Đến năm Nhâm Tuất (602) vua nhà Tùy sai tướng là Lưu Phương đem quân 27 doanh sang đánh Nam Việt.

    Lưu Phương sai người lấy lẽ họa phúc để dụ Lý Phật Tử về hàng.

    Hậu Lý Nam Đế sợ thế không địch nổi bèn xin về hàng.

    Từ đấy đất Giao Châu lại bị nước Tàu cai trị 336 năm nữa.

    ……

    Có điều không thỏa đáng ở điểm này :

    Cứ theo chính sử …Lý phật Tử và Lý thiên Bảo là những anh hùng cái thế , biết bao công sức hy sinh dành lại độc lập cho đất nước nay lại dễ dàng bán nước cho giặc thế sao ?.

    Lưu Phương sai người lấy lẽ họa phúc để dụ Lý Phật Tử về hàng …

    Bỏ chữ họa phúc có hơi hướm hơn thiệt cá nhân đi , còn lại 1 chữ LẼ thì có thể hiểu được quyết định của Lý phật Tử .

    Sử thuyết Hùng Việt cho là Trung hoa đã phục hưng thoát vòng Hán thuộc từ thời Bắc Châu , trong dòng sử Việt là triều đại của vua Đinh Hoàn , Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Cửu (Việt Qủy – Việt qùy) tức Việt phía Tây .

    Việt Cửu được tiếp nối bởi triều Việt Tủy (Sủy – Sở) ,Sử quan Tàu ‘hô’ biến thành nhà Tùy của Dương Kiên , Dương Kiên chính là Dương Tam Kha cha của thái hậu Dương vân Nga chính xác là Dương thị Nga quê quán ở Văn Nội, Phú Lương, Thanh Oai (Hà Tây). Đây là cái LẼ chính đáng để Lý Phật Tử về hàng nhà Tùy , bỏ cái chức đế vương của mình để thiên hạ của tiền nhân để lại được thống nhất là dũng khí cũng là công đức của Lý phật Tử đối với quê hương đất nước .

    Sau triều Việt Tủy là triều Việt Thường của cha con Lý Uyên tức Lý công Uẩn , sử Trung hoa gọi lả triều Đường hay Đại Đường , Thường và Đường chỉ là 1 từ khác nhau là do phương âm .

    Lược qua vài hàng Sử thuyết Hùng Việt để có thể thấu đáo ý tứ bài Đàn Việt Thường và thở cùng nhịp với danh sĩ thời Đường Hàn Dũ .

    Nhà Đông Châu kinh đô trên đất Việt Thường đã chăm lo mở mang bờ cõi hình thành Trung hoa và nền văn minh Trung Hoa rực rỡ , sau đêm dài tăm tối Hán thuộc kể từ lúc Ngụy -Tấn diệt Thục – Ngô (thời Tam quốc) Trung hoa đã phục hưng nhưng giang sơn tiền nhân để lại vẫn chia cắt .

    *Bắc nối tiếp nhau các triều : Việt Cửu (Bắc Châu) – Việt Tủy (Tùy) và Việt Thường (Đường) ,

    *Nam là nước Nam Việt của Hậu Lý Nam đế (chính sử).

    Nay Hàn Dũ tỏ rõ sự vui mừng vì Bắc Nam thống nhất …bốn bể vui vầy , vua thánh minh dân chúng an cư lạc nghiệp đúng là cảnh tượng thái bình .

    Cái hay của danh sĩ Hàn Dũ là làm nổi rõ được cái xương sống của lịch sử Trung hoa : quốc thống Việt Thường truyền lưu từ nhà Đông Châu đô ở Lạc ấp mãi cho đến triều đại Đường hay Việt Thường của Lý Uyên – Lý công Uẩn là thời thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung hoa .

    Cơ trời vận nước cảnh tượng Thiên hạ thanh bình thịnh trị nay còn đâu , Trung Hoa chìm trong đêm dài tăm tối Hán thuộc từ ngày Mông – Mãn xua quân tràn chiếm , sau thời giết chóc dã man mà không thể diệt hết giống nòi Trung hoa của Mông cổ , nhà Mãn thanh đã diệt tộc Trung hoa trên vùng đất họ chiếm được bằng cuộc ‘văn chiến’ …

    * Khang Hy triệt Tam phiên để tiến hành việc đồng hóa và cho ra đời Khang Hy tự điển làm biến dạng bật gốc văn tự Trung hoa đổi chữ Nho thành chữ Hán tức cướp đoạt nền văn hóa văn minh Trung hoa một cách căn cơ .

    * Càn Long quyết liệt Cạo sử -sửa bản đồ nối đầu rồng (cổ sử Trung hoa) vào đít ngựa (Sử Hán quốc) nhằm tiêu trừ ký ức Trung hoa .

    Kể từ đó mãi cho đến nay … Trung hoa không còn là Trung hoa nữa mà là đất nước của người Hán và người Hán hóa “da Trung Hoa hồn Mông Mãn”.

    Bằng tinh thần xả thân cứu quốc của quân dân nhà Trần ; hồn thiêng Hữu Hùng quốc vẫn truyền lưu từ Đế màu Vàng sang Thành Châu đến Đại Đường sau nữa là Đại Việt – Nam Chiếu và sau hết là Việt Nam ngày nay . Dưới ánh sáng khoa học qúa khứ nòi giống Việt ngày càng được làm rõ , tâm thức Việt xoá đi nỗi ám ảnh nhược tiểu và Lạc hậu thay vào đó bằng sự tự hào với qúa khứ vinh quang đất nước lớn mạnh lâu đời , cha ông là người cầm đuốc Dịch học soi đường cho cả thiên hạ , hoàn toàn đúng với câu …quốc gia ngàn năm văn hiến .

    Từ điểm tựa tinh thần này mà đi lên ; con đường tương lai nòi giống Việt là con đường thênh thang …

      Hôm nay: 29/3/2024, 4:43 am