Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Người Lương chữ và Hoa sử . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Người Lương chữ và Hoa sử . Flags_1



    Người Lương chữ và Hoa sử .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1197
    Join date : 31/01/2008

    Người Lương chữ và Hoa sử . Empty Người Lương chữ và Hoa sử .

    Bài gửi by Admin 27/2/2014, 9:11 pm

    Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới 3000 – 2000 năm trước công nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo , phạm vi phân bố nền văn hóa rất rộng từ Trường giang đổ xuống đến   biển đông , kể từ khi khai quật lần đầu vào năm 1936 dần về sau phạm vi mang dấu ấn văn hóa Lương chữ ngày 1 rộng thêm .Trong những năm gần đây người ta đã  tìm thấy ở Quảng Tây nhiều đồ ngọc thuộc  nền văn hóa Lương Chữ , hơn thế nữa nhiều yếu tố của văn hóa cổ Lương chữ có thể tìm thấy nguyên mẫu của nó ở Quảng Tây chứng tỏ rõ ràng người Lương chữ từ cội nguồn Lạc Việt mà ra .

    Văn hóa ngọc Lương chữ  có hình tượng tiêu biểu là "Ngọc tông" thao thiết vuông tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông (trong sự tích bánh chưng, bánh dầy ?) . Trình độ chế tác và thưởng thức  cái đẹp của ngọc đã nâng  lên tới hàng nghệ thuật .

    Người Lương chữ và Hoa sử . Red1


    Người Lương chữ và Hoa sử . Image001




    Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử




    Quan trọng hơn  vẻ đẹp tinh tế của đồ ngọc ,từ năm 2003 đến 2006, Trung tâm nghiên cứu khảo cổ tỉnh Chiết Giang và Nhà Bảo tàng thành phố Bành Hồ đã phối hợp tiến hành hai đợt khai quật Di chỉ mộ Trang Kiều  ở làng Quần Phong thị trấn Lâm Đai thành phố Bành Hồ là một di chỉ quy mô lớn thuộc nền văn hóa Lương Chử  , đã có hơn 240 cổ vật trên có khắc ký hiệu được tìm thấy .




    Người Lương chữ và Hoa sử . Image002




    Giới nghiên cứu  cho rằng những chữ viết này cùng với chữ Lạc Việt ở Quảng Tây là chữ viết nguyên thủy sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc, sớm hơn chữ Giáp cốt cả 1000 năm.

    Giáo sư Từ Tân Dân thuộc Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Chiết Giang đã phát hiện một số ký hiệu được xếp theo thứ tự trên hai chiếc rìu đá, giới nghiên cứu cho những chữ viết này là chữ viết nguyên thủy đi xa hơn họ còn cho rằng những chiếc rìu đá này có thể chính là những vật  được dùng để khắc chữ hoặc  ký hiệu, chức năng của nó tương đương với mai rùa  thời Ân Thương hoặc Thẻ tre thời Chiến Quốc.

    Việc phát hiện chữ Lạc Việt ở Quảng tây nay thêm  chữ khắc trên đá thuộc nền văn minh Lương chữ phân bố rộng dọc Trường giang và biển đông đã khiến thay đổi hoàn toàn lịch sử Văn minh Trung hoa . Trước đây Giáp cốt văn ở bờ bắc Hoàng hà niên đại xác định là 3600 năm cách ngày nay được coi là mẹ của văn tự Trung hoa  , chính Giáp cốt văn đã hỗ trợ đặc biệt cho quan điểm lịch sử văn minh Trung hoa có gốc ở miền Hoàng hà tức  địa bàn cổ xưa của dòng người thuộc giống Mông Cổ tên khoa học là chủng Mongoloid sau đó họ đã mang chữ viết... cùng với dao – búa  đi khai hóa thiên hạ , thời Thương vượt Hà xuống phương Nam , thời Châu ngàn năm trước công nguyên tới Trường giang và thời Tần - Hán gần gần năm số o văn minh Hán tộc  phủ bóng đến đất Lạc Việt , chính nhờ quan thái thú nhà Hán là Sỹ Nhiếp mà người Việt mới bập bẹ được vài chữ (Hán)  còn trước đó ...mù tịt .

    Nay giới khảo cổ đào bới lòng đất nhìn xâu vào qúa khứ tìm  ra chữ Trung hoa ở Quảng Tây và Chiết giang trước Giáp cốt văn hàng ngàn năm ...không biết mấy ông Tàu nói sao đây về lịch sử văn minh và rộng ra là cả lịch sử Trung hoa ???.

    Tê tái hơn nữa cho đám xưa nay ăn ngược nói ngạo ... bằng công nghệ xét nghiệm DNA khoa học đã xác định chủ nhân của văn hóa Lương Chữ là người Lạc Việt dựa trên dấu đột biến nhiễm sắc thể Y -  M95 và M119  nguồn gốc ở khu vực Vịnh Bắc bộ tức đất Lạc Việt cổ vùng đất thiêng mà Sử thuyết Hùng Việt gọi là vùng Động đình hồ .

    Qua Di truyền học người ta đã có thể xác định chắc chắn Vịnh Bắc Việt chính là cái nôi của quần thể người Mongoloid phương nam , từ Động đình hồ (vịnh Bắc bộ) nhánh đi lên phía bắc là tổ người Hoa Nam , nhánh xuống phía Nam là tổ người nói tiếng Nam đảo , chếch sang phía Tây đẻ ra dòng Tạng miến và đương nhiên người ‘ở lại’ thành ra tổ tiên người  Nam Á cũng chính là tổ tiên người Việt ngày nay.




    Người Lương chữ và Hoa sử . Image003




    Bộ xương người cổ  Lương chữ ở Bảo tàng Văn hóa Liangzhu Chiết Giang

    Và giấy chứng nhận kết qủa xét nghiệm DNA.




    Người Lương chữ và Hoa sử . Image006




    Sau Hà mẫu độ Việc phát hiện nền văn minh  Lương chữ ở Nam Trường giang đã dáng 1 đòn chí mạng vào mớ sử hổ lốn ...người Hán Hoàng hà đi khai phá văn minh cho đám mọi rợ Hoa Nam nhưng thật lạ ... mãi tới nay không 1 ai nói đến việc viết lại lịch sử và lịch sử văn minh Trung hoa dù người ta có lúc nói đến việc khả dĩ có 1 vương quốc Lương chữ tồn tại trước cả thời Hoàng đế theo chính sử Trung hoa ở Nam Trường giang .

    Nền văn minh Lương chữ sau cả ngàn năm tồn tại đã bỗng dưng biến mất cứ như là bị nước Trường giang cuốn trôi ra biển vậy , thực ra Lương chữ chẳng biến đi đâu mà được tiếp nối bởi văn minh nhà Thương về sau , nó biến mất vì các đấng ‘con giời ơi’ muốn như thế , người ta bắt lịch sử phải cắm đầu xuống đất chổng mông lên trời ; không thể có 1 nhà Thương ở đất man đất mọi , vì chỉ có như thế thì người Mongoloid bắc mới có thể là cái rốn và đem văn minh (dao – búa)  đi khai hóa cho cả thiên hạ ...

    Văn minh nhân loại đã đạt mức không còn chỗ cho sự lừa bịp dối trá nữa , dưới ánh sáng khoa học tất yếu sự thật lịch sử sẽ dần hiện ra ...không thể nào khác được , việc phải đến sẽ đến ... chắc cũng chẳng bao lâu nữa .




    (Hình ảnh và tư liệu lấy từ mạng internet).

      Hôm nay: 21/11/2024, 4:44 pm